Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

Thứ năm, 23/3/2017 | 20:00 GMT+7

|

Thứ năm, 23/3/2017 | 20:00 GMT+7

|

Challenger Deep, điểm sâu nhất trên Trái Đất ở Thái Bình Dương sâu 10.911 mét và mới chỉ hai người từng tới đây trong một phương tiện có người lái.


 

Phương Hoa (Đồ họa: Business Insider)

Thứ năm, 23/3/2017 | 21:00 GMT+7

|

Thứ năm, 23/3/2017 | 21:00 GMT+7

Jamie Keeton, một người đàn ông 48 tuổi ở bang Illinois, Mỹ, mắc một chứng bệnh về da kỳ lạ khiến ông có khả năng hút chặt chai, lọ làm từ mọi chất liệu.

Phương Hoa (Video: In The Now)

Xem thêm:

Thứ năm, 23/3/2017 | 20:00 GMT+7

|

Thứ năm, 23/3/2017 | 20:00 GMT+7

|

Challenger Deep, điểm sâu nhất trên Trái Đất ở Thái Bình Dương có độ sâu 10.911 mét và chỉ duy nhất hai người từng tới đây trong một nhiệm vụ có người lái.


 

Phương Hoa (Đồ họa: Business Insider)

Cảnh quay trận tử chiến giữa bạch tuộc khổng lồ và hải cẩu xảy ra ở Victoria, Canada, Daily Star hôm nay đưa tin. 

Ban đầu, con hải cẩu tỏ ra khá vui vẻ khi tắm nắng trên mặt nước. Bỗng nhiên, vài chiếc xúc tu xuất hiện và quấn chặt hải cẩu rồi kéo nó xuống nước. Bị thiếu không khí, con hải cẩu cố gắng vùng vẫy thoát ra, song 8 chiếc xúc tu của con hải cẩu vẫn bám chặt không rời. 

Hải cẩu quay lại, cắn trả bạch tuộc, dùng toàn bộ sức mạnh để loại bỏ từng xúc tu. Con hải cẩu cuối cùng thoát chết ngoạn mục. Đoạn video ghi lại trận chiến sinh tử này thu hút hơn 3,9 triệu lượt xem.

Văn Việt

Ngày 23/3, tại hội nghị triển khai kế hoạch 2017-2022 dự án Trung tâm vũ trụ Việt Nam, ông Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm vệ tinh quốc gia (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ) cho biết, sau khi phát triển thành công vệ tinh PicoDragon (1 kg), thời gian tới đơn vị tiếp tục dự án chế tạo NanoDragon (4-6 kg), MicroDragon (10 kg) và Lotusat (600 kg).

Năm 2018, MicroDragon của Việt Nam dự kiến được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa của Nhật Bản. Vệ tinh này là khối vuông nặng khoảng 50 kg, do các kỹ sư Việt Nam chế tạo, dưới sự hướng dẫn của giáo sư Nhật Bản. Nó có nhiệm vụ quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, định vị nguồn thủy sản, theo dõi sự thay đổi các hiện tượng xảy ra ở vùng biển ven bờ để phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam.

viet-nam-se-san-xuat-ve-tinh-vao-nam-2022

Lộ trình phát triển vệ tinh ở Việt Nam.

Năm 2019, vệ tinh Lotusat -1 sẽ được phóng và đi vào hoạt động. Năm 2022, các hạ tầng kỹ thuật hiện đại cho nghiên cứu, lắp ráp, tích hợp và thử nghiệm vệ tinh cũng sẵn sàng hoạt động để tiến tới phát triển Lotusat -2. Đây là vệ tinh đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam và sẽ cung cấp ảnh vệ tinh cho Việt Nam.

"Với hai vệ tinh công nghệ cảm biến radar hiện đại này, Việt Nam có khả năng quan sát toàn bộ lãnh thổ và vùng biển quốc gia trong mọi điều kiện thời tiết, với độ phân giải cao, góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai, quản lý nguồn tài nguyên và giám sát môi trường", ông Tuấn nói.

Nếu hoàn thành lộ trình trên thì đến năm 2022, Việt Nam sẽ thuộc nhóm các nước đứng đầu khu vực ở lĩnh vực này, tương đương với Indonesia và Malaysia.

Ngày 4/8/2013, vệ tinh siêu nhỏ Pico Dragon vào vũ trụ trên con tàu vận tải HTV4 từ bệ phóng Yoshinobu ở Trung tâm Vũ trụ Tanegashima của Nhật Bản. Vệ tinh được chế tạo với mục tiêu phục vụ đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu, từng bước tiếp cận quy trình thiết kế, chế tạo, tích hợp, và thử nghiệm vệ tinh. Nó đã hoạt động trên quỹ đạo hơn ba tháng từ 19/11/2013 đến 1/3 năm nay, và liên lạc thành công với các trạm mặt đất của VNSC cùng nhiều nước.

 (Nguồn: Trung tâm vệ tinh quốc gia) 

Trung tâm vũ trụ là dự án trọng điểm quốc gia được đầu tư lớn trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, dự kiến hoàn thành năm 2022. Khởi công xây dựng tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) tháng 9/2012, sau 5 năm, dự án đã hoàn thành nhiều hạng mục về đào tạo nhân lực, triển khai dự án vệ tinh và hoàn thiện nhiều hạ tầng quan trọng.

"Qua dự án này, Việt Nam có hạ tầng công nghệ vũ trụ hiện đại, từng bước làm chủ được công nghệ vệ tinh nhỏ quan sát trái đất và đào tạo được đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ", giáo sư Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nói.

Thứ năm, 23/3/2017 | 15:02 GMT+7

|

Thứ năm, 23/3/2017 | 15:02 GMT+7

|

Các nhà khoa học Hà Lan đang nghiên cứu phát triển đường băng sân bay hình tròn cho phép 3 máy bay cất hạ cánh cùng lúc.

Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học trong dự án Henk Hesselink kết luận đường băng hình tròn có một số lợi ích như thân thiện hơn với môi trường, hạn chế tiếng ồn, tiết kiệm nhiên liệu và giảm thời gian hạ cánh cho máy bay. Quân đội Mỹ đã thử nghiệm đường băng hình tròn vào những năm 1960 nhưng đường băng hình tròn thương mại chưa từng được xây dựng, theo BBC.

Phương Hoa (Đồ họa: Next)

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

Thứ năm, 23/3/2017 | 06:16 GMT+7

|

Thứ năm, 23/3/2017 | 06:16 GMT+7

Xin hỏi khi khóc chúng ta thường chảy cả nước mắt và nước mũi, nguyên nhân là vì sao? Rất mong các bạn giải đáp giúp. (Anh Huy)

tai-sao-chung-ta-thuong-bi-chay-nuoc-mui-khi-khoc

Hình minh họa: Wordpress.

Mời độc giả đặt câu hỏi .

Trung tâm kĩ thuật Tứ Phương Thanh Đảo, thuộc Tổng công ty Đường sắt Trung Quốc (CRRC) hồi giữa tháng ba tiến hành thử nghiệm thực tế cho hai tàu cao tốc lao vào nhau trên một đường ray, theo East Pendulum.

Theo các kỹ sư đường sắt Trung Quốc, mục đích của cuộc thử nghiệm này không nhằm kiểm tra khả năng chịu lực tác động của tàu, mà nhằm đánh giá chất lượng của hệ thống giảm xóc được lắp đặt phía trước.

Kênh truyền hình CCTV-4 Trung Quốc xác nhận hai tàu đã đâm vào nhau ở tốc độ 41,6 km/h, thấp hơn nhiều so với tốc độ thực là 200-350 km/h.

CRRC cũng tiến hành song song một cuộc thí nghiệm khác, cho tàu lao vào một bức tường bê tông cố định ở vận tốc 36 km/h.

"Quá trình phát triển thiết bị giảm xóc mới vẫn được tiếp tục. Đây chỉ là thử nghiệm nhằm kiểm tra biên độ an toàn của thiết bị trong một kịch bản tai nạn mà lái tàu đã nhận biết trước được tình huống và kéo phanh hãm", kỹ sư trưởng của CRRC Zhao Shi Zhong giải thích.

Mẫu tàu trong cuộc thử nghiệm sẽ được đưa vào vận hành trên tuyến đường sắt cao tốc Trịnh Châu-Từ Châu, tây nam Trung Quốc cuối năm 2017.

Nguyễn Hoàng

Xác hơn 20 con cáo bị treo trên hàng rào một nông trại ở Argentina. Ảnh: Express.co.uk

Xác hơn 20 con cáo bị treo trên hàng rào một nông trại ở Argentina. Ảnh: Express.co.uk

Nhiếp ảnh gia Gabriel Rojo, ở Argentina, chụp được bức ảnh này khi đi qua một nông trại tại tỉnh Santa Cruz, Express.co.uk hôm 21/3 đưa tin.

Rojo cho biết đây là cách nông dân làm với mèo hoang, báo và các loài chim ăn hạt vì họ cho rằng chúng gây thiệt hại cho vật nuôi. 

"Họ treo những con cáo như là dấu hiệu cảnh báo cho các con cáo còn lại hoặc những con vật khác về số phận chờ đợi chúng", Rojo nói.

Rojo cho rằng bức ảnh của anh phản ánh sự xung đột giữa con người và động vật hoang dã.

Rojo nói nông dân ở Santa Cruz thường treo xác động vật săn mồi lên hàng rào nông trại cừu và đây không phải hành vi phạm luật. 

Văn Việt

 Đoạn đường hầm thử nghiệm của Hyperloop ở Mỹ

Các khoang tàu Hyperloop được bố trí để vận chuyển hành khách với tốc độ không thua kém máy bay chở khách. Tỷ phú Elon Musk hôm 21/3 công bố hình ảnh ghi lại quá trình xây dựng bãi thử Hyperloop ở sa mạc Nevada, Mỹ, dự kiến hoàn thành vào năm 2018, Sun đưa tin.

Theo kế hoạch, Hyperloop sẽ được lắp đặt ở khu vực Trung Đông. Nó có khả năng hoàn tất quãng đường dài 140 km từ Dubai đến Abu Dhabi, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất chỉ trong 12 phút.

Elon Musk là người đầu tiên đưa ra khái niệm Hyperloop vào năm 2013. Ông mô tả cách vận chuyển mang tính cách mạng này là "sự giao thoa giữa một chiếc Concorde, một súng điện từ và một bàn chơi hockey không khí". Đoàn tàu có thể đạt tốc độ tới 800km/h, hoạt động bằng cách đẩy khoang hành khách lơ lửng trong đường ống chân không cực lớn.

ty-phu-my-cong-bo-duong-tau-toc-do-800-km-h

Mô hình đoàn tàu Hyperloop của Elon Musk. Ảnh: National Geographic.

Khoang hành khách của Hyperloop chứa được khoảng 28-40 người, đủ khả năng chuyên chở 164.000 hành khách mỗi ngày và chỉ mất 40 giây để khởi hành.

Cuộc thử nghiệm đầu tiên tại Mỹ sẽ bắt đầu vào tháng 5 năm nay, nhưng hãng chế tạo đã nhận được hợp đồng đầu tiên với công ty Đường sắt Trung Đông, dự kiến bàn giao sản phẩm trong năm 2018.

