Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

Lingshed Gompa là một tu viện nằm tách biệt với thế giới bên ngoài trên dãy núi Himalaya ở Ấn Độ. Tại đây người dân chỉ sử dụng đèn dầu thắp sáng, Futurism hôm 27/12 đưa tin. Một nhóm kỹ sư tình nguyên đã tới tu viện này để lắp đặt thành công 14 hệ thống lưới điện nhỏ chạy bằng năng lượng Mặt Trời chỉ trong 3 ngày. 

Mỗi lưới điện bao gồm pin năng lượng Mặt Trời với công suất 250 W, pin dự trữ và khoảng 30 bóng đèn LED. Chi phí lắp đặt các lưới điện nhỏ khoảng 2.200 USD. Chúng sẽ hoạt động trong vòng 10 năm, cung cấp điện cho tu viện, trường học, ký túc xá và quán cà phê Internet.

Lê Hùng

Chủ nhật, 1/1/2017 | 12:00 GMT+7

Chủ nhật, 1/1/2017 | 12:00 GMT+7

Kể từ năm 1945 đến nay, con người đã tiến hành hơn 2.051 vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân trên thế giới với sức công phá khủng khiếp.

Ngày 25/8 và 19/9 năm 1962, Liên Xô tiến hành hai vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân số 158 và số 168 tại quần đảo Novaya Zemlya gần Bắc Băng Dương, phía bắc nước Nga, theo Science Alert.
Đến nay không có thước phim hay hình ảnh về hai vụ thử nghiệm này được công bố, nhưng cả hai đều sử dụng bom nguyên tử có sức công phá 10 megaton, tương đương với sức mạnh của 10 triệu tấn thuốc nổ TNT. Các vụ nổ làm phá hủy mọi thứ trong khu vực rộng 4,6 km2 tính từ điểm phát nổ và gây ra bỏng độ 3 trong khu vực có diện tích 2.800 km2. Ảnh: Alex Wellerstein.

Ngày 1/11/1952, Mỹ thử nghiệm quả bom hydro đầu tiên trên thế giới Ivy Mike tại khu vực quần đảo Marshall trên Thái Bình Dương. Ivy Mike có sức công phá 10,4 megaton. Vụ nổ bom Ivy Mike lớn đến mức phá hủy hoàn toàn đảo Elugelab, nơi nó phát nổ, và để lại một hố sâu 50 m. Đám mây hình nấm của vụ nổ cao 48 km. Ảnh: CTBTO.

Năm 1954, Castle Romeo là vụ thử nghiệm quả bom nguyên tử của Mỹ với sức công phá 11 megaton trên đảo san hô Bikini, Thái Bình Dương. Vụ nổ làm thiêu cháy mọi thứ trong khu vực rộng hơn 3 km2. Ảnh: Bộ Năng lượng Mỹ.

Ngày 23/10/1961, Liên Xô tiến hành vụ thử hạt nhân số 123 tại quần đảo Novaya Zemlya. Cuộc thử nghiệm này sử dụng một quả bom có sức công phá 12,5 megaton. Nó có thể hủy diệt mọi thứ trong khu vực rộng 5,5 km2 và gây bỏng độ 3 trong khu vực rộng gần 3.400 km2. Cho đến nay, không có đoạn băng tư liệu hay ảnh chụp về cuộc thử nghiệm được công bố. Ảnh: Alex Wellerstein.

Ngày 4/5/1954, Mỹ thử nghiệm quả bom nguyên tử Castle Yankee với sức công phá 13,5 megaton trên đảo Bikini. Bụi phóng xạ của vụ nổ lan đến tận Mexico City, cách nơi thử nghiệm hơn 11.400 km trong vòng 4 ngày sau đó. Ảnh: Broubies.

Vụ thử nghiệm bom Castle Bravo vào ngày 28/2/1954 là vụ nổ hạt nhân lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ban đầu, Bravo Castle ước tính chỉ có sức công phá 6 megaton, nhưng cuối cùng sức mạnh của nó lên đến 15 megaton. Đám mây hình nấm do bom tạo ra cao gần 35 km. Sai lầm trong việc tính toán vụ nổ đã khiến 665 người dân sống trên quần đảo Marshall bị nhiễm phóng xạ. Ảnh: Bộ Năng lượng Mỹ.

Từ ngày 5/8 đến 27/9 năm 1962, Liên Xô đã tiến hành một loạt vụ thử hạt nhân trên quần đảo Novaya Zemlya. Cuộc thử nghiệm số 173, số 174 và số 147 lần lượt trở thành những vụ nổ hạt nhân mạnh thứ 5, thứ 4 và thứ 3 trong lịch sử. Cả ba quả bom có sức công phá khoảng 20 megaton. Ảnh: Alex Wellerstein.

Ngày 24/12/1962, Liên Xô tiến hành vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân số 219 trên quần đảo Novaya Zemlya. Quả bom có sức công phá bằng 24,2 megaton. Vụ nổ làm phá hủy mọi thứ trong khu vực rộng hơn 9 km2 và gây bỏng cấp độ ba trong khu vực có diện tích 5.800 km2. Ảnh: Alex Wellerstein.

Ngày 30/10/1961, Liên Xô cho nổ quả bom Tsar Bomba có sức công phá khoảng 50 đến 58 megaton. Đây là vũ khí hạt nhân lớn nhất từng được thử nghiệm, gây ra vụ nổ nhân tạo lớn nhất trong lịch sử. Vụ nổ này có sức công phá gấp 3.000 lần quả bom Mỹ từng thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Luồng sáng của vụ nổ có thể nhìn thấy từ cách đó 1.000 km. Ảnh: Serasvictorias.

Gadget, quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới, được tạo ra từ dự án Manhattan của Mỹ, theo Business Insider. Một cột tháp bằng thép cao 30 m được xây dựng để cho nổ thử nghiệm quả bom Gadget tại sa mạc gần Alamogordo, New Mexico, Mỹ. Gadget phát nổ vào buổi sáng ngày 6/7/1945. Vụ nổ phá hủy hoàn toàn cột tháp, tạo thành đám mây hình nấm khổng lồ cao khoảng 12 km. Ảnh: NukeMap.

Xem thêm:

Kênh Vimeo "Vẻ đẹp của Khoa học" hợp tác với một nhóm nghệ sĩ đồ họa 3D tài năng ở Thượng Hải, Trung Quốc, để tạo ra đoạn phim ngắn về vẻ đẹp ấn tượng của các cấu trúc hóa học như: nguyên tử carbon, phân tử ADN, tinh thể của ngọc lục bảo, giả tinh thể, oxy dạng khí và dạng lỏng, cấu trúc vius.

Lê Hùng

Chủ nhật, 1/1/2017 | 07:31 GMT+7

Chủ nhật, 1/1/2017 | 07:31 GMT+7

Trong thế giới tự nhiên có những động vật chỉ sống vài ngày, nhưng có nhiều loài có thể sống hàng trăm năm hoặc thậm chí gần như bất tử.

Tuổi thọ của các loài động vật trong tự nhiên

Chủ nhật, 1/1/2017 | 06:00 GMT+7

Chủ nhật, 1/1/2017 | 06:00 GMT+7

Tôi bắt được con này ở gần nhà. Xin hỏi đây là con gì và nó có độc hay không? (Hải My)

day-la-con-gi

Ảnh: Độc giả cung cấp. 

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();

Mưa sao băng Quadrantids

Ngay từ đầu năm, người Việt sẽ được chiêm ngưỡng trận mưa sao băng với khoảng 40 vệt/giờ vào lúc cực điểm. Thời gian diễn ra hiện tượng này là từ 28/12 đến 12/1. Thời điểm quan sát tốt thường là sau nửa đêm mùng 3 đến rạng sáng 4/1, khi đó người xem hướng về trời đông - đông bắc.

nhung-hien-tuong-thien-van-viet-nam-co-the-quan-sat-nam-2017

Vùng trời chứa chòm sao tâm điểm của trận mưa sao Quadrantids. Ảnh: NASA/Stardex/HAAC.

