Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Theo UPI, đoạn video do Eric Gilbert chia sẻ trên Youtube hôm 29/6 cho thấy con cá sấu dài gần 2,5 m trèo qua hàng rào lưới thép để đột nhập vào một sân golf ở Fort Myers, Florida.

Gilbert cho biết con cá sấu tên Tom này thường xuyên xuất hiện tại đây và đoạn video hé lộ cách con vật ra vào sân golf. "Tôi không biết là cá sấu có thể leo qua hàng rào", Gilbert nói.

Xem thêm: Cá sấu lớn nhất hành tinh nặng hơn một tấn

Phương Hoa

voi-noi-tieng-chau-phi-cau-cuu-nguoi-khi-bi-ten-cam-xuyen-dau

Con voi 47 tuổi bị tên cắm ngay giữa trán. Ảnh: Facebook.

Theo Grind TV, con vật bị trúng tên ngay giữa trán. Con voi 47 tuổi biết rõ nó cần giúp đỡ và nơi nó có thể được cứu giúp.

Khi nhà bảo tồn David Bates đếm những con trâu non ở một trong các khu bảo tồn hôm 16/6, một nhân viên bảo vệ cho biết con voi đang đi nhanh về phía họ.

"Đó chính là Tim. Tôi rất vui mừng khi trông thấy nó. Nhưng sau đó, khi nó tiến lại gần, chúng tôi nhận ra có điều không ổn. Một mũi tên đâm xuyên đầu nó bên cạnh vết rách rộng hoác đang chảy máu. Có vẻ như nó bị một tảng đá lớn đập trúng", Bates chia sẻ.

Bates lo ngại mũi tên có tẩm độc và ngay lập tức liên lạc với Cơ quan Bảo tồn Động vật hoang dã Kenya (KWS) để họ phái bác sĩ thú y đến vào hôm sau.

Sáng hôm sau, các nhà chức trách mất dấu vết của con voi, nhưng KWS phối hợp với các tổ chức từ thiện Big Life Foundation và Amboseli Trust for Elephants để tiến hành tìm kiếm. Sau ba tiếng, đội tìm kiếm trên không phát hiện Tusker Tim. Con voi được rút mũi tên và chữa trị.

"Tất cả chúng tôi thở phào khi biết mũi tên không tẩm độc. Mũi tên cắm xuyên qua tai và làm rách lớp da bên dưới. Tim nhỏm dậy trong vòng 5 phút và tiến về phía đầm lầy ở trung tâm công viên Amboseli", đại diện tổ chức Big Life Foundation chia sẻ.

Đây là lần thứ hai con voi châu Phi trúng tên. Vào tháng 11/2014, bác sĩ Michael Njoroge, người đứng đầu Phòng thú y Amboseli, điều trị thành công vết thương nhiễm trùng do trúng tên ở phần phía sau của con voi.

Đại diện tổ chức Amboseli Trust for Elephants (ATE), cho biết Tusker Tim đang bình thụp tốt và thủ phạm của vụ tấn công mới nhất không phải là các nhóm săn trộm

"Con voi bị thương bởi một mũi tên nhỏ do thanh niên sử dụng. Chúng tôi không biết rõ hoàn cảnh thúc đẩy vụ tấn công. Nhưng chúng tôi nhận thấy có những thách thức lớn đặt ra đối với sự đồng tồn tại của con người và loài voi ở bên ngoài công viên quốc gia Amboseli", đại diện ATE nói.

Người bản xứ Maasai đang mở rộng canh tác nông nghiệp ở khu vực loài voi sinh sống. Các nhà chức trách đang kêu gọi xây dựng một hàng rào ở rìa đất canh tác nhằm ngăn chặn xung đột xảy ra trong tương lai.

Xem thêm: Voi 65 tuổi mê bơi lội ở biển

Phương Hoa

Thứ sáu, 1/7/2016 | 08:00 GMT+7

Thứ sáu, 1/7/2016 | 08:00 GMT+7

Dù con người chưa đặt chân tới sao Hỏa, các nhà khoa học khám phá ra rất nhiều điều thú vị về hành tinh này.

Những điều thú vị về sao Hỏa

Lê Hùng (Đồ họa: Visual)

Thứ sáu, 1/7/2016 | 06:00 GMT+7

Thứ sáu, 1/7/2016 | 06:00 GMT+7

Xin hỏi đây là con gì? (Lâm)

day-la-con-gi

Đây là con gì? Ảnh: ĐGCC

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }
my-che-tao-may-doc-y-nghi

Khuôn mặt nguyên bản (original) và được tái tạo bằng cách đọc thông tin vùng vỏ não occipitotemporal (OTC) và hồi góc (ANG). Ảnh: The Journal of Neuroscience

Theo Science Alert, các nhà nghiên cứu chọn ra 23 tình nguyện viên và tiến hành kiểm chứng bằng bộ 1.000 bức ảnh màu in hình các khuôn mặt lấy ngẫu nhiên. Các bức ảnh này được tạo thành từ tổ hợp 300 đặc điểm khác nhau. Tình nguyện viên được xem hình ảnh trong khi não họ kết nối với máy cộng hưởng từ chức năng fMRI, thiết bị phát hiện những thay đổi tinh tế trong mạch máu của bộ não để theo dõi hoạt động của hệ thần kinh.

Máy fMRI kết hợp với một chương trình trí tuệ nhân tạo chuyên phân tích và xử lý thông tin từ não của tình nguyện viên, sau đó tái tạo lại hình ảnh đang hiển thị trong não cùng lúc với bức ảnh mà các tình nguyện viên đang xem. Dựa trên sự nhận biết của não bộ đối với 300 đặc điểm ở các bức ảnh, nhóm nghiên cứu có thể giải mã và tái tạo hình ảnh trong não người.

Giai đoạn một của thí nghiệm là dạy cho phần mềm trí tuệ nhân tạo cách đọc hoạt động thần kinh và giải mã thành các đặc điểm khuôn mặt tương ứng với hình ảnh mắt nhìn thấy. Quá trình so sánh giữa ảnh thật và ảnh tái tạo từ tín hiệu fMRI giúp phần mềm trí tuệ nhân tạo hiểu hơn về cách thức biểu đạt thông tin của não bộ từng người.