Hòa Việt

Ngày 22/3, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ, Thứ trưởng Trần Việt Thanh và ông Francis Gurry, Tổng giám đốc WIPO, ký kết Bản ghi nhớ về xây dựng Chiến lược quốc gia về sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Lễ ký diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của ông Francis Gurry theo lời mời của Bộ Khoa học.

viet-nam-xay-dung-chien-luoc-so-huu-tri-tue-quoc-gia

Lễ ký kết Bản ghi nhớ giữa WIPO và Bộ Khoa học và Công nghệ. Ảnh: Thanh Tâm

Theo văn bản ký kết, WIPO và Bộ Khoa học sẽ thiết lập cơ chế hợp tác trong xây dựng chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia, nhằm giải quyết các nhu cầu và ưu tiên cụ thể của đất nước trong cả dài hạn, trung hạn và ngắn hạn; đồng thời thống nhất với chính sách phát triển, mục tiêu kinh tế chung của quốc gia.

Thứ trưởng Trần Việt Thanh nhấn mạnh, với sự hỗ trợ của chuyên gia hàng đầu thế giới về sở hữu trí tuệ, các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ xây dựng được chiến lược hoàn thiện, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội.

Sau lễ ký kết Bản ghi nhớ hôm nay, các chuyên gia quốc tế của WIPO sẽ sang Việt Nam cùng với nhóm chuyên gia trong nước khảo sát về thực trạng sở hữu trí tuệ, thảo luận và xây dựng định hướng chiến lược, hoàn thiện dự thảo và trình Chính phủ.

Trước đó ngày 12/10/2016, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng dự thảo chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia trình Thủ tướng trong năm 2017. Bộ Khoa học đã đề nghị và nhận được sự đồng ý hợp tác từ WIPO trong việc xây dựng chiến lược này.

Thanh Tâm

ong-hoang-vat-ly-stephen-hawking-se-bay-vao-vu-tru

Ông hoàng vật lý và thiên văn học Stephen Hawking. Ảnh: NASA.

Ở tuổi 75, giáo sư Stephen Hawking không phải là phi hành gia lớn tuổi nhất, nhưng ông sẽ là người bị hội chứng teo cơ bên (ALS) đầu tiên bay vào không gian. Hôm 20/3, giáo sư Hawking tuyên bố đã sẵn sàng cho hành trình sắp tới. Chuyến đi của ông cũng giúp các nhà khoa học nghiên cứu tác động của ALS theo những cách mới, như trong điều kiện không trọng lực, theo Futurism.

Khi nói về sự kiện này, Hawking phát biểu rằng ông không bao giờ mơ tới cơ hội như vậy. Khi nhận được đề nghị từ Sir Richard Branson, người sáng lập hãng Virgin Galactic, giáo sư Hawking đã đồng ý ngay lập tức. Ông trông đợi chuyến đi, so sánh bay vào không gian như niềm vui mà ba đứa con đã mang lại cho ông.

Stephen Hawking sẽ lên không gian bằng SpaceShipTwo, mẫu phi thuyền của Virgin Galactic với khả năng chở tới 8 người. Năm ngoái, Hawking công bố tên chính thức của tàu vũ trụ SpaceShipTwo, đó là "VSS Unity". Stephen Hawking là người duy nhất được nhận vé miễn phí lên không gian của Virgin Galactic, bắt nguồn từ sự ngưỡng mộ của Sir Richard Branson với tài năng của "ông hoàng vật lý".

Hawking là người ủng hộ các chuyến bay thương mại vào không gian. Ông cho biết rất ngưỡng mộ vai trò của Virgin Galactic trong việc giúp nhân loại trải nghiệm những kỳ quan thực sự của vũ trụ.

Hòa Việt

Thứ tư, 22/3/2017 | 14:00 GMT+7

|

Thứ tư, 22/3/2017 | 14:00 GMT+7

Một chuyên viên cứu hộ ở vịnh Morecambe, bãi cát lún lớn nhất nước Anh, chia sẻ bí quyết đi bộ trên cát lún mà không bị thụt xuống. 

Phương Hoa (Video: Tech Insider)

Xem thêm:

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

Video giới thiệu sản phẩm của TeamIndus

Cách đây 6 năm, kỹ sư công nghệ thông tin (IT) Rahul Narayan đã có một quyết định táo bạo khi thành lập một đội của Ấn Độ để tham gia cuộc thi Lunar XPrize do Google tổ chức với mục tiêu đưa xe thăm dò lên Mặt Trăng.

Ba năm sau, TeamIndus của anh trở thành đội Ấn Độ duy nhất lọt vào vòng 4 đội cuối cùng trong cuộc thi. Nếu thành công, Narayan và công ty TeamIndus do anh thành lập sẽ là đơn vị tư nhân đầu tiên hạ cánh xuống Mặt Trăng, Guardian ngày 20/3 đưa tin.

Đây là một cuộc cạnh tranh rất khốc liệt, bởi ba đội khác cũng đang nỗ lực để giành giải thưởng trị giá 20 triệu USD của Google. TeamIndus sẽ phải đối đầu với MoonExpress, công ty của tỷ phú ngành thương mại điện tử Naveen Jain, SpaceIL, thành lập bởi ba kỹ sư Israel và nhóm quốc tế Synergy Moon. Tất cả đều lên kế hoạch phóng tàu vũ trụ vào tháng 12 năm nay.

Theo kế hoạch, tàu vũ trụ của TeamIndus sẽ được phóng lên Mặt Trăng bằng tên lửa của chính phủ Ấn Độ tại bãi phóng Chennai với vận tốc 10,3 km/giây.

Sau khi hạ cánh tại bình nguyên Mare Imbrium trên Mặt Trăng, tàu vũ trụ này sẽ giải phóng xe thăm dò Sea of Showers do một nhóm của Nhật Bản chế tạo để thám hiểm bề mặt hành tinh. Cỗ xe bằng nhôm 4 bánh, vận hành bằng năng lượng Mặt trời này sẽ gửi chùm ảnh độ phân giải cao trở lại Trái Đất trong lúc thực hiện hành trình dài 500 m.

tham-vong-chinh-phuc-mat-trang-cua-mot-ky-su-an-do

Narayan trong một buổi thuyết trình về dự án đổ bộ lên Mặt Trăng. Ảnh: Guardian.

Nếu thực hiện thành công và sớm nhất các bước này, TeamIndus sẽ giành giải thưởng Xprize. Tuy nhiên, TeamIndus đến nay mới chỉ huy động được 16 triệu USD trong tổng số 70 triệu USD mà công ty này cần để chế tạo tàu vũ trụ. Họ hy vọng những khoản đầu tư cá nhân, cũng như bán trọng tải trên tàu vũ trụ và gây quỹ cộng đồng sẽ bù đắp phần còn lại.

TeamIndus có kế hoạch bắt đầu chương trình vệ tinh hoặc phát triển các máy bay không người lái sử dụng năng lượng Mặt trời sau khi hoàn thành sứ mệnh đổ bộ lên Mặt Trăng. Tham vọng thực tế của Narayan là chứng minh điều không thể có khả năng trở thành hiện thực.

Nhiều người xem TeamIndus như kẻ yếu thế trong cuộc đua tới Mặt Trăng khi phải đọ sức với những đội có nguồn lực khổng lồ. Tuy vậy, Narayan vẫn không nản chí, bởi việc tham gia cuộc đua và chiến thắng sẽ giúp Ấn Độ có vị thế mới trên bản đồ công nghiệp hàng không vũ trụ thế giới.

Hòa Việt

Thứ ba, 21/3/2017 | 06:16 GMT+7

|

Thứ ba, 21/3/2017 | 06:16 GMT+7

Tôi thấy đặc công trước khi làm nhiệm vụ thường nằm phơi sương vào ban đêm, làm như vậy có tác dụng gì, có phải để giảm thân nhiệt hay không? (Tuấn Dũng)

dac-cong-phoi-suong-de-lam-gi

Hình minh họa: Wordpress.

Mời độc giả đặt câu hỏi .

Tyler Glockner, thợ săn UFO, nói ông tin rằng người ngoài hành tinh từng đỗ tàu vũ trụ trên Mặt Trăng và để lại dấu vết về một cuộc chiến tranh vũ trụ khốc liệt, Daily Star hôm nay đưa tin.

Dựa trên các bức ảnh do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố gần đây, Tyler tìm thấy những dấu vết bất thường trên Mặt Trăng, tin rằng đây là những mảnh vỡ của tàu vũ trụ, cho thấy người ngoài hành tinh từng tồn tại ở đây.

Đoạn video do Glockner đăng lên YouTube tập trung vào các hình ảnh được coi là "mảnh vỡ đĩa bay" trên bề mặt Mặt Trăng, lập luận rằng người ngoài hành tinh có lý do nào đó để đâm đĩa bay lên hành tinh này.

Tyler cho rằng nhiều triệu năm trước đã có một cuộc chiến tranh hạt nhân diễn ra trên Mặt Trăng, khiến bề mặt của nó có nhiều dấu vết tàn phá, nhìn giống như miệng núi lửa.

Tuy nhiên, các chuyên gia của NASA cho rằng việc nhìn thấy các miệng núi lửa trên Mặt Trăng giống đĩa bay hay căn cứ của người ngoài hành tinh là kết quả của một hiện tượng ảo giác đặc biệt, trong đó con người có xu hướng liên tưởng những sự vật không liên quan với những thứ họ nhìn thấy thường ngày hoặc tin là đúng.

Văn Việt

Thứ hai, 20/3/2017 | 20:00 GMT+7

|

Thứ hai, 20/3/2017 | 20:00 GMT+7

|

Một điếu thuốc lá chứa nhiều hóa chất có trong sơn, thạch tín, thuốc đuổi côn trùng, chất rửa bồn cầu, chất kích nổ và thậm chí cả nhiên liệu tên lửa.


 

Phương Hoa (Đồ họa: Bright Side)

 

Trong video đăng tải trên kênh YouTube TED-Ed, Alex Gendler giải thích nguyên nhân chúng ta tạo ra ba loại nước mắt, gồm nước mắt nền, nước mắt phản xạ và nước mắt cảm xúc.

Lê Hùng (Video: Futurism)

Thực vật phù du phát triển bên dưới lớp băng trên biển 

Landsat 8, vệ tinh quan sát Trái Đất của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), hôm 5/3 chụp được hình ảnh tảng băng khổng lồ trên biển Ross, Nam Cực nhuốm màu xanh lục, theo Red Orbit.

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân gây ra hiện tượng trên là do thực vật phù du bị mắc kẹt trong băng hoặc phủ trên bề mặt băng. Những sinh vật biển nhỏ này còn được gọi là vi tảo, phát triển mạnh ở Nam Cực vào mùa hè.

Hình ảnh của vệ tinh Landsat 8 cho thấy hiện tượng tảo nở hoa (tảo sinh sản với số lượng nhanh trong nước) cũng có thể xảy ra vào mùa thu. Đây là khoảng thời gian băng ở Nam Cực đang hình thành trong năm.

thu-pham-khien-bang-nam-cuc-chuyen-mau-xanh-luc

Tảng băng khổng lồ tại Nam Cực chuyển sang màu xanh lục. Ảnh: NASA.

NASA cho biết băng trên biển, gió, ánh sáng, chất dinh dưỡng và kẻ săn mồi đều là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật phù du, cũng như số lượng của chúng có đủ lớn để làm thay đổi màu sắc băng Nam Cực hay không.

Các sinh vật phù du là thành phần quan trọng trong mạng lưới thức ăn của hệ sinh thái ở Nam Đại Dương. Chúng là thức ăn của cá và sinh vật biển khác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn còn nhiều câu hỏi về sự hiện diện của tảo ở xung quanh Nam Cực.