Mưa sao băng Quadrantids diễn ra khi Trái đất trên quỹ đạo của nó đi ngang qua vùng đá bụi vật chất để lại bởi tiểu hành tinh 2003 EH1 (được quan sát lần đầu năm 1825, theo NASA). 

Nguyệt thực nửa tối 

Nguyệt thực nửa tối diễn ra khi mặt trăng đi qua vùng nửa tối tạo ra bởi Trái đất. Quá trình này, mặt trăng sẽ tối dần chứ không tối hẳn. Việt Nam có thể quan sát một phần giai đoạn đầu của hiện tượng vào sáng sớm ngày 11/2. Trong khi đó, các nước ở bờ đông châu Mỹ, toàn bộ châu Âu, châu Phi, tây Á có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn.

nh minh hoạ vùng bóng tối (Umbra) và nửa tối (Penumbra) tạo bởi bóng trái đất và thời điểm diễn ra nguyệt thực nửa tối (theo quỹ đạo 1). Ảnh: crab0.astr.nthu.edu.tw.

Minh hoạ vùng bóng tối (Umbra) và nửa tối (Penumbra) tạo bởi bóng trái đất và thời điểm diễn ra nguyệt thực nửa tối (theo quỹ đạo 1). Ảnh: crab0.astr.nthu.edu.tw.

Khác với nguyệt thực toàn phần hay một phần- bề mặt của mặt trăng sẽ tối sẫm toàn bộ hay một phần, nguyệt thực nửa tối khó nhận biết hơn vì trăng chỉ tối hơn một chút so với các ngày rằm thông thường. Thay vì sáng rõ, trăng sẽ có màu nhạt hơn giống như bị một lớp mây mỏng che phủ.

Mưa sao băng Lyrids 

Với khoảng 20 vệt sao băng một giờ ở cực điểm, Lyrids được đánh giá là trận mưa sao băng có mật độ trung bình. Chúng thường xuất hiện hàng năm từ 16 đến 25/4. Tại Việt Nam thời điểm quan sát tốt nhất là đêm 22, rạng 23/4.

Người xem có thể quan sát bằng cách nhìn lên bầu trời phía đông, nơi chòm sao Lyra (thiên cầm) - trung tâm của trận mưa sao băng mọc khá cao.

Chòm sao Lyra, trung tâm trận mưa sao băng. Ảnh: Greg Smye-Rumsby/astronomynow.

Chòm sao Lyra, trung tâm trận mưa sao băng. Ảnh: Greg Smye-Rumsby/astronomynow.

Mưa sao băng Eta Aquarid 

Cũng như Lyrids, Eta Aquarid là trận mưa sao băng có mật độ trung bình, khoảng 60 vệt/giờ. Nó diễn ra hàng năm từ ngày 19/4 đến 28/5, và năm 2017 nó sẽ đạt cực điểm vào đêm 6, rạng 7/5. Khu vực quan sát tốt là Nam bán cầu. Việt Nam thuộc Bắc bán cầu nên khả năng chỉ có thể thấy nhiều nhất 30 vệt/giờ. Khi quan sát người xem cần hướng mắt về chòm sao Aquarius (Bảo Bình) lên cao từ chân trời đông.

Mưa sao băng Eta Aquariids có nguồn gốc từ ngôi sao chổi nổi tiếng 1P/Halley. 

hòm Aquarius (Bảo Bình) chứa tâm điểm của trận mưa sao băng Eta Aquariids. Đồ họa: Earthsky.org

Chòm Aquarius (Bảo Bình) chứa tâm điểm của trận mưa sao băng Eta Aquariids. Đồ họa: Earthsky.org

Mưa sao băng Delta Aquarid 

Delta Aquarids diễn ra hàng năm từ 12/7 đến 23/8. Tại Việt Nam, cực điểm của trận mưa sao băng là đêm 28 , rạng 29/7. Người xem có thể hướng về phía nam nơi có chòm sao Aquarius (Bảo Bình) - tâm điểm của trận mưa sao băng, gần một trong những ngôi sao sáng nhất của chòm là Delta.

Người xem nên hướng về tâm điểm của trận mưa sao băng là chòm sao Aquarius. Ảnh: Universetoday.

Người xem nên hướng về tâm điểm của trận mưa sao băng là chòm sao Aquarius. Ảnh: Universetoday.

Đây là trận mưa sao băng trung bình với mật độ cực điểm từ 15 đến 20 sao băng mỗi giờ trong điều kiện quan sát tối ưu. Mưa sao băng Delta Aquariids bắt nguồn từ những mảnh vụn đá bụi để lại bởi sao chổi 96P Machholz trên quỹ đạo của nó quanh mặt trời, do nhà thiên văn Donald Machholz phát hiện năm 1986.

Nguyệt thực một phần

Khi diễn ra hiện tượng này, người xem sẽ thấy trăng tròn bị che khuất một vùng nhỏ ở rìa và một phần bề mặt mặt trăng tối hơn bình thường do đi vào vùng nửa tối tạo ra bởi bóng của trái đất trong không gian.

Nguyệt thực một phần. Ảnh minh họa: Gianluca Masi/Sapce

Nguyệt thực một phần. Ảnh minh họa: Gianluca Masi/Sapce.

Theo các chuyên gia, đây là hiện tượng thiên văn hấp dẫn nhất năm 2017, bởi Việt Nam có thể quan sát trọn vẹn nó vào ngày 7/8. Các chuyên gia thiên văn khuyên, người quan sát chỉ cần dùng mắt thường mà không phải dụng cụ hỗ trợ nào để xem nguyệt thực.

Mưa sao băng Perseids 

Dù năm 2017 được dự đoán không bùng nổ như 2016, nhưng theo các chuyên gia đây vẫn là một trong hai trận mưa sao băng lớn nhất năm. Cực điểm của nó diễn ra vào đêm 12, rạng sáng 13/8, trong điều kiện lý tưởng nó có thể lên đến 150 vệt/giờ. 

mưa sao băng Perseid d

Hình ảnh mưa sao băng Perseid năm 2016. Ảnh: Sapce.

Người xem ở Việt Nam nên hướng về phía đông bầu trời, tìm chòm sao Perseus chứa tâm điểm của trận mưa sao băng lên cao. Chỉ cần bằng mắt thường người quan sát sẽ thấy sao băng mà không cần ống nhòm, kính thiên văn hay bất cứ dụng cụ nào.

Sao băng Perseids là hiện tượng diễn ra vào tháng 8 hàng năm, nó là mảnh vụn còn sót lại khi sao chổi 109P/ Swift-Tuttle tiến về phía mặt trời.

Xem tiếp >>>

Thứ bảy, 31/12/2016 | 20:30 GMT+7

Thứ bảy, 31/12/2016 | 20:30 GMT+7

Robot Restore-L có khả năng bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo thấp quanh Trái đất, dự kiến hoạt động từ năm 2020.


Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) dự kiến phóng robot Restore-L lên quỹ đạo vào mùa hè năm 2020. Đây là loại robot có khả năng bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo thấp quanh Trái Đất.

Thuật toán đặc biệt và các thiết bị điều khiển cho phép Restore-L tiếp cận mục tiêu. Những cánh tay máy uyển chuyển của nó sẽ kết nối với vệ tinh và thực hiện quy trình sửa chữa theo mệnh lệnh được gửi đi từ mặt đất.

Dự án chế tạo Restore-L có giá khoảng 127 triệu USD. Nó được kỳ vọng sẽ giúp kéo dài tuổi thọ và độ ổn định của các vệ tinh quanh Trái Đất.

Tử Quỳnh (Video: Next Media)

Thứ bảy, 31/12/2016 | 19:00 GMT+7

Thứ bảy, 31/12/2016 | 19:00 GMT+7

Nhà khí tượng học Joel Gratz ở Colorado, Mỹ giới thiệu hai loại máy phun tuyết nhân tạo, với ưu nhược điểm khác nhau, một loại cần sử dụng khí nén và một chỉ cần nước.

 Nguyễn Thành Minh (Video: On the snow)

Xem thêm:
'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();
chau-au-lap-guong-tu-suong-cho-tau-tham-do-sao-hoa

Gương "tự sướng" giúp máy ảnh chụp lại hình ảnh của tàu thăm dò trên sao Hỏa. Ảnh: AB Video Studio. 

