Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016

thien-thach-manh-ngang-ba-ty-tan-thuoc-no-ngay-cang-gan-trai-dat

Thiên thạch Bennu đường kính 487 m có thể gây thảm họa toàn cầu trên Trái Đất. Hình minh họa: NASA.

Năm 2135, Bennu sẽ bay qua giữa Trái Đất và Mặt Trăng, khoảng cách nguy hiểm theo đánh giá của các nhà thiên văn học. Trọng lực từ Trái Đất có thể ảnh hưởng tới quỹ đạo của Bennu, khiến nó có khả năng rơi xuống hành tinh vào cuối thế kỷ sau, New York Post dẫn lời Dante Lauretta, giáo sư khoa học hành tinh ở Đại học Arizona, Mỹ, cho biết.

Bennu có đường kính khoảng 487 m và di chuyển quanh Mặt Trời ở vận tốc trung bình 101.000 km/h. Khả năng va chạm với Trái Đất của nó rất nhỏ nhưng đáng để lưu ý. Nếu va chạm xảy ra, tác động sẽ tương đương với việc kích hoạt ba tỷ tấn thuốc nổ và mạnh gấp 200 lần quả bom nguyên tử thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. "Về mặt kích thước, Bennu có thể gây ra một thảm họa toàn cầu", giáo sư Mark Bailey ở Đài quan sát Armagh phía bắc Ireland, nhận định.

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ phóng thiết bị thăm dò Osiris-Rex lên thiên thạch Bennu vào tháng 9 tới. Hành trình của thiết bị thăm dò sẽ bao gồm một năm quay quanh Mặt Trời để tăng tốc trước khi nó quay về Trái Đất và mượn trọng lực của hành tinh để tiến vào quỹ đạo thiên thạch.

Theo dự kiến, Osiris-Rex sẽ tiếp cận thiên thạch Bennu vào tháng 8/2018. Sau đó, Osiris-Rex sẽ dành một năm lập bản đồ thiên thạch và bay lơ lửng bên trên bề mặt của nó để lấy mẫu một số mẩu vụn trước khi bay trở về Trái Đất.

Đối với các nhà khoa học, cơ hội thu thập mẫu vật từ thiên thạch carbon rất thú vị. "Bennu là một thiên thạch carbon, một tàn tích cổ đại từ hệ Mặt Trời thuở sơ khai chứa đầy phân tử hữu cơ", Lauretta nói. "Những thiên thạch như Bennu có thể đã đưa vật liệu này đến Trái Đất, góp phần vào môi trường nguyên thủy nơi sự sống ra đời".

Nhiệm vụ quan trọng nhất của Osiris-Rex là đo lực mới phát hiện mang tên Yarkovsky. Lực tác động này có thể thúc đẩy các thiên thạch chuyển động quanh hệ Mặt Trời và bay về phía Trái Đất. Nó khiến lộ trình của Bennu trở nên khó dự đoán. Các nhà khoa học nhận thấy vị trí của Bennu đã xê dịch 160 km từ năm 1999. "Chúng tôi biết mọi thức về Bennu, bao gồm kích thước, khối lượng và thành phần. Đây có thể là thông tin quan trọng cho những thế hệ tương lai", Lauretta nói.

Xem thêm: Mảnh thiên thạch lạ nhất trong lịch sử Trái Đất

Phương Hoa

tinh-tinh-trui-long-bi-dong-loai-ghe-lanh-dot-tu

Ngoại hình của Mongo dễ gây chú ý. Ảnh: Jake Beaton - Rekkers.

BBC hôm 30/7 đưa tin, con tinh tinh 22 tuổi mắc chứng rụng lông và đang được điều trị nhiễm trùng theo lịch kiểm tra sức khỏe định kỳ nhưng không thể mọc lông trở lại.

Ngoại hình trụi lông của Mongo là một phần lý do khiến nó bị những con tinh tinh khác trong đàn đuổi đánh. Cảnh tượng xô xát giữa chúng vào đầu tháng 3 năm nay thu hút hàng triệu lượt xem trên kênh Youtube. Tuy nhiên, vườn thú khẳng định hành vi của những con tinh tinh mang tính phô diễn hơn là đánh nhau thực sự và hoàn toàn bình thường ở loài này.

Các bác sĩ thú y sẽ tiến hành một cuộc khám nghiệm tử thi sau khi những dấu hiệu bệnh tim được phát hiện. "Xác Mongo sẽ được kiểm tra để tìm hiểu phế nang lớn bất thường của nó. Dù Mongo không thể hiện rõ dấu hiệu mắc bệnh nặng, kiểm tra sức khỏe cho thấy nó bị nhiễm trùng và không thể mọc lông trở lại", phát ngôn viên vườn thú cho biết.

Xem thêm: Tinh tinh mẹ hết lòng chăm sóc con gái bị bệnh Down

Phương Hoa

Theo Science Alert, ký sinh trùng sốt rét gây bệnh cho con người từ khoảng 20 triệu năm trước. Tác nhân lây truyền chủ yếu thông qua muỗi Anopheles.

Bệnh sốt rét từng làm cản trở đường tiến quân của Thành Cát Tư Hãn dưới thời đế chế Mông Cổ và Attila, vua của đế quốc Hung Nô hùng mạnh. Nó cũng lây nhiễm cho nhiều tổng thống Mỹ nổi tiếng như George Washington, Theodore Roosevelt, Abraham Lincoln, John F Kennedy.

Bệnh sốt rét là nguyên nhân giết chết Alexander Đại đế và pharaoh Ai Cập Tutankhamun. Theo một số nhà nghiên cứu, gần một nửa số người từng sinh sống trên Trái Đất chết vì sốt rét.

Trong thời gian từ năm 1900 đến 1950, ước tính bệnh sốt rét giết chết 100 triệu người. Năm 1946, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) được thành lập ở Mỹ chủ yếu để ngăn chặn căn bệnh này.

Xem thêm: Căn bệnh ẩn trong bức tranh kiệt tác suốt một thế kỷ

Lê Hùng

robot-xay-nha-chi-trong-hai-ngay

Robot Hadrian X có thể xây 1.000 viên gạch mỗi giờ. Ảnh: Fastbrick Robotics.

Theo Sky News, Hadrian X là robot khổng lồ gắn trên xe tải do công ty Fastbrick Robotics có trụ sở tại Australia chế tạo. Hadrian X có thể đặt 1.000 viên gạch mỗi giờ với một cánh tay dài 30 m. Điều này giúp robot đứng ở vị trí duy nhất trong suốt quá trình xây dựng.

Gạch di chuyển dọc theo cánh tay dài của robot trên một băng chuyền. Bàn tay robot ở cuối băng chuyền sẽ cầm và sắp xếp những viên gạch, sau đó cố định chúng bằng keo xây dựng thay vì xi măng.

Hadrian X đủ thông minh để tạo ra các khoảng trống trong bức tường, nơi lắp đặt hệ thống dây điện và ống nước sau này. Robot có khả năng cắt và tạo hình kích thước viên gạch cho phù hợp.

"Con người sử dụng gạch để xây dựng từ cách đây 6.000 năm. Kể từ khi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra, chúng ta đang cố gắng tự động hóa quá trình thi công gạch", Mark Pivac, người sáng lập công ty Fastbrick Robotics, cho biết.

Công ty Fastbrick Robotics chế tạo Hadrian X trong khoảng thời gian 10 năm, với chi phí nghiên cứu và phát triển là 6 triệu USD. Công ty này cho biết robot dự kiến xuất hiện trên thị trường vào năm sau.

Xem thêm: Hình mẫu robot tình dục dành cho đàn ông Nhật cô đơn

Lê Hùng

Thứ hai, 1/8/2016 | 07:38 GMT+7

Thứ hai, 1/8/2016 | 07:38 GMT+7

Xin hỏi liệu giọng nói của chúng ta có thể giống như người khác hay không? Hay giọng nói cũng là đặc điểm riêng biệt tương tự như dấu vân tay? (Huỳnh Anh)

giong-noi-cua-con-nguoi-co-the-giong-nhau-hay-khong

Giọng nói là một đặc điểm dễ nhận biết của con người. Ảnh: Wordpress.

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }

Là nơi duy nhất có sự hiện diện của 3 loài thú lớn mới phát hiện trên thế giới, khu bảo tồn Sao La (Thừa Thiên Huế) thành lập năm 2013, nhằm bảo tồn quần thể Sao La và 2 loài thú móng guốc là Mang lớn và mang Trường Sơn...

Minh Nhật  |  

Ý kiến bạn đọc ()

Con người thường tránh nói về phân vì cho rằng chúng là thứ dơ bẩn và cặn bã. Tuy nhiên, với khoa học và nhiều loài động vật, chất thải này lại mang tới những thông tin quý giá.

Bảo tàng phân

Các nhà khoa học tại Vườn thú Isle of Wight ở nước Anh mở một bảo tàng trưng bày 20 mẫu phân khô đặt trong những quả cầu thủy tinh. Mẫu phân được thu thập từ nhiều loài như sư tử, chồn đất châu Phi, chồn hôi, và cả phân trẻ sơ sinh.

"Các mẫu phân đa dạng về kích thước, hình dạng, kết cấu, chi tiết và tiết lộ những thông tin đặc biệt", Nigel George, quản lý bảo tàng, cho biết.

nhung-ung-dung-it-ngo-toi-tu-chat-thai-dong-vat

Bảo tàng phân độc nhất vô nhị ở Anh trưng bày 20 mẫu phân trong các quả cầu thủy tinh. Ảnh: Bảo tàng phân vườn thú Isle of Wight

Theo ông, ngay cả một người bình thường cũng có thể biết thêm nhiều về động vật như chế độ ăn của chúng sau khi phân tích mẫu phân. Chẳng hạn, phân bò thường chứa nhiều xương và bộ cánh cứng của bọ.

"Động vật ăn thịt có chất thải bốc mùi hơn động vật ăn cỏ", George nói thêm.

Ngoài ra, các dấu vết của rác thải nhựa trong phân mòng biển cũng chỉ ra ảnh hưởng tiêu cực của con người tới tự nhiên.

Nhóm thực hiện mất khá nhiều công sức để tạo ra mẫu vật "ít bốc mùi và an toàn cho công chúng quan sát". Do lượng nước trong phân chiếm tới 75%, nhóm dành tới một năm chế máy làm khô phân đặc biệt.

Tùy thuộc kích cỡ, các mẫu phân có thể mất từ một ngày tới hai tuần để hoàn thành công đoạn sấy. Sau đó, phân được đưa vào bên trong quả cầu thủy tinh đã được rút sạch không khí.

Mở cửa hồi tháng ba năm nay, bảo tàng giúp thay đổi quan niệm của nhiều người về loại chất thải vốn chịu nhiều kỳ thị.

"Phản ứng của mọi người không như chúng tôi nghĩ. Cảm giác ghê tởm nhanh chóng bị xóa sạch. Mọi người bắt đầu chúi đầu vào từng quả cầu để quan sát thật kỹ", ông nói.

Phân cá voi giúp chuỗi dinh dưỡng trên Trái Đất tuần hoàn

Trong khi hầu hết động vật biển kiếm ăn gần mặt nước và thải phân ở vùng nước sâu hơn, cá voi có tập tính đối ngược. Chính điều này làm nên sự khác biệt, theo Joe Roman, nhà sinh vật học ở đại học Vermont, Mỹ. 

"Khi cá voi ngoi lên mặt nước, ngay sau lần lặn cuối, là lúc chúng thải ra lượng phân lớn", Roman giải thích.

Phân cá voi nổi tiếng với độ dinh dưỡng cao, bổ sung lượng lớn nitơ, sắt và phốt pho cho tầng nước mặt.