Sau khi phần mềm trí tuệ nhân tạo quen với việc đọc thông tin từ não, giai đoạn hai của thí nghiệm được tiến hành. Lần này, phần mềm trí tuệ nhân tạo được giao nhiệm vụ phải tái tạo lại những gương mặt chỉ dựa trên hoạt động của não tình nguyện viên. Những hình ảnh tình nguyện viên xem ở giai đoạn này hoàn toàn khác với giai đoạn trước.

Để tái tạo lại từng khuôn mặt, phần mềm trí tuệ nhân tạo dựa trên thông tin hoạt động từ hai vùng riêng biệt trong não người: hồi góc (ANG) xử lý thông tin liên quan đến ngôn ngữ, xử lý số, nhận thức không gian và sự hình thành ký ức sống động trong khi vỏ não occipitotemporal (OTC) xử lý tín hiệu thị giác.

"Chúng tôi có thể lấy ký ức của một ai đó, những thứ thuộc về nội tâm rất riêng tư, và đưa ra khỏi não của họ", nhà thần kinh học Brice Kuhl, một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.

Nghiên cứu được công bố hôm 1//6 trên tạp chí Journal of Neuroscience. Kết quả cho thấy khuôn mặt được tái tạo bằng thuật toán đọc suy nghĩ chưa mô tả được hình ảnh thực sự trong não, nhưng đã có thể mang đến một số thông tin cơ bản như giới tính, trạng thái vui buồn, hay màu da. Những chi tiết cơ bản khác của khuôn mặt có thể được đọc từ não.

Nhóm nghiên cứu đang tăng độ chính xác của phần mềm trí tuệ nhân tạo và độ khó của công việc đọc thông tin bằng cách tái tạo hình ảnh trong trí nhớ. Đây là một kỹ thuật đòi hỏi nhiều thời gian nhưng hứa hẹn mang lại ứng dụng thú vị trong cuộc sống.

Có thể trong tương lai, con người sẽ gửi cho nhau những tin nhắn dưới dạng suy nghĩ và ký ức mà không cần phải viết hay nói ra. Tội phạm cũng có thể bị buộc phải khai ra hành vi phạm tội thông qua ký ức.

Xem thêm: Quân đội Mỹ phát triển vũ khí đọc ý nghĩ

Thanh Tùng

Theo Mirror, Promobot IR77 được trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng học hỏi từ những gì nhìn thấy xung quanh và nhớ được mọi người đã từng gặp có thể sẽ bị loại bỏ do luôn tìm cách trốn ra ngoài.

Nó đã hai lần tìm cách trốn từ phòng thí nghiệm công nghệ cao ra ngoài. Các lập trình viên không hề mong chờ nó "học" được sự khao khát tự do.

Họ nói rằng đã từng lập trình lại nó hai lần nhưng robot vẫn tìm cách trốn ra ngoài nên hiện đang được cân nhắc loại bỏ khỏi chương trình thí nghiệm. Các con robot khác cùng loại luôn có biểu hiện tốt và chưa từng tìm cách bỏ trốn, nhóm nghiên cứu cho biết.

Promobot IR77 từng gây chú ý lớn vào hôm 16/6 khi trốn thoát thành công nhưng bị hết pin sau 45 phút khi đang ở giữa một con đường tại thành phố Perm, Nga.

Lúc đầu nó đi lang thang ngoài sân sau khi thoát ra ngoài do cửa đóng không cẩn thận. Sau đó nó làm giao thông hỗn loạn khi xe cộ cố gắng chạy tránh nó, cuối cùng là hết pin và nó dừng lại.

Các chuyên gia nói rằng họ có lập trình cho robot có khả năng tránh chướng ngại vật và nó lẽ ra phải không có ý định tìm đường trốn thoát khỏi trung tâm nghiên cứu.

"Chúng tôi đang làm việc với các robot thế hệ thứ ba mà dự định sẽ ra mắt vào mùa thu này. Đó là lý do vì sao chúng tôi trang bị AI cho tất cả các robot", Oleg Kivokurtsev, đồng sáng lập của phòng thí nghiệm đã tạo ra Promobot IR77 cho biết.

Ông cũng xác nhận: "Chúng tôi đã thay đổi hệ thống AI hai lần, nên tôi nghĩ rằng có thể tôi sẽ loại bỏ nó lần này".

Promobot là loại robot độc đáo được các nhà khoa học Nga tạo ra và được thiết kế để làm việc với các khách hàng, tương tác với con người trong thực tế, trả lời các câu hỏi và nhớ mặt tất cả những ai từng gặp.

Đây không phải là trường hợp robot đầu tiên tự nhận thức và tìm cách trốn thoát.

Tại Áo vào năm 2013 từng có một trường hợp robot dọn dẹp nhà cửa cố gắng "tự sát" bằng cách tự bật công tắc của mình, leo lên trên mặt bếp nóng và bị đốt cháy. Con robot có tên Irobot Roomba 760 dường như muốn nổi dậy chống lại công việc đang làm. Lính cứu hỏa đã phải được gọi tới để giải quyết đám cháy.

Xem thêm: Robot xinh đẹp như người thật

Nguyễn Thành Minh

Theo QQ, ngày 29/6, trong ngày khai mạc Đại hội Di động thế giới 2016, một hãng xe đã cho khách hàng trải nghiệm xe hơi tàng hình. 

Một cô gái ngồi lơ lửng trên không trung, bên dưới không hề có chiếc ghế nào, phía trước là hai bánh xe ô tô.

Sản phẩm này được kỳ vọng sẽ giảm bớt hạn chế tầm nhìn cho tài xế khi tham gia giao thông. 

Đại hội Di động Thế giới (MWC) năm nay khai mạc tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. Đây được xem là triển lãm công nghệ thông tin lớn nhất từ trước đến nay tại nước này, thu hút hàng trăm thương hiệu trên thế giới.