"Nếu tảo mắc kẹt vào băng trên biển và ít nhiều ngừng hoạt động trong mùa đông, vậy chúng sẽ đi đâu sau khi mùa đông kết thúc? Đây là điều bí ẩn", Jan Lieser, nhà nghiên cứu băng biển tại Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác về Hệ sinh thái và Khí hậu Nam Cực, Australia, cho biết.

Lê Hùng

Thứ Bảy, 18 tháng 3, 2017

The Access Key you entered is INVALID, EXPIRED or has been RESETED! Contact FullContentRSS.com to get the access key. Full Content RSS is the best full-text-rss-feed converter. It is an online tool to convert partial rss feed to full story rss feed.
hien-tuong-xac-chet-nong-len-bi-n

Một số xác chết nóng lên rất kỳ lạ. Ảnh minh họa: Katarzyna Bialasiewicz.

Vào buổi sáng trong một bệnh viện ở Cộng hòa Séc, một người đàn ông 69 tuổi chết vì bệnh tim. Một giờ sau đó, khi y tá đang chuẩn bị đưa thi thể xuống phòng thí nghiệm để khám nghiệm tử thi, họ phát hiện làn da của xác chết ấm lên bất thường, theo Popular Science. Sau 1,5 giờ, nhiệt độ của thi thể là 40 độ C, cao hơn nhiệt độ trước khi chết 5 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ phòng tại bệnh viện được duy trì ở mức 20 độ C.

Do lo sợ thi thể có thể tự bốc cháy, các bác sĩ và y tá làm mát xác bằng cách chườm đá. Cuối cùng thi thể cũng lạnh giống một xác chết thông thường. Nghiên cứu về trường hợp bệnh nhân này được đăng trên tạp chí Pháp y và Bệnh học của Mỹ vào tháng 3/2017. Kết quả cho thấy, xác chết nóng lên bí ẩn không có mối liên hệ với hiện tượng tự bốc cháy.

Biến đổi trong cơ thể người sau khi chết

"Nhiệt độ cơ thể cao hơn sau khi chết là hiện tượng từng được ghi chép trước đây, nhưng nó chưa được hiểu rõ và ít người biết đến", Victor Weedn, nhà nghiên cứu bệnh học pháp y tại Đại học George Washington, Mỹ, cho biết.

Trong cơ thể sống, tế bào tạo ra nhiệt khi phân hủy thức ăn. Điều này khiến nhiệt độ của chúng ta luôn duy trì ở mức 37 độ C. Sau khi một người qua đời, các tế bào không còn thức ăn cũng như oxy để tiêu hóa nên chúng ngừng sản xuất nhiệt, cơ thể lạnh dần sau vài giờ.

Các nhà điều tra thường sử dụng nhiệt độ cơ thể của nạn nhân để ước tính thời điểm xảy ra cái chết. Đây là manh mối rất quan trọng giúp tìm ra thủ phạm giết người. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa nhiệt độ cơ thể và thời gian có thể khá phức tạp trong một số trường hợp cụ thể.

Nguyên nhân khiến xác chết nóng lên bất thường cho đến nay vẫn chưa được làm rõ. Hiện tượng này rất khó nghiên cứu do chúng khá hiếm và không thể đoán trước. Ngoài ra, không phải ai chết trên giường bệnh cũng được theo dõi nhiệt độ cẩn thận.

Lê Hùng

Ông Nguyễn Gia Long, Giám đốc Công ty TNHH Thủy lực máy HMC, cho biết công nghệ xử lý rác thải rắn bằng phương pháp khí hóa thiếu oxy tạo ra khí tổng hợp (syngas) làm nhiên liệu chạy máy phát điện (gọi tắt là công nghệ điện rác - WTE) đã được khảo nghiệm thành công.

Trong đợt chạy khảo nghiệm, nhà máy đã xử lý sạch 208 tấn rác thải rắn không phân loại do Công ty Môi trường đô thị Hà Nam cung cấp; phát điện thắp sáng cho toàn bộ hệ thống chiếu sáng của Khu công nghiệp Đồng Văn 2. Đặc điểm của công nghệ điện rác WTE là không cần phân loại rác từ đầu nguồn, không tốn quỹ đất chôn lấp, không phát thải thứ cấp, dây chuyền khép kín, không ống khói, không gây ô nhiễm không khí.

thu-tuong-thi-sat-cong-nghe-dien-rac-dau-tien-o-viet-nam

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát công nghệ điện rác ở Hà Nam. 

Lắng nghe ý kiến các bộ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tỉnh Hà Nam về công nghệ này, Thủ tướng nhìn nhận đây là công trình sáng tạo của trí tuệ, lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam. "Đối với các cán bộ khoa học thì đây là bài học kinh nghiệm tốt giữa lý thuyết và cuộc sống. Đừng để tình trạng chúng ta bỏ ra hàng trăm, hàng ngàn tỷ để nghiên cứu nhưng đề tài đó nằm ở hộc bàn mà chưa đưa vào sản xuất”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng giao các bộ, ngành, tỉnh Hà Nam tạo điều kiện để công ty hoàn chỉnh công nghệ, đưa vào sản xuất thương mại, góp phần giảm ô nhiễm môi trường và phát triển kinh tế. Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục hướng dẫn công ty hoàn thành thủ tục để được cấp giấy chứng nhận bản quyền sở hữu trí tuệ công nghệ điện rác và chứng chỉ công bố tiêu chuẩn công nghệ điện rác. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn công ty lập hồ sơ cấp chứng chỉ công nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho công nghệ điện rác.

Bộ Công Thương và đặc biệt là EVN thẩm định cụ thể về kỹ thuật, khả năng kết nối lưới điện, sự ổn định. Nếu khả thi về mặt kỹ thuật thì Bộ cần hướng dẫn công ty lập hồ sơ, thủ tục hợp đồng mua bán điện, thủ tục đấu nối thuận lợi vào lưới điện quốc gia theo quy định, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục để đưa vào danh mục hàng trong nước đã sản xuất được. Thủ tướng cũng lưu ý xem xét vấn đề giá điện với tinh thần ủng hộ dự án bảo vệ môi trường.

Cho rằng còn rất nhiều việc phải làm để từ mô hình thử nghiệm tiến đến sản xuất hàng hóa, Thủ tướng kỳ vọng trong tương lai gần công trình sẽ thành công trên phạm vi lớn hơn, áp dụng rộng rãi hơn.

Xuân Hoa

Thứ bảy, 18/3/2017 | 15:00 GMT+7

|

Thứ bảy, 18/3/2017 | 15:00 GMT+7

|

Nhạn biển Bắc Cực, rùa da, chuồn chuồn là ba trong số những loài động vật có những chuyến di cư dài nhất trong tự nhiên.

    Những loài động vật di cư dài nhất trong tự nhiên

    Lê Hùng

    Chuột nhảy hai chân, sống trong những vùng đất khô hạn ở phía tây nước Mỹ, không bao giờ phải uống nước. Chúng lấy nước từ các loại hạt mà chúng ăn hàng ngày. Chuột nhảy hai chân cũng có thể tiết kiệm nước bằng cách tự làm giảm quá trình trao đổi chất, nhờ đó giảm được tốc độ thoát hơi nước qua da hay qua việc hô hấp. Ảnh: Wikipedia.

    Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

    Thứ tư, 15/3/2017 | 22:00 GMT+7

    |

    Thứ tư, 15/3/2017 | 22:00 GMT+7

    |

    Bão tuyết kéo dài nhiều giờ có thể khiến tầm nhìn giảm mạnh, gây khó khăn cho giao thông và thiệt hại nặng về kinh tế.

    Trận bão tuyết ập vào vùng đông bắc nước Mỹ hôm qua khiến hàng nghìn chuyến bay bị hoãn. Không chỉ gây khó khăn cho giao thông, bão tuyết có thể khiến nền kinh tế Mỹ thiệt hại hơn 1 tỷ USD, theo trang tài chính 24/7 Wall Street.

    Phương Hoa (Đồ họa: Next Media)

    Thứ tư, 15/3/2017 | 21:00 GMT+7

    |

    Thứ tư, 15/3/2017 | 21:00 GMT+7

    Ba bồn chứa lò phản ứng hạt nhân nặng 80 tấn được vận chuyển bằng đường sông dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của cảnh sát.

    Thành Minh (Video: Science Channel)

    Thứ tư, 15/3/2017 | 20:00 GMT+7

    |

    Thứ tư, 15/3/2017 | 20:00 GMT+7

    |

    Cơ thể người được ví như điều kỳ diệu của tạo hóa bởi những điều thú vị xảy ra bên trong mà chúng ta không thể nhìn thấy được.


     

    Phương Hoa (Đồ họa: Bright Side)

    Bọ nước khổng lồ

    nhung-dong-vat-cong-dan-con-tren-lung

    Những quả trứng trên lưng bọ nước khổng lồ. Ảnh: Istock.

     Bọ nước khổng lồ con sinh ra trên lưng con đực

    Ở một số loài bọ nước khổng lồ (toe-biter), con đực mang trứng trên lưng và ấp cho trứng nở, theo National Geographic. Sau khi giao phối hàng trăm lần, bọ cái đặt trứng trên lưng con đực với một lớp phủ ngoài tiết ra từ các tuyến trong hệ thống sinh sản. Những con non sinh ra có thân hình hoàn chỉnh và sẵn sàng chạy nhảy.

    "Nếu cha của bạn là một con bọ nước khổng lồ, bạn có lẽ sẽ muốn thoát khỏi nó. Trông con vật thật đáng sợ", Brian Brown, người phụ trách về côn trùng học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles, Mỹ, nói.

    Ếch ấp trứng dưới da

    nhung-dong-vat-cong-dan-con-tren-lung-1

    Những con nòng nọc dính trên lưng ếch phi tiêu độc Phyllobates terribilis. Ảnh: Joel Sartore.

    Cóc Suriname ấp trứng và sinh con trên lưng

    Một số loài ếch ở Trung Mỹ và Nam Mỹ thuộc chi Gastrotheca, ví dụ ếch sừng có túi, đẻ trứng vào túi dưới da trên lưng mẹ. Sau khi trứng phóng ra từ lỗ huyệt của ếch cái, ếch đực chộp lấy những quả trứng bằng hai chân sau và đẩy chúng vào túi trên lưng ếch cái. Các mô trong túi ếch cái giúp trao đổi khí cũng như chất dinh dưỡng với trứng.

    William Duellman, nhà nghiên cứu bò sát tại Đại học Kansas, Mỹ, cho biết một số loài ếch thuộc chi Hemiphractus dính chặt những quả trứng trực tiếp lên da. Cách làm này sẽ đảm bảo an toàn cho con non, ít nhất là cho đến khi chúng nở ra.

    "Nhiều loài ếch phi tiêu độc hành động như một chiếc taxi, chúng cõng nòng nọc vừa nở trên lưng đến các hồ nước để sinh sống", Greg Pauley, nhà nghiên cứu bò sát tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles, nói.

    Bọ cạp

    nhung-dong-vat-cong-dan-con-tren-lung-2

    Bọ cạp cõng con trên lưng khi chúng mới nở. Ảnh: Ivan Kuzmin.

     Bọ cạp con bám trên lưng mẹ

    Bọ cạp là động vật không xương sống thuộc lớp Arachnida (động vật hình nhện). Bọ cạp đẻ từng con một và con non bám trên lưng mẹ cho tới khi chúng trải qua ít nhất một kỳ lột xác. Trước kỳ lột xác đầu tiên, bọ cạp con không thể sống sót nếu không có mẹ bảo vệ.