"Do đó, chúng giúp đại dương thêm 'màu mỡ'. Cá voi mang dinh dưỡng từ đáy biển lên lớp nước bề mặt", Roman khẳng định.

Hiệu ứng này được biết đến với tên "Máy bơm Cá voi", đề tài mà Roman dành trọn 10 năm nghiên cứu.

Dinh dưỡng trên tầng mặt có thể được những loài cá như cá hồi tiêu thụ. Đến lượt mình, cá hồi trở thành thức ăn cho các chim biển và con non của chúng trên đất liền. Chim biển sau đó bị các loài khác sống trên cạn ăn thịt. Vì thế, Roman khẳng định "cá voi góp phần mang dinh dưỡng từ đáy biển lên hệ sinh thái trên đất liền".

Sự cấu thành phân cá voi phụ thuộc vào mỗi cá thể và chế độ ăn. Cá voi ăn nhuyễn thể thường có phân màu đỏ hoặc hồng, hình thỏi, đường kính bằng nắm tay. Nếu ăn cá, chúng thải phân thành mảng lớn, màu xanh đậm, có thể rộng bằng một tàu nghiên cứu.

"Đây chính là liều bổ sung dinh dưỡng tức thì cho đại dương. Cả hai loại đều có tác động như nhau nhưng theo hai cách khác biệt", Romans nói.

Thức ăn cho các loài bọ

Với một số động vật, phân là nguồn thức ăn có giá trị.

"Những động vật ăn phân sống dựa vào dinh dưỡng sót lại mà loài ban đầu không hấp thu từ thức ăn", Marcus Byrne từ đại học Witwatersrand Johannesburg, Nam Phi cho hay.

Byrne bắt đầu nghiên cứu về các loài ăn phân như bọ hung, ruồi và thậm chí cả bướm, ở Australia từ những năm 1980.

nhung-ung-dung-it-ngo-toi-tu-chat-thai-dong-vat-1

Bọ hung là loài ăn phân nổi tiếng với khả năng nặn phân thành những viên tròn để di chuyển và tài định hướng nhờ các tín hiệu trên bầu trời. Ảnh: Rolf Nussbaumer Photography

Bọ hung là loài ăn phân có khả năng ấn tượng dù kích thước não chỉ bé bằng hạt gạo. Chúng nổi tiếng với việc nặn phân thành những quả cầu và lăn đi trên quãng đường dài.

Khả năng sinh sản và giành bạn tình của chúng cũng phát triển đáng ngạc nhiên. Con đực thường khoe sức mạnh bằng những chiếc sừng to trên đầu.

"Dù là sinh vật bé nhỏ, các cuộc chiến giành quyền giao phối của chúng cũng khốc liệt không kém linh dương, hươu hay tuần lộc", Byrne nhấn mạnh.

Những con đực thua thiệt về ngoại hình thường có tinh hoàn phát triển hơn con to để tăng lợi thế cho mình. Bên cạnh đó, bọ hung còn nổi bật bởi tài định hướng.

"Chúng nhìn lên bầu trời và sử dụng các tín hiệu để định vị", Byrne giải thích.

Nếu con người phụ thuộc vào bản đồ, bọ hung lại có khả năng khai thác những thứ chúng ta không nhìn thấy như ánh sáng phân cực. Quan sát của các nhà khoa học cho thấy chúng thường đứng trên quả cầu phân, quan sát dải Thiên Hà như la bàn trên trời để xác định phương hướng và di chuyển vào ban đêm.

Xem tiếp: Phân ngựa tiết lộ lịch sử

Thu Hiền

vong-xoay-tu-than-giai-doan-bao-truoc-cai-chet-can-ke

Vòng xoáy tử thần có nhiều dấu hiệu dự báo khác nhau. Ảnh: lassedesignen.

Các nhà sinh học chia cuộc sống thành ba giai đoạn: phát triển, lão hóa và cuối đời. Nhưng một số nhà nghiên cho rằng có một giai đoạn thứ tư ngay trước khi cuộc đời kết thúc và đặt tên nó là "vòng xoáy tử thần".

Dù hầu hết nghiên cứu về "vòng xoáy tử thần" đều tập trung vào mẫu vật là ruồi giấm, các nhà khoa học cho rằng những nghiên cứu này có thể cung cấp hiểu biết quý giá về giai đoạn cuối cùng của cuộc đời con người.

"Chúng tôi tin rằng đây là một phần của quá trình chết được lập trình sẵn bởi di truyền", Live Science dẫn lời Laurence Mueller, trưởng khoa Sinh thái học và Tiến hóa Sinh học tại Đại học California ở Irvine, Mỹ.

Theo xem xét của Mueller và đồng nghiệp công bố hồi đầu năm trên tạp chí Biogerontology, một số nghiên cứu trên ruồi giấm cho thấy giai đoạn vòng xoáy tử thần có thể được nhận biết qua sự sụt giảm tỷ lệ sinh sản.

Ví dụ, trong một báo cáo đăng trên tạp chí Gerontology năm 2015, các nhà nghiên cứu nhận thấy ngày ruồi cái ngừng đẻ trứng là một yếu tố quan trọng dự báo cái chết. Các chỉ số về khả năng sinh sản bắt đầu giảm khoảng 10 ngày trước khi ruồi giấm cái ngừng đẻ trứng. Nhóm nghiên cứu cho rằng bất cứ điều gì dẫn tới cái chết của ruồi cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong những ngày cuối đời của chúng.

Trong báo cáo mới, Mueller nhận định thời gian suy giảm này phù hợp với ước tính trước đó về thời lượng diễn ra vòng xoáy tử thần. So với tuổi thọ trung bình của ruồi giấm, 10 ngày chính là 1/3 vòng đời của chúng. Nghiên cứu từ năm 2002 trên ruồi giấm Địa Trung Hải (medfly) cho thấy 97% ruồi đực bắt đầu nằm ngửa bụng khoảng 16 ngày trước khi chết.

Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học quan sát ruồi giấm, giun tròn và cá ngựa vằn để xem ruột của chúng có biểu hiện tăng rò rỉ dịch (tính thấm) trước khi chết hay không. Các nhà nghiên cứu thử nghiệm bằng cách cho thuốc nhuộm vào thức ăn của chúng.

Nếu tính thấm tăng, thuốc nhuộm sẽ bị rò rỉ vào cơ thể động vật và cơ thể chúng sẽ thay đổi màu sắc như màu xanh dương đối với ruồi, cá và màu xanh huỳnh quang đối với giun tròn. Nghiên cứu công bố hôm 22/3 trên tạp chí Scientific Reports kết luận sự rò rỉ dịch ruột này là dấu hiệu của cái chết cận kề đối với cả ba loài.

Nhiều học giả hy vọng nghiên cứu vòng xoáy tử thần ở ruồi giấm và các sinh vật khác có thể cho biết nhiều hơn về sự suy yếu trước khi chết của con người trong tương lai.

Trong báo cáo tổng hợp, Mueller và đồng nghiệp trích dẫn một nghiên cứu từ năm 2008 được công bố trong Tạp chí Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Quốc gia (Proceedings of the National Academy of Sciences), đưa ra bằng chứng về vòng xoáy tử thần đối với con người. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu thu thập được về khả năng thể chất và nhận thức của 2.262 người Đan Mạch trong độ tuổi 92-100 từ năm 1998 đến 2005.

Họ nhận thấy điểm đánh giá thể chất và nhận thức của các cá nhân chết trong vòng hai năm đầu tiến hành nghiên cứu thấp hơn đáng kể so với điểm số của những người còn sống tới năm 2005. Các đánh giá bao gồm đo sức nắm của tay, khả năng hoàn thành hoạt động hàng ngày (như sử dụng nhà vệ sinh và ăn uống) và các bài kiểm tra giúp đánh giá suy giảm nhận thức.

Theo Mueller, vòng xoáy tử thần ở người về cơ bản có thể là lý do chúng ta thường thấy sự gia tăng rõ rệt các hạn chế về thể chất ngay trước khi người nào đó chết. Do nghiên cứu trên con người gây nhiều tranh cãi vì lý do đạo đức và sinh học, nghiên cứu vòng xoáy tử thần ở các sinh vật khác có thể mở ra nhiều gợi ý.

Theo Mueller, bước tiếp theo trong nghiên cứu này có thể là nhân giống ruồi một cách có chọn lọc để tạo ra các nhóm đối tượng trải qua vòng xoáy tử thần với thời lượng khác nhau.

"Sau khi tạo ra các quần thể mang gene khác nhau theo cách đó, bạn có thể tìm hiểu những gene nào cần thay đổi để giảm thời lượng của vòng xoáy tử thần", Mueller nói. Dựa trên hiểu biết đó, các nhà nghiên cứu có thể tìm trong hệ gene của con người các dấu hiệu di truyền tương tự, do con người có hệ gene tương đối giống ruồi giấm. Theo yourgenome.com, 75% gene gây bệnh ở con người cũng có mặt ở ruồi giấm.

Mueller cho biết mục đích nghiên cứu không phải là ngăn chặn hoặc thậm chí trì hoãn cái chết. Thay vào đó, ông coi nó như là một cách để cải thiện chất lượng cuộc sống của con người lúc cuối đời, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

"Cho dù chúng tôi không thể thay đổi thời điểm bạn chết, chúng tôi muốn bạn có thể sống bình thường cho đến những giây phút cuối cùng", Mueller chia sẻ.

Xem thêm: Những phát hiện bất ngờ về cái chết

Phương Chu

ly-do-leonardo-da-vinci-khong-ve-hao-quang-quanh-dau-chua-jesus

Bức tranh Bữa tối cuối cùng của Leonardo da Vinci. Ảnh: Wikipedia.

Kiệt tác Bữa tối cuối cùng của Leonardo da Vinci chứa đựng hàm ý vô cùng tinh tế khiến nó khác hẳn những bức tranh cùng chủ đề trước đó luôn mô tả Chúa Jesus và các tông đồ như những vị thánh. Trong tác phẩm của mình, da Vinci coi họ như con người bình thường và ngụ ý Chúa Jesus cũng trải qua cái chết.

Theo Smithsonian Channel, có vô số cách thể hiện Chúa Jesus và 12 tông đồ trước khi tác phẩm của da Vinci ra đời ở thế kỷ 15. Tất cả đều mang một điểm chung là vầng hào quang bao quanh đầu Chúa và các tông đồ của ngài. Ở phiên bản do da Vinci vẽ, không chỉ các tông đồ, ngay cả Chúa Jesus cũng không được khắc họa vầng hào quang.

ly-do-leonardo-da-vinci-khong-ve-hao-quang-quanh-dau-chua-jesus-1

Một bức tranh thế kỷ 14 vẽ Chúa Jesus và các tông đồ mang vầng hào quang quanh đầu. Ảnh: Electa UIG.

Theo Mario Taddei, chuyên gia nghiên cứu các tác phẩm của da Vinci ở Milan, Italy, người đã dành 15 năm phân tích bức tranh, những người được minh họa trong tranh của da Vinci không phải thánh thần mà chỉ là những người đàn ông đơn thuần. Nhà danh họa còn ngụ ý Chúa Jesus cũng trải qua cái chết như người bình thường.

"Không có gì phi thực hay siêu nhiên trong bữa tối cuối cùng. Leonardo muốn cho chúng ta biết 13 người đàn ông trong bức tranh chỉ là những con người bình thường", Taddei giải thích.

Xem thêm: Vì sao Leonardo da Vinci ốm liệt giường và qua đời

Phương Hoa

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

Tại lễ ra mắt chiều 28/7, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao Hoà Lạc (Bộ Khoa học và công nghệ), ông Đinh Thành Long cho biết, định hướng của Viện trong thời gian tới là tham gia xây dựng cộng đồng khoa học công nghệ tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc.