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) sẽ lắp gương "tự sướng" và máy ảnh vào phần đầu tàu thăm dò sao Hỏa thuộc dự án ExoMars. Con tàu dự kiến được phóng lên không gian vào năm 2020, Science World Report hôm 29/12 đưa tin.

Chiếc gương được thiết kế bởi nhóm các nhà khoa học thuộc trường Đại học Aberytwyth, Anh với sự bảo trợ của ESA. Theo tiến sỹ Matthew Gunn, người phụ trách nhóm nghiên cứu, gương "tự sướng" trị giá khoảng 1,2 tỷ USD là thành phần quan trọng trong quá trình thực hiện sứ mệnh không gian. Máy ảnh sẽ chụp toàn cảnh bề mặt hành tinh Đỏ, trong khi chiếc gương giúp nó ghi lại hình ảnh của chính con tàu. 

"Gương 'tự sướng' sẽ cung cấp hình ảnh giúp chúng ta xác định có trục trặc nào xảy ra ở con tàu hay không", tiến sỹ Gunn nói.

Các nhà khoa học nhận định đây là yếu tố rất quan trọng, đặc biệt sau sự cố trục trặc kỹ thuật trong lúc khoan của tàu thăm dò sao Hỏa Curiosity thuộc NASA. Chiếc gương là giải pháp để theo dõi bề mặt phía dưới con tàu. Ngoài ra, hình ảnh do nó ghi lại sẽ giúp chỉ ra những địa điểm thích hợp để tìm kiếm sự sống trên bề mặt hành tinh Đỏ.

Hiền Anh

Thứ bảy, 31/12/2016 | 15:00 GMT+7

Thứ bảy, 31/12/2016 | 15:00 GMT+7

Công ty khởi nghiệp Hyperloop One ở Mỹ ký thỏa thuận với Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) để phát triển hệ thống giao thông siêu tốc giữa Dubai và Abu Dhabi.

Công ty khởi nghiệp Hyperloop One, Los Angeles, Mỹ ký thỏa thuận với Cơ quan Vận tải và Đường bộ Dubai để xây hệ thống Hyperloop đầu tiên trên thế giới, kết nối thành phố này với Abu Dhabi.

Các ga Hyperportal được đặt tại trung tâm các thành phố, gồm Tháp Eithad ở Abu Dhabi và tòa nhà Burj Khalifa ở Dubai.

Sau khi hành khách các khoang chuyên chở rời, chúng sẽ được chuyển đến một buồng vận chuyển. Buồng có thể di chuyển với tốc độ 1.200 km/h, giúp giảm thời gian di chuyển giữa Dubai và Abu Dhabi từ 120 phút xuống còn 12 phút.

Như Tâm
Video: Next Media

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

tran-dai-2-7-met-cuon-minh-phoi-nang-tren-ben-tau

Con trăn dài 2,7 m được một người chèo thuyền phát hiện trong công viên Florida. Ảnh: UPI.

Con trăn Miến Điện dài 2,7 m được tìm thấy cách bờ 0,8 km trong Công viên quốc gia vịnh Biscayne, CBS Miami hôm 29/12 đưa tin. Đây là con trăn đầu tiên xuất hiện trong công viên.

Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là ví dụ chỉ ra quần thể trăn Miến Điện đang mở rộng. Họ xác định con trăn sống ở Key Largo và bắt đầu bơi vào công viên. "Không có gì bất ngờ khi tìm thấy một con trăn đang bơi. Nó có thể trông thấy bến tàu và cho rằng đó là vị trí tốt để phơi nắng", Frank Mazzotti, nhà sinh vật học ở Đại học Florida cho biết.

Vanessa McDonough, nhà sinh vật học làm việc tại công viên, khẳng định số vụ gặp trăn tại đây vô cùng hiếm hoi. Con trăn đã được các chuyên gia bắt và đưa đi nơi khác sau khi phát hiện.

Phương Hoa


Hãng Ortega Submersibles giới thiệu thiết kế tàu lặn mang tên Mk. 1C với khả năng lặn xuống độ sâu 95 m, so với mức tối đa 40 m của các thợ lặn biển thông thường. Tàu có thể chở theo 3 người, dung tích khoang hàng 350 lít, cho phép mang theo nhiều thiết bị hỗ trợ quá trình khám phá đáy biển.

Mk. 1C được trang bị nhiều hệ thống cảm biến như từ kế và định vị thủy âm (sonar) để di chuyển an toàn dưới biển. Pin điện giúp tàu hoạt động liên tục được trong 11 tiếng với tốc độ 16,7 km/h khi nổi và 20 km/h khi lặn.

Tử Quỳnh (Video: Next Media)

Xem thêm:

Thứ bảy, 31/12/2016 | 09:00 GMT+7

Thứ bảy, 31/12/2016 | 09:00 GMT+7

Cuối tháng 11/2016, công ty tư vấn và phát triển công nghệ Cambridge Consultants ra mắt mẫu thử nghiệm robot mini Axsis phẫu thuật đục thủy tinh thể với độ chính xác cao.

 Nguyễn Thành Minh (Video: Reuters)

Xem thêm:
'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();

Nhiều người cho rằng mì chính là thực phẩm có hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, Cục quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) khẳng định loại gia vị này chỉ gây hại nếu ăn vã với liều lượng cao, theo Business Insider.

Sự hiểu nhầm về tác hại của mì chính bắt nguồn từ năm 1968, khi một bác sỹ người Mỹ gốc Hoa cho biết đã gặp hiện tượng lạ như tê lưỡi sau khi ăn đồ Trung Quốc. Tới năm 1969, một nhà khoa học đã thử nghiệm tiêm mì chính liều cao vào chuột mới sinh. Kết quả cho thấy những con chuột này bị tổn thương não và còi xương.

Tuy nhiên, nghiên cứu độc lập của FDA cho thấy mì chính chỉ gây hại khi ăn vã với liều lượng 3 g mà không kèm bất kỳ thực phẩm nào khác. Các món ăn thông thường chỉ chứa dưới 0,5 g mì chính, không đủ khả năng gây hại cho con người.

Hiện loại gia vị này vẫn nằm trong danh mục thực phẩm an toàn do FDA công bố.

Tử Quỳnh

Thứ bảy, 31/12/2016 | 06:00 GMT+7

Thứ bảy, 31/12/2016 | 06:00 GMT+7

Tôi đi đường bắt gặp cảnh này. Xin hỏi tại sao cây có thể mọc xuyên song sắt mà vẫn khỏe mạnh? (Hà Phương)

vi-sao-cay-co-the-moc-xuyen-song-sat

Ảnh: Độc giả cung cấp.

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

tai-sao-chung-ta-don-giao-thua-cham-hon-mot-giay

Năm 2016 sẽ dài hơn một giây. Ảnh: Telegraph.

Quyết định bổ sung thêm giây nhuận do Cơ quan quan sát sự quay của Trái Đất (IERS) đưa ra để duy trì thời gian chuẩn trên toàn cầu, Independent hôm qua đưa tin.

Sự chậm trễ trong vòng quay của Trái Đất là kết quả từ ma sát do thủy triều và tương tác với Mặt Trăng gây ra. Geoff Chester, nhà nghiên cứu ở Đài quan sát Hải quân Mỹ thuộc IERS, cho biết hệ thống giây nhuận bắt đầu được áp dụng từ năm 1972 khi  các chuyên gia phụ trách điều chỉnh khung giờ chuẩn trên thế giới quyết định duy trì hai hệ thống tính giờ và xem xét những ảnh hưởng của thủy triều đến thời gian.

Văn phòng quốc tế về trọng lượng và đo lường (BIPM ở Pháp dùng hệ thống gồm 250 đồng hồ nguyên tử được đặt rải rác trên thế giới, quyết định về thời gian nguyên tử quốc tế (TAI - International Atomic Time) và thời gian phối hợp toàn cầu (UTC - Coordinate Universal Time). Tuy nhiên, TAI được tính toán dựa trên máy móc, trong khi UTC được tính dựa theo các chu kỳ mọc và lặn của Mặt Trời.

