Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

thien-thach-bi-n-bat-ngo-suot-qua-trai-dat

Ảnh chụp 2016 QA2 sượt qua bầu trời Trái Đất. Ảnh: Gianluca Masi

Theo Science Alert, dù thiên thạch mang tên 2016QA2 bay qua Địa cầu ở khoảng cách chỉ bằng một phần tư khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng (khoảng 84.568 km), nhưng không cơ quan vũ trụ nào phát hiện ra sự tồn tại của nó cho tới khi Hiệp hội Thiên văn Quốc tế nhỏ (MPC) phát hiện ra hôm 27/8, chỉ một ngày trước khi nó sượt qua hành tinh chúng ta.

MPC là một tổ chức chuyên thu thập dữ liệu quan sát các thiên thạch, tiểu hành tinh, và sao chổi. Thiên thạch 2016 QA2 mới được phát hiện có chiều dài khoảng 16-52 m.

Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), việc không phát hiện ra thiên thạch gần Trái Đất khá phổ biến. Khả năng phát hiện vật thể bay gần Trái Đất (NEO) có đường kính hơn một km là 90%, NEO đường kính 160 m trở xuống là 30%, còn NEO đường kính 30 m trở xuống chưa tới 1%.

Một thiên thạch được phân loại là NEO nếu khoảng cách gần nhất của nó với Mặt Trời nhỏ hơn 1,3 đơn vị thiên văn AU (một AU là 149.598.000 km). Các thiên thạch loại nhỏ rất khó phát hiện cho tới khi chúng tới gần, nhưng lại đủ lớn để gây ra thiệt hại đáng kể cho Trái Đất nếu xảy ra va chạm.

Quỹ đạo của 2016 QA2 cho thấy nó đã di chuyển khá lâu quanh các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời như sao Thủy, sao Kim và sao Hỏa.

Xem thêm: Phát hiện muộn thiên thạch khổng lồ sượt qua Trái Đất

Nguyễn Thành Minh

proxima-b-co-the-khong-phai-la-ban-saotrai-dat

Ánh sáng đỏ trên hành tinh Proxima-b. Ảnh: M. Kornmesser/ESO.

Theo Wired, các nhà thiên văn học tìm thấy vài thực thể được cho là bản sao của Trái Đất trong những năm gần đây. Theo nhóm nghiên cứu tại Đại học Puerto Rico, tổng cộng 15 hành tinh với kích thước tương tự Trái Đất có khả năng tồn tại sự sống. Ngoại trừ khối lượng gần với Trái Đất nhất từ trước đến nay, Proxima-b không có nhiều ưu điểm hơn so với các bản sao còn lại.

Điều khiến Proxima-b được đặc biệt quan tâm chính là vị trí của hành tinh này. Với khoảng cách 4 năm ánh sáng, Proxima-b nằm trong phạm vi có thể thăm dò được với công nghệ hiện nay, một điều làm tăng giá trị của nó trong mắt các nhà khoa học.

Tuy nhiên, bao quanh Proxima-b còn nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp. Trước hết, các nhà khoa học chỉ biết khối lượng tối thiểu của hành tinh này mà chưa có thông tin về bán kính của nó. Điều này có nghĩa là chúng ta không biết chắc chắn nó có phải hành tinh đá hay không. Ngoài ra, Proxima Centauri, mặt trời của Proxima-b có thể làm bay hơi toàn bộ nước trên hành tinh cách đây nhiều năm.

Lisa Messeri, nhà nhân chủng học tại Đại học Virginia, Mỹ, tỏ ra ngạc nhiên khi các hãng thông tấn đưa tin Proxima-b là hành tinh giống Trái Đất nhất từ trước đến nay. Thực tế, quỹ đạo của Proxima-b quanh mặt trời của nó chỉ kéo dài khoảng 11 ngày, tương ứng với 11 ngày trong 1 năm, và bầu trời sẽ có màu đỏ. Nói cách khác, nó hoàn toàn không giống một hành tinh mà con người có thể định cư được.

Messeri nghiên cứu về con người, cụ thể là phản ứng của các nhà du hành vũ trụ đối với những hành tinh có thể sinh sống. "Lý do chúng ta quan tâm tới những hành tinh như Proxima-b là vì chúng cho ta cơ hội để tưởng tượng về một nơi bí ẩn mà chúng ta có thể đặt chân tới", Messeri nói. "Chúng ta thường cảm thấy hào hứng trước những nơi chúng ta có thể tới được".

Xem thêm: Phát hiện 'bản sao Trái Đất' quan trọng như thế nào

Thanh Tùng

ca-dan-bo-19-con-bi-tia-set-giat-chet-cung-luc

Đàn bò chết do sét đánh ở Texas. Ảnh: Victor Benson.

Theo Telegraph, đàn bò bị sét đánh khi đang trú trong chuồng tối hôm 28/8. "Một tia sét bất ngờ giáng xuống và những con bò đổ nhào. Chớp nhoáng lên khắp mọi nơi, nhưng chỉ một tia sét đủ khiến cả đàn bò chết hết", nhân chứng Victor Benson kể lại.

Vụ việc xảy ra chỉ một ngày sau khi hơn 323 con tuần lộc hoang dã ở tỉnh Hardangervidda, Na Uy, chết la liệt do sét đánh trong cơn giông bão. Kjartan Knutsen, phát ngôn viên của Cơ quan Môi trường Na Uy, nhận định tuần lộc có xu hướng co cụm lại gần nhau trong thời tiết xấu. Điều này có thể giúp lý giải tại sao số lượng tuần lộc chết cùng lúc do sét đánh lại lớn đến vậy.

Hôm 25/8, 38 con cừu cũng chết vì sét giật trong cơn bão ở Ấn Độ, gây thiệt hại nặng nề cho người dân làng Kammalam Poondy.

Xem thêm: Lý do hàng trăm tuần lộc ở Na Uy bị sét đánh chết đồng loạt

Phương Hoa

Thứ năm, 1/9/2016 | 09:30 GMT+7

Thứ năm, 1/9/2016 | 09:30 GMT+7

Hàng trăm người dân Australia cấy chip "hạt gạo" vào tay, cho phép họ có thể mở cửa từ xa mà không cần phải nhớ mật khẩu hay mã PIN.


 

Như Tâm
Đồ họa: Next Media

tho-san-my-ha-guc-ca-sau-khong-lo-dai-4-m

Con cá sấu dài 4 m bị nhóm thợ săn của Tiffany Wienke bắt gọn. Ảnh: Facebook.

Theo Mirror, nhóm thợ săn 7 người do cô Tiffany Wienke dẫn đầu chạm trán con cá sấu khổng lồ vào tối 27/8 ở nhánh sông Mississippi chảy qua Bayou Pierre, Louisiana, Mỹ sau 20 giờ tìm kiếm trên mặt nước.

"Nó lao tới chỗ chúng tôi, khiến chúng tôi va vào cây cối và bờ sông. Nó đẩy cả chiếc thuyền đầy người nhẹ như không", MS News dẫn lời Wienke.

tho-san-my-ha-guc-ca-sau-khong-lo-dai-4-m-1

Wienke chụp hình cùng con cá sấu. Ảnh: Facebook.

Wienke cho biết để con cá sấu lớn đến mức nằm trải dài dọc theo con thuyền. "Chúng tôi vô cùng hài lòng với thực tế đây có thể là con cá sấu lớn nhất chúng tôi từng bắt được", Wienke nói.

Cơ quan Động vật hoang dã, Cá và Công viên Mississippi chính thức xác nhận kỷ lục độ dài của con cá sấu trên Facebook. Con cá sấu đực được nhóm thợ săn của Wienke bắt được dài 4m, nặng 311 kg, có chu vi vòng bụng là 150 cm và vòng đuôi là 109 cm. Con vật dài hơn 0,3 cm so với kỷ lục trước đây.

Xem thêm: Cá sấu lao khỏi mặt nước đớp máy bay không người lái

Phương Hoa

to-tien-loai-nguoi-co-the-chet-do-nga-cay

Hóa thạch bộ xương mang tên Lucy, một cá thể thuộc chủng vượn người nguyên thủy Australopithecus afarensis. Ảnh: International Business Times.

Theo Independent, các nhà khoa học nghiên cứu về vượn người cái Lucy bằng công nghệ chụp cắt lớp vi tính với độ phân giải cao và phát hiện vết gãy ở phần xương cánh tay phải của hóa thạch, một đặc điểm rất hiếm gặp.

"Vết thương phù hợp với cú ngã từ trên cao khi nạn nhân vươn một tay ra để giảm bớt tác động trong lúc rơi. Khi chạm đất, cánh tay chống xuống đất và gây ra vết gãy. Va chạm giữa các bộ phận ở vai tạo ra dấu vết đặc trưng ở xương cánh tay", John Kappelman, tiến sĩ địa chất và nhân chủng học ở Đại học Texas, Mỹ, cho biết.

Kết quả chụp cắt lớp cho thấy nhiều phần xương gãy không có dấu hiệu phục hồi. Do đó, tiến sĩ Kappelman đưa giả thuyết vết thương xuất hiện tại thời điểm Lucy qua đời.

to-tien-loai-nguoi-co-the-chet-do-nga-cay-1

Hình đồ họa mô phỏng cú ngã của Lucy. Ảnh: Guardian.

Hóa thạch nguyên vẹn của Lucy được khai quật ở vùng Afar, Ethiopia năm 1974. Đây là một phát hiện quan trọng, từ đó các nhà khoa học xác định tổ tiên con người cổ đại có dáng đi thẳng đứng từ trước khi tiến hóa với bộ não lớn.

Lucy thuộc chủng vượn người nguyên thủy Australopithecus afarensis. Đây là chủng người sớm nhất sống cách đây 3-4 triệu năm ở châu Phi. Người cổ đại như Lucy có dáng đi thẳng và sử dụng cánh tay dài để trèo cây. Các nhà khoa học cho rằng Lucy chết khi còn rất trẻ.