"Viện phấn đấu trở thành hạt nhân tiêu biểu trong cộng đồng để hiện thực hóa các chủ trương, định hướng của Bộ Khoa học trong sự phát trển chung của Khu Công nghệ cao Hòa Lạc", ông Long nói và cho hay Viện sẽ áp dụng các công nghệ mới, tạo ra dòng sản phẩm tự nghiên cứu và cạnh tranh được trên thị trường.

Viện nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ cao Hòa Lạc được Sở Khoa học và Hà Nội cấp giấy chứng nhận "Đăng ký hoạt động Khoa học và Công nghệ" ngày 8/10/2015. Viện được thành lập nhằm thúc đẩy các mục tiêu phát triển quốc gia cũng như định hướng phát triển của Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, hạch toán độc lập theo cơ chế tự chủ.

Khu Công nghệ cao Hòa Lạc với quy mô 1.586 ha được phát triển để trở thành một thành phố khoa học, nơi thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển; đào tạo và ươm tạo; sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc lĩnh vực (công nghệ sinh học, thông tin - truyền thông, vật liệu mới và tự động hóa. 

Minh Khôi

sinh-vat-co-the-la-to-tien-moi-loai-tren-trai-dat

LUCA sống bằng hydro và khoáng chất phun ra miệng núi lửa dưới biển. Ảnh: Alamy Stock Photo.

Theo Mysterious Universe, sinh vật đơn bào mang tên LUCA đã xuất hiện cách đây khoảng 3,8 tỷ năm, khi Trái Đất mới chỉ 560 triệu năm tuổi. Nó có thể giúp các nhà khoa học làm sáng tỏ quá trình phát triển của sự sống.

Quá trình tìm kiếm LUCA bắt đầu bằng cách quan sát các hình thức sinh vật hiện đại, được chia thành 6 nhóm: thực vật, động vật, nấm, nguyên sinh vật, vi khuẩn và vi khuẩn cổ. Bốn nhóm đầu tiên được gọi là sinh vật nhân chuẩn, đều có tế bào với các hạt nhân riêng biệt. Vi khuẩn và vi khuẩn cổ là các sinh vật đơn bào, xuất hiện từ rất lâu trước bất kỳ sinh vật nhân chuẩn nào.

Một nhóm nghiên cứu đứng đầu là giáo sư William F. Martin ở Đại học Heinrich Heine tại Düsseldorf, Đức, quyết tâm tìm ra cấu trúc di truyền của sinh vật được cho là tổ tiên của tất cả  vi khuẩn và vi khuẩn cổ.

Theo bài viết đăng trên tạp chi Science hôm 25/7, các nhà nghiên cứu tìm kiếm những gene chung của ít nhất hai loài vi khuẩn và vi khuẩn cổ, từ đó rút ra danh sách khoảng 6 triệu gene có thể chia thành 286.000 nhóm. Chỉ có 355 nhóm trong số đó phân bố rộng rãi trên tất cả các sinh vật hiện đại, và khi kết hợp với nhau, chúng cung cấp một bức tranh sáng tỏ về LUCA.

Theo Martin mô tả trên tạp chí Nature, LUCA là "một sinh vật kỵ khí, cố định CO2, phụ thuộc vào hydro theo con đường acetyl-CoA (Wood-Ljungdahl), cố định nitơ và ưa nhiệt".

LUCA sống trong các miệng phun thủy nhiệt dưới biển sâu, nơi những cột nước nóng giàu khoáng chất phun trào khi gặp magma bắn ra từ dưới đáy đại dương, và nhận năng lượng từ quá trình chuyển hóa khí. Đây là thời kỳ cuối thuở sơ khai của Trái Đất. Trái Đất lúc này trải qua cơn mưa sao băng lớn với bầu không khí thiếu oxy, thiên thạch liên tục trút xuống và các vùng biển bị đun đến nhiệt độ sôi.

Theo thời gian, LUCA có thể đã tiến hóa và thoát ra từ các lỗ thông hơi ở biển vào hai thời điểm khác nhau thành vi khuẩn và vi khuẩn cổ.

Tuy nhiên, một số nhà phê bình nhanh chóng chỉ ra LUCA có thể chưa hẳn là nguồn gốc của muôn loài và sự sống nhiều khả năng đã xuất hiện ở một nơi khác rồi bị kéo vào các lỗ thông hơi ở biển bởi những đợt bắn phá nặng nề của mưa thiên thạch.

Xem thêm: Hóa thạch 250 triệu năm tuổi của tổ tiên cá sấu

Phương Chu

hu-pho-mat-ven-nguyen-suot-340-nam-duoi-day-bien-baltic

Pho mát được bảo quản trong một hũ nhỏ màu đen. Ảnh: Lars Einarsson.

Tàu Kronan của Thụy Điển nằm bất động dưới đáy biển Baltic trong suốt 340 năm. Chiếc tàu chiến trang bị 126 khẩu súng này chìm xuống đây sau một cuộc đụng độ với quân Đan Mạch và Hà Lan năm 1676, kéo theo khoảng 800 người chết, theo Atlas Obscura.

Chiếc tàu được tìm thấy năm 1980. Sau đó, các thợ lặn đã phát hiện hơn 20.000 đồ tạo tác, bao gồm trang sức, đồng xu vàng, và thậm chí cả dấu vết mô não của thủy thủy đoàn qua đời.

Trong thời gian tìm kiếm kéo dài hai tuần đầu tháng 7, nhóm thợ lặn phát hiện một sản phẩm làm từ bơ sữa đựng trong hũ nhỏ màu đen. Dựa vào mùi men chua tỏa ra từ hũ, nhà nghiên cứu Lars Einarsson xác định sản phẩm này là pho mát.

Einarsson và đồng nghiệp công bố phát hiện hôm 26/7 tại Bảo tàng Kalmar County ở Thụy Điển cùng với toàn bộ đồ vật trục vớt dưới nước quanh đảo Oland phía đông nam biển Baltic.

Einarsson thừa nhận dù mùi hương của hũ pho mát rất đặc biệt, ông không có ý định nếm thử. "Nó được bảo quản rất tốt, nhưng nó đã ở dưới đáy biển suốt 340 năm", Einarsson nói.

Hiện tại, số pho mát đang được giữ lạnh để kiểm tra kỹ hơn nhằm tìm hiểu thành phần cấu tạo và cách thủy thủ sinh sống trên những con tàu chiến thời xưa.

Xem thêm: Tảng bơ vẫn ăn được sau 2.000 năm chôn dưới đầm lầy Ireland

Phương Hoa

Chủ nhật, 31/7/2016 | 06:00 GMT+7

Chủ nhật, 31/7/2016 | 06:00 GMT+7

Mình trồng rau sạch tại nhà. Rau muống lớn được 20 cm thì bị loài sâu này ăn lá. Nó có thân màu xanh lá, đuôi màu cam. Xin hỏi đây là loài sâu gì, làm cách nào để diệt nó mà không ảnh hưởng tới rau và sức khỏe? Xin cảm ơn! (Nguyen Hoang Son)

cach-diet-sau-an-la

Đây là sâu gì và cách diệt nó? Ảnh: Độc giả cung cấp. Xem ảnh to 

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }
chu-ho-noi-tieng-an-do-bien-mat-bi-n

Jai nằm trong một hồ nước ở Khu bảo tồn động vật hoang dã Umred Karhandla. Ảnh: AFP.

Theo International Business Times, Jai, con hổ lớn nhất ở châu Á nặng 250 kg, được trông thấy lần cuối cùng hôm 18/4 ở Khu bảo tồn động vật hoang dã Umred Karhandla thuộc bang miền tây Ấn Độ Maharashtra. Đây là nơi con hổ 7 tuổi thường đi lang thang.

Cơ quan lâm nghiệp Maharashtra đã huy động 150 người tìm kiếm con hổ lớn. Nhà chức trách cũng hứa trao thưởng 565 USD cho người có thể cung cấp thông tin về vị trí của Jai. Trong ba tháng qua, không có báo cáo nào về gia súc chết trên khu vực rộng 500-600 km2 nơi Jai qua lại. Jai thường săn gia súc dù nó ít khi ăn con mồi.

Tuy nhiên, các nhà hoạt động vì động vật và cơ quan bảo vệ động vật hoang dã đều bác bỏ khả năng con hổ có thể bị săn trộm.

Sự biến mất bí ẩn của Jai xảy ra khi Maharashtra, một trong những nơi tập trung nhiều hổ nhất, đang mở rộng nỗ lực quảng bá cho ngành du lịch tham quan hổ. Các chuyên gia suy đoán Jai có thể đang tiến sâu vào rừng hoặc đang tìm kiếm một con hổ cái phù hợp để giao phối.

"Việc sinh tồn của Jai không phải là vấn đề vì nó có thể ăn gia súc. Có bằng chứng cho thấy môi trường kiếm ăn khiến nó chuyên đi lang thang. Lúc ba tuổi, Jai vượt qua gần 100 km nhằm tìm kiếm hổ cái và nó đã thành công", Sudhir Mungantiwar, người đứng đầu Cơ quan lâm nghiệp Maharashtra, cho biết.

Hổ Jai trở nên nổi tiếng trên khắp Ấn Độ sau chuyến phiêu lưu đó, và chú thường đi lại tự do giữa những ngôi làng và đường cao tốc.

Xem thêm: Tình bạn hổ và dê nổi tiếng Nga chấm dứt

Phương Hoa

Thứ bảy, 30/7/2016 | 16:00 GMT+7

Thứ bảy, 30/7/2016 | 16:00 GMT+7

Khi nhiệt độ quá cao, cơ thể người có thể bị sốc nhiệt làm ảnh hưởng đến các cơ quan bên trong, thậm chí tử vong.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi thời tiết quá nóng

Lê Hùng (Đồ họa: Business Insider)

Thứ bảy, 30/7/2016 | 14:16 GMT+7

Thứ bảy, 30/7/2016 | 14:16 GMT+7

Cuộc hành trình của hai nhiếp ảnh gia nghệ thuật gốc Việt trong các cuộc phiêu lưu ở khắp thế giới hoang dã lần đầu tiên được triển lãm tại Hà Nội.

Andy Nguyễn - bậc thầy chụp ảnh các loài chim cùng nữ nhiếp ảnh gia Đặng Mỹ Hạnh sinh sống tại Mỹ sẽ trở về Việt Nam thực hiện triển lãm nghệ thuật "Sải cánh cùng sự hoang dã" từ ngày 4 đến 7/8.

Triển lãm mang đến câu chuyện sống động kỳ thú về hành trình tìm vẻ đẹp bằng tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật đặc thù. Mỗi tác phẩm là một thông điệp về giá trị của môi sinh và ý thức bảo tồn thiên nhiên. Triển lãm còn mong muốn đem lại vẻ đẹp chân thiện mỹ đến người thưởng lãm nghệ thuật tại Việt Nam. Trong ảnh là loài cú ó. 

Bên cạnh kiến thức về nhiếp ảnh, Andy Nguyễn cho biết, người chụp động vật hoang dã phải am hiểu về đời sống của loài vật, như loài đó thường kiếm ăn giờ nào, không ra ngoài lúc nào, không đến nơi nào... Trong ảnh là loài nhàn thanh lịch.

"Thiên nhiên không có sự sắp đặt trước, khoảnh khắc của động vật chỉ xảy ra trong tích tắc, nên người chụp cần nhạy bén để ghi lại hình ảnh hiếm hoi của chúng", anh Andy nói. Trong ảnh là cò xanh.