    Lê Hùng

    mo-hinh-khu-dinh-cu-tren-quy-dao-trong-tuong-lai

    Mô phỏng về khu định cư không gian của con người trong tương lai. Ảnh: Rick Guidice. 

    Jerry Stone, người đứng đầu Hiệp hội Liên hành tinh Anh (BIS), hôm 11/3 nhận định con người trong tương lai có thể sống trong các khu định cư bay theo quỹ đạo xung quanh Trái Đất, theo Independent.

    Stone tin rằng những người sống ở khu định cư không gian thậm chí còn khỏe mạnh hơn, cao hơn và sống lâu hơn so với những người sống trên Trái Đất.

    Stone và các chuyên gia tại BIS đã tham khảo nghiên cứu trước đó của giáo sư Gerard O'Neill tại Trung tâm nghiên cứu Ames thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) nhằm tìm cách đưa con người sống trong không gian với số lượng lớn.

    Năm 1975, O'Neill và cộng sự xây dựng ba mẫu thiết kế tiềm năng dành cho các khu định cư không gian tương lai bao gồm: Khối cầu Bernal, Khu định cư hình xuyến và Khu định cư hình trụ, với sức chứa từ 10.000 đến 1.000.000 người. 

    Khu định cư không gian do Stone thiết kế có dạng vòng tròn và hình trụ rỗng khổng lồ với đường kính 6,4 km, dài 32 km, chứa được khoảng 10 triệu người. Nó xoay tròn, tạo ra trọng lực nhân tạo cho người dân sống ở bên trong. Các tấm pin năng lượng Mặt Trời sẽ cung cấp năng lượng liên tục cho khu định cư hoạt động.

    Stone cho rằng nhân loại ngày nay có thể xây dựng khu định cư tương tự như trên nhờ sử dụng vật liệu lấy từ Mặt Trăng và tiểu hành tinh. Điều này phụ thuộc vào việc các công ty tư nhân phát triển tàu du lịch không gian giá rẻ trong thời gian tới.

    "Nếu bắt đầu xây dựng khu định cư không gian trong 10 năm nữa, chúng ta có thể hoàn thành nó sau 20 năm kể từ bây giờ. Chúng ta sẽ phải cân nhắc đến nhiều vấn đề lớn như quy hoạch đô thị, nhà ở, văn phòng, cơ quan quản lý, công viên, đất canh tác nông nghiệp, sinh thái học", Stone nói.

    Lê Hùng

    Thứ tư, 15/3/2017 | 15:00 GMT+7

    |

    Thứ tư, 15/3/2017 | 15:00 GMT+7

    Để giành quyền làm thủ lĩnh cả đàn, con sư tử đực lạ mặt phải giết chết tất cả con non, đồng thời vượt qua sự chống trả quyết liệt của sư tử đầu đàn và những con cái.

    Phương Hoa (Video: National Geographic

    Xem thêm:

    Nguyên lý vận hành của động cơ ion

    Trung tâm Nghiên cứu Glenn thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố hình ảnh thử nghiệm một động cơ ion trong buồng chân không, được cho là có công suất gấp ba lần các hệ thống động cơ hiện tại. Thử nghiệm này cho phép các kỹ sư đánh giá khả năng vận hành của động cơ ion trong vũ trụ nhằm phục vụ sứ mệnh chinh phục không gian, theo Unexplained.

    Được gọi là Tên lửa Hiệu ứng Hall trang bị Khiên Từ trường (HERMeS), động cơ hoạt động ở công suất 12,5 kW, mạnh mẽ hơn nhiều so với các sản phẩm cùng loại.

    HERMeS được trang bị tấm chắn từ trường tiên tiến, có thể cung cấp lực đẩy "nhẹ nhưng liên tục" trong suốt thời gian thực hiện nhiệm vụ. Nhiều động cơ loại này sẽ được sử dụng cho nhiệm vụ Robot đổi hướng tiểu hành tinh (ARRM). Chúng vận hành ở công suất 40 kW, sử dụng nguồn năng lượng 50 kW từ các pin Mặt trời.

    nasa-thu-dong-co-dua-nguoi-len-sao-hoa-chi-voi-mot-binh-nhien-lieu

    Động cơ ion trong quá trình thử nghiệm. Ảnh: NASA.

    Dữ liệu và kinh nghiệm thu được từ ARRM sẽ giúp xây dựng nền tảng cho các nhiệm vụ thám hiểm không gian, bao gồm cả đưa người lên sao Hỏa. Dự án này có chi phí ước tính 1,4 tỷ USD, vụ phóng đầu tiên dự kiến diễn ra vào năm 2021.

    NASA cho biết là HERMeS có vai trò rất quan trọng đối với tương lai thăm dò không gian, bởi công nghệ này chỉ tiêu thụ nhiên liệu bằng 1/10 các hệ thống động cơ tàu vũ trụ khác.

    Động cơ ion là hệ thống đẩy sử dụng điện dành riêng cho tàu thăm dò vũ trụ, tạo ra lực đẩy bằng cách phóng ra các ion gia tốc.

    Ưu điểm của động cơ ion là hiệu quả sử dụng nhiên liệu rất cao, cho phép tàu thăm dò tăng tốc trong thời gian dài hơn so với động cơ truyền thống, phù hợp với những nhiệm vụ thám hiểm sâu trong vũ trụ. Nhược điểm chính của động cơ này là lực đẩy tạo ra rất yếu, cần nhiều thời gian để tăng tốc và chỉ hoạt động được trong môi trường chân không.

    Hòa Việt

    Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

    Người dân làng Adsang gần công viên quốc gia Gir ở Ấn Độ phát hiện một con sư tử cái mắc kẹt dưới giếng cạn trong một trang trại hôm 10/3 và lập tức thông báo cho Sở Lâm nghiệp, theo UPI.

    Các nhân viên kiểm lâm nhanh chóng có mặt và sử dụng dây thừng cùng lưới kim loại để kéo con sư tử lên khỏi giếng cạn an toàn. Con vật không bị thương nặng nào và có thể nhanh chóng hồi phục hoàn toàn trước khi được đưa trở về công viên quốc gia. 

    Phương Hoa

    sung-vo-tuyen-san-may-bay-khong-nguoi-lai-cua-canh-sat-trung-quoc

    Vũ khí mới của cảnh sát Vũ Hán chống máy bay không người lái. Ảnh: Sina

    Cảnh sát thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hôm 12/3 thử nghiệm loại súng săn máy bay không người lái (UAV) mới sử dụng sóng vô tuyến làm nhiễu tín hiệu truyền đến UAV, buộc nó phải hạ cánh, theo Shanghaiist

    Lực lượng cảnh sát Vũ Hán sẽ được trang bị 20 khẩu súng loại này để đảm bảo an toàn cho cuộc thi marathon toàn thành phố diễn ra tháng sau. 

    sung-vo-tuyen-san-may-bay-khong-nguoi-lai-cua-canh-sat-trung-quoc-1

    Súng sử dụng sóng vô tuyến làm nhiễu tần số truyền đến máy bay không người lái. Ảnh: Sina

    Hồng Hạnh

    Thứ tư, 15/3/2017 | 09:15 GMT+7

    |

    Thứ tư, 15/3/2017 | 09:15 GMT+7

    |

    Trung tâm thử nghiệm và đánh giá dưới biển Đại Tây Dương (AUTEC) là nơi hải quân Mỹ kiểm nghiệm các dự án vũ khí bí mật trước đưa vào biên chế.


    Trung tâm thử nghiệm và đánh giá dưới biển Đại Tây Dương (AUTEC) là tổ hợp căn cứ quân sự bí mật, được ví như "Khu vực 51" của hải quân Mỹ. Đây là nơi tiến hành thử nghiệm nhiều phương tiện và vũ khí dưới nước, cũng như đào tạo kíp vận hành các loại tàu ngầm trong biên chế hải quân Mỹ.

    Tử Quỳnh (Video: Tech Insider)

    Energinet, công ty điện của chính phủ Đan Mạnh, đang phối hợp với một loạt công ty điện tại Đan Mạch, Hà Lan và Đức lên kế hoạch xây dựng một hòn đảo cung cấp điện năng cho hàng chục triệu người châu Âu vào năm 2050.

    Hòn đảo mang tên "North Sea Wind Power Hub" sẽ được xây dựng trên Dogger Bank, bãi cát ngầm ngoài khơi cách nước Anh 100 km về phía đông. Dogger Bank tương đối nông với độ sâu 15-36 m, giúp giảm chi phí của dự án. Theo Copenhagen Post, nếu được thông qua, dự án xây đảo sẽ có chi phí trên 1,3 tỷ USD.

    Hòn đảo với diện tích 2,5 triệu km2 có thể đóng vai trò như một nhà máy năng lượng khổng lồ gồm một mạng lưới pin Mặt trời và 7.000 tuabia gió, theo Express. Nó sẽ cung cấp điện cho hơn 80 triệu dân thuộc 6 nước châu Âu là Anh, Hà Lan, Đan Mạch, Đức, Na Uy và Bỉ qua đường cáp ngầm dưới biển.  

    "Nghe có vẻ hơi điên rồ và viễn tưởng, nhưng hòn đảo ở Dogger Bank có thể khiến phong năng trở nên rẻ hơn và hiệu quả hơn nhiều trong tương lai", Torben Glar Nielsen, giám đốc kỹ thuật của Energinet, cho biết.

    Phương Hoa 

    Quá trình mọc của cây khoai tây trong thí nghiệm 

    Các nhà khoa học tại Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và Trung tâm Khoai tây Quốc tế (CIP) ở Lima, Peru, thực hiện thí nghiệm trồng khoai tây trong môi trường mô phỏng điều kiện khắc nghiệt của sao Hỏa từ ngày 14/2 đến 5/3, theo Business Insider.

    Nhóm nghiên cứu trồng củ khoai tây bên trong hộp kín gọi là CubeSat. Hộp có chứa máy bơm, ống dẫn nước, đèn LED, dụng cụ để mô phỏng nhiệt độ, chu kỳ ánh sáng, các loại khí và áp suất khí quyển trên bề mặt sao Hỏa. Đất trồng khoai tây được lấy từ sa mạc Pampas de la Joya, Peru. Các nhà khoa học đóng kín hộp và đặt máy quay phim ở bên trong để quan sát hiện tượng xảy ra.

    khoai-tay-co-the-phat-trien-tot-tren-sao-hoa

    Cây khoai tây mọc trong thí nghiệm. Ảnh: CIP.

    Theo CIP, kết quả sơ bộ khá tích cực. Cây khoai tây đã mọc trên đất sa mạc khô cằn trong điều kiện môi trường tương tự như sao Hỏa.

    "Nếu khoai tây chịu được điều kiện khắc nghiệt mà chúng tôi tạo ra trong CubeSat, chúng nhiều khả năng sẽ phát triển tốt trên sao Hỏa. Chúng tôi sẽ làm thêm nhiều thí nghiệm để tìm ra giống khoai tây tốt nhất, cũng như tìm hiểu điều kiện tối thiểu để khoai tây có thể tồn tại", Julio Valdivia-Silva, nhà nghiên cứu của NASA tại Trường Đại học Kỹ thuật và Công nghệ, Lima, Peru, cho biết.