Tại đây, mỗi doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm "công nghệ đen" của mình. "Công nghệ đen" ý chỉ những tính năng hay dịch vụ xuất sắc ngoài mong đợi, hữu ích cho người sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Ảnh: Huawei

Sách điện tử dẻo có thể gấp lại và xếp gọn trong bình hoa.

Vòng kim cô" phiên bản hiện đại, có thể kiểm sát não.

Thắt lưng thông minh định vị GPS tự động cho phép giám sát vị trí người dùng.

Hải Yến (Ảnh: People)

mat-troi-giam-hoat-dong-trai-dat-sap-trai-qua-tieu-bang-ha

Các vết đen trên bề mặt Mặt Trời hoàn toàn biến mất. Ảnh: NASA.

Theo Sun, Trái Đất có khả năng sắp trải qua thời kỳ tiểu Băng hà. Những phân tích bề mặt Mặt Trời chỉ ra mức độ hoạt động của nó đang giảm rõ rệt. Thông thường, bề mặt Mặt Trời có những vết đen, nhưng hiện nay chúng hoàn toàn biến mất.

Vết đen Mặt Trời là các khu vực tối trên bề mặt ngôi sao này. Độ sáng bề mặt của vết đen vào khoảng 1/4 độ sáng của những vùng xung quanh. Nguyên nhân xuất hiện vết đen là do nhiệt độ của chúng thấp hơn các vùng xung quanh, một hiện tượng gây ra bởi các biến đổi từ trường rất mạnh trên Mặt Trời.

"Lần thứ hai trong tháng này bề mặt Mặt Trời hoàn toàn không có vết đen. Đây là dấu hiệu cho thấy thời điểm chu kỳ Mặt Trời hoạt động tối thiểu đang đến gần, và số ngày không có vết đen sẽ tăng lên trong vài năm tới", Paul Dorian, nhà khí tượng học tại Trung tâm thời tiết Vencore Weather, Mỹ, cho biết.

mat-troi-giam-hoat-dong-trai-dat-sap-trai-qua-tieu-bang-ha-1

Số lượng vết đen trong chu kỳ hoạt động của Mặt Trời hiện nay (chu kỳ 24) đang có xu hướng ngày càng giảm xuống. Ảnh: NASA.

"Lúc đầu, vết đen biến mất trong vài ngày, vài tuần và cuối cùng là nhiều tháng, khi chu kỳ vết đen Mặt Trời đạt đến điểm thấp nhất. Giai đoạn Mặt Trời hoạt động tối thiểu tiếp theo dự kiến diễn ra vào năm 2019 hoặc 2020", Dorian nói thêm.

Điều đáng lo ngại là tình trạng giảm thiểu hoạt động vết đen có thể thúc đẩy sự xuất hiện của một thời kỳ lạnh kéo dài, tương tự như giai đoạn Maunder Minimum bắt đầu từ năm 1645 và kéo dài đến năm 1715. Giai đoạn này còn được gọi là thời kỳ tiểu Băng hà, một trong những lần Mặt Trời suy giảm hoạt động mạnh nhất trong thế kỷ 17, khiến mùa đông lạnh giá bao trùm khắp châu Âu.

Năm 2015, giáo sư Valentina Zharkova đưa ra một mô hình mới dự đoán chính xác những dấu hiệu bất thường trong chu kỳ hoạt động 11 năm của Mặt Trời tại Hội nghị Thiên văn học quốc gia ở Llandudno, miền bắc xứ Wales, Anh.

Mô hình cho thấy trong chu kỳ 25 diễn ra vào những năm 2020-2030, Mặt Trời hoạt động mạnh mẽ hơn hiện nay và đạt đỉnh điểm vào năm 2022. Thời kỳ tiểu băng hà có thể xảy ra trên Trái Đất trong những năm 2030 (chu kỳ 26). Mức độ hoạt động của Mặt Trời sẽ giảm 60%, làm mất mùa và gây ra nhiều thảm họa khác.

Xem thêm: Vết đen khổng lồ trên bề mặt Mặt Trời

Lê Hùng

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

co-thu-lau-doi-nhat-ghi-chep-loi-giang-cua-duc-phat

Hình vẽ trên trang đầu tiên của Kinh Kim Cương. Ảnh: Wikipedia.

Theo Ancient Origins, Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa (Vajracchedika prajnaparamita sutra) được dịch từ tiếng Phạn với nhiều tên khác nhau như Kinh Kim Cương hoặc Kinh Kim Cang. Loại kinh này là một trong những văn bản được tôn kính nhất của Phật giáo Đại thừa, chứa đựng bài giảng, giáo lý tôn giáo của Đức Phật.

Wang Yuanlu, tu sĩ Đạo giáo, phát hiện một bản sao của Kinh Kim Cương trong hang động Mạc Cao ở Đôn Hoàng, Trung Quốc, vào đầu thế kỷ 20. Đây là cuốn sách in hoàn chỉnh cổ nhất thế giới từng được biết đến, có niên đại năm 868 sau Công nguyên.

Kinh Kim Cương thuộc một bộ sách lớn hơn của Phật giáo Đại thừa thời kỳ đầu gọi là Bát Nhã Ba La Mật Ða Tâm Kinh (Prajnaparamita Sutras). Theo truyền thuyết Phật giáo Đại thừa, những kinh sách trên do các đệ tử ghi chép lại lời giảng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Nhiều học giả cho rằng, bộ sách bắt đầu được viết từ thế kỷ 1 trước Công nguyên và hoàn thành sau đó vài thế kỷ.

Nội dung của Kinh Kim Cương khá ngắn gọn với bản dịch tiếng Anh chỉ bao gồm khoảng 6.000 từ. Nhưng thông điệp của sách rất sâu sắc, có thể diễn giải theo nhiều cách hiểu khác nhau.

Một trong những cách diễn dịch cơ bản nhất của Kinh Kim Cương là lời khích lệ của Đức Phật kêu gọi các đệ tử "vượt qua những ảo tưởng về thực tại xung quanh" để nhận thức rõ những điều có thật.