Giờ UTC phụ thuộc vào sự quay quanh trục của Trái Đất. Hiện tượng thủy triều, dưới tác động từ lực hấp dẫn của Mặt Trăng, khiến Trái Đất quay chậm lại do động năng quay bị chuyển hóa thành năng lượng khác trong việc nâng hạ nước trên bề mặt Trái Đất. Chênh lệch rất nhỏ trong chu kỳ quay của Trái Đất dẫn đến khác biệt giữa giờ TAI và giờ UTC, đòi hỏi điều chỉnh về thời gian bằng cách chèn thêm giây nhuận.

Các giây nhuận chỉ được chèn thêm vào cuối ngày 30/6 hoặc 31/12. Năm 2012, các chuyến bay của hãng hàng không Quantas bị hoãn lại sau khi hệ thống đặt chỗ trên máy tính bị rối loạn do giây nhuận thêm vào giữ ngày 30/6 và 1/7.

Khang An

sao-choi-tao-phao-hoa-ruc-ro-tren-bau-troi-dem-giao-thua

Sao chổi 45P/Honda-Mrkos-Pajdušáková sẽ sáng rực như pháo hoa trên bầu trời Trái Đất đêm Giao thừa. Ảnh: NASA.

Sao chổi mang tên 45P/Honda-Mrkos-Pajdušáková sẽ bay ngay cạnh trăng lưỡi liềm trong đêm 31/12 và có thể quan sát bằng ống nhòm, Good Magazine đưa tin. Cứ sau 5 năm, ngôi sao chổi này lại bay qua vành trong hệ Mặt Trời và có phần đầu màu xanh dương và xanh lá cây rực rỡ. Nó bắt đầu trở nên sáng rõ ở phía tây đường chân trời từ hôm 15/12.

"Vào đêm Giao thừa, sao chổi và trăng lưỡi liềm sẽ xuất hiện song song để nói lời chào tạm biệt năm 2016", Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết.

Tháng 12 cũng đánh dầu nhiều sự kiện thiên văn quan trọng như cơn mưa sao băng Ursid và Geminid cùng với siêu trăng lớn.

Phương Hoa

Các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) chụp ảnh Trái Đất qua cửa sổ gần như mỗi ngày, theo Earth Sky. Những hình ảnh đẹp nhất chụp Trái Đất trong đoạn video trên được lựa chọn bởi các nhà khoa học tại Phòng Viễn thám và Khoa học Trái Đất (ESRS) thuộc Trung tâm Vũ trụ Johnson của NASA.

Lê Hùng

Trung tâm Bảo quản Văn vật thành phố Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đang lưu giữ bức bích họa "Tứ mã đồ" dài 32,4 m có nguồn gốc từ thời nhà Tần, theo Youth.

Nó được tìm thấy trong tình trạng mục nát tại cung điện thuộc khu di tích khảo cổ thời nhà Tần ở thành phố Hàm Dương.

Đây là bức bích họa duy nhất được tìm thấy trong cung điện nhà Tần cho đến nay. 

Bức tranh mô tả cảnh vua Tần Thủy Hoàng di chuyển ra ngoài bằng xe ngựa, trong đó có hình vẽ nghi trượng, cỏ cây, kiến trúc và con người. Nó cung cấp thông tin về cuộc sống thường nhật của nhà vua.

Hình ảnh lúa mỳ trong bản in bức bích họa. Nó cho thấy vai trò quan trọng của lúa mỳ trong các loại lương thực thời nhà Tần.

Ngoài ra, những loài thực vật quý thường được thưởng lãm trong cung đình như cây mai, cây trúc cũng xuất hiện trong bức tranh.

Hiền Anh (Ảnh: Youth)

Xem thêm:

Thứ sáu, 30/12/2016 | 16:00 GMT+7

Thứ sáu, 30/12/2016 | 16:00 GMT+7

Phó đô đốc Vivek Murthy, Tổng Y sĩ Mỹ, cho rằng thuốc lá điện tử có khả năng gây nghiện cao, cũng như làm rối loạn cảm xúc cho thanh thiếu niên.


Tổng Y sĩ Mỹ Vivek Murthy vừa công bố báo cáo cho thấy thuốc lá điện tử là hình thức hút thuốc phổ biến nhất của giới trẻ Mỹ. Số học sinh trung học hút thuốc lá điện tử đã tăng 900% trong giai đoạn 2011-2015.
Thuốc lá điện tử được quảng cáo là giải pháp có lợi cho sức khỏe hơn thuốc lá truyền thống, trong đó giảm lượng hắc ín và cacbon monoxide thải ra. Tuy nhiên, báo cáo của ông Vivek Murthy cho thấy nó vẫn chứa lượng lớn chất gây nghiện nicotin. Khi tiếp xúc với não bộ đang phát triển của thanh thiếu niên, nó sẽ gây nghiện, rối loạn cảm xúc và mất khả năng kiểm soát hành động.
Cục quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) cấm bán thuốc lá điện tử cho người dưới 18 tuổi từ giữa năm nay. Nhưng ông Murthy cho rằng Mỹ phải áp dụng nhiều hành động mạnh tay hơn, bao gồm tăng thuế và giá bán, kiểm soát các quảng cáo nhắm vào giới trẻ, thậm chí đưa loại thuốc lá này vào danh sách cấm.

Tử Quỳnh (video: Next Media)

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Thứ sáu, 30/12/2016 | 14:00 GMT+7

Thứ sáu, 30/12/2016 | 14:00 GMT+7

Nhiệt độ giảm mạnh đột ngột ở miền bắc Trung Quốc khiến những thác nước trên núi Quan Môn gần thành phố Bản Khê phía đông bắc tỉnh Liêu Ninh, đóng băng trắng xóa hôm 26/12.

Phương Hoa (Video: CCTV News)

Xem thêm:
'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();

Thứ sáu, 30/12/2016 | 13:30 GMT+7

Thứ sáu, 30/12/2016 | 13:30 GMT+7

Video đàn sáo đá hàng nghìn con bay lượn trên không trung như đang múa, tạo thành các dải xoắn chuyển động nhịp nhàng ở Tây Ban Nha, thu hút hơn 300.000 lượt xem sau khi đăng lên mạng hôm 27/12.

 Hồng Hạnh (Theo RT)

Xem thêm:
'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();
nghien-cuu-bo-nguc-khien-dan-ong-thuc-su-me-mn

Phần lớn nam giới thích bộ ngực to vừa hơn so với bộ ngực lớn ngoại cỡ. Ảnh: AFP.

Nhóm nghiên cứu ở Đại học Charles tại Prague, Cộng hòa Czech, phát hiện những bộ ngực to vừa, nằm gọn trong lòng bàn tay, tròn đầy, săn chắc và không bị chảy xệ hấp dẫn nam giới hơn hẳn so với bộ ngực ngoại cỡ, Sun hôm qua đưa tin.

Mục đích của nghiên cứu là tìm ra hình dáng cơ thể phụ nữ có thể tiến hóa như thế nào để thúc đẩy sinh sản thành công. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Evolution and Human Behavior.

Theo các nhà khoa học, đàn ông trong các nền văn hóa thường được cho là thích hình dáng bộ ngực gắn liền với khả năng sinh sản cao. Phụ nữ có bộ ngực lớn được xem là dễ sinh đẻ và đóng vai trò quan trọng làm tăng ham muốn ở đàn ông.

Để kiểm tra quan niệm trên, nhóm nghiên cứu phỏng vấn 267 người đàn ông đến từ 4 quốc gia khác nhau gồm Brazil, Cameroon, Cộng hòa Czech và Namibia về bộ ngực họ yêu thích. Họ cho tình nguyện viên xem hai bộ ảnh chụp những bộ ngực với nhiều kích thước và độ săn chắc.

"Sở thích cá nhân đối với kích thước bộ ngực rất đa dạng, nhưng đa số tình nguyện viên thích bộ ngực cỡ vừa hơn bộ ngực lớn. Trái lại, chúng tôi phát hiện xu hướng yêu thích bộ ngực săn chắc có tính hệ thống ở cả 4 nước", tác giả nghiên cứu cho biết.