Một tấm ảnh gọi là đẹp theo Andy Nguyễn trước hết phải có kỹ thuật chắc chắn, ánh sáng đúng chuẩn, sau đó mới là sự sáng tạo và cái hồn của người chụp. Trong ảnh là sẻ thông vàng.

Để bắt được thần thái của loài chim nhỏ ở rất xa qua anh mắt, hay cách chúng xòe cánh, chụm đầu vào nhau, nhiếp ảnh gia Andy Nguyễn phải mất nhiều giờ đồng hồ chờ đợi. Trong ảnh là con chim ruồi.

Chia sẻ về khó khăn trong nghề, Andy Nguyễn cho biết đó là những lần băng qua khu rừng đầy rẫy nguy hiểm, hay lội qua tuyết dày và vác trên vai dụng cụ nặng. Anh nhớ có lần phải đứng bất động trong nhiều tiếng, không dám phát ra tiếng động dù rất nhỏ trong cái lạnh ở Bắc Cực để ghi lại hình ảnh cú tuyết. Trong ảnh là chim lặn.

"Có lần đang lội xuống đầm lầy để chụp những con cò, thì đằng sau có thể là con cá sấu", Andy nhớ lại. Trong ảnh là loài chim ưng.

Andy Nguyễn đã trực tiếp giảng dạy trong nhiều khóa học về nhiếp ảnh trên khắp thế giới. Anh cũng tham gia làm thành viên ban giám khảo của những cuộc thi ảnh.

Những tác phẩm nghệ thuật của Andy Nguyễn và Đặng Mỹ Hạnh không ít lần đoạt các giải thưởng quốc tế uy tín từ BBC Wildlife, PSA (Photographic Society of America), FIAP, NANPA (North American Nature Photography Association). Các tác phẩm của họ cũng được đăng trong những tạp chí nổi tiếng thế giới như National Geographic. 

Phạm Hương
Ảnh do Andy Nguyễn cung cấp

sinh-vat-hinh-cau-mau-tim-bi-n-o-thai-binh-duong

Sinh vật màu tím kỳ lạ ở Thái Bình Dương. Ảnh: NOAA.

Theo Live Science, các nhà khoa học tại Cơ quan Hải dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) trên tàu thám hiểm Nautilus phát hiện một quả cầu màu tím nhỏ bên dưới một tảng đá ở hẻm Arguello, ngoài khơi bờ biển California, Mỹ, hôm 18/7.

Nhóm nghiên cứu tin rằng đây có thể là một loài động vật chân bụng mới (động vật thân mềm giống như ốc sên thuộc lớp Gastropoda). Nó có kích thước khoảng 5 cm.

"Trong số các loài có mang bên ở California từng được biết đến, không loài nào có màu tím", Susan Poulton, phát ngôn viên của tàu thám hiểm Nautilus, cho biết.

Đoạn phim do tàu ngầm điều khiển từ xa Hercules quay lại cho thấy quả cầu màu tím bỗng nhiên xuất hiện khi các nhà khoa học đang tập trung quan sát sò và cua dưới đáy đại dương ở độ sâu 1.616 m.

Nhóm nghiên cứu thu thập sinh vật này bằng máy hút, sau đó gửi tới Bảo tàng So sánh Động vật học ở Đại học Harvard, Mỹ, để tiến hành phân tích ARN và ADN. "Chúng tôi sẽ mất nhiều tháng để xác định đây là một loài mới", Poulton nói.

Xem thêm: Sinh vật dưới nước khiến người dân Venice sợ hãi

Lê Hùng

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

tieu-thuyet-gia-noi-tieng-tien-doan-hien-tuong-an-thit-dong-loai

Chân dung của Edgar Allan Poe. Ảnh: Bettmann.

Theo Mysterious Universe, chủ đề "du hành ngược thời gian" nổi lên với hàng loạt bài viết tập trung vào cuộc sống và công việc của Edgar Allan Poe, nhà văn Mỹ viết tiểu thuyết trinh thám nổi tiếng. Một trong số tác phẩm của Poe dường như "dự đoán" những sự kiện sẽ xảy ra sau nhiều thập kỷ, bao gồm những chi tiết rất đáng sợ.

Năm 1838, Poe xuất bản cuốn tiểu thuyết "The Narrative of Arthur Gordon Pym of Nantucket", tạm dịch là "Chuyện kể về Arthur Gordon Pym xứ Nantucket". Đây là cuốn tiểu thuyết hoàn chỉnh duy nhất trong cuộc đời của ông.

Cuốn tiểu thuyết trên kể về câu chuyện của Arthur Gordon Pym, một người đi lậu vé trên tàu đánh bắt cá voi Grampus. Nhiều sự việc kỳ lạ đã xảy ra. Bão làm đắm con tàu, chỉ có 4 người sống sót và lênh đênh trên biển. Sau nhiều ngày trôi dạt, họ ở trong tình trạng đói khát cùng cực. Cuối cùng Pym và 2 người nữa quyết định giết cậu bé có tên Richard Parker để ăn thịt, sau khi họ rút thăm xem ai được quyền sống sót.

Sự việc ăn thịt đồng loại thực sự xảy ra sau đó 46 năm, vào năm 1884. Câu chuyện này được kể lại trong cuốn sách Custom of the Sea (Phong tục của biển) xuất bản năm 2000 của tác giả Neil Hanson.

tieu-thuyet-gia-noi-tieng-tien-doan-hien-tuong-an-thit-dong-loai-1

Câu chuyện ăn thịt người trong tiểu thuyết của Poe trở thành sự thật. Ảnh: Wikipedia.

Biến cố xảy ra liên quan đến Tom Dudley, thuyền trường của một nhóm thủy thủ 3 người trên tàu Mignonette. Con tàu rời Southampton, Anh, đến Australia vào ngày 19/5/1884. Trong cuộc hành trình, họ gặp cơn bão khủng khiếp ở ngoài khơi bờ biển Tây Phi. Sau 4 ngày chiến đấu với cơn bão, cuối cùng một con sóng lớn đánh chìm tàu Mignonette.

May mắn là tất cả 4 người đều sống sót. Dudley ra lệnh cho ba người còn lại di chuyển lên thuyền cứu hộ dài 4m và mang một phần thức ăn theo. Các thủy thủ ăn bất kỳ thứ gì còn sót lại trên thuyền để tồn tại. Sau 8 ngày, họ không còn thức ăn và nước uống. Đến ngày thứ 19, Dudley phải đối mặt với điều không thể tránh khỏi, đó là giết chết người yếu nhất trong số họ để giúp những người khác sống sót.

Ngày thứ 24, một con tàu Đức cứu cả ba người và đưa họ trở lại đất liền. Dudley bị bắt giữ vì tội giết người. Tên của nạn nhân là Richard Parker, giống như nhân vật trong cuốn tiểu thuyết Poe viết vào thập kỷ trước đó.

Xem thêm: Tổ tiên loài người từng ăn thịt đồng loại

Lê Hùng

"Sau khi chờ đợi khoảng hai giờ, một nhóm ngựa vằn lớn bắt đầu qua sông. Nhưng đàn cá sấu khoảng 30 con đã tập trung dưới lòng sông", Ingo cho biết. "Đàn ngựa vằn dường như không mấy bận tâm đến việc kẻ thù của chúng đang tụ tập ở đây. Chúng bắt đầu ngập ngừng vượt sông, sau đó phi nước đại cho đến khi một con trong đàn sa vào miệng cá sấu".

Theo The Sun, chứng bệnh quái ác khiến cậu bé Bayezid Hossain ở ngoại ô quận Magura phía nam Bangladesh có gương mặt sưng phồng, hốc mắt hõm sâu, làn da chảy sệ, các khớp gối luôn đau đớn và gặp khó khăn khi đi tiểu. Dù tuổi còn nhỏ, Bayezid đã có hàm răng yếu và lung lay.

Thứ bảy, 30/7/2016 | 06:00 GMT+7

Thứ bảy, 30/7/2016 | 06:00 GMT+7

Xin hỏi tại sao ong lại làm tổ hình lục giác? Làm tổ hình này có lợi gì với chúng? (Phan Minh)

tai-sao-ong-lai-lam-to-hinh-luc-giac

Tại sao ong lại làm tổ hình lục giác? Ảnh: Metalpolis

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }
san-la-gan-vuot-2000-km-tren-con-duong-to-lua-co-dai

Que vệ sinh cá nhân buộc vải ở một đầu được phát hiện tại khu khai quật Xuanquanzhi, Trung Quốc. Ảnh: Tạp chí Khảo cổ học.

Theo Live Science, khi khai quật một nhà vệ sinh có niên đại 2.000 năm trên Con đường tơ lụa ở tây bắc Trung Quốc, các nhà nghiên cứu phát hiện trứng sán Trung Quốc, một loại sán sống ký sinh thường được tìm thấy ở cách đó ít nhất 2.000 km.

"Đây là bằng chứng đầu tiên về sự lây lan của bệnh truyền nhiễm dọc theo Con đường tơ lụa", Piers Mitchell, nhà cổ sinh vật bệnh học tại Đại học Cambridge, Mỹ, cho biết.

Các nhà khảo cổ tìm thấy phân còn sót lại trên các "que vệ sinh cá nhân", những que gỗ hoặc tre quấn vải ở một đầu được người cổ đại dùng sau khi đi vệ sinh. Nhóm nghiên cứu kiểm tra 7 que có chứa phân dưới kính hiển vi để tìm dấu hiệu của ký sinh trùng cổ đại.

Họ tìm thấy trứng của 4 loài giun sán ký sinh khác nhau, trong đó có sán lá gan Trung Quốc, một loại ký sinh trùng có thể gây đau bụng, tiêu chảy, vàng da, và thậm chí ung thư gan.

Trứng sán ký sinh được phát hiện tại khu khảo cổ có tên Xuanquanzhi, một trạm trung chuyển lớn trên Con đường tơ lụa ở tỉnh Cam Túc, tây bắc Trung Quốc từ năm 111 trước Công nguyên đến năm 109. Các nhà nghiên cứu cho biết, trạm dừng 2.000 tuổi này là một trong những trạm phổ biến trên con đường tơ lụa, nơi thương lái nghỉ ngơi, còn các quan chức đổi ngựa và chuyển thư.

Các loại ký sinh trùng khác được tìm thấy trong phân ở nhà vệ sinh cổ đại này bao gồm giun tròn, giun tóc và sán dây.

Sán lá gan Trung Quốc thường xuất hiện ở các vùng đầm lầy, khu vực ẩm ướt, phổ biến nhất ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Theo các nhà khoa học, sán Trung Quốc không thể tự vượt qua quãng đường 2.000 km để đến rìa phía đông của lòng chảo Tamrin khô cằn ở phía bắc Trung Quốc. Nhóm nghiên cứu suy đoán thương lái đến trạm nghỉ nhiễm giun sán sau khi ăn phải thực phẩm chứa trứng ký sinh trùng.