    Việc trồng khoai tây thành công trong điều kiện khí hậu và môi trường khắc nghiệt giống sao Hỏa sẽ là bước tiến quan trọng cho ngành nông nghiệp thế giới, hứa hẹn một nguồn cung cấp lương thực tiềm năng cho con người trong tương lai.

    Lê Hùng

    Thứ tư, 15/3/2017 | 06:00 GMT+7

    |

    Thứ tư, 15/3/2017 | 06:00 GMT+7

    Xin hỏi nếu sao Mộc ở khoảng cách gần với Trái Đất như Mặt Trăng, điều gì sẽ xảy ra? (Thu Trà)

    dieu-gi-xay-ra-neu-sao-moc-o-gan-trai-dat

    Hình minh họa: Facebook.

    Mời độc giả đặt câu hỏi .

    Thứ ba, 14/3/2017 | 21:00 GMT+7

    |

    Thứ ba, 14/3/2017 | 21:00 GMT+7

    |

    Các nhà khoa học Anh tạo thành công phôi thai chuột trong phòng thí nghiệm chỉ sử dụng duy nhất tế bào gốc, mở ra khả năng áp dụng phương pháp để phát triển phôi thai người nhân tạo.

    Nhóm nghiên cứu ở Khoa Sinh lý học, Phát triển và Khoa học thần kinh tại Đại học Cambridge, Anh sử dụng tế bào gốc phôi và tế bào gốc từ nguyên bào nuôi ngoại phôi để tạo ra cấu trúc giống hệt phôi thai chuột tự nhiên sau 96 giờ. 

    Phương Hoa (Đồ họa: Next Media)

    Thứ ba, 14/3/2017 | 20:00 GMT+7

    |

    Thứ ba, 14/3/2017 | 20:00 GMT+7

    |

    Dù sao Kim dễ bay đến hơn sao Hỏa, các nhà khoa học tỏ ra dè dặt trong kế hoạch khám phá hành tinh này vì môi trường nổi tiếng khắc nghiệt của nó.


     

    Phương Hoa (Đồ họa: Business Insider)

    phat-hien-thu-pham-khien-nguoi-tre-dot-tu

    Gene CDH2 đột biến có thể gây đột tử ở người trẻ tuổi. Ảnh: Fotolia.

    Gene CDH2 gây bệnh cơ tim tâm thất phải (ARVC), một chứng rối loạn di truyền làm cho tim bệnh nhân ngừng đập, là nguyên nhân gây tử vong bất ngờ ở những người trẻ tuổi tưởng như khỏe mạnh, theo Science Daily.

    Kết quả nghiên cứu này được nhóm hợp tác quốc tế giữa Đại học Cape Town và Bệnh viện Groote Schuur ở Nam Phi, Đại học Pavia ở Italy, Đại học McMaster ở Canada công bố hôm 8/3.

    ARVC thường gây tử vong đột ngột ở những người dưới 35 tuổi vì tim ngừng đập. Mô tim của bệnh nhân mắc ARVC bị thay thế bằng mô mỡ và mô sợi. Điều này kích thích sự phát triển của chứng rối loạn nhịp tim.

    Bongani Mayosi, tác giả chính của nghiên cứu tại Đại học Cape Town, theo dõi một gia đình ở Nam Phi mắc chứng bệnh di truyền ARVC trong 20 năm. Gia đình này có một số thành viên tử vong bất thường khi đến tuổi vị thành niên. Nhóm nghiên cứu giải mã bộ gene của hai thành viên bị bệnh và phát hiện thấy gene đột biến CDH2 từ hơn 13.000 biến thể di truyền phổ biến.

    "Đây là thông tin quan trọng cho các gia đình có thành viên đột tử vì bệnh tim. Gene đột biến CDH2 là thủ phạm chính gây ra cái chết ở những bệnh nhân này. Kết quả nghiên cứu sẽ mở đường cho các can thiệp dự phòng và tư vấn di truyền trong tương lai", Guillaume Paré, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.

    CDH2 chịu trách nhiệm sản xuất Cadherin 2, hoặc N-Cadherin, protein quan trọng tạo ra sự bám dính bình thường giữa các tế bào tim. Một số nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, những con chuột biến đổi gene không có protein này thường bị rối loạn nhịp tâm thất ác tính và tử vong đột ngột.

    Lê Hùng

    Ngày 12/3, anh Lê Văn Tuấn ở Quảng Trị trúng mẻ cá bè xước 150 tấn ở ngư trường Cồn Cỏ, được thương lái mua 5 tỷ đồng. Nhiều ngư dân gọi điện chúc mừng anh Tuấn, bởi theo họ việc bắt được mẻ cá lớn như vậy rất hiếm gặp.

    Ông Nguyễn Khắc Bát, Viện Nghiên cứu hải sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cũng cho rằng thông thường ngư dân Việt Nam đánh bắt khoảng vài tấn cá đã là nhiều, lên đến hơn 100 tấn rất hiếm.

    Một chuyên gia thủy sản khác nhìn nhận trên thế giới mỗi lần đánh bắt lên đến hàng trăm nghìn tấn cá, bởi có công nghệ dò tìm và đánh bắt hiện đại, nhưng ở Việt Nam thì hiếm gặp. "Có thể thời gian này do điều kiện sinh thái và dòng chảy ở khu vực đảo Cồn Cỏ thuận lợi cho loài hải sản ăn nổi kiếm ăn và sinh sản, nên ngư dân may mắn đánh bắt được mẻ cá lớn như vậy", ông này nói.

    loài Scomberoides commersonnianus có giá trị kinh tế khá cao

    Loài Scomberoides commersonnianus có giá trị kinh tế khá cao. Ảnh: Viện nghiên cứu hải sản.


    Cá bè xước là loài có giá trị kinh tế nhưng không quá cao như cá song, hồng, kẽm hay ngừ vây. Ông Nguyễn Khắc Bát cho biết, tại Việt Nam có 3 loài cá bè xước thường gặp là Scomberoides commersonnianus, Scomberoides talaScomberoides tol, đều thuộc họ cá khế (Carangidae). Trong đó Scomberoides commersonnianus có tần suất và sản lượng bắt gặp cao hơn hai loài còn lại. Chúng xuất hiện ở vùng biển ven đảo xa bờ, vùng nước gần rạn san hô và vùng ven bờ, đôi khi còn bắt gặp ở vùng cửa sông.

    Scomberoides commersonnianus thân dài bẹt, chiều dài đầu bằng 4,5-6 lần đường kính mắt. Phần trên của thân có màu xanh nhạt, phía dưới màu sáng bạc. Cá thể đực có thể dài tới 120 cm, nặng khoảng 16 kg.

    Với loài cá được ngư dân Quảng Trị bắt được, theo quan sát hình ảnh, ông Bát nhận định đó là loài Scomberoides commersonnianus. "Vùng biển ven đảo Cồn Cỏ có rạn san hô phát triển, chất lượng môi trường nước rất tốt, có đặc điểm phù hợp với đặc tính sinh học loài cá này", ông Bát nói.

    Hai loài cá xược khác là Scomberoides tala và Scomberoides tol

    Hai loài cá xước khác là Scomberoides tol (hình trên) và Scomberoides tala. Ảnh: Viện nghiên cứu hải sản.

    Cá bè xước có đặc tính di chuyển, bắt mồi theo đàn nhỏ, ăn cá, động vật chân đầu và động vật thân mềm cỡ nhỏ. Ở Việt Nam loài này phân bố rộng từ Bắc vào Nam, ở các vùng nước không quá sâu, trên 60 mét. Trong đó chúng tập trung nhiều nhất ở vùng biển ven bờ từ Vũng Tàu đến Phú Quốc, sau đó là vùng biển từ Cát Bà đến Nghệ An.

    Lý giải việc cá bè xước phơi bụng khi vây lưới, chuyên gia thủy sản cho rằng với thời gian thu lưới vây 20-60 phút, đàn cá bè xước vận động, va chạm mạnh vào nhau trong lưới quây nên phần lớn cá đưa lên bờ đã chết.

    Phạm Hương

    Con dê trong lúc tập đi

    Cộng đồng mạng Trung Quốc gần đây lan truyền đoạn video quay cảnh một con dê 4 tháng tuổi tìm mọi cách luyện đi bằng hai chân trước khi hai chân sau của nó đã bị liệt. Video được quay tại tỉnh Liêu Ninh, miền bắc Trung Quốc này khiến nhiều người cảm phục ý chí mạnh mẽ của con vật, theo Longroom.

    Ông Hou, người tải video lên mạng, cho biết ông phát hiện con dê này tại một trang trại ở quận Kazuo, phía tây tỉnh Liêu Ninh. Khi đến trang trại để thu mua dê, người đàn ông này tỏ ra rất ngạc nhiên khi thấy con dê trắng đang đi trên hai chân trước.

    Người chủ cho biết hai chân sau của con dê bị thương nặng trong một ngày thời tiết xấu. Dù được cứu sống và chăm sóc tận tình, con dê vẫn không thể cử động được hai chân sau.

    "Con dê nhỏ này có ý chí rất mạnh mẽ. Nó hồi phục một cách từ từ, bây giờ có thể ăn bình thường. Nó đủ khả năng đi vài trăm mét không nghỉ", người nông dân nói. Nhiều người Trung Quốc tỏ ra ấn tượng trước tinh thần cứng rắn của con dê, cũng như quyết tâm học đi của nó.

    Hòa Việt

    cong-nghe-vach-mat-thu-pham-au-dam

    Công nghệ Eyegaze Edge giúp người bệnh giao tiếp bằng cách chớp mắt. Ảnh: Wordpress.

    Tòa án Bournemouth tại Dorset, Anh hôm 10/3 kết án 4 năm tù đối với cựu cha xứ 78 tuổi Cyril Rowe vì hành vi tấn công tình dục một cậu bé tật nguyền cách đây gần 40 năm, theo Sputnik News.

    Nạn nhân trong vụ án là Michael Kelsick, một bệnh nhân bị liệt và không thể nói hay viết do mắc bệnh dây thần kinh vận động. Cuộc điều tra đạt được bước đột phá nhờ công nghệ theo dõi ánh mắt mang tên Eyegaze Edge, có thể biến những cái chớp mắt của Kelsick thành bằng chứng vạch mặt kẻ ấu dâm. 

    Bằng cách dùng ánh mắt tương tác với một bàn phím máy tính đặc biệt, Kelsick có thể mô tả lại vị cha xứ khóa cửa nhà thờ, ghì chặt ông, lúc đó mới chỉ là cậu bé 9 tuổi phục vụ trong dàn đồng ca của nhà thờ, rồi lạm dụng tình dục. Ông ta sau đó xin lỗi Kelsick và cho cậu bé một bảng Anh.

    Vụ việc rơi vào quên lãng và Rowe vẫn tiếp tục làm cha xứ tại nhà thờ St. Matthias Anglican ở Stoke Newington cho đến khi nghỉ hưu. Ông ta chỉ bị bắt vào tháng 8/2015 để điều tra về hành vi ấu dâm. 

    Từ trên giường bệnh, Kelsick sử dụng công nghệ Eyegaze để cung cấp bằng chứng cũng như trả lời câu hỏi của các luật sư tại tòa thông qua đường link video trực tiếp.

    Một bệnh nhân dùng công nghệ Eyegaze Edge để trò chuyện với bạn 

    Eyegaze Edge là hệ thống giao tiếp do công ty LC Technologies ở Mỹ phát triển, cho phép những người khuyết tật tương tác với thế giới bên ngoài. Bằng cách tập trung nhìn vào những phím hiển thị trên màn hình, người dùng có thể tạo ra lời nói hoặc gõ tin nhắn.