Theo kết quả nghiên cứu, kích thước bộ ngực có thể đo chỉ số khả năng sinh sản tiềm năng của nữ giới. Phụ nữ sở hữu bộ ngực lớn có mức hormone sinh sản estrogen cao hơn. Nhưng sự săn chắc, hình dáng không chảy xệ cũng là dấu hiệu thể hiện khả năng sinh sản vẫn được duy trì khi tuổi tác tăng lên.

Phương Hoa

tran-dai-hai-met-nuot-chung-ca-con-chon

Trăn trườn trên cây, nuốt trọn cả con chồn. Ảnh: Sina.

Một người dân ở Sydney, Australia quay được cảnh một con trăn treo lủng lẳng trên cây và nuốt trọn con chồn opossum lớn. Thước phim thu hút nhiều người xem bởi sự tàn bạo của loài động vật ăn thịt khi xuất hiện trên mạng xã hội hồi tháng 10/2015, theo Huffington Post.  

Con trăn trườn trên cành cây, quấn chặt quanh con mồi, nghiền nát rồi nuốt chửng nó. Cảnh tượng đáng sợ này khiến những người chứng kiến bất ngờ. Họ sau đó bàn luận về kích thước của nó.

"Tôi nghĩ con trăn dài khoảng hai mét", một người nhận xét.

Đây không phải là cảnh hiếm gặp bởi trăn là loài có cơ khít, tức là chúng thường siết chết con mồi trước khi ăn thịt nó. Những con trăn sẽ quấn quanh nạn nhân rồi dùng sức ép chặt đến khi con mồi ngưng thở hoàn toàn. 

"Cảnh tượng này có thể xảy ra rất nhiều xung quanh đây mà chúng ta không biết", một người chứng kiến bình luận.

Hiền Anh

nga-bac-my-va-nhat-ban-co-the-hop-nhat-thanh-sieu-luc-dia

Vùng Siberia, Nga và Bắc Mỹ có thể hợp nhất thành siêu lục địa trong tương lai. Ảnh: NASA.

Các nhà khoa học Nga nhận định Bắc Mỹ và vùng Siberia của Nga sẽ hợp thành một khối trong tương lai, Sputnik hôm 28/12 đưa tin.

Cách đây một tỷ năm, Siberia và Bắc Mỹ là một phần của siêu lục địa duy nhất có diện tích hơn 25 triệu km2. Tuy nhiên, khoảng 600 triệu năm trước, quá trình địa chất khiến vùng Siberia tách khỏi Bắc Mỹ, hình thành vị trí của các lục địa ngày nay.

"Dữ liệu hiện nay giúp chúng tôi dự đoán vị trí của các lục địa trong tương lai. Bản dự báo địa chất 250 triệu năm nữa cho thấy vùng Siberia sẽ một lần nữa di chuyển về phía bắc châu Mỹ. Chu kỳ siêu lục địa sẽ được hoàn thành, tạo ra một siêu lục địa mới", Dmity Gladkochub, viện trưởng Viện nghiên cứu Vỏ Trái Đất thuộc Học viện Khoa học Nga, giải thích.

Ông cho biết theo dự báo địa chất, quần đảo Nhật Bản cũng sẽ hợp nhất với Nga trong 30 triệu năm tới.

Hiền Anh

Thám hiểm không gian

Năm 1997, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), NASA và Cơ quan Vũ trụ Italy (ASI) phóng tàu vũ trụ Cassini để nghiên cứu sao Thổ, hành tinh khí khổng lồ trong hệ Mặt Trời. Tàu vũ trụ Cassini không chỉ giúp giới khoa học chụp ảnh sao Thổ, nó còn cung cấp nhiều dữ liệu khác về các vệ tinh của hành tinh này.

nhung-su-kien-khoa-hoc-dang-chu-y-nhat-nam-2017

Tàu vũ trụ Cassini nghiên cứu sao Thổ. Ảnh: NASA.

Tháng 12/2016, tàu Cassini bắt đầu nhiệm vụ bay lướt qua vành đai sao Thổ. Sau đó, nó sẽ tiến vào vành đai ngoài của sao Thổ khoảng 20 lần, mỗi lần 7 ngày cho tới tháng 4/2017 để quan sát một số vệ tinh nhỏ, đồng thời lấy mẫu phân tử và chất khí tại vành đai để phân tích. Tháng 9/2017, tàu Cassini dự kiến lao vào bầu khí quyển sao Thổ và ngừng hoạt động sau khi gửi toàn bộ dữ liệu quan trọng về Trái Đất.

Trong năm 2017 tàu vũ trụ Juno của NASA đang bay quanh quỹ đạo sao Mộc cũng sẽ tiếp tục gửi thêm những hình ảnh ngoạn mục về hành tinh này.

Tàu vũ trụ Juno được trang bị nhiều công cụ khoa học hiện đại. Nó có nhiệm vụ quét hồng ngoại để đo bức xạ nhiệt phát ra từ sâu trong bầu khí quyển sao Mộc. Juno sẽ lập bản đồ từ trường và thăm dò phía sau vùng khí quyển hỗn loạn của hành tinh này để tìm dấu hiệu của lõi đặc bên trong. 

nhung-su-kien-khoa-hoc-dang-chu-y-nhat-nam-2017-1

Tàu vũ trụ Juno tiếp cận sao Mộc. Ảnh: NASA.

Tháng 2/2017, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) sẽ phóng vệ tinh CHEOPS để tìm kiếm ngoại hành tinh. CHEOPS được trang bị máy ảnh có độ phân giải cao, cho phép giới khoa học phân tích kỹ hơn về các thiên thể phát hiện được.

Đến cuối năm sau, NASA dự kiến phóng vệ tinh TESS để quét toàn bộ bầu trời bằng 4 máy ảnh, nhằm tìm kiếm các hành tinh bay xung quanh những ngôi sao sáng nhất ngoài hệ Mặt Trời. NASA hy vọng TESS sẽ phát hiện hơn 3.000 ngoại hành tinh, từ hành tinh khí khổng lồ cho đến hành tinh đá kích thước nhỏ.

nhung-su-kien-khoa-hoc-dang-chu-y-nhat-nam-2017-2

Hình minh họa vệ tinh TESS của NASA. Ảnh: NASA.

Năm 2017 là năm cuối cùng trong cuộc chạy đua giành giải thưởng Lunar X Prize do Google tài trợ. Đây là cuộc thi nhằm khuyến khích các nhóm nghiên cứu có vốn tài trợ tư nhân tiếp cận và thăm dò không gian. Nhiệm vụ của các nhóm tham gia là đưa robot thăm dò lên Mặt Trăng, di chuyển 500 m và quay lại video với độ nét cao. Đội đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ sẽ nhận giải thưởng 20 triệu USD.

nhung-su-kien-khoa-hoc-dang-chu-y-nhat-nam-2017-3

Robot thăm dò của Nhật Bản dự kiến tham dự cuộc thi Lunar X Prize của Google. Ảnh: Ispace Inc.

Thiên văn học

Hiện tượng nhật thực toàn phần hiếm có sẽ diễn ra vào ngày 21/8/2017, lần đầu tiên kéo dài từ bờ biển phía đông sang bờ biển phía tây nước Mỹ trong 99 năm qua. Hiện tượng nhật thực một phần có thể được quan sát ở các khu vực khác của Bắc Mỹ, Hawaii và một số vùng phía bắc Nam Mỹ.

nhung-su-kien-khoa-hoc-dang-chu-y-nhat-nam-2017-4

Đường đi của nhật thực toàn phần tại Mỹ vào ngày 21/8/2017. Ảnh: NASA.

Các nhà khoa học trong năm tới sẽ sử dụng Kính thiên văn Chân trời Sự kiện (Event Horizon Telescope) để quét khu vực trung tâm dải Ngân Hà. Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, chúng ta có thể nhìn thấy hình ảnh đầu tiên của lỗ đen siêu lớn mang tên Sagittarius A ở trung tâm dải Ngân Hà.