Nhóm nghiên cứu ở Đại học Texas hoàn thành lần chụp cắt lớp vi tính đầu tiên trên bộ xương hóa thạch của Lucy năm 2009. Sau đó, họ bắt đầu nghiên cứu dựa 35.000 lát cắt điện tử. Trong nghiên cứu công bố trên ấn bản tháng 8 của tạp chí Nature, tiến sĩ Kappelman suy đoán Lucy cao khoảng 109 cm, rơi từ độ cao ít nhất là 1,2 mét với vận tốc 56 km/h.

Theo tiến sĩ Kappelman, phát hiện này giúp các nhà khoa học hiểu thêm về chủ nhân của bộ xương. "Khi lần đầu tiên quan sát các vết thương của Lucy, hình ảnh cô ấy hiện lên trước mắt tôi. Vượt qua khoảng cách không gian và thời gian, tôi thấy thương cảm cho cô ấy. Lucy không chỉ là một bộ xương. Nó trở thành một cá nhân có thật, một con người nằm vô vọng dưới gốc cây", Kappelman chia sẻ.

Xem thêm: Sinh vật có thể là tổ tiên mọi loài trên Trái Đất

Hiền Anh

Thứ năm, 1/9/2016 | 06:00 GMT+7

Thứ năm, 1/9/2016 | 06:00 GMT+7

Tôi nghe nói là muỗi đực không hút máu, xin hỏi có đúng không và nếu đúng, thì chúng ăn gì để sống? (Thạch Hùng)

muoi-duc-an-gi

Muỗi. Ảnh: Flickr

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }
vong-tron-lua-ruc-sang-tren-bau-troi-ngay-mai

"Vòng tròn lửa" của nhật thực hình khuyên sẽ chiếu sáng bầu trời châu Phi ngày mai. Ảnh: Donald Chan.

Theo Science Alert, hiện tượng nhật thực hình khuyên sẽ diễn ra từ 9:08 giờ địa phương (tức 13 giờ chiều theo giờ Việt Nam) ngày mai và có thể quan sát rõ từ Trung Phi, đảo Madagascar và nam Ấn Độ Dương. Việt Nam không nằm trong khu vực theo dõi được hiện tượng này.

Nhật thực xảy ra trong kỳ trăng non, khi Mặt Trăng chuyển động giữa Trái Đất và Mặt Trời, đồng thời phần khuất của Mặt Trăng quay về phía Trái Đất. Trong trường hợp nhật thực toàn phần, quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng ở ngay phía trước Mặt Trời và chắn hết mọi ánh sáng phát ra từ Mặt Trời, chỉ chừa lại quầng sáng mờ của vành nhật hoa.

Ở trường hợp nhật thực hình khuyên, Mặt Trăng vẫn đi qua trước Mặt Trời. Do quỹ đạo hình elip, Trái Đất nằm ở điểm rất gần Mặt Trời trong khi Mặt Trăng ở điểm xa Trái Đất. Mặt Trăng và Mặt Trời có dạng hai hình tròn đồng tâm nhưng Mặt Trăng nhỏ hơn nhiều và không thể che kín Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Kết quả là "vòng tròn lửa" lớn rực sáng trên bầu trời.

Nhật thực hình khuyên ngày mai sẽ kéo dài trong khoảng 10 phút. Lần tiếp theo hiện tượng này diễn ra là vào ngày 26/2/2017. Các chuyên gia khuyến cáo người quan sát nên đeo kính bảo vệ mắt bởi dù Mặt Trăng che gần hết ánh sáng Mặt Trời, bức xạ phát ra vẫn đủ mạnh để đốt cháy võng mạc.

Xem thêm: Những thần thoại gắn liền với nhật thực toàn phần

Phương Hoa

hon-dao-tron-nghi-la-can-cu-cua-nguoi-ngoai-hanh-tinh

Hòn đảo hình tròn hoàn hảo, bao bọc bên ngoài là một vòng tròn nước. Ảnh: Mirror.

Mirror hôm qua đưa tin, các nhà nghiên cứu vừa phát hiện hòn đảo tự xoay tròn mang tên "Con Mắt" có đường kính khoảng 118 m, nằm ở vùng châu thổ sông Parana, giữa thành phố Campana và Zarate thuộc tỉnh Buenos Aires, Argentina.

Sergio Neuspillerm, nhà sản xuất và quay phim người Argentina, cho biết hòn đảo có hình tròn hoàn hảo và khó có thể hình thành một cách tự nhiên.

Neuspillerm đang hợp tác với Richard Petroni, kỹ sư công trình nước và dân sự ở New York, Mỹ, để gây quỹ khám phá đảo Con Mắt. "Chúng tôi tìm thấy một hòn đảo bí ẩn tự di chuyển và xoay quanh trục ở gần sông Parana. Nó có cấu trúc tròn vành vạnh, viền bên ngoài là một vòng tròn nước khác. Hòn đảo có thể liên quan tới UFO (vật thể bay không xác định) và những câu chuyện huyền bí khác", Petroni chia sẻ.

Nhóm nghiên cứu lần đầu tiên phát hiện hòn đảo thông qua bản đồ Google Maps và quyết định đến đây khảo sát thực địa. Phải tới lần khảo sát thứ hai, họ mới đặt chân đến vùng đầm lầy xung quanh đảo Con Mắt sau 8 tiếng đi bộ.

hon-dao-tron-nghi-la-can-cu-cua-nguoi-ngoai-hanh-tinh-1

Hình ảnh hòn đảo tròn nhìn từ trên cao. Ảnh: Google Map

"Chúng tôi phát hiện nước rất trong và mát lạnh, một điều hiếm thấy ở khu vực này. Đáy vòng tròn nước rất rắn, trái ngược với vùng đầm lầy xung quanh, trong khi phần đảo ở trung tâm nổi trên mặt nước", Neuspillerm cho biết.

"Tôi tin rằng đây là cách người ngoài hành tinh che giấu lối đi tới căn cứ của họ. Hòn đảo có hình tròn và đủ lớn để chứa một chiếc UFO đường kính 100 m. Chúng ta cần phải lặn xuống và khám phá phần nước phía dưới hòn đảo nổi này", Scott C Waring, chuyên gia về UFO kiêm nhà sáng lập trang UFO Sightings Daily, nhận xét.

Xem thêm: Số phận của hòn đảo thử 23 quả bom hạt nhân

Hiền Anh

Ngày 31/8, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết đang triển khai dự án "Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ" (FIRST) đợt 2. Trước đó, ở giai đoạn 1, FIRST sử dụng một triệu USD tài trợ cho các đề xuất.

Dự án sẽ tài trợ ba hợp phần, trong đó có nội dung thu hút, khuyến khích các nhà khoa học, chuyên gia giỏi nước ngoài, đặc biệt người Việt ở nước ngoài về Việt Nam hỗ trợ và hợp tác nghiên cứu và phát triển (R&D), đào tạo chuyển giao tri thức. Kinh phí tài trợ cho các tiểu dự án trong hợp phần này không vượt quá 200.000 USD. Thời gian nhận hồ sơ trước ngày 27/9/2016.

Dự án sẽ tài trợ cho các nhà khoa học giỏi ngoài nước về Việt Nam thực hiện nghiên cứu. Ảnh minh họa:

Dự án sẽ tài trợ cho các nhà khoa học giỏi ngoài nước về Việt Nam thực hiện nghiên cứu. Ảnh minh họa: vasm.dvrlists.

Bên cạnh đó, FIRST hỗ trợ các tổ chức khoa học công nghệ công lập thực hiện dự án chuyển đổi theo định hướng thị trường, tự chủ và phát triển bền vững. Kinh phí không quá 4.000.000 USD và thời gian nhận hồ sơ trước ngày 3/10/2016.

Hợp phần thứ ba được FIRST hỗ trợ trong đợt 2 là nhóm triển khai dự án kinh doanh khả thi dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ giữa doanh nghiệp, viện nghiên cứu và trường đại học. Dự án sẽ tài trợ theo phương thức có đối ứng và không vượt quá 50% khoản kinh phí, không quá 3.000.000 USD, phần kinh phí còn lại sẽ do nhóm trực tiếp đóng góp. Thời gian nhận hồ sơ trước ngày 4/10/2016.

FIRST là dự án đầu tiên mà Ngân hàng thế giới (WB) ký kết với Việt Nam trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày 25/7/2013. Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ quản. FIRST được thực hiện trong 5 năm (2014-2019) với tổng mức đầu tư 110 triệu USD, trong đó vốn vay ưu đãi từ WB là 100 triệu USD và 10 triệu USD từ vốn đối ứng của Việt Nam.

Mục tiêu dài hạn của dự án là góp phần hỗ trợ nâng cao năng suất, khả năng cạnh tranh và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học, từ đó thúc đẩy hoạt động sáng tạo, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp, tạo thêm giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Dự án tập trung vào ba đối tượng là thể chế, tổ chức khoa học công nghệ và doanh nghiệp.

"Đây là tòa nhà cao cấp, tổ hợp đa chức năng bao gồm căn hộ, khách sạn, đài quan sát trên tầng 77 với sàn kính, trung tâm thương mại ManaNakhonCUBE và khu giải trí rộng 1.000 m2", Sorapoj Techakraisri, Tổng giám đốc điều hành tập đoàn Pace Development, chủ đầu tư công trình, chia sẻ. Ảnh: Bangkok Post.

hanh-tinh-thu-9-co-the-gay-tham-hoa-cho-he-mat-troi

Hành tinh thứ 9 có thể hất văng các hành tinh khổng lồ trong hệ Mặt Trời: Ảnh: Đại học Warwick.

Trong một nghiên cứu công bố mới đây, tiến sĩ Dimitri Veras thuộc Khoa Vật lý, Đại học Warwick, Anh, nhận định rằng nếu hành tinh thứ 9, hành tinh giả định nằm ở vành ngoài hệ Mặt Trời, tồn tại, nó có thể gây ra thảm họa Thái Dương Hệ một khi Mặt Trời lụi tàn, theo Science Daily.