Năm 401, một tu sĩ Phật giáo tên là Cưu Ma La Thập (Kumarajiva) lần đầu tiên dịch Kinh Kim Cương sang tiếng Trung Quốc. Trong thế kỷ tiếp theo, hoàng tử Chiêu Minh, con trai của Lương Vũ Đế, chia kinh sách thành 32 chương và đặt tiêu đề cho chúng, dù những tiêu đề này ít được sử dụng ngày nay.

Năm 1907, Aurel Stein, nhà khảo cổ học người Anh gốc Hungary đến thăm hang động Mạc Cao ở Đôn Hoàng. Ông gặp Wang Yuanlu và mua lại rất tranh, đồ thêu dệt, di vật, bản thảo bao gồm Kinh Kim Cương. Cuốn sách đang được trưng bày tại Thư viện Anh tại London.

Xem thêm: Cổ thư in màu vẹn nguyên kỳ lạ suốt 300 năm

Lê Hùng

Theo Business Insider, NASA tiến hành thử nghiệm lần cuối cùng tên lửa đẩy nhiên liệu rắn mạnh nhất thế giới dùng trong Hệ thống Phóng Không gian (SLS). Hệ thống này sẽ thực hiện nhiệm vụ đưa con người lên sao Hỏa trong tương lai gần. Ngày 28/6, cuộc thử nghiệm diễn ra tại Promontory, Utah, Mỹ, nơi có hàng trăm người quan sát từ khoảng cách an toàn.

Xem thêm: Hệ thống tên lửa đẩy khổng lồ của NASA mạnh tới mức nào

Lê Hùng

dai-ta-phi-cong-my-bi-tri-thong-minh-nhan-tao-ban-ha

Đại tá Lee chiến đấu với hệ thống trí thông minh nhân tạo ALPHA. Ảnh: Phys.org.

Theo Popular Science, đại tá Gene Lee thuộc Lực lượng không quân Mỹ có kinh nghiệm hàng chục năm chinh chiến đã thất bại trước hệ thống trí thông minh nhân tạo (AI) trong tất cả những trận không chiến mô phỏng.

Đại tá Lee là một chuyên gia chỉ đạo chiến thuật của không quân Mỹ. Ông từng thực hiện hàng nghìn chuyến bay trong vai trò phi công hoặc chỉ huy nhiệm vụ. Ngoài kinh nghiệm thực chiến, ông còn thực hiện các cuộc không chiến mô phỏng với các hệ thống trí thông minh nhân tạo suốt nhiều thập kỷ.

Hệ thống AI tham gia trận chiến lần này có tên ALPHA, được chế tạo bởi công ty Psibernetix của tiến sỹ Nick Ernest ở Đại học Cincinati, kết hợp với Phòng thí nghiệm Nghiên cứu của Lực lượng không quân Mỹ. Theo các nhà phát triển, ALPHA được thiết kế dành riêng cho mục đích nghiên cứu các nhiệm vụ không chiến giả lập.

Đại tá Lee mô tả đây là hệ thống trí thông minh nhân tạo hung hãn, phản ứng nhanh, năng nổ và đáng tin cậy nhất mà ông từng gặp từ trước tới nay. ALPHA không chỉ giỏi né đạn mà còn bắn hạ đại tá Lee trong mọi lần giao chiến. 

Theo đại tá Lee, trận chiến lần này diễn ra rất  khác biệt. "Tôi rất bất ngờ trước khả năng nhận biết và phản ứng của hệ thống. Nó dường như nhận ra mọi ý đồ của tôi và ngay lập tức triển khai ứng phó. Tất cả thay đổi trong đường bay và dự định triển khai tên lửa tấn công của tôi đều bị nó đoán trúng. Hệ thống nhanh chóng chuyển từ thế phòng thủ sang tấn công và ngược lại ngay khi cần", đại tá Lee nói.

Bí quyết tạo nên kỹ năng chiến đấu siêu hạng của ALPHA nằm ở hệ thống ra quyết định tối tân kết hợp các thuật toán logic. Theo Ernest, hệ thống chia vấn đề lớn thành nhiều vấn đề nhỏ hơn để tiến hành xử lý, bao gồm tấn công, khai hỏa, tránh né hoặc phòng thủ. Những quyết định phức tạp được đưa ra với tốc độ cực nhanh nhờ cân nhắc phương án phù hợp nhất. Kết quả là phi công nhân tạo có thể tính toán chiến lược tốt nhất nhanh hơn 250 lần cái chớp mắt của đối thủ.

Sau nhiều giờ chiến đấu với ALPHA, đại tá Lee buộc phải chấp nhận thất bại. "Trở về nhà, tôi cảm thấy thật sự mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần. Có thể đây chỉ là trí thông minh nhân tạo, nhưng nó mang đến thách thức thực sự", đại tá Lee chia sẻ.

Xem thêm: Mỹ phát triển công nghệ biến binh sĩ thành người máy

Phương Hoa

chien-dich-truy-lung-nhung-dong-song-den-hoi-thoi-o-trung-quoc

Shi Dianshou, nhà hoạt động môi trường 24 tuổi, lấy tay che mũi bên bờ sông Hạnh Phúc ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Guardian

Một sáng chủ nhật đầy nắng, Shi Dianshou khởi hành tới con sông Hạnh Phúc.

"Hiện nó không hề hạnh phúc", nhà hoạt động môi trường 24 tuổi thừa nhận khi cho xe chạy về phía bắc thủ đô Bắc Kinh để kiểm tra con sông có cái tên rất thơ mộng.

Di chuyển được hơn 40 km, Shi đỗ xe cạnh một con lạch bẩn thỉu và ngập rác. Chiếc ghế sofa màu đen nổi chỏng chơ giữa dòng nước tối màu, một hố rác đầy tô điểm cho bờ phía tây. Một chiếc áo ngực treo vắt vẻo trên cành cây bên cạnh, thêm nét mỉa mai cho cảnh tồi tàn.