Trong năm 2017, giới khoa học hy vọng sẽ tìm ra lời giải đáp cho bí ẩn về ngôi sao KIC 8462852, hay còn gọi là "Ngôi sao Tabby", cách Trái Đất khoảng 1.500 năm ánh sáng. Tháng 11/2015, các nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania, Mỹ, nhận thấy hơn 20% ánh sáng của ngôi sao bị một vật rất lớn cản lại. Nhiều người cho rằng nền văn minh tiên tiến ngoài hành tinh xây dựng cấu trúc khổng lồ quanh ngôi sao để khai thác năng lượng của nó.

nhung-su-kien-khoa-hoc-dang-chu-y-nhat-nam-2017-5

FAST là kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới. Ảnh: Xinhua.

Các nhà thiên văn Trung Quốc cũng sẽ sử dụng Kính viễn vọng Hình cầu Khẩu độ 500 m (FAST) lớn nhất thế giới để nghiên cứu ẩn tinh và thiên thể khác trong vũ trụ. FAST được hoàn thành năm 2016 tại vùng lòng chảo đá vôi thuộc huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu. Nó có thể phát hiện tín hiệu vô tuyến và dấu hiệu của sự sống từ những hành tinh xa xôi trong vũ trụ.

Xem tiếp trang sau >>>

Hình ảnh đàn hải cẩu nằm chơi trên bờ biển được nhiếp ảnh gia Melissa Nolan chụp lại ở Norfolk, Anh, theo Sina.

Bộ ảnh đang khiến nhiều người thích thú vì sự tự nhiên, đáng yêu của đàn hải cẩu.

Melissa cho biết đàn thú vỗ những chiếc chân chèo của chúng, thậm chí một số con trông giống đang cười.

Một con hải cẩu xám nghiêng đầu, tò mò nhìn về ống kính.

Lúc sau, nó lật người trên cát, "cười" toét miệng. 

Ngoài ra, Melissa bắt gặp một con hải cẩu khác đang hắt hơi, thậm chí chảy dãi trên miệng.

Sau khi hắt hơi liên tục khoảng 13 giây, nó nheo nheo mắt nằm sưởi nắng.

"Chúng rất đáng yêu. Đây là lần đầu tiên tôi thấy một con hải cẩu hắt hơi", Melisa nói. 

Hiền Anh (Ảnh: Caters)

Xem thêm:

Một cuộc đua xe đạp mùa đông thường niên vừa được tổ chức ở Yakutsk, phía đông nước Nga, nơi được mệnh danh là thành phố lạnh nhất thế giới, Siberian Times hôm qua đưa tin. 

Các vận động viên phải sử dụng nhiều biện pháp bảo vệ trong vùng thời tiết cận Bắc Cực như phủ yên bằng lông thú hoặc đệm đầu gối bằng len sợi lông lạc đà.

Tổng cộng 20 người tham gia cuộc thi phải vượt qua chứng bỏng lạnh để đạp xe trên nền tuyết trong công viên thành phố. 

Đây là năm thứ ba Yakutsk tổ chức cuộc thi đạp xe giữa mùa đông.

Quán quân Andrey Popov về đích với thời gian 25 phút 24 giây. 

"Bạn cần mặc thật ấm trước cuộc thi, nếu không hơi lạnh và gió sẽ biến bạn thành một tảng băng ngay lập tức. Bạn phải đạp thử ở nhiệt độ tương tự ngày diễn ra cuộc thi, vì lốp xe có thể bị nổ", Popov chia sẻ.

Yakutsk có dân số 282.000 người, là thủ đô của Cộng hòa Sakha thuộc Liên bang Nga. 

Nằm trên vùng đất đóng băng vĩnh cửu ở hai bên bờ sông Lena, nhiệt độ trung bình hàng năm ở Yakutsk là -10,2 độ C. 


Cuộc đua xe đạp giữa trời lạnh -40 độ C ở Nga

Phương Hoa (Ảnh: Siberian Times)

Xem thêm:

Thứ sáu, 30/12/2016 | 06:00 GMT+7

Thứ sáu, 30/12/2016 | 06:00 GMT+7

Tôi bắt được con cá ở ngoài khơi nhưng không biết tên nó là gì? Rất mong được biết thêm thông tin về loài cá này. (Văn Tú)

day-la-ca-gi

Ảnh: Độc giả cung cấp.

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();

La Rinconada là nơi có con người sinh sống cao nhất thế giới với điều kiện sống cực kỳ khắc nghiệt. Dân cư nơi đây chỉ khoảng 50.000 người, sống trong thời tiết thường xuyên ở mức âm độ.

Thị trấn La Rinconada nằm biệt lập ở độ cao 5.000 mét so với mực nước biển. Đường lên thị trấn là một con đường núi đầy cỏ, đá, bụi bẩn và băng tuyết nguy hiểm. Hành trình từ chân núi lên thị trấn phải mất vài ngày.

Khoảng 68% dân cư ở đây sống dưới mức nghèo khổ, theo News. Họ sống dựa nghề khai thác vàng. Trên núi là các mỏ vàng nhỏ nằm rải rác quanh sườn núi, không được chính quyền quản lý và không an toàn.

Dân số trong thị trấn biến động theo giá vàng. Trong thời gian 2001- 2012, khi giá vàng tăng hơn 200%, dân số thị trấn cũng tăng vọt và giảm xuống trong những năm gần đây. 

Lối vào một mỏ vàng khoét sâu vào sườn núi. 

Vàng đã được khai thác ở dãy Andes trong nhiều thế kỷ. Thợ khai thác ở đây chủ yếu là người Peru. Họ không có thu nhập ổn định, luôn mơ ước mình sẽ phát tài nhờ đào trúng vài tảng đá toàn vàng. Thợ ở đây không được trả lương, thay vào đó họ được sở hữu số vàng khai thác được. 

Phu vàng ở La Rinconada leo núi 30 phút mỗi ngày để tới các mỏ vàng chứa đầy khí độc hại, thủy ngân, xyanua và thiếu oxy.

Phụ nữ không được phép bước vào mỏ vàng, vì thế họ chỉ làm việc ngoài trời. Người phụ nữ này đang rèn thanh kim loại làm cột đỡ hầm khai thác.

Nhà cửa ở đây rất sơ sài, đa số đều lợp tôn tạm bợ, thiếu điện thiếu nước. Cơ sở hạ tầng hầu như không có. Đường phố dễ bị ngập lụt khi tuyết tan, người dân chủ yếu dùng nhà vệ sinh công cộng. Nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu chảy cấp tính là hai bệnh phổ biến vì sử dụng nguồn nước nhiễm thủy ngân trong quá trình đãi vàng.

Theo New Yorker, có khoảng 30 người chết mỗi năm do tai nạn ở đây như sập hầm, nổ hầm, ngạt khí và có hơn 70 người tử vong do đấu súng hoặc chém giết tranh giành vàng.

Phu vàng xuống thị trấn sau một ngày lao động.

Thị trấn không có nước sinh hoạt và không xây được hệ thống xử lý nước thải. Rác sinh hoạt được người dân xử lý bằng cách đốt hoặc đơn giản là vứt ra chỗ xa nhà. 

Thiếu vệ sinh, khai thác thiếu kiểm soát, khiến đất đai ở La Rinconada bị ô nhiễm thủy ngân nặng. Nhiều người đã ngộ độc thủy ngân, căn bệnh ảnh hưởng hệ thống thần kinh, gây ngứa, rát và đổi màu da. 

Hồng Hạnh (theo Business Insider)

Xem thêm:
ly-do-obama-bac-toc-sau-8-nam-lam-tong-thong-my

Tổng thống Mỹ Obama khi mới nhậm chức (trái) và sau 8 năm trong Nhà Trắng (phải). Ảnh: Reuters

Năm 2011, khi được một phóng viên hỏi tại sao tóc bạc đi nhiều, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng tóc mình bạc đi do gene chứ không phải do áp lực công việc.

"Tóc của ông nội tôi bạc khi mới 29 tuổi. Nên tôi đoán là mình cũng thế. Chuyện này lại trùng hợp với nhiệm kỳ tôi làm tổng thống", ông Obama nói.