Theo kịch bản được các nhà thiên văn xây dựng trước đây, khi Mặt Trời bắt đầu chết trong khoảng 7 tỷ năm nữa, khối lượng của nó sẽ giảm một nửa và Mặt Trời sẽ phồng to, nuốt trọn Trái Đất trước khi nguội lạnh, trở thành một sao lùn trắng. Quá trình này sẽ đẩy sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương tới vị trí an toàn ở xa.

Tuy nhiên, tiến sĩ Veras nhận thấy sự tồn tại của hành tinh thứ 9 có thể thay đổi kịch bản trên. Ông phát hiện hành tinh này có thể không bị đẩy ra xa tương tự các hành tinh khác mà chuyển động hỗn loạn cùng với 4 hành tinh khí khổng lồ của hệ Mặt Trời, trong đó đáng chú ý nhất là  sao Thiên Vương và Hải Vương. Kết quả là chúng có nguy cơ va chạm với hành tinh thứ 9 và bị hất văng ra khỏi hệ Mặt Trời vĩnh viễn.

Sử dụng một mô hình đặc biệt để mô phỏng cái chết của hệ hành tinh, tiến sĩ Veras lập bản đồ nhiều vị trí khác nhau mà tại đó, hành tinh thứ 9 có khả năng làm thay đổi tương lai của hệ Mặt Trời. Hành tinh này có khối lượng càng lớn và càng ở xa, nguy cơ nó va chạm vào các hành tinh trong hệ Mặt Trời càng cao.

Phát hiện của tiến sĩ Veras giúp tăng cường hiểu biết về cấu trúc hành tinh ở những hệ mặt trời khác nhau. Gần một nửa sao lùn trắng đang tồn tại đều chứa đá, nhiều khả năng là dấu hiệu của những mảnh vụn bắn ra từ quá trình tương tự hệ hành tinh khác.

"Sự tồn tại của một hành tinh to lớn ở xa có thể làm thay đổi về cơ bản vận mệnh của hệ Mặt Trời. Sao Thiên Vương và sao Hải Vương có thể không còn an toàn trước cái chết của Mặt Trời. Số phận của hệ Mặt Trời sẽ phụ thuộc vào những khối lượng và tính chất quỹ đạo của hành tinh thứ 9 nếu nó tồn tại", tiến sĩ Veras giải thích.

Xem thêm: Hành tinh thứ 9 có thể gây ra đại tuyệt chủng trên Trái Đất

Mỹ Linh

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

luu-dan-co-dai-700-nam-tuoi-duoi-day-bien-israel

Quả lựu đạn khoảng 700 năm tuổi được tìm thấy dưới biển Israel. Ảnh: Amir.

Fox News hôm 25/8 đưa tin, Cơ quan Khảo cổ Israel vừa tiếp nhận nhiều cổ vật hiếm, trong đó có một quả lựu đạn ước tính khoảng 700 năm tuổi. Marcel Mazliah, công nhân nhà máy điện Hadera ở miền bắc Israel, tìm thấy những đồ tạo tác này khi lặn mò dưới đáy biển nhiều năm trước.

Sau khi Mazliah qua đời, gia đình ông quyết định tặng số cổ vật cho Cơ quan Khảo cổ Israel. Các chuyên gia cho rằng chúng có thể rơi ra từ một tàu buôn kim loại thời Trung cổ.

luu-dan-co-dai-700-nam-tuoi-duoi-day-bien-israel-1

Số cổ vật có thể rơi ra từ một tàu buôn kim loại. Ảnh: Diego Barkan.

Quả lựu đạn được làm từ đất sét nặng với hoa văn cầu kỳ, có công dụng tương tự như bom xăng. Đây là vũ khí phổ biến ở Israel thời Thập tự chinh kéo dài từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13.

Theo tờ Haaretz, những quả lựu đạn cổ đại thường được người xưa sử dụng để tung chất lỏng dễ cháy về phía kẻ thù. Tuy nhiên, một số chuyên gia suy đoán vật thể này thực chất dùng để đựng nước hoa.

Các đồ vật khác được giao nộp bao gồm một lưỡi dao hơn 3.500 tuổi, chày và cối giã từ thế kỷ 11. "Những đồ vật này được sản xuất ở Syria và vận chuyển tới Israel. Đây là minh chứng cho hoạt động buôn bán kim loại diễn ra ở thời kỳ này", Ayala Lester, nhà quản lý cổ vật ở Cơ quan Khảo cổ Israel, cho biết.

Xem thêm: Dùng bình hoa cổ 860.000 USD làm vật chặn cửa suốt 36 năm

Hiền Anh

Theo Telegraph, con ốc sên dài nặng gần 5 kg khiến chuyên gia Coyote Peterson hết sức kinh ngạc. Peterson nâng con ốc sên lên khỏi vũng nước và cẩn thận quan sát cơ thể của nó.

Trên lưng con vật có một lỗ nhỏ để phun nhớt. Theo Peterson, đây là loài ốc sên lớn nhất hành tinh có tên thỏ biển, thuộc lớp động vật chân bụng sống dưới nước, có thể đạt chiều dài tới gần một mét.

Hình ảnh của con ốc sên được Peterson chia sẻ trên kênh Youtube hôm qua, thu hút hơn 125.000 lượt xem chỉ sau một ngày.

Xem thêm: Ốc sên khổng lồ mò vào tổ tàn sát chim non

Phương Hoa

tuong-duc-me-dong-trinh-nho-nuoc-mat-o-honduras

Linh mục Lopez lau "nước mắt" nhỏ xuống từ tượng Đức mẹ Đồng trinh. Ảnh: Mirror.

Theo Mirror, người đi lễ lần đầu tiên chứng kiến hiện tượng lạ xảy ra với tượng Đức mẹ Đồng trinh ở nhà thờ Santiago trong khuôn viên Đại học Thiên Chúa giáo Honduras vào cuối tuần trước.

Trong video do người đi lễ quay được, những giọt nước tràn ra ở mắt bức tượng trước khi lăn xuống má và được linh mục Lopez lau bằng khăn giấy.

Xem tượng Đức mẹ Đồng trinh ở Honduras nhỏ "nước mắt"

Linh mục Juan Angel Lopez khẳng định cảnh bức tượng "khóc" chắc chắn không phải là giả, nhưng ông không rõ nguyên nhân dẫn đến sự việc khác thường này.

Linh mục Lopez, người giữ chức mục sư ở nhà thờ Iglesia Santo Domingo Savio tại thành phố Tegucigalpa gần đó, cho biết ông đã tận mắt quan sát tượng Đức mẹ Đồng trinh trong sân St James ở El Paraiso của trường đại học.

"Tôi cho rằng không có sự giả mạo bởi tôi biết những người điều hành nhà thờ Santiago. Tôi biết rõ sự nghiêm túc của người quay video và họ sẽ không làm giả việc tượng khóc", Lopez nói.

Xem thêm: Tượng Đức mẹ Đồng trinh nghi 'khóc ra máu' ở Bolivia

Phương Hoa

Theo Earth Touch News, một đoàn khách ghé thăm Công viên quốc gia Kruger ở Nam Phi, có dịp chứng kiến trận kịch chiến giữa hai con tê giác trắng và màn chạy trốn của chú hà mã vô tình bị lôi vào cuộc. Susan Meyer, thành viên trong đoàn khách, ghi lại cảnh tượng và chia sẻ trên kênh Youtube của Công viên quốc gia Kruger hôm 13/8, thu hút gần 20.000 lượt xem.

"Khi chúng tôi đi vào công viên, đó là cảnh tượng đầu tiên chúng tôi chứng kiến. Chúng tôi ở đó và thực sự nghĩ rằng con tê giác sắp giết chết đồng loại", Meyer cho biết.

Con tê giác bị thương có cơ hội trốn thoát và ẩn mình dưới đầm nước gần đó, nhưng đối thủ của nó không chịu bỏ qua. Một con hà mã đơn độc đang dầm mình dưới đầm nhận ra mình đang bị chiếm chỗ và nhanh chân bỏ tới nơi khác an toàn hơn.

Tê giác trắng không hung dữ như tế giác đen, nhưng những trận chiến giữa các con đực vẫn thường xuyên xảy ra. Nhiều khả năng đây là cuộc chiến tranh giành lãnh thổ giữa hai con tê giác.

Xem thêm: Từ chối giao phối, tê giác cái bị hai con đực húc chết

Phương Hoa

Thứ tư, 31/8/2016 | 06:00 GMT+7

Thứ tư, 31/8/2016 | 06:00 GMT+7

Nấm này màu vàng, mọc ở gốc cây dâu tằm. Xin hỏi đây là nấm gì? (Dang Diem Phuong)

day-la-nam-gi

Đây là nấm gì? Ảnh: Độc giả cung cấp

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }

Thứ tư, 31/8/2016 | 07:31 GMT+7

Thứ tư, 31/8/2016 | 07:31 GMT+7

Những tên săn trộm đào bới các tảng băng hàng triệu năm tuổi ở Siberia để kiếm xác sinh vật thời tiền sử bán ra chợ đen.

Nhiếp ảnh gia Amos Chapple đã dành ba tuần sống cùng giới săn trộm mà ông mô tả là "những kẻ ngâm mình trong rượu vodka" ở vùng Siberia, Nga. Chiếc ngà voi trong ảnh nặng 65 kg, được bán với giá 34.000 USD. 

Họ sục sạo ở vùng Siberia xa xôi, lẩn trốn cảnh sát, khoan sâu vào các tảng băng hàng triệu năm tuổi để tìm kiếm xác động vật hóa thạch thời tiền sử. 

Những tay săn trộm bỏ ra hàng tháng trời cắm trại tại những nơi băng giá với hy vọng làm giàu từ hóa thạch voi ma mút. Loài voi này từng sống trên Trái đất hàng trăm nghìn năm trước cho tới khi tuyệt chủng vào cuối kỷ Băng hà. 