    "Eyegaze Edge đang được người khuyết tật trên khắp thế giới sử dụng để viết sách, đi học và cải thiện cuộc sống", phát ngôn viên của LC Technologies cho biết.

    Công nghệ có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như y tế, tự vệ, an ninh sân bay, chơi game và nghiên cứu. Nhà vật lý học nổi tiếng thế giới Stephen Hawking cũng sử dụng công nghệ tương tự để giao tiếp, nhưng đây là lần đầu tiên trên thế giới công nghệ này được dùng để cung cấp chứng cứ phạm tội.

    Thật không may, Kelsick đã trút hơi thở cuối cùng trên giường bệnh trước khi một cảnh sát tới để thông báo rằng kẻ lạm dụng ông đã bị lĩnh án.

    "Cách nạn nhân sử dụng công nghệ theo dõi ánh mắt qua đường link video cho thấy Cơ quan Công tố Hoàng gia Anh (CPS) có thể giúp các nạn nhân và nhân chứng gặp khó khăn trong việc cung cấp bằng chứng tại tòa. Kết quả là thẩm phán có thể buộc tội và tuyên án sau khi nghe các bằng chứng từ nạn nhân", David Nixon, luật sư của CPS, chia sẻ.

    Phương Hoa

    Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

    Thứ ba, 14/3/2017 | 12:00 GMT+7

    |

    Thứ ba, 14/3/2017 | 12:00 GMT+7

    Công ty IdealPark ở Italy thiết kế thang máy "vô hình" giúp vận chuyển xe xuống bãi đỗ dưới lòng đất một cách nhanh chóng và tiện lợi.

    Phương Hoa (Video: Tech Insider)

    Chuyên gia diệt côn trùng Noel Parminter phát hiện nhện mẹ và bọc trứng khi đang diệt mối trong một ngôi nhà tại Kholo, Brisbane, Australia, theo Mirror. Noel liền lấy máy quay và ghi lại cảnh tượng con nhện mẹ có sải chân dài khoảng 20 cm núp trong bóng tối bảo vệ đàn con mới nở.

    nhen-tho-san-khong-lo-n-minh-bao-ve-boc-trung-tram-con

    Nhện mẹ có sải chân khoảng 20 cm. Ảnh: Facebook.

    "Trong khi tìm mối, tôi bắt gặp con nhện thợ săn xám đặc biệt lớn này (Holconia immanis) đang canh gác bọc trứng mới nở với những con non bò gần đấy", Noel chia sẻ trên trang Facebook Auswise Pest Control.

    nhen-tho-san-khong-lo-n-minh-bao-ve-boc-trung-tram-con-1

    Bọc trứng với những con nhện non bò lổm ngổm xung quanh. Ảnh: Facebook.

    Đoạn video thu hút hơn 67.000 lượt xem từ khi đăng tải hôm 10/3. "Tôi yêu những con nhện nhưng cảnh tượng này khiến tôi sợ hãi", một người xem bình luận.

    Phương Hoa

    Nhiếp ảnh gia John Kucko ghi lại hình ảnh ngôi nhà bị đóng băng hoàn toàn bên bờ hồ Ontario ở phía tây New York, Mỹ, RT hôm qua đưa tin.

    Hơi nước lạnh giá từ hồ kết hợp với gió rét trong cơn bão tuyết khiến bề mặt ngôi nhà phủ đầy những cột băng dài. Một số người thậm chí còn nghi ngờ độ xác thực của hình ảnh và cho rằng Kucko phun bọt lên khắp ngôi nhà. "Nhiều người nghĩ loạt ảnh được dàn dựng nhưng họ đã nhầm. Đoạn video có thể chứng minh điều đó", Kucko nói.

    Phương Hoa

    Thứ ba, 14/3/2017 | 08:42 GMT+7

    |

    Thứ ba, 14/3/2017 | 08:42 GMT+7

    Các nhà khoa học cho rằng voi chỉ ngủ khoảng hai giờ mỗi ngày và chỉ đạt giấc ngủ sâu sau 3-4 ngày.


    Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy voi ngủ rất ít, chỉ khoảng hai giờ mỗi ngày. Chúng có thể thức tới 46 tiếng liên tục và chỉ đạt giấc ngủ sâu sau khoảng 3-4 ngày.

    Tử Quỳnh (Video: Next Media)

    Xem thêm:

    Thứ ba, 14/3/2017 | 07:00 GMT+7

    |

    Thứ ba, 14/3/2017 | 07:00 GMT+7

    Hầm trú tận thế trong dự án Survival Condo ở Kansas, Mỹ là boongke cách mặt đất 60 m dành cho các triệu phú, có thể chống chịu vụ nổ hạt nhân và đủ thực phẩm, nhiên liệu dự trữ cho 5 năm.

    Phương Hoa (Video: Business Insider)

    Xem thêm:

    Thứ ba, 14/3/2017 | 06:00 GMT+7

    |

    Thứ ba, 14/3/2017 | 06:00 GMT+7

    Tôi quan sát thấy các loài cá khi chết thường nằm ngửa. Điều gì khiến chúng chết với tư thế như vậy? (Huy Khánh)

    tai-sao-ca-chet-hay-nam-ngua

    Ảnh minh họa: Fox News.

    Mời độc giả đặt câu hỏi .

    Thứ hai, 13/3/2017 | 21:00 GMT+7

    |

    Thứ hai, 13/3/2017 | 21:00 GMT+7

    |

    Việc đặt một thiết bị chắn từ trường gần sao Hỏa có thể giúp khôi phục khí quyển và tái tạo đại dương trên hành tinh Đỏ.


    Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa đề xuất giải pháp giúp hồi sinh đại dương trên sao Hỏa. Theo đó, một thiết bị tạo từ trường nhân tạo sẽ được đặt trên quỹ đạo gần hành tinh này, hình thành lá chắn chống bức xạ và gió Mặt Trời cho sao Hỏa.

    Điều này giúp khôi phục khí quyển hành tinh và tái tạo đại dương trên bề mặt sao Hỏa trong tương lai.

    Tử Quỳnh (Video: Next Media)

    Thứ hai, 13/3/2017 | 20:00 GMT+7

    |

    Thứ hai, 13/3/2017 | 20:00 GMT+7

    |

    Trái Đất là hành tinh đặc biệt trong vũ trụ, tồn tại sự sống và nhiều điều mà con người chưa khám phá hết.

    Kurzgesagt, một người dùng YouTube, đăng tải đoạn video trên trang cá nhân nói về toàn bộ lịch sử của Trái Đất, với những sự kiện thú vị.

    Lê Hùng (Đồ họa: Kurzgesagt)

    Kotze nghi con trăn là thủ phạm khiến một số vật nuôi trong trang trại mất tích nên nhờ Roden bắt và đưa nó đi nơi khác. "Tôi chưa từng chứng kiến trăn đá châu Phi ăn thịt người, nhưng chúng hoàn toàn có thể siết bạn đến chết", Roden cảnh báo.

    Thứ hai, 13/3/2017 | 15:33 GMT+7

    |

    Thứ hai, 13/3/2017 | 15:33 GMT+7

    |

    Khi phát hiện hành khách chết trên máy bay, các hãng hàng không thường cho máy bay hạ cánh khẩn cấp hoặc bảo quản thi thể đến khi phi cơ hạ cánh.


     

    Phương Hoa (Đồ họa: Business Insider)

    Các nhà khảo cổ học phát hiện một khu huyệt chứa hai ngôi mộ, trong đó có một ngôi mộ hình kim tự tháp ở công trường xây dựng tại thành phố Trịnh Châu thuộc trung tâm tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, CGTN hôm 11/3 đưa tin. 

    Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2017

    Thứ hai, 13/3/2017 | 12:05 GMT+7

    |

    Thứ hai, 13/3/2017 | 12:05 GMT+7

    Nhà phát minh người Nam Phi Charl Fourie cho ra đời thiết bị phun lửa đặt dưới gầm ôtô có thể tấn công những kẻ có ý đồ cướp xe.

    Phương Hoa (Video: In The Now)

    Xem thêm:

    Nhóm thợ săn Vật thể lạ không xác định (UFO) SecureTeam10 chỉ ra một cấu trúc hình tam giác bí ẩn trên bề mặt Mặt Trăng trong loạt ảnh được chụp bởi tàu vũ trụ bay quanh quỹ đạo Mặt Trăng Lunar Reconnaissance Orbiter của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), Sun hôm qua đưa tin.  

    Theo các thợ săn UFO, cấu trúc xuất hiện trong nhiều bức ảnh ở nhiều vị trí khác nhau, chứng tỏ nó có khả năng di chuyển và có thể là căn cứ do người ngoài hành tinh xây nên hoặc là phi thuyền đang đỗ trên mặt đất. Sử dụng ứng dụng chuyên lập bản đồ địa hình Mặt Trăng Google Moon, SecureTeam10 chia sẻ trên YouTube đoạn video do so sánh các khung cảnh trên Mặt Trăng nhằm chứng minh cấu trúc hình tam giác dường như biến mất.

    cau-truc-tam-giac-giong-can-cu-nguoi-ngoai-hanh-tinh-tren-mat-trang

    Cấu trúc hình tam giác (khoanh đỏ) trên bề mặt Mặt Trăng không xuất hiện trong các bức ảnh mới hơn. Ảnh: SecureTeam10

    Theo NASA, tất cả phát hiện về vật thể lạ thông qua ảnh chụp hành tinh của thiết bị thăm dò chỉ là kết quả từ ảo giác pareidolia. Hiện tượng này khiến con người có xu hướng tưởng tượng ra hình ảnh quen thuộc từ những vật thể không liên quan. Trong trường hợp này, cấu trúc lạ có thể là do sự phản xạ ánh sáng trong ảnh chụp.

    Phương Hoa

    hoa-thach-ca-boc-thep-420-trieu-tuoi-o-trung-quoc

    Cá "bọc thép" có thể phát triển mạnh trên Trái Đất từ 420 triệu năm trước. Ảnh: Plos.org.

    Một phần hóa thạch của loài cá Sparalepis tingi dài 20 cm được tìm thấy ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, đang thu hút sự chú ý của các nhà cổ sinh vật học. Được đặt tên theo lực lượng bộ binh Sparabara của Đế quốc Ba Tư, loài cá này có những chiếc vảy tương tự như tấm khiên mà các chiến binh đem theo ra chiến trường, theo RT.

    Trong nhiều thập kỷ, hóa thạch này đã khiến cộng đồng khoa học tin chắc các quần thể cá có hàm và xương sống xuất hiện trên toàn cầu vào kỷ Devon (từ 419,2 triệu đến 358,9 triệu năm trước).

    Nghiên cứu công bố hôm 8/3 trên tạp chí PLOS.One của nhóm chuyên gia ở Đại học Flinders, Australia và Viện Cổ sinh vật học ở Động vật có xương sống, Trung Quốc, cho thấy sự bùng nổ của loài cá có hàm và xương sống thực chất bắt đầu sớm hơn hàng chục triệu năm so với quan niệm trước đây.