"Tôi đã thấy nhiều con sông như thế này", Shi than phiền trong lúc đi dọc dòng nước để đánh giá độ bẩn. "Khung cảnh này khiến tôi cảm thấy tồi tệ. Tôi thật sự rất buồn".

Shi là một trong số hàng trăm tình nguyện viên khắp Trung Quốc đang tìm kiếm những dòng sông mà chính phủ dán nhãn "đen và hôi thối". Trong khuôn khổ chiến dịch này, Bộ Môi trường Trung Quốc kêu gọi người dân chung tay phát hiện những nơi có dòng nước ô nhiễm nghiêm trọng, sau đó liệt kê thành một danh mục, tiến tới làm nguồn nước trong sạch trở lại. Tình nguyện viên có thể đăng địa điểm và hình ảnh con sông ô nhiễm lên tài khoản WeChat do Bộ điều hành.

Kể từ khi chiến dịch được phát động hồi tháng 2 năm nay, nhiều người dân Trung Quốc đã sử dụng điện thoại thông minh để xác định và nêu tên hơn 1.300 nơi ô nhiễm. Các địa chỉ được thêm vào danh sách đen trước đó đã gồm 1.850 cái tên ô nhiễm, Shi, người làm việc tại tổ chức phi chính phủ Environmentalists in Action tại Bắc Kinh, cho hay.

Shi đã góp tên 5 con sông vào danh sách này, hy vọng nỗ lực của mình sẽ gây áp lực tới chính quyền và thu hút sự chú ý tới những nguồn nước độc hại mà nhà chức trách không biết tới.

"Chúng tôi nghĩ nhiều dòng sông đen vẫn chưa được phát hiện hết", nhà hoạt động nói trong chuyến đi khảo sát dọc sông Hạnh phúc. "Chúng tôi muốn đưa những con sông như thế vào danh sách để chính quyền tìm cách xử lý".

chien-dich-truy-lung-nhung-dong-song-den-hoi-thoi-o-trung-quoc-1

Một chiếc ghế sofa đen chỏng chơ giữa con sông ô nhiễm. Ảnh: Guardian

Hàng thập kỷ công nghiệp hóa và đô thị hóa không kiểm soát đồng nghĩa với số lượng các con sông ô nhiễm tăng lên không ngừng tại Trung Quốc. Năm 2012, một quan chức cấp cao của Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc thừa nhận 40% nguồn nước sông tại Trung Quốc đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong đó 20% hoàn toàn độc hại.

Các nhà hoạt động bày tỏ hy vọng Bộ trưởng Môi trường Trần Cát Ninh sẽ cải thiện được tình trạng ô nhiễm nước nặng nề hiện nay.

Ông Trần từng theo học Cao đẳng Hoàng gia London, Anh, trong những năm 1990, bắt đầu giữ chức Bộ trưởng Môi trường đầu năm ngoái, Ông cam kết sẽ đương đầu với tình trạng ô nhiễm "chưa từng có tiền lệ trong lịch sử loài người".

Trong vòng vài tháng, Bắc Kinh công bố một dự án lớn chống ô nhiễm có tên "Kế hoạch Làm sạch và Ngăn ngừa ô nhiễm nước", được cho là chặt chẽ nhất từ trước đến nay. Chiến dịch "Những dòng sông đen và hôi thối" là một phần của kế hoạch này với hy vọng làm sạch nguồn nước tại Trung Quốc.

Các nhà hoạt động môi trường đã dành nhiều bình luận tích cực cho kế hoạch, chỉ rõ đây là lần đầu chính phủ huy động trách nhiệm của những cư dân bình thường trong cuộc chiến chống ô nhiễm.

"Tôi rất vui khi chính phủ kêu gọi công dân tham gia chiến dịch", Deng Fei, nhà báo và nhà hoạt động môi trường, người biên soạn một bản đồ trực tuyến về những ngôi làng ung thư vì ô nhiễm tại Trung Quốc, nói.

Deng cũng triển khai một dự án tương tự vào năm 2013, kêu gọi người dùng Internet xác định 10 con sông bẩn nhất, nhưng phải bỏ giữa chừng sau khi hai đồng nghiệp của ông bị cảnh sát bắt giữ.

Với quan điểm thận trọng, Deng nhận định những vấn đề phức tạp và có hệ thống là nguyên nhân gây ô nhiễm nước không thể giải quyết ngay trong một đêm.

"Có thông tin không có nghĩa chúng ta sẽ xử lý ô nhiễm nhanh chóng", ông nói. "Tuy nhiên đây là bước đầu tiên và tôi tin rằng nếu có sự quyết tâm của chính phủ trong vấn đề ô nhiễm, chúng ta sẽ tiến tới bước thứ hai, thứ ba".

chien-dich-truy-lung-nhung-dong-song-den-hoi-thoi-o-trung-quoc-2

Quang cảnh ô nhiễm nặng nề trên dòng sông Hạnh Phúc. Rác thải ngập ngụa trong dòng nước tối màu. Ảnh: Guardian

Một buổi sáng dọc theo dòng sông ngập rác đã cho thấy mức độ ô nhiễm lớn mà chiến dịch phải đương đầu, theo Guardian.

"Chúng tôi đã báo cáo tình trạng này cho cơ quan bảo vệ môi trường nhưng không thấy ai đến cả", Xing Wenhua, một nông dân 56 tuổi đang thu hoạch hành lá trên cánh đồng gần bờ sông Hạnh Phúc, than phiền.

Ông Xing đùa rằng dòng sông ô nhiễm kinh khủng tới mức khiến ông rụng hết tóc.

"Tôi phải ngửi mùi hôi xộc lên mỗi ngày và nó khiến tóc tôi ngừng mọc", người nông dân hói đầu vừa cười vừa nói. Ông cho biết con sông ô nhiễm nhanh chóng sau khi Trung Quốc mở cửa vào cuối thập niên 1970.

"Thật tốt nếu không khí và dòng sông trong sạch trở lại. Hồi còn nhỏ, chúng tôi vẫn thường uống nước sông".