Nhiếp ảnh gia Chapple đã trả tiền cho một nhóm săn trộm ở Siberia để vào khu vực có nhiều hóa thạch voi ma mút. "Tôi phải chờ tới khi những người xua đuổi tôi phát chán để chụp được ảnh họ", Chapple nói.

Nhiều tay săn trộm có súng bắn đạn ghém hoặc pháo sáng để xua đuổi gấu. "Những đàn muỗi ở khắp nơi, chúng bám theo bạn. Còn khi bạn đã vào trại của nhóm săn trộm, rượu vodka biến họ thành những con thú", Chapple kể. 

Các tay săn hóa thạch voi ma mút sử dụng vòi cao áp làm tan chảy các tảng băng. Nước nóng chảy ra sông và khiến các loài cá trong vùng biến mất. 

Việc làm yêu thích của các tay săn trộm trong lúc rảnh rỗi là nốc rượu vodka. 

Văn Việt

(Theo Xinhua)

khung-long-bao-chua-duoc-cap-ho-chieu-ha-lan

Đồ họa tái hiện hình dáng khủng long bạo chúa Trix sinh sống cách đây 66 triệu năm. Ảnh: Trung tâm Đa dạng sinh học Naturalis.

Theo Chicago Tribune, sau khi được nhà chức trách Hà Lan cấp tấm hộ chiếu khổ to, bộ xương hóa thạch của con khủng long bạo chúa Trix được chuyển lên máy bay Boeing 747 của hãng hàng không KLM, khởi hành từ sân bay O'Hare ở Chicago, Mỹ đến sân bay Schiphol ở Amsterdam, Hà Lan hôm 23/8.

Là một trong những hóa thạch khủng long được bảo quản tốt nhất trên thế giới, Trix được các nhà khảo cổ thuộc Trung tâm Đa dạng sinh học Naturalis tại Leiden, Hà Lan, khai quật ở bang Montana, Mỹ năm 2013. Hóa thạch của con khủng long bạo chúa được chở cùng chuyến bay với 250 hành khách. 

khung-long-bao-chua-duoc-cap-ho-chieu-ha-lan-1

Hộ chiếu được Hà Lan cấp cho chú khủng long Trix. Ảnh: Nlintheusa

Con khủng long cái Trix sống cách đây 66 triệu năm ở khu vực nay là phía tây Bắc Mỹ, trên một đảo lục địa mang tên Laramidia. Nó là một trong những con thú săn mồi lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất.

Tiến sĩ Anne Schulp, trưởng khoa nghiên cứu khủng long bạo chúa tại Naturalis tỏ ra vui mừng khi tiếp nhận bộ xương ở Leiden. "Khi chúng tôi bắt đầu nghiên cứu khủng long bạo chúa, tôi chưa từng hình dung sẽ tìm thấy một cá thể đặc biết đáng chú ý như vậy", Schulp chia sẻ.

Trix là phát hiện hiếm có. Với gần 80% bộ xương được tìm thấy nguyên vẹn, nó thuộc tốp ba hóa thạch khủng long bạo chúa tốt nhất thế giới. Bảo tàng Leiden sẽ đặt bộ xương ở phòng trưng bày mới cho công chúng tham quan vào cuối năm 2018.

Xem thêm: Sét hình khủng long bạo chúa rạch ngang bầu trời Mỹ

Phương Hoa

oc-sen-khong-lo-mo-vao-to-tan-sat-chim-non

Ốc sên ăn thịt chim non trong tổ. Ảnh: K. Leniowski , E. Węgrzyn & A. Wojton/Taylor & Francis.

Nhà nghiên cứu Katarzyna Turzańska ở Đại học Wroclaw và đồng nghiệp Justyna Chachulska phát hiện con ốc sên thuộc họ Arion trong tổ chim chích cổ trắng (Sylvia communis) mới nở ở Wroclaw, Ba Lan. Ngày hôm sau, con ốc sên biến mất, đàn chim non chết đồng loạt với những vết thương nặng trên cơ thể do ốc sên gây ra, theo New Scientist.

"Chúng tôi không thể tin con sên đã giết cả tổ chim. Chúng tôi nói chuyện với nhiều nhà điểu học giàu kinh nghiệm, nhưng không ai trong số họ từng trông thấy hành vi săn chim của ốc sên trước đây", Turzańska chia sẻ.

Tuy nhiên, Turzańska và Chachulska tìm thấy một số báo cáo về hành vi ăn thịt của ốc sên. Phần lớn các trường hợp xảy ra ở châu Âu và liên quan tới những loài chim làm tổ gần mặt đất như chim chích cổ trắng, chim chích sậy và chích Á-Âu.

Theo nhóm nghiên cứu, ốc sên là động vật phàm ăn. Chúng ăn mọi thứ từ lá cây đến thực vật đang phân hủy, xác động vật, phân và giấy mục. Một số loài thậm chí còn ăn cả sâu đất và những loài sên khác. Trong nghiên cứu công bố hôm 13/8 trên Tạp chí Sinh học Loài chim, Turzańska và Chachulska cho rằng ốc sên biết đánh hơi nên có thể phát hiện mùi của tổ chim và tìm ra vị trí tổ.

"Khi một con ốc sên ở trong tổ chim, có thể do tình cờ bò vào hoặc chủ động tìm kiếm thức ăn, nó bắt đầu mò thức ăn bằng chiếc lưỡi phủ đầy những chiếc răng bé xíu. Chim non không thể tự vệ và bị ăn sống", các tác giả nghiên cứu cho biết. Chim bố mẹ dường như không có biện pháp đề phòng bởi ốc sên hiếm khi xuất hiện ở tổ chim.

Ốc sên ăn thịt chim thuộc ba loài ốc sên châu Âu lớn trong họ Arionidae là sên đỏ (Arion rufus), sên đen (Arion ater), và sên Tây Ban Nha ngoại lai (Arion vulgaris). Dấu hiệu để nhận biết vụ tấn công của ốc sên là chim non thường có vết thương lớn trên da, lỗ ở mỏ hoặc cơ bắp và mất mắt.

Xem thêm: Ếch làm biếng, cưỡi ốc sên đi nhờ

Phương Hoa

Theo Fox News, Máy Gia tốc Hạt lớn (LHC) là máy gia tốc hạt lớn nhất và cung cấp gia tốc mạnh nhất thế giới do Tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) xây dựng. LHC nằm trong một đường hầm hình tròn có chu vi 27 km tại biên giới Pháp và Thụy Sĩ. LHC được thiết kế để thực hiện nhiều thí nghiệm va chạm trực diện ở tốc độ cao giữa các hạt proton.

Xem thêm: Người có nửa mặt không lão hóa vì cho đầu vào máy gia tốc hạt

Lê Hùng

khi-so-sinh-co-guong-mat-giong-chua-te-hac-am

Chú khỉ con có khuôn mặt giống Voldemort. Ảnh: SWINS

Theo Mirror, hôm 24/8, con khỉ mẹ Ivy thuộc loài Colobus đã sinh hạ một khỉ con ở vườn thú Paignton, hạt Devon, tây nam nước Anh. Ivy gặp phải biến chứng khi mang thai và được sinh mổ, và đây là lần mổ đẻ đầu tiên cho động vật linh trưởng của các nhân viên ở vườn thú.

Khỉ con là một con cái, nặng 567 gam, đang được nuôi trong lồng ấp di động, cho ăn sữa bột trẻ em tới khi có thể tự bú bình. Nhân viên sở thú cho rằng, nó có khuôn mặt giống hệt Chúa tể Hắc ám Voldemort, một nhân vật trong loạt truyện Harry Potter nổi tiếng thế giới.

"Ivy đã đến ngày sinh nhưng nó bỏ ăn và nằm im từ trước đó hai ngày", Jo Reynard, bác sĩ thú y trực tiếp đỡ đẻ cho Ivy cho biết.

"Kết quả chụp tia X cho thấy đầu của khỉ con đã chui vào xương chậu, sẵn sàng ra ngoài. Vào tối hôm đó, thấy sức khỏe của Ivy xấu đi và không có dấu hiệu chuyển dạ bình thường, chúng tôi đã quyết định mổ đẻ để cứu cả hai mẹ con".

Theo Raynard, hầu hết động vật đều có thể tự sinh con, và phần khó nhất trong những trường hợp này là biết khi nào cần can thiệp và khi nào có thể để động vật sinh nở tự nhiên.

khi-so-sinh-co-guong-mat-giong-chua-te-hac-am-1

Tạo hình nhân vật Voldemort trong bộ phim dựng theo truyện Harry Potter. Ảnh: Warner Bross

Nguyễn Thành Minh

Ngày 30/8, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động Giải thưởng Khoa học công nghệ thanh niên năm 2016 do Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức.

Trong năm thứ 13 này, 10 giải thưởng sẽ được trao cho các tài năng trẻ xuất sắc ở 5 lĩnh vực: công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ y - dược, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường và công nghệ vật liệu mới.

Lý giải việc đưa công nghệ vật liệu mới vào giải thưởng, Ban tổ chức cho biết đây là một trong những lĩnh vực trọng tâm trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam, đã được Thủ tướng phê duyệt.

nam-2016-se-co-10-giai-thuong-qua-cau-vang

Anh Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Trung ương Đoàn chia sẻ về những thay đổi của Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả cầu vàng 2016. Ảnh: Thanh Tâm

Ở từng lĩnh vực cụ thể, giải thưởng có những tiêu chí đánh giá riêng, trong đó ưu tiên xét chọn công trình nghiên cứu, giải pháp ứng dụng thực tiễn giải quyết được những vấn đề bức xúc của đời sống xã hội như an toàn thông tin hay an toàn thực phẩm.

Giải thưởng cũng mở rộng xét chọn các cá nhân vừa là nhà khoa học công nghệ, vừa là lãnh đạo chủ chốt trong tổ chức khoa học công nghệ, doanh nghiệp khoa học công nghệ tiên phong trong đổi mới sáng tạo, tạo ra những sản phẩm dịch vụ hàng hóa có giá trị cao trên thị trường.