Xem thêm: Mộ cổ 2.000 năm cạnh con đường tơ lụa trên biển

Vân Du

Thứ sáu, 29/7/2016 | 19:00 GMT+7

Thứ sáu, 29/7/2016 | 19:00 GMT+7

Loài cá khổng lồ được mệnh danh là thủy quái sông Me Kong đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì hành vi đánh bắt tận diệt của con người.

thuy-quai-khong-lo-sap-diet-vong-tren-dong-me-kong

Theo Boredom Therapy, cá da trơn khổng lồ sông Mê Kông là loài cá rất lớn thường được tìm thấy xung quanh lưu vực sông Mê Kông ở Đông Nam Á. Ảnh: OT Library.

thuy-quai-khong-lo-sap-diet-vong-tren-dong-me-kong-1

Dù loài cá to lớn này được người dân địa phương gọi là thủy quái từ nhiều thế kỷ trước, các nhà khoa học nắm được rất ít thông tin về chúng. Ảnh: Facebook/Sportex Italia.

thuy-quai-khong-lo-sap-diet-vong-tren-dong-me-kong-2

Hiện nay, cá da trơn khổng lồ sông Me Kong rất hiếm khi xuất hiện. Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được khu vực thường trú cũng như tập tính sinh hoạt của chúng. Ảnh: Boredom Therapy.

thuy-quai-khong-lo-sap-diet-vong-tren-dong-me-kong-3

Do nạn săn bắt quá mức, loài cá chỉ tồn tại theo đàn nhỏ ở vùng trung tâm sông Me Kong. Ảnh: Boredom Therapy.

thuy-quai-khong-lo-sap-diet-vong-tren-dong-me-kong-4

Chúng sinh trưởng rất nhanh. Con trưởng thành có thể đạt trọng lượng gần 350 kg và dài hơn ba mét. Ảnh: National Geographic/Zeb Hogan.

Xem tiếp tại đây >>>

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }
cay-nhan-tao-hap-thu-khi-co2-gap-1000-lan-cay-xanh

Cây nhân tạo có thể giúp giảm mạnh lượng khí CO2 trong khí quyển. Ảnh: Inhabitat.

Theo Bloomberg, loài người tạo ra nửa tỷ tấn CO2 từ sau cuộc cách mạng công nghiệp, dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu. Việc loại bỏ khí CO2 khỏi khí quyển là phương pháp duy nhất nhằm tránh khỏi thảm họa khí hậu vào cuối thế kỷ này.

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu khí thải carbon (CNCE) thuộc Đại học Arizona, Mỹ, đã phát minh một loại cây nhân tạo có khả năng hấp thụ lượng khí CO2 gấp 1.000 lần so với cây tự nhiên.

Cây nhân tạo này sử dụng loại vật liệu hấp thụ đặc biệt màu trắng đục, có khả năng liên kết mạnh với CO2 khi ở trạng thái khô. Để tăng diện tích tiếp xúc với CO2, vật liệu này được bố trí theo hình dạng giống những cuộn giấy, cây thông nhỏ, hoặc các sợi lông thảm.

"Chúng hoạt động như những chiếc lá trên cây", giáo sư Klaus Lackner, phụ trách nghiên cứu của CNCE, chia sẻ. "Khi không khí thổi qua bề mặt những chiếc lá này, CO2 sẽ liên kết với chúng và có thể bị loại bỏ khi chúng tôi tăng độ ẩm lên".

Về cách sử dụng khí CO2 thu được, Lackner cho biết có nhiều giải pháp khác nhau. Nó có thể được sử dụng để sản xuất chất dẻo, thức uống có ga, hoặc trả về Trái Đất ở dạng khác.

"Chúng ta có thể sử dụng CO2 làm nguyên liệu cho các nhà máy", Lackner nói. CO2 là thành phần quan trọng trong quang hợp, nên có thể được dùng để nuôi tảo phục vụ sản xuất nhiên liệu sinh học sạch.

Lackner cho rằng việc xây dựng các khu rừng nhân tạo bằng công nghệ này cần ít nhất 20 năm, nhưng có thể hoàn thành sớm hơn nếu ý tưởng tiếp tục được hỗ trợ. Vào tháng 10/2015, một công ty của Canada đã mở một nhà máy ở Squamish, Mỹ để hấp thụ CO2 từ không khí và chuyển nó thành dạng rắn. Nhà máy này đã thu hồi được tổng cộng 10 tấn CO2.

Xem thêm: Loài cỏ có thể là niêu Thạch Sanh hút CO2

Thanh Tùng

Theo Business Insider, nếu chúng ta treo quần áo vào chỗ thông thoáng sau mỗi lần mặc, một số loại quần áo có thể mặc lại thêm nhiều lần nữa. Tuy nhiên, trong những ngày nóng bức hoặc khi thức ăn rơi vào trang phục, bạn nên giặt quần áo ngay khi có thể.

Xem thêm: Robot biết đem quần áo đi giặt

Lê Hùng

dam-may-hinh-gau-winnie-trong-su-kien-tu-thien-cho-tre-em

Nhân vật hoạt hình gấu Winnie với chiếc áo màu đỏ được nhiều trẻ em yêu thích. Ảnh: Wordpress.

Mirror hôm qua đưa tin, đám mây giống hệt hình con gấu đang nằm sưởi nắng với nụ cười trên gương mặt và chân tay vươn ra trong không trung được một vị khách tham gia sự kiện chụp lại ở Sandbanks, Dorset. 

dam-may-hinh-gau-winnie-trong-su-kien-tu-thien-cho-tre-em-1

Đám mây hình gấu nổi bật trên bầu trời. Ảnh: Xposure.

Đây là hoạt động nhằm gây quỹ cho trẻ em mắc bệnh tim cần phẫu thuật. Rất nhiều người tỏ ra thích thú trước hình ảnh đám mây này.

Xem thêm: Đám mây hình đĩa bay khổng lồ đậu trên đỉnh núi lửa Italy

Phương Hoa

co-may-bien-nuoc-tieu-thanh-nuoc-uong

Sebastiaan Derese, thành viên nhóm nghiên cứu, đang uống nước được lọc từ cỗ máy. Ảnh: Francois Lenoir.

Theo Reuters, nhóm nghiên cứu tại Đại học Ghent, Bỉ, chế tạo thành công chiếc máy chuyển đổi nước tiểu thành nước uống và phân bón hoạt động bằng năng lượng ánh sáng Mặt Trời. Công nghệ này có thể áp dụng tại khu vực nông thôn và các nước đang phát triển.

Chiếc máy sử dụng màng lọc đặc biệt, giúp tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, nó có khả năng hoạt động ở những khu vực không có điện lưới.

"Chúng tôi tạo ra phân bón, nước uống từ nước tiểu chỉ bằng một quy trình đơn giản và ánh sáng Mặt Trời", Sebastiaan Derese, thành viên nhóm nghiên cứu, nói.

Các nhà khoa học thu thập nước tiểu vào một bể chứa lớn. Sau đó, nước tiểu được đun nóng bằng năng lượng ánh sáng Mặt Trời trước khi đi qua màng lọc để tách nước và các dưỡng chất để làm phân bón như kali (K), nitơ (N) và phốt pho (P).

Nhóm nghiên cứu công bố chiếc máy này trong một lễ hội sân khấu và âm nhạc kéo dài 10 ngày ở trung tâm thành phố Ghent. Chiếc máy tạo ra 1.000 lít nước uống từ nước tiểu của những người dự hội. Lượng nước này sau đó được dùng để nấu bia, loại đồ uống rất phổ biến ở Bỉ.

Derese cho biết, mục đích của nhóm là lắp đặt phiên bản máy lớn hơn tại những địa điểm thể thao, sân bay và khu vực nông thôn ở các nước đang phát triển, nơi để cung cấp thêm nước sạch và phân bón.

Xem thêm: Nước tiểu loài bò nổi tiếng Ấn Độ chứa vàng và thuốc chữa bệnh

Lê Hùng

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

bi-mat-ve-nguoi-nhan-chiec-tai-bi-xeo-cua-danh-hoa-van-gogh

Chân dung tự họa của Van Gogh sau khi xẻo tai. Ảnh: Wikimedia.

Guardian mới đây đưa tin, danh họa Van Gogh đã tự tay xẻo một bên tai của mình vào hôm 23/12/1888 và tặng cho Gabrielle Berlatier, hầu gái làm việc tại một nhà thổ ở Paris, chứ không phải cô gái điếm Rachel như nhiều người lầm tưởng suốt 130 năm qua

Cô gái trẻ tên Berlatier được nhắc tới trong cuốn sách "Chiếc tai của Van Gogh: Câu chuyện thực sự" của nhà văn Bernadette Murphy xuất bản đầu tháng 7. Nữ nhà văn cho biết con cháu của Berlatier đã đồng ý tiết lộ sự thật với điều kiện bà phải giữ kín tên của Berlatier.

Tuy nhiên, phóng viên The Art Newspaper xác định được danh tính của người hầu gái này khi nghiên cứu ghi chép của Viện Pasteur ở Paris. Cuốn sách do Murphy viết có mô tả chi tiết quá trình chữa trị bệnh dại của Berlatier ở Viện Pasteur đầu tháng 1/1888 sau khi bị một con chó cắn.

Berlatier, cô con gái 18 tuổi của một người nông dân sống gần Arles, Provence, sống sót nhờ được đưa tới Paris và tiêm vắc-xin phòng bệnh dại mới. Tuy nhiên, chi phí chữa trị khiến gia đình cô mắc nợ và cô phải làm hầu gái ở nhà thổ trên đường Rue du Bout d’Arles. Cô gái còn quá trẻ để trở thành gái điếm, theo Murphy.

Bàn tay của Berlatier bị biến dạng do vết thương được sát khuẩn bằng bàn là nóng. "Gabrielle Berlatier có một vết sẹo khủng khiếp trên tay. Van Gogh vẫn thường thương cảm cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Nhiều khả năng ông muốn tặng cho cô món quà là một phần da thịt của mình", Murphy nói. Berlatier đã kết hôn sau đó và sống rất lâu, đồng thời giữ kín về cuộc gặp với Van Gogh và sự giúp đỡ âm thầm của ông.

Trước đó, lá thư của Felix Rey, bác sĩ của Van Gogh, cũng được công bố, cho thấy họa sĩ đã cắt cả tai chứ không phải một phần tai. Van Gogh phải sống trong viện tâm thần Saint Paul de Mausole ở Saint Rémy, Pháp, suốt một năm sau đó và tự sát vào tháng 7/1890.

Xem thêm: Khám phá bí mật kim tự tháp Ai Cập bằng tia vũ trụ

Phương Hoa

voi-nho-chien-dau-giua-vong-vay-cua-14-con-su-tu

Con voi nhỏ bị bầy sư tử cái đông đảo bao vây. Ảnh: Youtube.

UPI hôm 27/7 đưa tin, Jesse Nash quay lại cuộc chiến của con voi giữa bầy sư tử trong chuyến du lịch đến công viên Normal Carr Safaris ở Zambia, một quốc gia phía nam châu Phi. Đoạn video cho thấy 14 con sư tử cái đang hợp sức tấn công con voi nhỏ.

Trước tình thế nguy hiểm, con voi hết sức bình tĩnh, dùng vòi để xua đuổi lũ sư tử, đồng thời tiến dần đến vũng nước gần đó. Những con sư tử theo sát voi nhỏ tới mép nước. Trong khi một số con thận trọng đứng trên bờ, những con liều lĩnh hơn trong bầy đuổi theo voi nhỏ xuống tận vùng nước nông, trong đó một con sư tử còn chồm hẳn lên lưng nó.

Con voi tiến sâu hơn xuống nước, khiến sư tử cái phải nhảy khỏi lưng nó, nhưng bầy sư tử vẫn tiếp tục truy kích. Voi nhỏ cuối cùng giành phần thắng trong cuộc đối đầu và được nhóm du khách đặt tên là Hercules.

Xem thêm: Voi con khóc, ôm xác mẹ không rời suốt 24 tiếng

Phương Hoa

thuc-hu-cong-dung-nhung-vien-soi-than-trong-da-day-dong-vat

Một viên bezoar tại bảo tàng Treasury of the German Order. Ảnh: Wolfgang Sauber

Bezoar hay sỏi trong dạ dày các động vật như hươu, linh dương, nhím, dê, bò đực, lạc đà không bướu, hình thành từ những viên đá nhỏ hoặc chất xơ bị mắc kẹt trong đường tiêu hóa. Qua thời gian, chúng được các lớp canxi và magie phosphat trong dạ dày bao phủ xung quanh, như cơ chế hình thành ngọc trai.