Theo Live Science, các nhà sinh vật học cho biết lời giải thích của ông Obama hoàn toàn đúng. Di truyền là yếu tố chi phối quá trình bạc tóc và ông Obama là trường hợp điển hình. Theo nghiên cứu, độ tuổi bắt đầu bạc tóc của người Mỹ da trắng gốc Âu là 35, người châu Á gần 40, trong khi người châu Phi khoảng 45. Ông Obama có mẹ là người da trắng và bố là người châu Phi, nên việc tóc ông bắt đầu bạc đi khi 40 tuổi là điều dễ hiểu.

Các nhà khoa học không đồng ý với ý kiến cho rằng tóc ông Obama bị bạc do căng thẳng với áp lực công việc.

"Hãy nhìn tóc của thanh niên Ai Cập hoặc Libya, hay những anh lính trẻ người Israel xem. Tóc họ chẳng bạc tẹo nào mặc dù ngày nào cũng sống trong nguy hiểm, căng thẳng tột độ", Gerald Weissmann, tổng biên tập tạp chí FASEB chuyên về công nghệ sinh học, cho biết. "Đó là gene, chỉ có thể là gene thôi".

Tuy nhiên, không phải nhà khoa học nào cũng đồng ý với nhận định của Weissmann. Andrzej Slominski, bác sĩ da liễu ở Trung tâm y tế đại học Tennessee, Mỹ,  nhận định ngoài yếu tố gene, có "bằng chứng chắc chắn" cho thấy yếu tố môi trường như căng thẳng cũng làm bạc tóc.

"Căng thẳng và bạc tóc liên quan tới nhau. Hiện tượng này từng được mô tả trong Thế Chiến II, khi những người lính đột nhiên bạc tóc nhanh chóng, thậm chí là bạc trắng trong một đêm", Slomonski nói. Tuy nhiên, ông nói thêm "cơ chế này chưa rõ ràng".

Ralf Paus, chuyên gia thuộc đại học Luebeck, Đức, nhận định rằng sự căng thẳng tâm lý có thể làm tăng sản sinh gốc tự do và tổn hại tới melanin - tế bào sắc tố quyết định màu sắc nang tóc, dẫn đến hiện tượng tóc bị bạc.

Hồng Hạnh

vua-chuot-diem-xau-gieo-rac-so-hai-o-chau-au

Vua chuột ở Bảo tàng Khoa học Mauritanium ở Altenburg, Đức. Ảnh: Wikipedia.

Vua chuột là hiện tượng kỳ lạ và hiếm gặp xảy ra ở một số quần thể chuột, theo Vintage News. Một số lượng lớn chuột vô tình bị quấn đuôi vào nhau, có thể do máu, đất cát hay phân và nước tiểu. Những con chuột sau đó lớn lên cùng nhau với phần đuôi dính liền. Hiện tượng này chủ yếu xảy ra ở những nơi bẩn thỉu, khi đàn chuột sinh sôi nhanh chóng và đạt tới số lượng cực lớn.

Thuật ngữ "vua chuột" bắt nguồn từ Đức. Từ gốc "Rattenkonig" được sử dụng trong suốt thế kỷ 17 và 18 để chỉ những người sống dựa vào người khác. Hiện tượng vua chuột thường gắn liền với nước Đức, nơi phần lớn hiện tượng khác thường này được ghi nhận.

Vua chuột đầu tiên xuất hiện vào năm 1564 bao gồm 25 con chuột nâu. Các trường hợp sau đó hầu hết đều hình thành từ các cá thể chuột đen, trong đó có nhiều vua chuột đã chết hoặc thậm chí trở thành xác ướp. Lần xuất hiện vua chuột gần đây nhất xảy ra vào năm 1986 ở Vendee, Pháp.

Vua chuột luôn là chủ đề gây lo sợ và bị coi là điềm rất xấu trong lịch sử ở châu Âu. Nguyên nhân do chuột là loài gieo rắc dịch bệnh, đặc biệt là bệnh dịch hạch, nên vua chuột thường được coi là nguồn gây bệnh. Chúng luôn bị giết ngay khi bị phát hiện.

Ngày nay, mẫu vật vua chuột được trưng bày ở nhiều bảo tàng trên khắp thế giới. Bảo tàng Khoa học Mauritanium ở Altenburg, Đức, lưu giữ xác vua chuột lớn nhất thế giới bao gồm 32 con, tìm thấy tại một lò sưởi của thợ xay ở làng Buchheim. 

Bảo tàng lịch sử tự nhiên ở Hamburg, Göttingen, Hamelin và Stuttgart cũng trưng bày xác vua chuột bảo quản bằng rượu. Bảo tàng Otago ở Dunedin, New Zealand lưu giữ một vua chuột gồm nhiều con chuột đen chưa trưởng thành có đuôi bị rối do lông ngựa.

Phương Hoa 

thu-pham-gay-ra-tran-dai-tuyet-chung-co-the-dang-n-duoi-bang-nam-cuc

Vật thể bất thường dưới lớp băng Nam Cực có đường kính 243 km. Ảnh: YouTube.

Vật thể bất thường có đường kính 243 km được vệ tinh phát hiện ở khu vực hoang mạc Wilkes Land thuộc Nam Cực có thể là tàn tích của thiên thạch khổng lồ từng khiến phần lớn sinh vật trên Trái Đất tuyệt chủng, Sun ngày 28/12 dẫn nhận định của một số nhà nghiên cứu. 

Nếu giả thuyết trên được chứng thực, thiên thạch này chính là thủ phạm gây ra sự kiện đại tuyệt chủng ở kỷ Permi - Trias, giết chết 96% sinh vật biển trên Trái Đất và 70% động vật có xương sống trên đất liền.

thu-pham-gay-ra-tran-dai-tuyet-chung-co-the-dang-n-duoi-bang-nam-cuc-1

Vị trí phát hiện vật thể trên ảnh vệ tinh. Ảnh: YouTube.

Vật thể bất thường ở Wilkes Land được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 2006 khi các vệ tinh của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện sự thay đổi trọng lực, cho thấy có một vật khổng lồ nằm giữa miệng hố va chạm rộng 484 km, bên dưới lớp băng dày ở Nam Cực.

Phát hiện một lần nữa gây sốt trên mạng Internet khi nhóm thợ săn UFO tên Secure Team 10 chia sẻ đoạn video chứa hình ảnh vệ tinh trên YouTube hôm 27/12, thu hút gần 500.000 lượt xem.

Secure Team 10 cho rằng hình ảnh bất thường được vệ tinh chụp lại này chính là dấu vết của căn cứ bí mật mà Đức Quốc xã đã xây dựng ở Nam Cực thời Thế chiến II để phục vụ hoạt động của đĩa bay. "Một số bằng chứng trong những năm gần đây chỉ ra nhiều lối vào được xây sâu vào cạnh núi và vật thể hình đĩa bay", Secure Team 10 cho biết.

Xem ảnh vệ tinh vật thể bất thường khổng lồ dưới lớp băng Nam Cực

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng đây chỉ là dấu tích của vụ va chạm cực mạnh với thiên thạch. "Sự kiện va chạm ở Wilkes Land lớn hơn nhiều so với vụ nổ giết chết loài khủng long và có thể gây ra thảm họa vô cùng lớn", Ralph von Frese, giáo sư khoa học địa chất ở Đại học Ohio, nhấn mạnh.

Phương Hoa

Băng vương Trần Khả Tài ở Trung Quốc. Ảnh: DailyStar

'Băng vương' Trần Khả Tài ở Trung Quốc. Ảnh: DailyStar

Trần Khả Tài, 58 tuổi cùng Kim Tùng Hạo, 60 tuổi, vừa tổ chức một cuộc thi kỳ lạ để xem ai là người có thể chịu lạnh lâu hơn, bằng cách ngồi trong thùng kính đổ đầy đá lạnh giữa mùa đông rét buốt trên cầu kính nổi tiếng ở Công viên quốc gia Trương Gia Giới, Trung Quốc, theo Xinhua.