    Hóa thạch Sparalepis chứng tỏ sự bùng nổ của loài cá có thể diễn ra từ kỷ Silur (từ 443,7 đến 419,2 triệu năm trước). Vị trí tìm thấy hóa thạch cũng có ý nghĩa quan trọng, thôi thúc các nhà cổ sinh vật học tập trung nhiều hơn vào phía đông Trung Quốc. Hóa thạch cũng chỉ ra sự phân hóa sớm của loài cá trên Trái Đất, đồng thời lấp đầy mắt xích hình thái học còn thiếu mà các nhà khoa học đã cố hoàn thiện trong nhiều năm.

    Phương Hoa

    Một nhà khoa học quyết định leo lên đỉnh trạm quan sát khí tượng Mount Washington Observatory ở Conway, New Hampshire, Mỹ bất chấp những cơn cuồng phong cực mạnh, theo Sun. Cầm chặt lá cờ màu cam và cúi thấp người tiến về phía trước, nhà khoa học cố gắng đi thẳng một mạch. Tuy nhiên, sau nhiều lần ngã lộn nhào và bị gió thổi ngược về phía sau hơn 30 m, nhà khoa học buộc phải chấp nhận bỏ cuộc.

    Theo đại diện trạm khí tượng, các nhân viên không được phép đi lên đài quan sát nếu sức gió vượt quá 193 km/h. Đoạn video được trạm khí tượng chia sẻ trên Facebook hôm 10/3, thu hút gần 12.000 lượt thích và hơn 16.000 lượt chia sẻ.

    "Những cơn gió lên đến gần 180 km/h vì vậy chúng tôi buộc phải tạm ngừng làm việc. Sức gió mạnh nhất hôm đó là 320 km/h và lá cờ được sử dụng để giúp hình dung về cơn gió. Mỗi nhà quan sát có giới hạn chịu đựng riêng tùy theo kinh nghiệm. Phần lớn trong chúng tôi sẽ ngừng leo lên đài quan sát nếu gió bắt đầu thổi ở tốc độ trên 193 km/h", đại diện đài quan sát cho biết.

    Phương Hoa

    Cầu cạn Millau bắc qua thung lũng Tarn, tỉnh Aveyron, Pháp, được mệnh danh là cây cầu cao nhất thế giới với chiều cao 343 m, theo Science Channel. Công trình này do Michel Virlogeux, kỹ sư người Pháp và Norman Foster, kiến trúc sư người Anh, thiết kế.

    Quá trình xây dựng cầu cực kỳ khó khăn và phức tạp khi các kỹ sư và công nhân phải chiến đấu với nhiều yếu tố như lở đất, gió mạnh và những cơn bão lớn. 

    ve-tinh-sieu-nho-giong-het-dia-bay-cua-sao-tho

    Một trong những hình ảnh mới của Pan chụp bởi tàu Cassini. Ảnh: NASA/JPL-Caltech.

    Thiên thể kỳ lạ hình chiếc đĩa bay nhỏ bay xung quanh sao Thổ, nằm ẩn bên trong những vành đai của hành tinh này, theo National Geographic. Đây thực chất là vệ tinh siêu nhỏ tên Pan, được tàu vũ trụ Cassini của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chụp hình chi tiết hôm 7/3.

    Nhà khoa học Carolyn Porco làm việc tại dự án Cassini cho biết vệ tinh được đặt tên theo vị thần Hy Lạp chơi sáo ở những nơi hoang dã. Pan rộng 33,8 km, là một vệ tinh bị kiểm soát. Nó nằm trong khu vực vành đai A của sao Thổ, vành đai băng giá nằm xa hành tinh nhất. Khi chuyển động quanh sao Thổ, Pan liên tục quét sạch những mảnh vỡ trong vành đai bằng cách hút hạt bụi này và đẩy hạt bụi khác, giống như một cỗ máy hút bụi thu nhỏ.

    ve-tinh-sieu-nho-giong-het-dia-bay-cua-sao-tho-1

    Một góc nhìn khác cho thấy đĩa vật chất xích đạo của Pan chụp bởi tàu Cassini. Ảnh: NASA/JPL-Caltech.

    Sự thiếu vắng các mảnh vỡ ở vành đai là lý do khiến các nhà khoa học dự đoán sự tồn tại của Pan vào đầu những năm 1980. Tuy nhiên, vệ tinh nhỏ này chưa được khám phá chính thức mãi đến năm 1990, khi nhà nghiên cứu Mark Showalter và đồng nghiệp xem xét hình ảnh từ tàu vũ trụ Voyager 2 và tìm ra vệ tinh tồn tại ở khoảng trống này.

    Khi tàu vũ trụ Cassini lướt qua hệ thống vệ tinh sao Thổ, các nhà khoa học có cơ hội quan sát cận cảnh Pan. Những hình ảnh trước đây cho thấy nó là một vật thể có dạng quả óc chó.

    Hình ảnh mới chi tiết hơn chỉ ra vệ tinh được bao quanh bởi một cái đĩa, được gọi là đĩa bồi tụ xích đạo. Đó là một lớp mỏng và mịn những hạt vật chất của vành đai gắn chặt vào vùng xích đạo của Pan bằng lực hấp dẫn yếu ớt của nó.

    "Điều này khác xa những dấu chấm vô vị mà tôi từng theo dõi vào năm 1990 qua ảnh chụp của tàu Voyager. Thật vui khi cuối cùng cũng được quan sát cận cảnh vệ tinh Pan", Showalter từ Viện nghiên cứu SETI ở California, cho biết.

    Trong một nghiên cứu năm 2007 xuất bản trên tạp chí Science, Porco đề xuất ý kiến cho rằng chiếc đĩa mỏng được hình thành từ lâu, trước khi vệ tinh hút vật chất của vành đai sao Thổ.

    Pan không phải trường hợp duy nhất có hình dạng kỳ lạ, một vệ tinh nhỏ khác là Atlas cũng mang một hình dạng tương tự với cùng lý do.

    Quang Niên

    Chủ nhật, 12/3/2017 | 18:33 GMT+7

    |

    Chủ nhật, 12/3/2017 | 18:33 GMT+7

    Cá hô hay anh vũ có thể được bán với giá hàng chục triệu đồng tùy vào cân nặng, đều là loài quý hiếm, nằm trong Sách đỏ Việt Nam.

    Cá sủ vàng Cá hô
    Cá chiên Cá anh vũ
    Cá tra dầu Cá lăng

    Phạm Hương   |  

    Xem thêm:

    Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2017

    dang-vat-chat-hoan-toan-moi-chuyen-dong-vinh-cuu

    Tinh thể thời gian có các nguyên tử dao động cộng hưởng theo vòng lặp vĩnh cửu mà không bị mất năng lượng. Ảnh: Jamie Seidel.

    Các nhà nghiên cứu tại Đại học Maryland, và Đại học Harvard, Mỹ, khẳng định sự tồn tại của tinh thể thời gian trong bài báo đăng trên tạp chí Nature hôm 8/3, theo Seeker. Đây là một trạng thái kỳ lạ của vật chất được đề xuất vào năm 2012 bởi Frank Wilczek, người đoạt giải Nobel vật lý năm 2004.

    Nhiều nhà vật lý trước đây cho rằng sự tồn tại của tinh thể thời gian không thể xảy ra, ít nhất là trong lý thuyết mà Wilczek đề cập ban đầu. Đối với tinh thể thông thường như đá quý, bông tuyết hoặc muối, các nguyên tử và phân tử cấu thành sắp xếp thành cấu trúc mạng lưới tuần hoàn, có mức độ trật tự cao. Nhưng trong tinh thể thời gian, các nguyên tử sắp xếp lặp đi lặp lại theo thời gian thay vì không gian vật lý.

    Tinh thể thời gian được tạo ra bằng cách sử dụng tia laser, nam châm, gương, thiết bị quang học, tác động lên các nguyên tử, khiến chúng dao động cùng nhau. Điều này giống như mặt trống bị rung lên khi có người gõ vào, Christopher Monroe, thành viên của nhóm nghiên cứu tại Đại học Maryland, cho biết.

    "Chúng tôi tách tiêng những nguyên tử riêng lẻ, bẫy chúng bằng điện từ, sau đó chuyển sang buồng chân không và chiếu chúng bằng tia laser", Monroe nói.

    Khám phá về tinh thể thời gian có ý nghĩa rất quan trọng đối với máy tính lượng tử trong tương lai, giúp chúng hoạt động ở mức độ phức tạp và ổn định cao hơn nhờ khai thác các quy luật của động lực học lượng tử. Ngoài ra, công nghệ này cũng được dùng để chế tạo nhiều loại đồng hồ lượng tử mới có độ chính xác cao.

    Lê Hùng

    Khỉ mẹ bị một chiếc xe lao nhanh đâm trúng khi đang băng qua đường cao tốc Tamil Nadu-Karnataka National gần làng Elanthur ở phía nam Ấn Độ hôm 10/3, theo Time of India.

    Chứng kiến mẹ bị thương, khỉ con vội lao sang từ bên kia đường và cố đánh thức mẹ dậy. Nó ôm chặt xác mẹ, áp tai vào ngực khỉ mẹ như thể đang kiểm tra nhịp tim. Sau khi nhận ra khỉ mẹ đã chết, nó bắt đầu than khóc.

    Dân làng quanh nơi xảy ra tai nạn cũng khóc thương khi trông thấy khỉ con tìm mọi cách để mẹ hồi sinh. "Mất đi người thân không chỉ là chuyện đau đớn với con người mà động vật cũng vậy. Chúng tôi chứng kiến khỉ con than khóc bên xác mẹ", nhân chứng K Saravanan cho biết.

    Cảnh sát đưa khỉ con đi trong khi dân làng chôn cất xác khỉ mẹ ở một khu đất địa phương. Người dân tiến hành những nghi thức cuối cùng dành cho khỉ mẹ cùng với cảnh sát và các nhân viên lâm nghiệp.

    "Khỉ con nhảy từ cành cây này sang cành cây khác và đi theo khi chúng tôi mang xác khỉ mẹ đi", một người dân làng tên G Sathyanarayanan chia sẻ.

    Phương Hoa

    Chủ nhật, 12/3/2017 | 09:00 GMT+7

    |

    Chủ nhật, 12/3/2017 | 09:00 GMT+7

    |

    Tài liệu mới nhất của WikiLeaks cáo buộc CIA phát triển chương trình trộm thông tin bí mật có thể biến TV thông minh thành thiết bị nghe lén.

    Mẫu TV thông minh F8000 của Samsung bị Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) biến thành thiết bị nghe lén. "Bất cứ thứ gì được kích hoạt bằng giọng nói hoặc có chức năng nối mạng Internet rất dễ trở thành mục tiêu của các vụ tấn công kiểu này", Robert M. Lee, chủ tịch công ty an ninh mạng Dragos, cho biết. 

    Phương Hoa (Đồ họa: Next Media)

    loai-gian-moi-trong-nhu-sinh-vat-ngoai-hanh-tinh-o-viet-nam

    Loài gián mới trông như sinh vật ngoài hành tinh ở Đồng Nai, Việt Nam. Ảnh: Viện Khoa học Slovak.

    Tiến sĩ Peter Vršanský và các đồng nghiệp tại Viện Khoa học Slovak ở Bratislava, Slovakia tìm thấy loài gián mới trong hang Tân Phú, nằm trong hệ thống hang động dung nham cách mặt đất vài mét ở tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Mô tả về loài gián mới được đăng trên tạp chí Zootaxa.

    Theo New Scientist, loài gián này không ăn phân dơi như những loài gián trong hang động khác. Thức ăn của chúng là vi khuẩn và nấm. Các nhà khoa học tìm thấy bào tử nấm trong ruột của chúng.