Từ thời cổ đại tới thế kỷ 16, bezoar là vật thể giá trị thường được giới quý tộc dùng làm trang sức hoặc mài lấy bột chữa bệnh. Nữ hoàng Elizabeth I của Anh, cai trị từ năm 1558 đến 1603, cũng dùng "ngọc" bezoar đính lên vương miện. Nữ hoàng còn may thêm áo choàng be để đồng màu với viên đá quý, theo tạp chí khoa học Nautilus.

Niềm tin về tác dụng thần kỳ của bezoar ban đầu xuất hiện tại Ba Tư và Arab vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, sau đó lan sang châu Âu nhờ đội quân Thập tự chinh. Theo Ancient Origins, các thổ dân sống ở dãy Andes, Nam Mỹ dường như đã biết đến bezoar trước khi người châu Âu tới.

"Truyền thuyết kể rằng bezoar là nước mắt pha lê của loài hươu. Hươu vô tình ăn phải một con rắn khiến nó đau bụng và khóc. Những giọt lệ đông lại dưới mi thành pha lê, rơi xuống đất và được con người thu nhặt. Nhiều người ngộ độc hoặc nhiễm bệnh do chất độc được cho là khỏi bệnh nhờ bezoar. Bezoar còn được dùng làm thuốc cho vua Charles II", trích một bài báo trong Tạp chí Y khoa Anh năm 1943. 

Các bác sĩ Hy Lạp và Ba Tư vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên là những người đầu tiên sử dụng sỏi thu được trong dạ dày động vật. Từ bezoar bắt nguồn từ chữ padzahr trong tiếng Ba Tư. Họ mài viên bezoar lấy bột chữa bệnh và giải độc, được cho là có công dụng tương tự sừng tê giác, hoặc dùng bezoar như đá quý làm trang sức.

thuc-hu-cong-dung-nhung-vien-soi-than-trong-da-day-dong-vat-1

Viên bezoar từ thế kỷ 16 trong bảo tàng Kunsthistorisches, Vienna, Áo. Ảnh: Micheal/Flickr

Thế kỷ 12, niềm tin vào sức mạnh của bezoar được đội quân Thập tự chinh mang tới châu Âu. Theo tạp chí Nautilus, bezoar trở nên phổ biến trong giới quý tộc châu Âu.

Tuy vậy, nhà giải phẫu Ambrose Paré sống ở châu Âu thế kỷ 16 lại hoài nghi về công dụng của bezoar. Để kiểm chứng, ông cho một tù nhân bị xử tử bằng thủy ngân clorua dùng bezoar để "cải tử hoàn sinh". Người tử tù chết, chứng minh quan điểm của Paré rằng viên sỏi được cho là thần diệu này thật ra vô tác dụng.

Tới cuối thế kỷ 17, mọi người bắt đầu ngưng sử dụng bezoar và vào thế kỷ 19, bezoar bị xem là phản khoa học dù nhiều người Trung Quốc vẫn sử dụng bột bezoar chữa sốt xuất huyết.

Đối với các nhà khoa học hiện đại, trái ngược với niềm tin về một vật thể thần kỳ, bezoar là dấu hiệu của bệnh tật cần can thiệp bằng phẫu thuật.

WebMD, trang tin tức y tế uy tín năm 2005 từng có bài giải thích các viên sỏi này có thể hình thành trong dạ dày, ruột non hoặc ruột già của người trưởng thành và trẻ em, dẫn tới buồn nôn, tiêu chảy, biếng ăn, sụt cân và cảm giác thấy no dù bệnh nhân ăn rất ít. Thậm chí, chúng còn là thủ phạm gây chảy máu ruột, loét dạ dày, tàn phá mô hoặc gây hoại tử một số phần trong đường ruột.

Xem thêm: Trứng lạ trong bụng lợn có thể trị giá gần một triệu USD

Thu Hiền

Thứ sáu, 29/7/2016 | 06:00 GMT+7

Thứ sáu, 29/7/2016 | 06:00 GMT+7

Các hành tinh và ngôi sao chuyển động trong dải Ngân hà, vậy dải Ngân hà có chuyển động không? Nếu có thì nó chuyển động theo quỹ đạo nào? (Bui Da Chuy)

ngan-ha-co-quy-dao-chuyen-dong-khong

Quỹ đạo chuyển động của dải Ngân hà? Ảnh minh họa: Universe Today

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }
ban-do-vu-tru-lon-nhat-cung-co-quan-diem-ve-nang-luong-toi

Bản đồ lớn nhất về vũ trụ tới nay. Ảnh: Daniel Eisenstein/The SDSS-III collaboration

Nỗ lực mới nhất để hiểu được bản chất năng lượng tối là một bản đồ 3D về vũ trụ công bố hôm 14/7, theo Guardian. Đây là một bước quan trọng để phân tích tác động của năng lượng tối tới vũ trụ.

Các nhà thiên văn cho rằng chúng ta đang sống trong một vũ trụ mà mọi thứ, từ các ngôi sao, hành tinh và sinh vật, chỉ được tạo thành từ 2% nguyên tử quen thuộc.

Tuy nhiên, cũng như vật chất tối, chưa phòng thí nghiệm nào trên thế giới phát hiện ra năng lượng tối. Tác động của nó là quá yếu ở quy mô nhỏ, chỉ có thể hiển thị qua tích lũy sau hàng tỷ năm ánh sáng.

Bản đồ này do Trạm quan sát bầu trời kỹ thuật số Sloan (SDSS) tạo ra, nhờ một kính thiên văn góc rộng đặt tại Đài quan sát Apache Point, bang New Mexico, tây nam nước Mỹ. SDSS bắt đầu khảo sát bầu trời từ năm 2012 và đang hợp tác với Đài quan sát Las Campanas ở Chile để mở rộng quan sát tới Nam Bán cầu.

Sau 5 năm quan sát, các nhà thiên văn học đã xác định được vị trí và khoảng cách của 1,2 triệu thiên hà trong một khoảng không gian có thể tích 650 triệu năm ánh sáng khối. Mỗi thiên hà lại có hàng trăm tỷ ngôi sao thể hiện bằng chấm sáng trên bản đồ.

Từ mô hình mà bản đồ tạo ra, có thể xác định được các tác động của năng lượng tối – đẩy các thiên hà ra xa nhau, ngược với tác động của lực hấp dẫn.

Do đó, phân bố của thiên hà trong vũ trụ là kết quả của tương tác giữa lực hấp dẫn và năng lượng tối.

Cụ thể, các nhà thiên văn đang tìm kiếm các gợn sóng hình cầu của dao động âm Baryon (BAO) – các thay đổi bất thường theo chu kỳ của mật độ vật chất thông thường trong vũ trụ sơ khai và nở rộng ra do tương tác giữa năng lượng tối và lực hấp dẫn.

Khi xác định được các gợn sóng này, các nhà thiên văn sẽ sử dụng máy tính để giải thích kích thước hiện tại của chúng, bằng cách thay đổi tổng lượng năng lượng tối trong vũ trụ cho tới khi kết quả mô phỏng giống với dữ liệu thực tế.

Đây là phương pháp được nhiều nhóm nghiên cứu độc lập với hàng trăm nhà thiên văn trên thế giới sử dụng. Kết hợp các kết quả cho thấy năng lượng tối dường như là một "hằng số vũ trụ", là một trường năng lượng liên tục trải ra khắp không gian.

Tuy nhiên câu hỏi về bản chất thực sự của năng lượng tối vẫn chưa được giải đáp. Đây là thách thức lớn nhất với các nhà vật lý và thiên văn hiện nay, khiến họ có thể phải xem xét lại các nền tảng cơ bản của vật lý.

Tác động của năng lượng tối chỉ được chú ý vào năm 1998, khi hai nghiên cứu độc lập cùng cho thấy tốc độ giãn nở của vũ trụ gia tăng. Sự giãn nở được giải thích là do năng lượng khổng lồ được giải phóng sau Big Bang, nhưng trước đó giới thiên văn học nhận định tốc độ này sẽ phải chậm lại do lực hấp dẫn.

Trong khi rất nhiều nhà thiên văn tin vào sự tồn tại của năng lượng tối và muốn xem xét lại ngọn ngành vật lý hiện đại, một số cho rằng câu trả lời đơn giản hơn nhiều. Theo họ, năng lượng tối chỉ là sản phẩm của một sự đơn giản hóa khi áp dụng Thuyết tương đối tổng quát của Einstein trong nghiên cứu vũ trụ. Nói cách khác, chúng ta đã tính sai tổng năng lượng tối và lỗi đó là kết quả của một trường mới chưa được khám phá.

Để tính tổng dễ hơn, các nhà thiên văn giả định vật chất phân bố đều trong không gian, điều này giúp tránh một vũ trụ "sần sùi" có thể làm phức tạp hóa tính toán. Nếu bỏ giả định này, không cần thiết phải có mặt năng lượng tối.

Vào năm 2020, Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) sẽ khởi động nhiệm vụ Euclid kéo dài 6 năm, với sự tham gia của hơn 1.000 nhà khoa học từ trên 100 viện nghiên cứu khắp 14 nước châu Âu. Vị trí, hình dạng, chuyển động của hai tỷ thiên hà trong hơn một phần ba bầu trời sẽ được đưa vào bản đồ.

Khi đã có được dữ liệu, các nhà khoa học theo hai quan điểm "năng lượng tối" và "vũ trụ sần sùi" sẽ phải chạy đua để đưa ra được mô phỏng chính xác nhất về vũ trụ.

Xem thêm: Cuộc đua tìm vật chất tối

Nguyễn Thành Minh

Thứ năm, 28/7/2016 | 20:23 GMT+7

Thứ năm, 28/7/2016 | 20:23 GMT+7

Người dân ở Phúc Kiến, Trung Quốc bắt được con trăn dài hơn 4 mét, trong bụng chứa con dê nặng 20 kg.

Tối ngày 26/7, người dân bắt được một con trăn khổng lồ ở thôn Trân Sơn, huyện An Khê, thành phố Tuyền Châu, phía nam tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. 

Khi đó, con trăn vừa nuốt xong một con dê nặng khoảng 20 kg trong trang trại nhà ông Trần Phúc Kim.

Ông Kim và hàng xóm cùng nhau mở trang trại, nuôi hơn 50 con dê và ngan, vịt, cá. Vài ngày trước, trang trại mất hai con dê một cách bí ẩn. 

Đến khoảng 18h ngày 26/7, ông Kim lại phát hiện một con dê trong đàn đã biến mất. Đi tìm xung quanh, ông phát hiện một con trăn lớn đang quấn chặt con mồi. Ông không dám tới gần mà chạy về nhà báo cảnh sát và gọi dân làng ra giúp.

Khi lực lượng kiểm lâm và chuyên gia bắt trăn tới nơi, dân làng đã tóm được nó. Vì ăn quá no, con trăn không thể chạy trốn nên dễ dàng bị bắt. 

Tạ Hải Vĩnh, chuyên gia bắt trăn thường hợp tác với lực lượng công an và kiểm lâm huyện An Khê cho biết, đây là con trăn lớn nhất bắt được trong mấy năm gần đây ở huyện. Nó nặng gần 31 kg, dài hơn 4 mét. Khi bị vây bắt, theo phản xạ tự nhiên, con trăn nôn con mồi ra để dễ tẩu thoát.

"Nó rất dữ, cực kỳ nguy hiểm nếu lại gần", Tạ Hải Vĩnh nói. Cần tới ba người khỏe mạnh mới khiêng được con trăn. 

Theo kiểm lâm huyện An Khê, con trăn sẽ được nuôi nhốt một thời gian, trước khi thả về tự nhiên.