Xem thêm: Hình ảnh báo động về ô nhiễm nguồn nước ở Trung Quốc

Thu Hiền

Thứ năm, 30/6/2016 | 06:00 GMT+7

Thứ năm, 30/6/2016 | 06:00 GMT+7

Quả này mọc trong rẫy nhà tôi nhưng không rõ là quả gì. Mong mọi người giải đáp giùm, xin cảm ơn! (Đặng Hồng Minh)

day-la-qua-gi

Đây là quả gì? Ảnh: ĐGCC

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }
5-phut-ruot-duoi-thoat-khoi-ham-ca-map-cua-hai-cu-be

Pha rượt đuổi diễn ra trong 5 phút. Ảnh: 

Theo Mirror, nhiếp ảnh gia Brandon Kilbride người Anh đã chụp được những khoảnh khắc ngoạn mục trên tại đảo Seal, vịnh False, Nam Phi tuần trước. Con cá mập trắng khổng lồ nặng ít nhất 5 tấn, điên cuồng đuổi theo con hải cẩu bé mới vài tháng tuổi.

"Tôi đang làm việc trên boong tàu vào sáng sớm thì bắt gặp cảnh tượng này. Một con hải cẩu bé bị cá mập trắng, có lẽ phải 10-15 tuổi, truy đuổi", Brandon nói.

"Con hải cẩu con bơi trên mặt nước, trong khi hải cẩu trưởng thành thường bơi sâu dưới đáy biển để bảo vệ mình. Con cá mập nhanh chóng nhận ra hải cẩu con và tăng tốc đuổi theo".

"Khi nhìn thấy cá mập trắng tiến gần, hải cẩu con quẫy đuôi nhảy lên cao nửa mét. Nó liên tục nhảy về phía đuôi của cá mập để tránh cái hàm sắc nhọn. Hải cẩu con chỉ cách hàm cá mập có vài cm". 

Nhiếp ảnh gia 33 tuổi cho biết quá trình rượt đuổi diễn ra khoảng 25 mét. 

"Càng đuổi theo, cá mập càng mất sức. Cuối cùng, hải cẩu bò được lên bờ đảo Seal (đảo hải cẩu), nơi có 60.000 đồng loại đang cư ngụ", Brandon thích thú kể lại.

"Tôi luôn luôn cổ vũ cho hải cẩu mỗi lần nhìn thấy một cuộc săn đuổi như thế, vì hải cẩu nặng chưa đầy 30 kg trong khi cá mập thường nặng đến vài tấn".

Xem thêm: Nỗi khổ của bạn tình hải cẩu voi 4 tấn

Hồng Hạnh

Theo zol.com.cn, dự án xây dựng tòa nhà bằng cách in 3D liên tục diễn ra tại công trường ở quận Thông Châu, Bắc Kinh và hoàn thành sau 45 ngày.

Toàn bộ căn biệt thự rộng lớn được in liền khối mà không cần cắt và ghép lại từ nhiều bộ phận khác nhau.

Công ty xây dựng Huashang Tengda ở Bắc Kinh là đơn vị phụ trách thi công tòa nhà cao hai tầng trên diện tích 400 m2.

Theo đại diện công ty, độ dày các bức tường là 2,4 mét. Sàn nhà dày 2,7 mét. Quá trình xây dựng không đòi hỏi nhiều nhân lực từ khi bắt đầu đến lúc hoàn thành.

Một loại bê tông gia cố đặc biệt được sử dụng để xây căn biệt thự.

Gần đây, công nghệ in 3D ngày càng được sử dụng rộng rãi trong xây dựng và giúp giảm đáng kể chi phí thi công.

Phương Hoa (Ảnh: CEN)

Theo Shanghaiist, robot Giai Giai xuất hiện tại Diễn đàn Davos hè 2016 do Đại học Bách khoa Trung Quốc chế tạo trong 3 năm.

Giai Giai có kích thước như người thật. Các đường nét trên khuôn mặt tinh tế và tỉ mỉ, biểu cảm đa dạng. Nhiều người gọi Giai Giai là "Robot nữ thần".

Bàn tay như người thật của Giai Giai. 

Giai Giai có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể, hệ thống GPS tự động và dịch vụ điện toán đám mây. 

Tại nơi trưng bày, nhiều cô gái trầm trồ khen "Giai Giai thật đẹp" hay "Trông Giai Giai như thiếu nữ 18 tuổi vậy".

Con robot nghe hiểu những lời khen ngợi của mọi người dành cho mình và có cử chỉ đáp lại.

Robot Giai Giai được xem là bước tiến quan trọng trong công nghiệp phát triển trí thông minh nhân tạo Trung Quốc. Người dùng mạng Trung Quốc ủng hộ việc nhân rộng những robot như Giai Giai, tin rằng điều này sẽ giúp các chàng độc thân ở quốc gia đông dân nhất thế giới giải quyết vấn đề tình cảm.

Diễn đàn Davos lần này còn có robot Chihira Aico từ Nhật Bản. Ngoại hình của Chihira không đẹp bằng Giai Giai, nhưng biểu cảm phong phú và cử chỉ linh hoạt hơn.

Diễn đàn Davos, tức Diễn đàn kinh tế thế giới WEF, được thành lập năm 1971, là diễn đàn thảo luận về kinh doanh toàn cầu. Năm nay, WEF được tổ chức tại Thiên Tân với chủ đề "Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 và tác động", thu hút sự tham gia của hàng nghìn chính trị gia và doanh nhân nhiều nước trên thế giới từ ngày 26 đến 28/6.

Hải Yến (Ảnh: Shanghaiist)

nuoc-tieu-loai-bo-noi-tieng-an-do-chua-vang

Bò là loài vật linh thiêng với người dân Ấn Độ. Ảnh: AP 

Theo India Times, kết quả xét nghiệm nước tiểu 400 con bò Gir tại phòng thí nghiệm thực phẩm, Đại học Nông nghiệp Junagradh cho thấy vàng có từ ba đến 10 mg trong một lít nước tiểu. Vàng tồn tại dưới dạng ion kim loại hay dưới dạng muối vàng tan trong nước.

Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi Tiến sĩ Golakia, Trưởng khoa Công nghệ sinh học đã sử dụng phương pháp sắc ký khí khối phổ (GC-MS) để phân tích các mẫu nước tiểu.

"Tới nay, chúng tôi vẫn nghe nói về sự hiện diện của vàng trong nước tiểu bò từ kinh sách cổ của chúng tôi và dược tính của nó. Do chưa có một phân tích khoa học chi tiết để chứng minh điều này, chúng tôi đã quyết định thực hiện một nghiên cứu về nước tiểu bò. Sau khi phân tích 400 mẫu nước tiểu bò Gir, chúng tôi đã tìm thấy dấu vết của vàng", Golakia nói.

Golakia cho biết vàng từ nước tiểu có thể được trích xuất và hóa rắn bằng các quá trình hóa học.

Ngoài ra, trong số 5.100 hợp chất được tìm thấy trong nước tiểu bò Gir, 388 chất có giá trị chữa bệnh rất lớn, có thể chữa nhiều bệnh ", theo Golakia.

"Chúng tôi đang tìm cách sử dụng nước tiểu bò Gir với các mầm bệnh của con người và thực vật. Các thí nghiệm đang được tiến hành để dùng nó trong điều trị bệnh cho con người và bảo vệ thực vật".

Kế hoạch tiếp theo là phân tích các mẫu nước tiểu của tất cả 39 giống bò bản địa của Ấn Độ cho các mục đích tương tự.

Phòng thí nghiệm thực phẩm của Đại học Nông nghiệp Junagradh được công nhận bởi Hội đồng Kiểm định Quốc gia Ấn Độ về phòng thí nghiệm kiểm định hiệu chuẩn (NABL). Nó có thể tiến hành 50.000 kiểm định mỗi năm trên các sản phẩm khác nhau, bao gồm các mặt hàng xuất khẩu, sữa, rau, đậu, hạt dầu, mật ong, dư lượng thuốc trừ sâu và các hàng hóa khác.

Xem thêm: Chất thải con người chứa vàng, bạc

Nguyễn Thành Minh

Shanghaiist hôm qua đưa tin, hoạt động chạy thử nghiệm sẽ chỉ diễn ra trên quãng đường dài 300 m ở quận Bắc Đới Hà thuộc địa cấp thị Tần Hoàng Đảo tại tỉnh Hà Bắc vào giữa tháng 8 thay vì mô phỏng chính xác điều kiện lưu thông thực tế. Trước đó, công ty phục trách phát triển mẫu xe buýt hiện đại này tuyên bố lần chạy thử đầu tiên sẽ kéo dài hai kilomet.

Xe buýt Transit Elevated Bus (TEB) được thiết kế chạy ở phía trên mặt đường, trong khi các phương tiện giao thông khác di chuyển bên dưới. Các kỹ sư cho biết chiếc xe buýt có thể chở 1.400 hành khách và đạt tốc độ 60 km/h.

Tuy mang hình dáng tương tự tàu điện ngầm, chiếc xe buýt có chi phí chế tạo thấp hơn 5 lần và chỉ mất một năm để hoàn thành. Mẫu xe buýt này thu hút nhiều sự quan tâm khi một phiên bản thu nhỏ chính thức ra mắt tại Hội chợ Công nghệ cao Quốc tế lần thứ 19 diễn ra ở Bắc Kinh hồi cuối tháng 5.

Xem thêm: Hầm đỗ xe tự động dưới lòng đất của Nhật

Phương Hoa

canh-tay-ma-trong-buc-anh-100-nam-tuoi

Bức ảnh 100 tuổi chứa cánh tay ma. Ảnh: Scoopnest.

Theo Belfast Live, trong ảnh, một nhóm nữ công nhân trẻ ở nhà máy sản xuất lanh xếp hàng và chụp hình với đồng phục tại nơi làm việc. Mỗi người đeo dây thắt ngang eo xỏ qua dụng cụ họ dùng hàng ngày.

Tuy nhiên, khi nhìn kỹ, có thể thấy rõ hình ảnh một cánh tay lạ đặt trên vai cô gái mặc áo sẫm màu ngồi ở ngoài cùng bên phải hàng thứ hai. Cánh tay không thể thuộc về hai cô gái đứng sau hoặc ngồi bên cạnh bởi họ đều chụp hình trong tư thế khoanh tay.

Bức ảnh do một độc giả tên Linda gửi tới Belfast Live. "Thật tuyệt khi xem bức ảnh cũ của cụ ngoại tôi nhiều năm về trước khi bà làm việc ở nhà máy. Bà tên là Ellen Donnelly và là người thứ 4 từ trái qua phải ở hàng hai. Cha tôi lưu giữ bức ảnh này trong nhà và đó là bức ảnh ma của gia đình tôi", Linda cho biết.

Một số giả thuyết cho rằng "cánh tay ma" là kết quả của mẹo sử dụng ánh sáng hoặc đường diềm trên áo cô gái nhưng nguồn gốc thực sự của nó vẫn chưa được xác định.

Xem thêm: Chuyên gia lý giải bức ảnh 'hồn ma' ở khách sạn Mỹ

Phương Hoa

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

hinh-dung-trai-dat-trong-500-nam-toi

Một số vùng thuộc châu Phi, Nam Mỹ và Ấn Độ có nhiệt độ trung bình trên 43 độ C trong suốt mùa hè. Ảnh: Wordpress.

Theo Tech Insider, đến năm 2100, nhiệt độ toàn cầu dự đoán ấm hơn 2,2 độ C so mức trung bình hiện nay. Một số vùng thuộc châu Phi, Nam Mỹ và Ấn Độ có nhiệt độ trung bình trên 43 độ C trong suốt mùa hè.