Ban tổ chức nhấn mạnh, Giải thưởng dành cho các cá nhân là thanh niên Việt Nam có độ tuổi không quá 35. Ngoài cúp biểu trưng, bằng chứng nhận và phần thưởng 20 triệu đồng, năm nay Ban tổ chức còn trao cho những cá nhân đạt giải huy hiệu “Tuổi trẻ sáng tạo” của Trung ương Đoàn.

Các cá nhân nhận giải sẽ có cơ hội được Trung ương Đoàn giới thiệu với nhà đầu tư và cơ quan có liên quan để tiếp cận nguồn vốn nhằm thương mại hóa, hiện thực hóa những công trình nghiên cứu.

Hạn nộp hồ sơ tham dự Giải thưởng trước ngày 15/10/2016

Thanh Tâm

hinh-anh-nghi-la-ufo-tren-bau-troi-new-york

Vật thể được cho là UFO xuất hiện tại NewYork. Ảnh: Rowan Blanchard

Theo Mirror, trong lúc chụp ảnh hoàng hôn tại New York, Mỹ, hôm 24/8, Blanchard đã chụp được vật thể này, phát sáng lơ lửng trên bầu trời, nổi bật trên đèn đường và nền trời màu vàng của hoàng hôn. Nó có cấu trúc hình đĩa và một dãy đèn màu xanh mờ nhạt.

Các thợ săn người ngoài hành tinh cho rằng phần lớn UFO được làm cho vô hình trong hầu hết thời gian và hoàng hôn đã làm nó hiện hình trước mắt người.

Bức ảnh đã nhận được gần 114.000 lượt thích và 1.729 bình luận, trong đó có cả bình luận của nhà nghiên cứu về UFO nổi tiếng Scott C Waring của trang UFO Sightings Daily.

"Hoàng hôn là thời điểm mà hệ thống tàng hình của UFO thường bị vô hiệu hóa. Chúc mừng", ông viết.

Waring lý giải trong blog của mình về việc tại sao con người thường chỉ thấy UFO khi Mặt Trời lặn. Ông cho rằng bình thường, UFO sẽ bẻ cong ánh sáng 180 độ để ẩn mình. Tuy nhiên, khi Mặt Trời lặn, nó ở góc 90 độ và một phía sẽ bị hiện hình.

"Hãy nhớ lại những gì tôi đã nói về thời điểm thường xuyên bắt gặp UFO là lúc Mặt Trời lặn", ông cho biết.

Tuy nhiên, một số người cho rằng đây có thể chỉ là ánh sáng từ cửa sổ nơi chụp ảnh hắt lên.

Xem thêm: Quả cầu sáng đỏ nghi là UFO ở Pháp

Nguyễn Thành Minh

nui-lua-lon-nhat-iceland-co-the-phun-trao-sau-dong-dat

Katla nằm phía nam Iceland là núi lửa lớn nhất nước này. Ảnh minh họa: European Geopark.

Reuter đưa tin, hai trận động đất mạnh 4,5 và 4,6 độ Richter xảy ra hôm qua ở chân Katla, núi lửa lớn nhất Iceland, gây lo ngại về khả năng núi lửa phun trào. Tình huống tương tự từng xảy ra vào năm 2011.

Lần gần đây nhất núi lửa Katla phun trào là vào năm 1999. Các nhà khoa học cho rằng ngọn núi lửa này sắp thức tỉnh dù đợt phun trào tiếp còn cách nhiều thập kỷ nữa.

"Tình hình trong vài ngày tới khá căng thẳng nhưng ở thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa phát hiện dấu hiệu cho thấy hoạt động núi lửa nguy hiểm sắp xảy ra", Matthew Robert, nhà khoa học về thảm họa tự nhiên tại Cơ quan Dự báo Khí tượng Iceland, cho biết.

Đỉnh Katla được bao phủ bởi một chỏm băng. Khi núi lửa phun trào, chỏm băng có thể ngăn cản dòng dung nham di chuyển trong khoảng 60-90 phút, cho phép nhà chức trách có đủ thời gian để cảnh báo cho người dân và hoạt động hàng không quốc tế.

Xem thêm: Núi lửa ở Hawaii phun trào thành hình mặt cười

Hiền Anh

mau-nhuom-do-nuoc-bien-trong-mua-san-ca-voi-o-dan-mach

Đàn cá voi hoa tiêu bị tàn sát trong đợt săn bắt ở quần đảo Faroe. Ảnh: Express.

Theo Express, các nhà hoạt động vì quyền động vật thuộc tổ chức Sea Shepherd Global công bố hình ảnh 9 con cá voi bị giết chết trong mùa săn cá voi hàng năm mang tên Grind ở quần đảo Faroe, lãnh thổ tự trị của Đan Mạch, vào ngày hôm qua.

Đàn cá voi được phát hiện lần đầu tiên hôm 26/8 ở ngoài khơi đảo Borooy. "Sau đó, chúng được lùa tới Hvannasund. Tại đây người dân địa phương dùng móc câu móc vào lỗ phun nước để lôi cá voi lên bờ và chặt đứt tủy sống của chúng. Hậu quả là những con cá voi phải trải qua cái chết chậm đầy đau đớn", Sea Shepherd Global cho biết.

"Dù những người săn bắt tuyên bố đã nhanh chóng giết chết đàn cá nhưng buổi đi săn có thể kéo dài hàng giờ. Quá trình này vô cùng căng thẳng đối với những con cá voi sắp bị kéo lên bờ để giết thịt", Geert Vons, trưởng nhóm chiến dịch Operation Bloody Fjords, nhận xét.

mau-nhuom-do-nuoc-bien-trong-mua-san-ca-voi-o-dan-mach-1

Một con cá voi bị kéo lên bờ và bị giết chết. Ảnh: Express.

Đây là đợt săn cá voi thứ ba ở quần đảo Faroe trong mùa hè năm nay. Tổng cộng 163 con cá voi hoa tiêu bị giết chết bằng cách chặt ngang tủy sống để cung cấp thịt cho người dân trên đảo.

Sea Shepherd Global chia sẻ trong hai năm qua, 28 tình nguyện viên của tổ chức đã thực hiện chiến dịch chống nạn săn bắt cá voi và khởi kiện ra tòa để chấm dứt hoạt động này trên đảo Faroes.

Trong khi đó, chính quyền đảo Faroe cho biết hoạt động săn bắt cá voi được tổ chức phù hợp với luật pháp quốc tế và các nguyên tắc toàn cầu về phát triển bền vững. Những cuộc săn bắt diễn ra ở vùng vịnh cho phép và chỉ đàn cá voi ở gần đất liền bị lùa vào bờ. Nhà chức trách khẳng định thời gian để giết một con cá voi chỉ kéo dài vài giây và thời gian giết chết cả đàn cá chưa tới 10 phút.

Xem thêm: Loài cá voi trong truyền thuyết dạt vào bờ biển Mỹ

Hiền Anh

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

khoa-hoc-gia-nasa-hoan-thanh-thi-nghiem-song-thu-tren-sao-hoa

Nhóm nghiên cứu sau khi kết thúc một năm mô phỏng trên sao Hỏa. Ảnh: Twitter HI SEA.

Theo Guardian, nhóm nhà khoa học 6 người sống suốt một năm trong căn lều trên ngọn núi lửa Mauna Loa ở Hawaii, Mỹ, và chỉ được ra ngoài với trang phục phi hành gia. Thí nghiệm mô phỏng này kết thúc vào hôm 28/8.

Những lần mô phỏng trước đây cũng tại địa điểm này thường kéo dài 4-8 tháng. Căn lều hình mái vòm nơi các nhà khoa học sống suốt một năm có đường kính 11 m, cao 6 m. Đất trên núi Mauna Loa giống với loại đất tìm thấy trên sao Hỏa và hầu như không có thực vật nào sống được ở độ cao tại nơi đặt lều.

khoa-hoc-gia-nasa-hoan-thanh-thi-nghiem-song-thu-tren-sao-hoa-1

Thành viên đoàn thí nghiệm chỉ được ra ngoài khi mặc đồ phi hành gia. Ảnh: Christiane Heinicke.

Nhóm 6 người bao gồm một nhà sinh vật học vũ trụ người Pháp, một nhà vật lý người Đức và 4 người Mỹ là phi công, kiến ​​trúc sư, bác sĩ kiêm nhà báo và nhà khoa học nghiên cứu về đất. Họ phải sử dụng tài nguyên hạn chế trong khi tiến hành nghiên cứu và làm việc để tránh xung đột cá nhân. Các kinh nghiệm thu được sau thí nghiệm có ý nghĩa quan trọng đối với du hành vũ trụ trong tương lai.

Theo Cyprien Verseux, thành viên người Pháp, thí nghiệm cho thấy nhiệm vụ tới sao Hỏa có thể thành công. "Ấn tượng của cá nhân tôi là sứ mệnh lên sao Hỏa trong tương lai gần sẽ thành hiện thực. Tôi nghĩ những trở ngại về kỹ thuật và tâm lý có thể được khắc phục", Verseux chia sẻ.

Các nhà khoa học kết thúc một năm mô phỏng cuộc sống trên sao Hỏa

Christiane Heinicke, thành viên người Đức, cho biết các nhà khoa học có thể tự tìm thấy nước trong điều kiện khí hậu khô. "Bạn thực sự có thể lấy nước từ dưới đất dù mặt đất dường như rất khô. Cách này cũng có thể dùng được trên sao Hỏa, thông qua xây dựng nhà kính nhỏ", Christiane cho biết.

Kim Binsted, Giám đốc nghiên cứu của cuộc thử nghiệm kiêm phó giáo sư tại Đại học Hawaii, Mỹ, cho biết đây là thí nghiệm mô phỏng thời gian dài thứ hai, chỉ sau một thí nghiệm tương tự của Nga với thời gian 520 ngày. Các thành viên của nhóm nghiên cứu đều lên kế hoạch nghỉ xả hơi sau gần 365,25 ngày bị cô lập.