Hồng Hạnh (theo QQ)

Theo Business Insider, giá dầu giảm mạnh trong thời gian dài đã đẩy nền kinh tế Venezuela lún sâu vào suy thoái và kiệt quệ, khiến người dân và cả những con vật ở các vườn thú phải chịu cảnh thiếu thốn trầm trọng.

Trong 6 tháng gần đây, đã có 50 con vật ở sở thú Caricuao, một trong những sở thú lớn nhất tại thủ đô Caracas, đã bị bỏ đói đến chết.

Rất nhiều lợn, thỏ, heo vòi và chim có nguồn gốc từ Việt Nam tại sở thú Caricuao đã chết sau hai tuần bị bỏ đói.

"Thảm cảnh của những con thú đó là biểu hiện cho nỗi thống khổ mà người dân Venezuela đang gánh chịu", bà Marlene Sifonte, đại diện công đoàn sở thú, nói.

Vì khan hiếm thực phẩm nên người dân Venezuela chỉ còn cách nhịn đói chờ nguồn cung nhập khẩu hoặc mua thực phẩm ở thị trường chợ đen với giá cắt cổ.

Nhân viên sở thú cho biết, họ buộc phải cho sư tử và hổ ăn xoài và bí ngô vì nguồn cung thịt đang thiếu hụt trầm trọng.

Trong tháng 5/2016 đã có ba con thú bị bỏ đói đến chết ở một sở thú tại Paraguana - bán đảo phía bắc đất nước, trong khi 6 con gấu khác bị giảm một nửa khẩu phần ăn hàng ngày.

Thú nuôi ở các sở thú ngoài Paraguana thậm chí còn chịu cảnh khổ sở hơn.

Tại sở thú La Laguna ở phía tây Venezuela, ban quản lý phải đi nài xin doanh nghiệp địa phương đóng góp hoa quả, rau, thịt để nuôi những con thú đang chết dần chết mòn.

"Chúng tôi đang cố gắng làm tất cả những gì có thể để duy trì hoạt động của sở thú", Oslander Montoya, một người dân địa phương chia sẻ.

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tuyên bố tình trạng kinh tế kiệt quệ hiện nay là hậu quả của "cuộc chiến kinh tế" do Mỹ và các đối thủ chính trị phát động. Tuy nhiên, nhiều người dân Venezuela lại cho rằng sự phụ thuộc vào dầu mỏ quá lớn của đất nước này là nguyên nhân.

Kim Dung (Ảnh: Carlos Jasso/Reuters)

na-uy-tinh-xay-duong-ham-giao-thong-lo-lung-duoi-nuoc

Thiết kế bên trong đường hầm dưới nước chạy xuyên qua vịnh Sognefjord ở Na Uy. Ảnh: Norwegian Public Roads Administration.

Với hơn 1.100 vịnh nước sâu phân bố chằng chịt khắp cả nước, tài xế Na Uy lái xe từ nơi này tới nơi khác phải qua nhiều điểm trung chuyển, cầu cống và vô số lần đi phà, theo Seeker.

Nhằm khắc phục vấn đề lưu thông khó khăn, Na Uy đang tiến hành dự án tham vọng hướng đến xây dựng một đường hầm giao thông chìm hoàn toàn dưới mặt nước ở vịnh Sognefjord. Đây là vịnh lớn nhất Na Uy, rộng 915 m và sâu hơn 1.219 m.

na-uy-tinh-xay-duong-ham-giao-thong-lo-lung-duoi-nuoc-1

Đường hầm giao thông lơ lửng dưới nước sẽ khắc phục nhiều vấn đề do địa hình hiểm trở gây ra. Ảnh: Norwegian Public Roads Administration.

Theo các nhà hoạch định dự án, đường hầm hình ống sẽ được nối với những chiếc phao khổng lồ nổi trên mặt nước và được giữ cân bằng nhờ các giàn nối. Hai đường hầm hình ống đặt cạnh nhau cho phép giao thông không bị gián đoạn ở cả hai chiều, và nằm lơ lửng ở độ sâu 20-30 m dưới nước.

Đây là đường hầm đầu tiên trên thế giới được thiết kế lơ lửng dưới nước. Đường hầm sẽ giúp giải quyết một số vấn đề khó khăn cho các nhà quy hoạch do nhiều tính chất địa lý xung quanh vịnh Sognefjord khiến việc xây cầu treo hoặc cầu nổi kiểu truyền thống trở nên bất khả thi. Những cây cầu cũng rất dễ hư hỏng do thời tiết khắc nghiệt ở Na Uy.

na-uy-tinh-xay-duong-ham-giao-thong-lo-lung-duoi-nuoc-2

Đường hầm gắn với nhiều phao nổi trên mặt nước. Ảnh: Norwegian Public Roads Administration.

Đường hầm dưới nước cũng giữ cho mặt nước trong lành, phục vụ hoạt động của tàu thuyền thương mại và tàu chiến của Hải quân Na Uy. Độ sâu của vịnh gây trở ngại cho đường hầm đào dưới đáy biển kiểu truyền thống, nhưng đường hầm treo lơ lửng dưới nước là giải pháp rất phù hợp.

Na Uy đã quyết định đầu tư 25 tỷ USD cho dự án. Nếu kế hoạch diễn ra trôi chảy, đường hầm Sognefjord sẽ hoàn thành vào năm 2035.

Tùy theo thành công của công trình ban đầu, nhiều đường hầm dưới nước sau đó sẽ được cân nhắc ở các khu vực khác. Các nhà hoạch định cho biết theo mô hình mô phỏng trên máy tính, đường hẩm lơ lửng dưới nước có thể giảm thời gian lái xe từ miền bắc đến miền nam Na Uy từ 22 tiếng xuống còn 11 tiếng.

Xem thêm: Điều gì xảy ra khi di chuyển trong đường hầm xuyên tâm Trái Đất

Phương Hoa

be-trai-bo-ra-khoi-bung-me-giua-ca-sinh

Một em bé chào đời theo phương pháp sinh mổ tự nhiên. Ảnh: Babyology

Theo News.com.au, nhà giáo dục về sinh con Sophie Messager chia sẻ một video trên Facebook cá nhân hôm 26/7 ghi lại khoảnh khắc người mẹ sinh con theo phương pháp sinh mổ tự nhiên.

Trong video, bé trai tự vận động, chậm rãi nhích người dần ra ngoài thông qua một vết rạch trên bụng mẹ. Các bác sĩ và y tá theo dõi em bé sơ sinh từ từ nhô lên, dịch đầu, sau đó là vai và toàn bộ cơ thể ra khỏi bụng mẹ.

Video do Messager chia sẻ nhanh chóng thu hút 2,4 triệu lượt xem, gần 35.000 lượt chia sẻ và 11.000 lượt bình luận từ khi đăng tải trên Facebook. Theo Messager, người mẹ phải chuyển sang bệnh viện Nottingham City ở Anh để có thể thực hiện ca sinh bởi bệnh viện địa phương từ chối tiến hành đỡ đẻ theo phương pháp sinh mổ tự nhiên.

Tập thể bác sĩ ở bệnh viện Nottingham City đã lắng nghe và đáp ứng mọi yêu cầu của người mẹ bao gồm quay lại ca sinh cũng như không cân đo em bé cho đến khi gia đình sẵn sàng.

Video chứa nội dung nhạy cảm, độc giả cân nhắc trước khi xem

Phương pháp sinh mổ tự nhiên kết hợp giữa đẻ thường và đẻ mổ đang trở nên ngày càng phổ biến trên thế giới. Đầu tiên, các bác sĩ rạch một đường nhỏ trên bụng người mẹ và tạo tư thế dễ chịu cho đầu em bé nhô ra. Sau đó, họ để em bé chậm rãi tự dịch chuyển vai và cơ thể ra khỏi bụng mẹ trong khoảng 4 phút. Ngay khi nhô hẳn ra ngoài, em bé được nhấc lên và đặt áp lên người mẹ với dây rốn vẫn còn gắn trên bụng.

Xem thêm: Bé trai chưa đầy một tuổi đã dậy thì giống đàn ông 25 tuổi

Phương Hoa

be-trai-bo-ra-khoi-bung-me-giua-ca-sinh-gay-sot-mang-xa-hoi

Một em bé chào đời theo phương pháp sinh mổ tự nhiên. Ảnh: Babyology

Theo News.com.au, nhà giáo dục về sinh con Sophie Messager chia sẻ một video trên Facebook cá nhân hôm 26/7 ghi lại khoảnh khắc người mẹ sinh con theo phương pháp sinh mổ tự nhiên.

Trong video, bé trai tự vận động, chậm rãi nhích người dần ra ngoài thông qua một vết rạch trên bụng mẹ. Các bác sĩ và y tá theo dõi em bé sơ sinh từ từ nhô lên, dịch đầu, sau đó là vai và toàn bộ cơ thể ra khỏi bụng mẹ.

Video do Messager chia sẻ nhanh chóng thu hút 2,4 triệu lượt xem, gần 35.000 lượt chia sẻ và 11.000 lượt bình luận từ khi đăng tải trên Facebook. Theo Messager, người mẹ phải chuyển sang bệnh viện Nottingham City ở Anh để có thể thực hiện ca sinh bởi bệnh viện địa phương từ chối tiến hành đỡ đẻ theo phương pháp sinh mổ tự nhiên.

Tập thể bác sĩ ở bệnh viện Nottingham City đã lắng nghe và đáp ứng mọi yêu cầu của người mẹ bao gồm quay lại ca sinh cũng như không cân đo em bé cho đến khi gia đình sẵn sàng.

Video chứa nội dung nhạy cảm, độc giả cân nhắc trước khi xem

Phương pháp sinh mổ tự nhiên kết hợp giữa đẻ thường và đẻ mổ đang trở nên ngày càng phổ biến trên thế giới. Đầu tiên, các bác sĩ rạch một đường nhỏ trên bụng người mẹ và tạo tư thế dễ chịu cho đầu em bé nhô ra. Sau đó, họ để em bé chậm rãi tự dịch chuyển vai và cơ thể ra khỏi bụng mẹ trong khoảng 4 phút. Ngay khi nhô hẳn ra ngoài, em bé được nhấc lên và đặt áp lên người mẹ với dây rốn vẫn còn gắn trên bụng.

Xem thêm: Bé trai chưa đầy một tuổi đã dậy thì giống đàn ông 25 tuổi

Phương Hoa

ho-nhua-duong-lon-nhat-the-gioi

Với diện tích 14 hecta, hồ Pitch ở Trinidad là hồ nhựa đường lớn nhất thế giới. Ảnh: Blogspot.

Theo Amusing Planethồ Pitch nằm ở làng La Brea phía tây nam Trinidad là hồ nhựa đường lớn nhất thế giới, với diện tích khoảng 40 hecta và sâu 75 m.

Hồ nhựa đường hình thành khi loại vật chất này rỉ ra từ mặt đất, tạo ra những vũng sệt lộ thiên. Nhựa đường trong hồ Pitch dày đến mức có thể đi bộ trên bề mặt, nhưng nếu đứng yên quá lâu, mọi sinh vật có thể từ từ chìm xuống hồ.

ho-nhua-duong-lon-nhat-the-gioi-1

Nhựa đường trong lòng hồ rất đặc và nhớt. Ảnh: Flickr.

Dù hồ Pitch trông khá bình lặng, nhựa đường vẫn chuyển động và có thể nhìn rõ dòng chảy của lớp nhựa. Thi thoảng, những khúc cây và động vật chìm xuống hồ từ thời tiền sử lại nổi lên bề mặt.