    Dù không ăn phân dơi, loài gián này lợi dụng dơi để di chuyển đến những hang động mới, giúp giải thích cho sự xuất hiện của chúng. "Về mặt hình thái học, dường như đây là loài gián kỳ lạ nhất mà chúng ta từng biết đến. Nó rất nhỏ, chỉ dài 3mm và mắt khúc xạ đơn", Vršanský cho biết.

    Một trong những đặc điểm thú vị nhất là chiếc mũ bảo hiểm lớn trên đầu mang lại cho nó vẻ ngoài giống như vầng hào quang khi nhìn từ bên dưới. Chúng còn khác biệt so với những loài gián khác ở bộ phận hình móc phía sau lưng và một "gọng kìm" phía dưới.

    Những đặc điểm trên giúp gián đực giao phối với bạn tình, nhưng chúng cũng có thể giúp chúng móc nối với nhau để cưỡi dơi bay vào những hang động mới. Về tiến hóa, rất ít bằng chứng cho thấy chỉ mình gián đực di chuyển đến hang động mới, nhiều khả năng chúng mang theo bạn đời.

    Trên lưng gián còn có những đôi cánh cong không được sử dụng để bay mà bài tiết ra một loại "hóa chất" đặc biệt như một món quà cho gián cái. Nhiều loài gián dùng chiến thuật này để thu hút con cái nhưng loài gián mới rất khác biệt.

    "Loài mới không có cơ thể giàu nitơ điển hình như các con gián khác, vì vậy chúng không thể tạo ra thức ăn bổ dưỡng thực sự có giá trị cho con cái. Thay vào đó, chúng thu hút bạn tình bằng hóa chất có mùi thơm rồi giữ chặt con cái", Vršanský cho biết.

    "Trước tiên, 4 cánh cong của gián đực giữ đầu gián cái và đặt dưới đầu có hình dáng như mũ bảo hiểm. Sau đó, nó dùng một loại gọng kìm móc vào bụng con cái và bộ phận sinh dục của con cái. Những bộ phận này gắn chặt vào cơ quan sinh dục của con cái và giao phối an toàn", Vršanský mô tả.

    Các ống dung nham nơi loài gián này được phát hiện khá mới về mặt địa chất, do đó, nhóm nghiên cứu tin rằng sinh vật này tiến hóa từ một sinh vật đặc biệt cách đây hai triệu năm.

    Vân Du

    Chủ nhật, 12/3/2017 | 07:41 GMT+7

    |

    Chủ nhật, 12/3/2017 | 07:41 GMT+7

    Tại sao bếp gas lúc có lửa màu đỏ, lúc có lửa màu xanh? (Mỹ Dung)

    tai-sao-lua-bep-gas-co-nhieu-mau-khac-nhau

    Hình minh họa: Wordpress.

    Mời độc giả đặt câu hỏi .

    '; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();

    Thứ bảy, 11/3/2017 | 20:00 GMT+7

    |

    Thứ bảy, 11/3/2017 | 20:00 GMT+7

    Một con nhện chân dài được phát hiện trong quá trình lột xác vừa đáng sợ vừa thú vị.


    Màn lột xác của con nhện chân dài.

    Các nhà khoa học vừa ghi lại được cảnh lột xác của một con nhện thuộc bộ chân dài (Amblypygi), xuất hiện từ cách đây hơn 300 triệu năm, theo Sun.

    Quá trình lột xác bắt đầu từ phần lưng, con nhện treo ngược thân và bắt đầu tách khỏi lớp vỏ cũ.

    Sau khi thoát khỏi lớp vỏ cũ, con nhện cần vài ngày để phục hồi và chờ lớp vỏ mới cứng cáp hơn.

    Khuôn mặt con nhện chân dài ở khoảng cách gần. Khi mới lột xác, lớp vỏ có màu trắng và rất mềm. Đây là giai đoạn nhện rất dễ bị tổn thương trước các đợt tấn công của loài săn mồi.

    Quá trình lột xác thường kéo dài trong vòng một giờ.

    Hiện nay, có 155 loài nhện chân dài đã được phát hiện trên thế giới. Chúng nổi bật nhờ các cặp chân dài từ 5 đến 70 cm cùng bộ càng để bắt con mồi.

    Bất chấp vẻ ngoài có phần đáng sợ, loài nhện này không nguy hiểm với con người, thường được mua về làm thú cưng.

    Tử  Quỳnh (Ảnh: Barcroft Media)

    Xem thêm:

    Cá mút đá

    nhung-loai-thuy-quai-co-mieng-dang-so-nhat

    Cá mút đá có miệng tròn với nhiều răng sắc nhọn. Ảnh: Wikimedia.

    Cá mút đá dùng miệng bám chặt vào vật chủ để hút máu và dịch cơ thể

    Cá mút đá nhìn giống lươn hay rắn, dài tới 35 cm. Chúng không có hàm nhưng có miệng tròn như chiếc đĩa, đầy răng sắc nhọn, theo Mother Nature Network. Loài này thường sống ở bờ biển Đại Tây Dương của châu Âu và Bắc Mỹ, ở phía tây Địa Trung Hải và Ngũ Đại Hồ.

    Cá mút đá còn bị gọi là ma cà rồng do sống ký sinh, hút máu và dịch cơ thể của các loài cá khác. Cá trưởng thành cắn vào thân con mồi, dùng răng và lưỡi bám chặt, hút máu con vật cho đến khi no nê mới nhả ra. Nhiều con cá chết sau khi bị cá mút đá hút máu, nhưng đa số trường hợp vẫn sống tiếp.

    Trên thực tế, rất ít người nhìn tận mắt loài cá này. Chúng được sinh ra ở vùng nước ngọt, sau đó bơi ra đại dương khi trưởng thành. Đến mùa sinh sản, chúng bơi ngược về nơi sinh ra.

    Rùa da

    nhung-loai-thuy-quai-co-mieng-dang-so-nhat-1

    Các gai nhọn mọc trong miệng rùa da. Ảnh: Nollyvines.

    Thức ăn chủ yếu của rùa da là sứa

    Rùa da là loài rùa biển lớn nhất thế giới. Cá thể lớn nhất được biết đến có chiều dài 3 mét, nặng 916 kg. Trung bình một ngày, một con rùa có thể tiêu thụ lượng thức ăn tương đương 73% trọng lượng cơ thể. 

    Các gai nhọn trong miệng rùa da có hình nón ngược, nhọn và sắc. Chúng đóng vai trò giống như hàm răng, giúp rùa da giữ thức ăn trong miệng. Thức ăn chủ yếu của rùa là những con sứa di chuyển chậm.

    Rùa da có bộ tiêu hóa được thiết kế đặc biệt giúp chúng tiêu thụ nhiều thức ăn, nhưng chúng lại không thể phân biệt sứa và các loại rác nhựa trôi nổi trong nước. Hạn chế này khiến rác bị mắc kẹt trong họng và gây nguy hiểm cho rùa. 

    Cá Pacu

    nhung-loai-thuy-quai-co-mieng-dang-so-nhat-2

    Hàm răng của cá Pacu trông như hàm răng của con người. Ảnh: Wikimedia.

     Hàm răng đáng sợ của cá Pacu

    Cá Pacu là loài cá nước ngọt sống ở Nam Mỹ, có quan hệ họ hàng với cá piranha ăn thịt. Chúng sống nhờ ăn các loại hạt và trái cây rơi xuống nước. Những chiếc răng dạng khối, thẳng của cá pacu dễ khiến nhiều người nhầm lẫn với hàm răng con người. 

    Cá Pacu có thể phát triển chiều dài gấp 4 lần kích thước bàn chân người trưởng thành và nặng tới 25 kg. 

    Hà mã

    nhung-loai-thuy-quai-co-mieng-dang-so-nhat-3

    Miệng của hà mã có khả năng há rộng. Ảnh: Wikimedia.

    Miệng của hà mã với những chiếc răng lớn, sắc nhọn

    Hà mã là loài động vật có vú ăn cỏ, sống nửa dưới nước nửa trên cạn tại các sông, hồ, đầm lầy ở châu Phi. Chúng sở hữu những chiếc răng lớn, sắc, miệng có khả năng há rộng. Hàm của hà mã có thể nghiền nát một hoặc hai con cá sấu dài khoảng 3 mét. 

    Thân hình hà mã tròn trịa, gần như không lông. Tuy có trọng lượng trung bình lên tới 1,5 tấn, nhưng hà mã có khả năng chạy với tốc độ gần 50 km/h. Chúng trở nên đặc biệt hung hãn khi lãnh thổ bị xâm phạm.

    Cá mập yêu tinh

    nhung-loai-thuy-quai-co-mieng-dang-so-nhat-4

    Cá mập yêu tinh trông có vẻ ngoài rất đáng sợ. Ảnh: Dianne Bray.

     Miệng cá mập yêu tinh có những chiếc răng dài, nhọn hoắt

    Cá mập yêu tinh là sinh vật sống dưới đáy biển sâu khoảng 1.200 m và có cơ thể khá kỳ dị, bao gồm phần mõm dẹt chứa những chiếc răng dài, nhọn hoắt. Bộ hàm của chúng có thể há rộng chạm tới phần mũi giống thanh kiếm bên trên. 

    Con đực trưởng thành dài khoảng 2,4 đến 3,1 mét, con cái dài 3,1 đến 3,5 mét. Cá thể lớn nhất được tìm thấy dài tới 3,9 mét, nặng 210 kg. Điều thú vị là 25% trọng lượng cơ thể của loài cá này là gan.

    Dưới đáy biển sâu, màu hồng đỏ của cá mập yêu tinh trở thành màu đen, nhờ đó chúng có thể dễ dàng bắt mồi và tránh kẻ thù mà không bị phát hiện.

    Cá hagfish 

    nhung-loai-thuy-quai-co-mieng-dang-so-nhat-5

    Cá hagfish có những chiếc răng nhọn hoắt, xếp dày như răng lược. Ảnh: MNN.

     Cá hagfish sống ở đáy biển sâu

    Cá hagfish là một trong số những loài có bộ hàm kỳ lạ nhất, sống ở các vùng nước sâu và lạnh trên thế giới. Chúng sở hữu hàm răng kép với những chiếc răng nhọn hoắt, xếp dày như răng lược, thực hiện hoàn hảo chức năng xé thịt. 

    Cá hagfish có lớp da trơn màu đen, đường kính cơ thể khoảng 4 cm, dài từ 30 - 40 cm. Chúng thường ăn con mồi bằng cách cắn một lỗ để tiếp cận các bộ phận nội tạng, sau đó tiêu thụ con mồi từ trong ra ngoài. 

    Cá ma cà rồng

    nhung-loai-thuy-quai-co-mieng-dang-so-nhat-6

    Miệng của cá ma cà rồng có hai chiếc răng nanh dài nhọn hoắt. Ảnh: Billschannel. 

    Cá ma cà rồng có hai chiếc răng nanh dài tới 15 cm ở hàm dưới

    Cá ma cà rồng là một loài cá săn mồi nước ngọt. Chúng sở hữu hai chiếc răng nanh dài tới 15 cm nhô ra từ hàm dưới, dùng để đâm xuyên con mồi. Cấu tạo đặc biệt ở hộp sọ với hai hố ở hàm trên cho phép cá ma cà rồng giấu kín răng nanh trong khoang miệng và ngăn chúng tự đâm mình.

    Lê Hùng

    Bài viết theo tháng

    Tin tức nổi bật trong tuần

    Đối tác