Xem thêm: Những thí nghiệm có thể đưa con người lên sao Hỏa

Thành Minh

tin-hieu-vo-tuyen-bi-n-nghi-la-thong-diep-cua-nguoi-ngoai-hanh-tinh

Các nhà khoa học Nga thu được tín hiệu sóng vô tuyến kỳ lạ từ ngôi sao giống Mặt Trời HD 164595. Ảnh minh họa: Wordpress.

Theo GeekWireSETI (Trung tâm dạng sống thông minh ngoài hành tinh) từ tối qua bắt đầu theo dõi ngôi sao giống Mặt Trời mang tên HD 164595 trong chòm sao Hercules cách Trái Đất 95 năm ánh sáng, sau khi nhận được đề nghị từ các nhà thiên văn Nga.

SETI sử dụng mạng lưới kính thiên văn Allen Telescope Array ở phía bắc California, Mỹ và đài quan sát Boquete Optical SETI Observatory ở Panama để tìm hiểu thêm về tín hiệu vô tuyến kỳ lạ phát đi từ ngôi sao này.

Các nhà thiên văn Nga sử dụng kính viễn vọng vô tuyến RATAN-600 ở Zelenchukskaya lần đầu tiên bắt được những tín hiệu sóng vô tuyến phát ra từ HD 164595 vào ngày 15/5/2015.

Dù dự đoán đây là kết quả từ hiện tượng tự nhiên 'microlensing', trong đó lực hấp dẫn của ngôi sao tăng cường và tập trung tín hiệu từ nơi khác, các nhà thiên văn quyết định nhờ SETI xem xét kỹ hơn dải tín hiệu có cường độ tăng vọt để xác định đó có phải thông điệp do người hành tinh khác gửi đến Trái Đất hay không.

HD 164595 thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học vì đây là ngôi sao có khối lượng 99 Mặt Trời với ít nhất một "bản sao" ấm áp của Hải Vương tinh quay quanh quỹ đạo. Ngôi sao có nhiệt độ trung bình nóng hơn Mặt Trời gần 300 độ C và trẻ hơn 100 triệu năm.

Nhóm nghiên cứu phát hiện tín hiệu sóng vô tuyến ở Đài quan sát Vật lý thiên văn Đặc biệt thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga cho rằng cần thường xuyên theo dõi HD 164595. Tín hiệu sẽ được đưa ra thảo luận tại cuộc họp tháng tới của Đại hội Vũ trụ Quốc tế tại Mexico.

Xem thêm: Giải mã nguồn gốc tín hiệu sóng vô tuyến bí ẩn từ vũ trụ

Phương Hoa

Công trình "Công nghệ sản xuất tinh quặng sắt, thép và vật liệu xây dựng không nung từ bùn đỏ" của TS Vũ Đức Lợi (Viện Hóa học) và đồng tác giả TS Nguyễn Văn Tuấn (Công ty thép Thái Hưng) đã cơ bản giải quyết vấn đề xử lý môi trường, mở ra hướng đi triển vọng trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho thị trường vật liệu xây dựng không nung. Việc này góp phần nâng cao giá trị nguồn nguyên liệu, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

"Viện Hàn lâm có thể biến hồ bùn đỏ Tây Nguyên thành xưởng sản xuất vật liệu xây dựng không nung. Như vậy, những viên gạch làm từ bùn đỏ có thể góp phần xây nhà cửa cho không chỉ đồng bào Tây Nguyên mà còn cả thị trường phía Bắc và phía Nam nữa", giáo sư, viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, Ủy viên thường trực Hội đồng giải thưởng nói.

Công trình thứ hai là "Ứng dụng công nghệ tiên tiến sản xuất văcxin phòng bệnh cho người" của GS.TSKH Hoàng Thủy Nguyên và Đặng Đức Trạch (Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương). Kết quả công trình được thể hiện trong các sản phẩm văcxin do Viện dùng trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, đặc biệt là đối với trẻ em.

Nhờ đó, hàng triệu trẻ em Việt Nam tránh được những di chứng, tật nguyền nặng nề và phòng được dịch bệnh nguy hiểm do virus gây nên. Điển hình như văcxin phòng bệnh bại liệt, văcxin viêm não Nhật Bản và viêm gan B…, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Giải thưởng Trần Đại Nghĩa lần đầu được tổ chức bởi Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam, nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, góp phần thúc đẩy khoa học công nghệ Việt Nam hội nhập và phát triển.

GS Trần Đại Nghĩa là Viện trưởng đầu tiên của Viện Khoa học Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), đặt nền móng cho sự phát triển của Viện. 

Khôi Minh

Thứ ba, 30/8/2016 | 10:33 GMT+7

Thứ ba, 30/8/2016 | 10:33 GMT+7

Thành phố Hidaka, tỉnh Saitama, Nhật Bản, sử dụng quá trình lên men hiếu khí để xử lý đến 98,8% rác từ các hộ gia đình, biến chúng thành xi măng rồi bán ra thị trường.


 

Như Tâm
Đồ họa: Next Media

ly-do-hang-tram-tuan-loc-o-na-uy-bi-set-danh-chet-dong-loat

Xác tuần lộc chết la liệt trên đồng cỏ Na Uy. Ảnh: Havard Kjotvedt/Cơ quan Môi trường Na Uy.

Theo Cơ quan Môi trường Na Uy, hơn 300 con tuần lộc hoang dã bị sét đánh chết ở công viên quốc gia Hardangervidda trong cơn giông bão hôm 26/8. Phần lớn các trường hợp tử vong tập thể do sét đánh đều xảy ra khi dòng điện tiếp đất, John Jensenius, chuyên gia an toàn tại Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết.

"Đầu tiên, tia sét giáng xuống, đánh vào cây hoặc có thể là nền đất xung quanh. Năng lượng sau đó lan truyền trên mặt đất, và nếu bạn ở trong phạm vi gần nơi sét đánh, bạn sẽ bị điện giật", Live Science dẫn lời Jensenius.

Theo Jensenius, dòng điện từ tia sét truyền từ chân này sang chân kia, do đó các loài động vật dễ chịu ảnh hưởng hơn vì chân của chúng tiếp xúc với mặt đất nhiều hơn, khiến dòng điện dễ dàng truyền khắp cơ thể.

Xem đàn tuần lộc bị sét đánh trên đồng cỏ Na Uy

Là động vật sống tập trung theo đàn, tuần lộc thường di chuyển theo nhóm lớn. Kjartan Knutsen, phát ngôn viên của Cơ quan Môi trường Na Uy, nhận định tuần lộc có xu hướng co cụm lại gần nhau trong thời tiết xấu. Điều này có thể giúp lý giải tại sao số lượng tuần lộc chết cùng lúc do sét đánh lại lớn đến vậy.

Các nhà nghiên cứu thu thập mẫu vật từ xác tuần lộc nhằm kiểm tra dấu hiệu mắc bệnh suy mòn mãn tính (CWD), một căn bệnh tấn công hệ thống thần kinh ở họ hươu nai, dẫn đến tổn thương não. Thông thường, cơ quan môi trường sẽ để xác động vật chết phân hủy tại chỗ. Nhưng do lo ngại về sự lan truyền dịch bệnh CWD, các nhà chức trách cho biết họ sẽ đợi kết quả kiểm tra trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Xem thêm: Những biến đổi của cơ thể người sau khi bị sét đánh

Phương Hoa

Hơn 300 con tuần lộc bị sét đánh chết ở Na Uy. Ảnh: Reuters.

Hơn 300 con tuần lộc bị sét đánh chết ở Na Uy. Ảnh: Reuters.

323 con tuần lộc, trong đó có 70 con nhỏ, được một người bảo vệ rừng tìm thấy ngày 26/8 trên cao nguyên Hardangervidda, công viên quốc gia nơi có khoảng 10.000 tuần lộc hoang dã. Hình ảnh trên truyền hình cho thấy xác tuần lộc nằm la liệt trên mặt đất.

"Khu vực này ngày 26/8 có bão đi qua. Các con vật ở gần nhau trong thời tiết xấu và chúng bị sét đánh", Kjartan Knutsen, quan chức Cơ quan Môi trường Na Uy, nói với AFP.

Tuần lộc là loài sống theo đàn. Knutsen cho biết ông chưa từng thấy trường hợp nào có mức độ lớn như vậy và đang cân nhắc để "tự nhiên làm việc của mình hay con người can thiệp xử lý".

Như Tâm

Thứ ba, 30/8/2016 | 07:23 GMT+7

Thứ ba, 30/8/2016 | 07:23 GMT+7

Hai con hổ Siberia một tuổi thể hiện tuyệt kỹ chiến đấu trong màn đọ sức tay đôi dưới nước ở Nuremberg, Đức.

hai-anh-em-nha-ho-kich-chien-duoi-nuoc

The Sun hôm 21/8 đưa tin, Peter Weimann, nhà văn kiêm nhiếp ảnh gia nghiệp dư 55 tuổi ở Aiglsbach, Đức, ghi lại loạt ảnh thú vị về màn giao đấu của anh em nhà hổ tại vườn thú ở Nuremberg.

hai-anh-em-nha-ho-kich-chien-duoi-nuoc-1

Hai con hổ Siberia mới một tuổi nhưng ra đòn cực mạnh khi đánh vào đầu nhau.

hai-anh-em-nha-ho-kich-chien-duoi-nuoc-2

Đôi hổ dường như muốn phô diễn toàn bộ sức mạnh và không con nào chịu chấp nhận phần thua.

hai-anh-em-nha-ho-kich-chien-duoi-nuoc-3

Cảnh giao đấu càng thêm phần kịch tính khi diễn ra trên một hồ nước trước hang.

hai-anh-em-nha-ho-kich-chien-duoi-nuoc-4

Một con hổ thậm chí còn đứng bằng chân sau trong nỗ lực dìm đối phương xuống nước.