Hồ Pitch ra đời từ hàng nghìn năm trước do quá trình hút chìm khi mảng lục địa Caribe bị mảng lục địa khác chèn lên. Đường đứt gãy lộ thiên này cho phép dầu thô từ các mỏ sâu dưới lòng đất trào lên bề mặt và tập trung trong miệng núi lửa. Những thành phần nhẹ hơn trong dầu thô bay hơi, để lại lớp nhựa đường đặc, nặng, là hỗn hợp của dầu, đất sét và nước.

Hồ Pitch được phát hiện năm 1595 và khai thác từ năm 1867. Ngành công nghiệp khai khoáng đã thu ước tính 10 triệu tấn nhựa đường từ hồ, nhưng trong hồ vẫn còn khoảng 6 triệu tấn.

ho-nhua-duong-lon-nhat-the-gioi-2

Nếu đứng quá lâu trên mặt hồ, con người có thể từ từ chìm xuống. Ảnh: Flickr.

Không chỉ có ý nghĩa quan trọng với nghiên cứu địa chất và khai khoáng, hồ nhựa đường Pitch còn là đối tượng nghiên cứu ưa thích của nhà tự nhiên học và cổ sinh vật học, bởi dưới hàng lớp nhựa đường đặc dính là những dấu vết của đời sống tiền sử.

Trải qua hàng nghìn năm, hồ nhựa đường đã nhấn chìm vô số hổ răng kiếm, chó sói, bò rừng bizon, rùa, voi ma-mút cùng hàng trăm động vật có xương sống và không xương sống khác. Chúng có thể sa xuống hồ trong khi lang thang tìm kiếm thức ăn và mắc kẹt giữa lớp nhựa đường, vật chất hoàn hảo giúp bảo quản bộ xương hóa thạch của chúng.

Xem thêm: Hồ rộng 1.400 hecta ở Chile biến mất sau một đêm

Phương Hoa

ho-nuoc-man-iran-chuyen-mau-do-nhu-mau

Ảnh vệ tinh cho thấy nước hồ có màu xanh lục hồi tháng 4, màu đỏ thẫm vào tháng 7. Ảnh: Mysterious Universe

Theo Mystery Universe, hồ Irmia ở phía tây bắc Iran là một trong những hồ nước mặn lớn nhất thế giới. Hình ảnh thu được từ về tinh cho thấy hồi tháng 4, nước hồ vẫn mang màu xanh lục nhưng đến tháng 7, hồ đã chuyển màu đỏ thẫm như máu.

Tảo có thể là nguyên nhân khiến nước hồ đổi màu. Theo Trạm quan sát Trái Đất của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), rất khó để xác định loại tảo nào khiến nước hồ chuyển màu đỏ. 

Tảo Dunaliella salina thường là thủ phạm vì tế bào tảo sản xuất carotenoids để bảo vệ chúng khỏi ánh nắng Mặt Trời và muối khiến chúng chuyển sang màu đỏ. Một khả năng khác là vi khuẩn halobacteriaceae có màu đỏ như hồng ngọc và thích ăn muối.

Diện tích hồ Irmia đang nhanh chóng bị thu hẹp, có thể do muối kết tinh. Khoảng 60 sông suối đổ vào hồ, mang muối vào nhưng lại không có sông nào chảy ra mang muối đi. Theo thời gian, muối kết tinh quanh vành hồ khiến diện tích hồ thu hẹp.

Nhà khoa học Mohammad Tourian ở Đại học Stuttgart, Đức, cho biết ảnh vệ tinh cho thấy diện tích hồ đang giảm ở mức báo động 220 km2 mỗi năm. Trong 14 năm qua, hồ đã mất 70% diện tích bề mặt, khiến nước hồ ngày càng mặn hơn.

Sự thay đổi màu sắc từ xanh lục sang đỏ thẫm của hồ Irman có thể là vĩnh viễn. Hồ này đã từng chuyển màu vài lần, nó chuyển sang màu xanh khi có mưa và tuyết tan, làm giảm độ mặn của muối. Tuy nhiên, với tình trạng biến đổi khí hậu gây ra hạn hán, cùng việc xây đập và bắc cầu trên những con sông đưa nước vào hồ như hiện nay, Irmia có thể không bao giờ xanh trở lại. 

Hồng Hạnh

ho-nuoc-man-iran-chuyen-sang-mau-do-nhu-mau

Ảnh vệ tinh cho thấy nước hồ có màu xanh lục hồi tháng 4, màu đỏ thẫm vào tháng 7. Ảnh: Mysterious Universe

Theo Mystery Universe, hồ Irmia ở phía tây bắc Iran là một trong những hồ nước mặn lớn nhất thế giới. Hình ảnh thu được từ về tinh cho thấy hồi tháng 4, nước hồ vẫn mang màu xanh lục nhưng đến tháng 7, hồ đã chuyển màu đỏ thẫm như máu.

Tảo có thể là nguyên nhân khiến nước hồ đổi màu. Theo Trạm quan sát Trái Đất của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), rất khó để xác định loại tảo nào khiến nước hồ chuyển màu đỏ. 

Tảo Dunaliella salina thường là thủ phạm vì tế bào tảo sản xuất carotenoids để bảo vệ chúng khỏi ánh nắng Mặt Trời và muối khiến chúng chuyển sang màu đỏ. Một khả năng khác là vi khuẩn halobacteriaceae có màu đỏ như hồng ngọc và thích ăn muối.

Diện tích hồ Irmia đang nhanh chóng bị thu hẹp, có thể do muối kết tinh. Khoảng 60 sông suối đổ vào hồ, mang muối vào nhưng lại không có sông nào chảy ra mang muối đi. Theo thời gian, muối kết tinh quanh vành hồ khiến diện tích hồ thu hẹp.

Nhà khoa học Mohammad Tourian ở Đại học Stuttgart, Đức, cho biết ảnh vệ tinh cho thấy diện tích hồ đang giảm ở mức báo động 220 km2 mỗi năm. Trong 14 năm qua, hồ đã mất 70% diện tích bề mặt, khiến nước hồ ngày càng mặn hơn.

Sự thay đổi màu sắc từ xanh lục sang đỏ thẫm của hồ Irman có thể là vĩnh viễn. Hồ này đã từng chuyển màu vài lần, nó chuyển sang màu xanh khi có mưa và tuyết tan, làm giảm độ mặn của muối. Tuy nhiên, với tình trạng biến đổi khí hậu gây ra hạn hán, cùng việc xây đập và bắc cầu trên những con sông đưa nước vào hồ như hiện nay, Irmia có thể không bao giờ xanh trở lại. 

Hồng Hạnh

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

Theo National Geographic, trận chiến giữa hai con cá mập xảy ra ở vịnh Mexico, ngoài khơi bờ biển thành phố Venice, bang Louisiana, phía nam nước Mỹ hôm 17/7.

Con cá mập búa cắn câu, đang vùng vẫy muốn thoát ra thì một con cá mập hổ bỗng dưng xuất hiện, tấn công nó. Cuộc chiến diễn ra trong vài phút, cho tới khi cá mập hổ bỏ đi sau khi "cắn vào đầu cá mập búa, làm đứt dây câu, rồi kéo nó sâu xuống nước", Ryan Willsea cho biết.

Willsea cùng em trai và một người bạn tổ chức chuyến đi câu ba ngày ở vịnh Mexico với hy vọng bắt được cá ngừ đại dương. Ba người đi thuyền ra khu vực cách bờ biển Venice khoảng 50 km. 

"Khi cần câu rung lên, chúng tôi cứ ngỡ là câu được một con cá ngừ lớn", Willsea nói. Trước đó, cậu vừa câu được hai con cá ngừ. "Thế nhưng chúng tôi phát hiện đó là một con cá mập búa".

Cả ba giằng co với con cá lớn khoảng 5-10 phút thì cá mập hổ xuất hiện. Willsea ước tính con cá mập búa dài hơn hai mét, còn cá mập hổ to hơn nhiều, nặng cỡ 450 kg.

Theo George Burgess, trưởng dự án nghiên cứu cá mập, chuyên gia của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên bang Florida, con cá mập lớn trong video là loài cá mập hổ.

Loài này sinh sống ở các vùng nước ấm trên thế giới, là "chuyên gia lợi dụng cơ hội khi con mồi tiềm năng bị thương", Burgess cho biết. "Không có gì khiến một con vật bị tổn thương hơn khi nó mắc câu và bị thuyền kéo đi". Bởi thế cá mập hổ còn có biệt danh là "những kẻ cặn bã của biển cả, luôn xuất hiện cuối cùng để trục lợi", Burgees nói.

Loài cá mập hổ có thể dài tới 5,5 mét. To lớn, đầy sức mạnh, cá mập hổ là một trong số ít loài cá mập thường tấn công người. 

Đối với Willsea, người quay được trận tử chiến giữa hai con cá mập, cảnh tượng thật khó quên.

"Thật tuyệt vời khi được chứng kiến và quay phim lại cảnh tượng ấy", Willsea nói.

Xem thêm: 5 phút bị rượt đuổi dưới hàm cá mập của hải cẩu con

Hồng Hạnh

sua-gian-co-the-tro-thanh-sieu-thuc-phm-trong-tuong-lai

Loài gián cánh cứng Thái Bình Dương có thể sản xuất sữa để nuôi con non. Ảnh: Wikimedia.

Theo Tech Times, sau khi sắp trình tự một tinh thể protein tìm thấy trong trung tràng của con gián, một nhóm nhà khoa học quốc tế phát hiện lượng chất dinh dưỡng cao gấp 4 lần sữa bò. Họ cho rằng sữa gián có thể trở thành nguồn thực phẩm quan trọng đáp ứng nhu cầu cho dân số ngày càng tăng trên thế giới.

Đa số các loài gián không tiết ra sữa. Gián cánh cứng Thái Bình Dương (Diploptera punctata) là loài duy nhất đẻ con và có thể sản sinh sữa chứa tinh thể protein cho con non ăn. Một tinh thể protein của loài gián này chứa năng lượng cao gấp hơn ba lần lượng sữa trâu tương đương và cung cấp nhiều calo hơn hẳn sữa bò.

Việc sản xuất sữa gián không phải nhiệm vụ bất khả thi. Nhóm các nhà khoa học quốc tế do Viện Sinh học Tế bào gốc và Y học tái sinh ở Ấn Độ đứng đầu quyết định sắp trình tự gene chịu trách nhiệm sản xuất sữa ở loài gián. Mục tiêu của họ là mô phỏng cơ chế tiết sữa trong phòng thí nghiệm.

"Nếu bạn nhìn vào trình tự protein, chúng có tất cả amino axit cần thiết", Sanchari Banerjee, một thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết. Banerjee nhận xét những tinh thể giống như một món ăn hoàn chỉnh chứa đường, chất béo và protein.

Sữa gián là nguồn chất dinh dưỡng và calo đậm đặc. Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện khi protein trong sữa được hấp thụ, các tinh thể giải phóng càng nhiều hơn, tạo ra chuỗi tiêu hóa liên tục với lượng protein tăng theo tương ứng.

Trong nghiên cứu công bố giữa tháng 7 trên tạp chí của Liên đoàn Tinh thể học Quốc tế, Subramanian Ramaswamy, người đứng đầu dự án, nhận định sữa gián có thể là nguồn protein bổ sung tuyệt vời. Khi cơ thể cần một loại thức ăn giàu calo hoàn chỉnh, có thể giải phóng calo kịp thời, câu trả lời chính là sữa gián. Tuy nhiên, nguồn protein đậm đặc này không phù hợp cho những người muốn giảm cân.

Xem thêm: Mối liên kết giữa sữa người và sữa động vật hoang dã

Phương Hoa

Bài viết theo tháng

Tin tức nổi bật trong tuần

Đối tác