Đây là lần thứ ba hai ông tổ chức cuộc thi đọ khả năng chịu lạnh với nhau. Trong cuộc thi đầu tiên vào năm 2011, ông Kim đã giành chiến thắng trước ông Trần.

Trong cuộc thi lần này, hai người đàn ông chỉ mặc quần áo bơi, ngồi vào lồng kính và được người hỗ trợ đổ băng đá ngập người. Trên cơ thể hai người đàn ông được xưng tụng là "băng vương" này được gắn các thiết bị y tế theo dõi nhịp tim, huyết áp để đề phòng bất trắc.

Ông Trần cuối cùng đã giành chiến thắng, phá vỡ kỷ lục thế giới khi ngồi trong thùng băng trong suốt 129 phút, nhiều hơn ông Kim 6 phút. "Thật không thể tin nổi khi thấy họ còn ăn kem trong điều kiện như vậy", một người dùng mạng xã hội Trung Quốc bình luận. 

Văn Việt

linh-duong-dung-sung-hat-tung-doi-thu-len-troi

Cuộc chiến giữa hai con linh dưỡng ở khu bảo tồn động vật hoang dã Kgalagadi Transfrontier. Ảnh: Jaap Wildeboer.

Hình ảnh cuộc chiến giữa hai con linh dương Springbok được nhiếp ảnh gia Jaap Wildeboer chụp lại ở khu bảo tồn động vật hoang dã Kgalagadi Transfrontier, miền nam châu Phi, Africa Geographic hôm qua đưa tin.

"Tôi phát hiện hai con linh dương đang húc nhau khi lái xe qua sông Nossob và quyết định dừng lại quan sát", Jaap nói.

linh-duong-dung-sung-hat-tung-doi-thu-len-troi-1

Một con linh dương dùng sừng hất tung đối thủ lên trời. Ảnh: Jaap Wildeboer. 

Cuộc chiến diễn ra quyết liệt cho đến khi sừng của chúng bất ngờ mắc kẹt vào nhau. Một con linh dương gồng mình hất tung đối thủ lên trời. Sức mạnh của nó khiến Japp rất ngạc nhiên.

"Sau khi rơi xuống đất, con linh dương bị hất tung biết mình đã thua nên bỏ chạy", Japp cho biết.

Hiền Anh

tuong-dai-530-trieu-usd-cao-nhat-the-gioi-cua-an-do-gay-tranh-cai

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu trong lễ khởi công xây dựng tượng đài vua Shivaji Maharaj. Ảnh: Reuters.

Ấn Độ hôm 24/12 khởi công xây dựng tượng đài vua Shivaji Maharaj cao 192 m, nằm cách bờ biển Mumbai 4 km với tổng chi phí 530 triệu USD, theo Mirror. Sau khi hoàn thành, nó sẽ có kích thước gấp đôi tượng Nữ thần Tự do ở Mỹ và vượt qua tượng Phật cao 153 m ở Trung Quốc để trở thành tượng đài cao nhất thế giới.

Shivaji Maharaj là nhà vua ở thế kỷ 17 của Ấn Độ, nổi tiếng với tài lãnh đạo và các chiến công của mình. 

"Ông là nhà lãnh đạo giỏi ngay cả trong chiến đấu. Nhiều đặc điểm trong tính cách của Shivaji Maharaj truyền cảm hứng cho chúng ta", Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu trong lễ khởi công. 

Công trình dự kiến hoàn thành vào năm 2019. Tuy nhiên, nó đang gặp nhiều chỉ trích về chi phí xây dựng, ảnh hưởng tới môi trường và cuộc sống của ngư dân. Hơn 30.000 người đã ký vào bản kiến nghị trực tuyến để yêu cầu chính phủ dành tiền phát triển cơ sở hạ tầng, thay vì xây dựng một tượng đài khổng lồ.

"Dự án này gây lãng phí và ảnh hưởng tới môi trường, tình hình an ninh, giao thông ở South Bombay", bản kiến nghị viết. 

Hiền Anh

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Ngày 29/12, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lễ trao "Giải thưởng khoa học công nghệ thanh niên Quả cầu vàng" cho 10 tài năng trẻ. Trong đó 8 người là tiến sĩ, một thạc sĩ và một sinh viên.

Phạm Việt Khôi (sinh viên Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM) mới 22 tuổi nhưng đã giành nhiều giải thưởng lớn, như: giải nhất cuộc thi lập trình sinh viên quốc tế ACM/ICPC Việt Nam 2014; giải nhất lập trình ACM/ICPC - khu vực Việt Nam tại Hà Nội năm 2015... Khôi còn đoạt giải nhì Nhân tài đất Việt 2015 về ứng dụng trên thiết bị di động với sản phẩm busmap - xe buýt TP HCM; là tác giả hai bài báo quốc tế của Italy 2014 và Mỹ 2015.

"Giải thưởng sẽ là động lực giúp em tiếp tục đam mê nghiên cứu, đưa nhiều sản phẩm có tính ứng dụng phục vụ đời sống", Khôi chia sẻ.

nam-sinh-9x-gianh-qua-cau-vang-2016

10 cá nhân xuất sắc nhận giải thưởng Quả cầu vàng. Ảnh: P. hương.

Khác với mọi năm, Quả cầu vàng 2016 mở rộng thêm lĩnh vực công nghệ vật liệu. Hai cá nhân đạt giải là tiến sĩ Trần Đình Phong (35 tuổi, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội) và Bạch Long Giang (33 tuổi, Đại học Nguyễn Tất Thành). Anh Phong có 38 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế, đặc biệt là Nature Materials và Nanoletters - hai tạp chí hàng đầu thế giới về khoa học vật liệu. Còn tiến sĩ Giang có 48 bài báo đăng trên tạp chí khoa học quốc tế.

Đại diện duy nhất của lĩnh vực Công nghệ sinh học là tiến sĩ Trương Hải Nhung, 31 tuổi. Năm 2014-2016, chị là chủ nhiệm đề tài nhánh và thư ký đề tài cấp nhà nước "Nghiên cứu phân lập và sử dụng tế bào miễn dịch trong điều trị ung thư vú". Công trình này nhằm phân lập và ứng dụng tế bào miễn dịch vào điều trị ung thư vú, được đề xuất thử nghiệm lâm sàng.

Bên cạnh giải thưởng Quả cầu vàng, Ban tổ chức còn vinh danh 20 nữ sinh tiêu biểu ở lĩnh vực kỹ thuật, có thành tích học tập xuất sắc về công nghệ thông tin, điện tử và cơ khí. 

Giải thưởng khoa học kỹ thuật thanh niên mang tên Quả cầu vàng được thực hiện lần đầu tiên năm 2003, do Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức. Hàng năm, Ban tổ chức lựa chọn 10 tài năng trẻ xuất sắc về khoa học kỹ thuật và công nghệ để trao giải. Năm nay, Giải thưởng chỉ triển khai trong năm lĩnh vực: Công nghệ thông tin và truyền thông, Công nghệ y dược, Công nghệ sinh học, Công nghệ môi trường và Công nghệ vật liệu.

Ngoài 4 cá nhân nêu trên, 6 người đạt giải Quả cầu vàng còn lại là:

1. Tiến sĩ Lê Đức Tùng, 32 tuổi, giảng viên Viện Điện; nghiên cứu viên Viện nghiên cứu quốc tế về khoa học và kỹ thuật tính toán, Đại học Bách khoa Hà Nội.

2. Tiến sĩ Dương Trọng Hải, 35 tuổi, giảng viên Đại học quốc tế, Đại học Quốc gia TP HCM.

3. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, 31 tuổi, nghiên cứu viên Viện Sinh thái tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam.

4. Tiến sĩ Hà Thị Kim Thanh, 30 tuổi, chuyên viên Trung tâm công nghệ sinh học, Sở Khoa học Công nghệ TP Đà Nẵng.

5. Tiến sĩ Huỳnh Ngọc Trinh, 35 tuổi, giảng viên bộ môn dược lý, Đại học Y dược TP HCM.

6. Thạc sĩ Nguyễn Xuân Hải, 29 tuổi, giảng viên Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Bài viết theo tháng

Tin tức nổi bật trong tuần

Đối tác