Xem tiếp trang sau >>>

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }

Thứ ba, 30/8/2016 | 06:00 GMT+7

Thứ ba, 30/8/2016 | 06:00 GMT+7

Xin hỏi tại sao trứng gà mới đẻ vỏ lại mềm, sau ít phút thì cứng lại? (Trần Phát)

tai-sao-vo-trung-ga-thay-doi

Trứng gà. Ảnh: Telegraph

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

hinh-anh-giong-hon-ma-lo-lung-trong-dam-chay

Hình ảnh nghi là "hồn ma" ẩn hiện giữa đám khói. Ảnh: Facebook.

The Sun đưa tin, Jeanette Empey chụp những hình ảnh này trong đám cháy tại trang trại của mình ở Bone, Idaho. "Hãy xem bức ảnh này. Nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy 'thần hộ mệnh của lính cứu hỏa' giống như hồn ma lơ lửng trên cây", Empey chia sẻ.

Empey đăng hai bức ảnh có sự xuất hiện của "hồn ma" trên Facebook hôm 24/8, thu hút hơn 1.500 lượt chia sẻ. Trong ảnh, một vật thể bí ẩn xuất hiện gần vệt lửa của đám cháy. Tuy nhiên, hình dáng của vật thể rất khó nhìn rõ do khói phủ kín xung quanh.

hinh-anh-giong-hon-ma-lo-lung-trong-dam-chay-1

Hình cận cảnh của "hồn ma" trong đám cháy. Ảnh: Facebook.

"Ở bức ảnh đầu tiên, có một người lính cứu hỏa đang đứng gần cái cây. Bạn có thể thấy chiếc áo màu vàng của anh ta. Trong bức ảnh thứ hai, tôi đã phóng to để chỉ rõ hồn ma lẫn trong đám khói", Empey miêu tả.

Nhiều ý kiến bình luận về bức ảnh của Empey bày tỏ sự kinh ngạc trước vật thể có hình dáng giống hồn ma. Tuy nhiên, một số người cho rằng đó chỉ là một cái cây nhìn từ xa.

Xem thêm: Chuyên gia lý giải bức ảnh 'hồn ma' ở khách sạn Mỹ

Phương Hoa

tho-lan-anh-bat-duoc-tom-hum-khong-lo-gan-70-tuoi

Tôm hùm khổng lồ JJ được đặt tên theo vận động viên đấm bốc Joe Joyce. Ảnh: Công viên hải dương quốc gia.

Mirror đưa tin, tôm hùm JJ được đặt tên theo vận động viên đấm bốc hạng nặng người Anh Joe Joyce, người vừa giành huy chương bạc tại Olympic 2016. Hiện nay, JJ đang sống tại Công viên hải dương quốc gia ở Plymouth.

Với trọng lượng 7,65 kg, JJ là tôm hùm nặng nhất được tìm thấy ở Anh kể từ năm 1931. Joe Pike, một thợ lặn tự do, tìm thấy JJ ở biển Lannacombe thuộc miền bắc Devon hồi đầu tháng 8 và đưa nó tới công viên hải dương.

Do JJ bị đưa ra ngoài môi trường nước trong một thời gian dài, các nhân viên bể Plymouth Sound đang chăm sóc cẩn thận để con tôm hùm mau chóng bình phục. Sau khi hồi phục hoàn toàn, nó sẽ được đưa tới khu trưng bày Eddystone Reef cùng các loài sinh vật biển tự nhiên khác.

"Rất khó để tính tuổi của tôm hùm châu Âu, đặc biệt là ở kích cỡ này bởi số lần lột xác và sự phát triển của chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, chúng tôi ước tính nó khoảng 50-70 tuổi. Các nhân viên nuôi dưỡng ở đây chăm sóc JJ rất cẩn thận và chúng tôi rất vui mừng vì nó đang dần hồi phục", James Wright, người phụ trách Công viên hải dương quốc gia, cho biết.

Tôm hùm châu Âu hay còn gọi là tôm hùm Tây (tên khoa học là Homarus gammarus) là loại tôm hùm có càng sống ở phía đông Đại Tây Dương, Địa Trung Hải và một số nơi ở Biển Đen. Loài tôm này rất dễ phân biệt nhờ cơ thể màu xanh đậm và kích cỡ khác biệt giữa hai chiếc càng lớn, một để cắt và một để nghiền.

Trước đó, con tôm hùm Tây lớn nhất châu Âu được tìm thấy tại Fowey, Cornwall, Anh vào năm 1931, nặng hơn 9 kg và dài hơn 120 cm.

Xem thêm: Tôm hùm quý hiếm có màu đỏ như bị luộc trong nhà hàng Mỹ

Hiền Anh

ho-sui-bot-boc-chay-phung-phung-o-bac-cuc

Hiện tượng sủi bọt khí xuất hiện ở các vùng hồ tại Bắc Cực. Ảnh: NASA.

Theo Motherboard, hồ sủi bọt khí metan ở phía bắc Bắc Cực là một trong những hiện tượng kỳ lạ nhất do biến đổi khí hậu gây ra. Một số khu vực tại đây có lượng khí metan thoát ra lớn đến mức các nhà khoa học có thể đốt lửa trên mặt hồ.

Các hồ này xuất hiện sau khi tầng đất đóng băng vĩnh cửu hàng nghìn năm tan rã dưới ảnh hưởng của khí hậu ấm lên. Kết quả là nền đất xung quanh sập xuống, tạo thành các hố sụt chứa đầy nước, gọi là hồ thermokarst.

Trong quá trình hình thành hồ thermokarst, khí carbon bên trong tầng đất đóng băng vĩnh cửu thoát ra ngoài, sau đó được vi khuẩn ở đáy hồ chuyển hóa, dẫn đến bọt khí metan xuất hiện trên mặt hồ. Khi hồ đóng băng trở lại vào mùa đông, các bọt khí metan lại tích tụ dưới mặt băng giống như một nồi áp suất.

ho-sui-bot-boc-chay-phung-phung-o-bac-cuc-1

Khí metan thoát ra từ mặt hồ tại Alaska bốc cháy phừng phừng. Ảnh: Katey Walter Althony.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu hiện tượng này trong nhiều năm, nhưng Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) là tổ chức đầu tiên tìm hiểu hồ sủi bọt từ không gian thông qua dự án Arctic Boreal Vulnerability Experiment (ABoVE). Ý tưởng của NASA là sử dụng hình ảnh vệ tinh về những thay đổi ở tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở Alaska để hỗ trợ công tác đo đạc trên mặt đất.

"Chúng tôi đang cố gắng tính lượng khí metan thoát ra từ những vùng hồ", Alaska Prajna Lindgren, nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Đại học Alaska tại Fairbanks, cho biết.

Thí nghiệm đo lượng khí metan của các nhà nghiên cứu như Lindgren có ý nghĩa quan trọng. Metan là một trong những loại khí nhà kính mạnh và có ảnh hưởng lớn. Những vùng đất đóng băng vĩnh cửu đang tan rã có thể giải phóng nhiều metan vào khí quyển trong những thập kỷ tới. Hiện tượng sủi bọt khí metan không chỉ xuất hiện ở Alaska mà còn được phát hiện dưới lòng đất Siberia.

Những ước tính ban đầu chỉ ra lượng khí nhà kính thoát ra từ vùng băng tan có thể làm nhiệt độ Trái Đất tăng lên 0,5 độ C vào cuối thế kỷ 21.

Xem thêm: Hàng nghìn hồ xanh dương xuất hiện trên sông băng Nam Cực

Hiền Anh

ky-da-beo-phi-bo-tron-vi-bi-chu-bat-giam-can

Con kỳ đà nặng 6 kg bỏ trốn khỏi nhà ở Suffolk, Anh. Ảnh: SWNS.

Mirror hôm qua đưa tin, một con kỳ đà béo phì nặng 6 kg đã bỏ trốn khỏi nhà chủ ở Kelsale, Suffolk, Anh nhưng may mắn được phát hiện bởi một người qua đường sau đó một tuần khi đang nấp dưới tấm tôn cũ.

"Tôi vô cùng bất ngờ khi trông thấy con kỳ đà lần đầu tiên. Thoạt nhìn, nó rất dễ nhầm với cá sấu vì thân hình đồ sộ. Tôi mới chỉ trông thấy kỳ đà một lần trước đây. Nhưng con này quá lớn và quá khỏe. Rõ ràng, nó bị thừa cân và lạc đường", Jason Finch, thanh tra ở Hội hoàng gia bảo vệ súc vật (RSPCA), cho biết.

"Người qua đường phát hiện ra con kỳ đà cho nó lên xe kéo và gọi chúng tôi tới giúp. Rất may là chúng tôi tìm ra người chủ và cuộc đoàn tụ diễn ra khá suôn sẻ", Finch kể.

Con kỳ đà bị thừa cân vì được người chủ trước cho ăn quá nhiều, khiến chủ nhân của nó hiện nay phải áp dụng chế độ ăn kiêng và tập luyện cho thú nuôi. Bị chủ bắt tập bơi trong hồ và đi vòng quanh vườn để giảm cân, con kỳ đà bất ngờ bỏ trốn và đi lang thang qua cánh đồng.

Theo tiến sĩ Ros Clubb, nhà khoa học làm việc cho RSPCA, kỳ đà thường không thể sống lâu trong tự nhiên ở Anh. "Những loài bò sát dựa vào môi trường để làm ấm cơ thể và có nhiều năng lượng hơn khi thời tiết ấm áp, do đó chúng có thể di chuyển nhanh hơn bình thường. Điều quan trọng là người nuôi cần để mắt theo dõi và phong tỏa mọi lối thoát nếu cho chúng ra ngoài trời để tránh trường hợp sổng chuồng", Clubb nói.

Xem thêm: Rùa cái 100 tuổi bỏ nhà đi hơn 10 km tìm bạn tình

Phương Hoa

ong-hoang-vat-ly-va-ty-phu-nga-tinh-chuyen-tham-do-ban-sao-trai-dat

Tỷ phú Milner (đứng) và nhà vật lý Hawking. Ảnh: Metro

Theo Tech Times, phát hiện về hành tinh giống Trái Đất có thể tồn tại sự sống Proxima b trong hệ sao Alpha Centauri đang thúc đẩy tỷ phú người Nga Yuri Milner và nhà vật lý nổi tiếng Stephen Hawking thay đổi dự án Breakthrough Starshot nhằm thăm dò hành tinh mới bằng thiết bị siêu nhỏ.

Hồi tháng 4 năm nay, tỷ phú Milner tuyên bố sẽ đầu tư khoảng 100 triệu USD cho dự án du hành vũ trụ "Breakthrough Starshot" với sự ủng hộ của "ông hoàng vật lý" Hawking. Mục tiêu của họ ở thời điểm đó là phóng tàu vũ trụ siêu nhỏ với tốc độ bằng 20% vận tốc ánh sáng tới Alpha Centauri, hệ sao gần nhất cách Mặt Trời 4,37 năm ánh sáng.

Theo Abraham Loeb, chủ tịch hội đồng cố vấn dự án Breakthrough Starshot, Proxima b sẽ trở thành mục tiêu mới cho thiết bị thăm dò của họ. "Phát hiện này giúp kích hoạt dự án. Nó đem lại mục tiêu rõ ràng cho nhiệm vụ thăm dò", Loeb nói.

Tầm quan trọng của phát hiện về hành tinh gần Trái Đất nhất

Loeb cho biết thiết bị thăm dò mang tên StarChip bay tới Proxima b có kích thước chỉ bằng con tem, được trang bị camera và vài bộ lọc để chụp ảnh màu. Camera sẽ giúp chỉ ra hành tinh này có màu xanh tươi của sự sống, màu xanh dương của nước lỏng hay chỉ có màu nâu của đất đá khô cằn.

ong-hoang-vat-ly-va-ty-phu-nga-tinh-chuyen-tham-do-ban-sao-trai-dat-1

Thiết bị thăm dò vũ trụ siêu nhỏ StarChip sẽ bay đến Proxima b nhờ hệ thống đẩy laser. Ảnh: Science Alert.

Nhóm thực hiện dự án hy vọng có thể phóng StarChip trong vòng hai hoặc ba thập kỷ tới và đến Proxima Centauri sau 20 năm. Những bức ảnh chụp bởi tàu thăm dò siêu nhỏ sẽ truyền đến Trái Đất sau 4,23 năm, bằng số năm ánh sáng từ Trái Đất đến Proxima b.

Với kế hoạch trên, Loeb và cộng sự cho rằng các thiết bị StarChip có thể chụp ảnh Proxima b vào năm 2060. Mỗi thiết bị StarChip chế tạo từ silicon sẽ mang theo camera, nguồn điện, động cơ đẩy photon, thiết bị liên lạc và định vị.

ong-hoang-vat-ly-va-ty-phu-nga-tinh-chuyen-tham-do-ban-sao-trai-dat-2

Mô hình hệ thống đẩy thiết bị StarChip bằng tia laser công suất lớn. Ảnh: Science

Thiết bị thăm dò vũ trụ siêu nhỏ là phương tiện lý tưởng để du hành tới những hệ sao như Alpha Centauri bởi vì loại tàu thông thường phải mất tới 20.000 năm để đi tới đích, còn StarChip có thể hoàn thành hành trình chỉ trong 20 năm.

Trước khi dự án trở thành hiện thực, nhóm nghiên cứu cần hoàn thiện thiết kế hệ thống đẩy StarChip bằng laser và mất khoảng 5-10 năm để xác định liệu hệ thống này có khả thi hay không.

Xem thêm: Hành trình quanh hệ sao của 'bản sao Trái Đất'

Phương Hoa

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

tran-oe-ra-linh-duong-vi-bi-con-nguoi-quay-ray

Con trăn buộc phải nhả linh dương nuốt dở để tự vệ trước đám đông vây quanh. Ảnh: National Geographic.

Theo National Geographic, video được ghi lại hôm 22/8 tại thành phố Gorakhpur ở miền bắc Ấn Độ. Trong video, đám đông phát hiện con trăn đang nuốt chửng một con linh dương liền vây quanh để theo dõi và dùng gậy chọc vào con mồi.

Kenney Krysko, nhà nghiên cứu bò sát kiêm quản lý bộ sưu tập ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida tại Gainsville, Mỹ, nhận xét đám đông dường như đang khiến con trăn cảm thấy căng thẳng.

"Thật buồn vì trăn bỏ phí con linh dương. Xác linh dương sẽ tự phân hủy và trở thành mồi cho những con ruồi", Krysko nói. Ông kết luận con trăn sẽ không quay lại và hoàn thành nốt bữa ăn ngay cả khi chỉ có một mình vì xác linh dương đã bị tiêu hóa một phần và bắt đầu bốc mùi.

Theo Krysko, con trăn sẽ phải tìm kiếm miếng mồi khác. Là động vật máu lạnh trao đổi chất chậm, trăn không ăn thường xuyên. Số bữa ăn của nó chỉ ở mức vài lần một năm. Đặc biệt, khi trăn bắt được những con mồi lớn, chúng mất một thời gian dài để tiêu hóa hết bữa ăn.

Xem trăn nhả xác linh dương nuốt dở

Con trăn nhả xác linh dương ra như một phản ứng tự vệ. Đám đông làm con trăn căng thẳng, nó buộc phải nhả con mồi lớn ra để giảm trọng lượng và trốn thoát nhanh hơn. Hành vi tương tự cũng được ghi nhận ở các loài rắn, chim và động vật khác.

Krysko cho hay con trăn có thể thuộc loài trăn mốc, dài khoảng 3,6 m. Loài trăn này có thể đạt chiều dài lên tới 7 m và nặng 90 kg. Con linh dương được tiêu hóa một phần nên rất khó xác định nguồn gốc, nhưng nhiều khả năng nó là một trong những loài linh dương tại Ấn Độ.

Trăn mốc là động vật bản xứ chuyên sống trong rừng rậm và đầm lầy cỏ ở Ấn Độ và Đông Nam Á. Chúng chủ yếu ăn động vật có vú nhỏ và chim. Chúng thường cuộn quanh mình con mồi và siết chặt cho đến khi mồi săn tắt thở. Sau đó, trăn mốc bành miệng to hết cỡ để nuốt chửng con mồi nhờ dây chằng có thể căng giãn.

Xem thêm: Cố nuốt chửng mồi, trăn bị sừng linh dương đâm xuyên họng

Thùy Dương

The Sun hôm 27/8 đưa tin, các nam nhân viên ở công ty đồ lót PrimaDonna của Bỉ tỏ ra thích thú xen lẫn căng thẳng khi chuẩn bị thực hiện công việc hàng ngày với đôi tạ đeo trên ngực để mô phỏng bộ ngực cỡ siêu lớn.

Những người đàn ông tỳ "bộ ngực" giả lên máy photocopy, ngắm nghía bản thân trước gương, đồng thời xoay xở với cảm giác nhức mỏi do tạ gây ra khi làm việc ở trụ sở công ty.

"Cách duy nhất để một người đàn ông biết cảm giác khi có bộ ngực cỡ siêu lớn là trực tiếp trải nghiệm. Một bộ ngực siêu lớn có thể nặng từ hai đến ba kilogram. Trọng lượng này khá lớn. Nó có thể làm bạn đau cổ và đau lưng", Ignace Van Doorselaere, giám đốc công ty PrimaDonna, nói.

Xem thêm: Phụ nữ ngực càng to càng thông minh

Phương Hoa

rua-cai-100-tuoi-bo-nha-di-hon-10-km-tim-ban-tinh

Rùa Touche là con rùa cái 100 tuổi. Ảnh: Craigslist.

Theo Mirror, con rùa tên Touche sống trong nhà bà Nancy Knauss ở Fresno, California, Mỹ, suốt 55 năm qua. Touche bất ngờ bỏ nhà đi hôm 9/8. Con rùa 100 tuổi bị cận thị, do đó bà Knauss, năm nay 60 tuổi, rất lo lắng cho nó.

Knauss đăng tin lên nhiều trang web và bỏ tờ rơi vào hòm thư của cư dân quanh vùng để nhờ họ giúp tìm kiếm Touche.

Sau khi đọc thông tin tìm rùa của bà Knauss trên mạng xã hội, một người tên là Steven George ở Ashland, California, tìm thấy rùa Touche khi nó leo lên phần nắp ống nước hình vòm trong vườn nhà hàng xóm.

Nhiều khả năng, Touche cho rằng nắp ống nước này là một con rùa đực đang ẩn mình dưới lớp mai. Như vậy, rùa Touche đã trải qua hành trình hơn 10 km chỉ trong vòng 10 ngày để đi tìm "bạn tình".

Xem thêm: Cá voi sát thủ hất văng rùa lên cao trước mặt du khách

Thùy Dương

The The Sun, video với tựa đề "Gelatin - Câu chuyện thực sự" nói về quá trình sản xuất chất làm đông trong thực phẩm, được tài khoản Alina Kneepkens chia sẻ trên Facebook hôm 25/8, thu hút hơn 7 triệu lượt xem trong vòng ba ngày sau khi đăng tải.

Thứ hai, 29/8/2016 | 06:00 GMT+7

Thứ hai, 29/8/2016 | 06:00 GMT+7

Tôi được tặng một chiếc ví da nhưng chất da khá cứng giống như da tổng hợp vậy. Xin hỏi làm cách nào để phát hiện đồ da này là thật hay giả? (Gia Khanh)

cach-phan-biet-da-that-va-da-gia

Ví da được làm thủ công. Ảnh: Photobucket.

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }

Bài viết theo tháng

Tin tức nổi bật trong tuần

Đối tác