Nhiệt độ cao khiến các sông băng trên dãy núi Alps ở châu Âu biến mất hoàn toàn. Sông băng trên dãy Himalaya thu nhỏ bằng 1/3 diên tích hiện nay. Đại dương trở nên nóng hơn và có nồng độ axit cao hơn, phá hủy hầu hết các rặng san hô lớn.

Dân số thế giới sẽ vượt qua 11 tỷ người vào năm 2100. Sức ép về lương thực, nguồn nước và năng lượng ngày càng gia tăng. Nam Mỹ và châu Phi có thể mất 1/5 diện tích đất phù hợp cho canh tác nông nghiệp.

Trong giai đoạn từ năm 2200 - 2300, các lớp băng trên đảo Greenland sụp đổ và tan chảy, khiến mực nước biển tăng thêm 6 mét. Trong thế kỷ 23, con người chứng kiến cao điểm của sự kiện tuyệt chủng hàng loạt thứ 6. Hàng nghìn loài động vật, thực vật bị xóa sổ khỏi Trái Đất

Khoảng 500 năm tính từ bây giờ, các lớp băng ở phía tây của Nam Cực dần biến mất. Mực nước biển dâng cao thêm 9 mét, nhấn chìm toàn bộ các đảo và vùng ven biển, khiến hàng trăm triệu người phải di dời đi nơi khác. Nếu có thể hạn chế được nóng lên toàn cầu ở khoảng 1,5 độ C, con người có thể tránh được những hậu quả khủng khiếp nhất.

Xem thêm: Điều gì xảy ra với Trái Đất khi con người biến mất

Lê Hùng

Theo The Siberian Times, mười khối cầu đá có kích thước lớn bằng một nửa người trưởng thành và đường kính khoảng một mét, tròn trịa và trơn nhẵn. Đặc biệt, màu sắc của chúng thay đổi sau khi trời mưa.

Những khối cầu nằm gần nhau được một nhà khai quật tìm thấy ở mỏ than đá Sereulsky tại quận Nazarovo thuộc vùng Krasnoyarsk, Siberia.

Các chuyên gia loại trừ khả năng các khối cầu do con người tạo ra và khẳng định chúng tồn tại từ kỷ Jura. 

Những khối cầu đá kỳ lạ này được hình thành do một quá trình tự nhiên tương tự như cách ngọc trai ra đời.

Được gọi là khối kết hạch, các quả cầu đá hình thành trên lớp đá trầm tích do sự lắng đọng của một lượng lớn vật liệu có nguồn gốc hữu cơ như lá, vỏ sò, hóa thạch quanh một nhân cứng.

"Những khối cầu hình thành theo cách tương tự như ngọc trai, khi một hạt cát lọt vào bên trong con trai và nó cố đẩy hạt cát ra. Nước chảy qua đá trầm tích để lại nhiều khoáng chất giúp kết dính cát, bùn hoặc vật chất khác thành khối khổng lồ. Các khối kết hạch này rất hiếm gặp", Olga Yakunina, nhà khoa học ở Bảo tàng Địa chất Miền trung Siberia, cho biết.

Phương Hoa (Ảnh: Nazarovo TV)

Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm 2016, Công ty VinEco sẽ hoàn thiện lắp đặt 55ha nhà kính và khoảng 120ha nhà lưới, nhà màng để canh tác rau mầm, rau thủy canh và các loại rau quả khác trên toàn quốc. Nhờ đó, hệ thống nhà kính rau mầm, rau thủy canh của VinEco không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu rau sạch trong nước mà còn hướng tới mang thương hiệu nông sản sạch Việt gia nhập thị trường quốc tế. 

thu-nghiem-lam-sang-thuoc-chong-lao-hoa

NMN có khả năng làm chậm quá trình lão hóa. Ảnh: Shutterstock

Theo Japan News, đây là kế hoạch của Đại học Keio và Đại học Washington. Ủy ban đạo đức của Đại học Keio sẽ kiểm tra sự phù hợp của kế hoạch và các yếu tố khác. Nếu được chấp thuận, các nhà nghiên cứu có kế hoạch bắt đầu thử nghiệm hợp chất tên là mononucleotide nicotinamide (NMN) trên khoảng 10 người khỏe mạnh để khẳng định sự an toàn của nó. Sau đó, họ sẽ xem xét liệu NMN có thể cải thiện chức năng của cơ thể con người.

Nghiên cứu lâm sàng dự kiến ​​bắt đầu vào đầu tháng 7/2016.

Theo nhóm nghiên cứu của Giáo sư Shinichiro Imai, Đại học Washington, một chuyên gia về lão khoa, NMN là một hợp chất hóa học được sản xuất trong các cơ quan của nhiều sinh vật sống, bao gồm cả con người. Nó có khả năng kích hoạt một gene tên là sirtuin, được biết đến với tác dụng chống lão hóa. Thử nghiệm trên chuột cho thấy, hợp chất này có thể đảo ngược sự suy giảm theo tuổi của quá trình trao đổi chất và thị lực.

Chính quyền trung ương Nhật đã quyết định cung cấp hỗ trợ toàn diện đối với các nghiên cứu chống lão hóa từ năm tài chính tiếp theo, và cũng đang chú ý đến nghiên cứu lâm sàng này.

"Chúng tôi xác nhận về hiệu quả lớn của NMN trên chuột nhưng không chắc chắn về tính hiệu quả trên người", Imai nói. "Chúng tôi sẽ cẩn thận tiến hành nghiên cứu, và hy vọng sẽ dẫn đến những phát hiện quan trọng có nguồn gốc tại Nhật Bản".

Tiến bộ trong nghiên cứu các loại vật chất giúp làm chậm quá trình lão hóa có thể làm giảm chi phí y tế và điều dưỡng chăm sóc, theo các chuyên gia.

Làm thế nào để kéo dài tuổi thọ khỏe mạnh của người dân là một nhiệm vụ quan trọng đối với xã hội già hóa nhanh chóng như Nhật Bản. Nghiên cứu về lĩnh vực này có thể giúp người già ở Nhật có cuộc sống hàng ngày ít bị hạn chế.

Xem thêm: Máu trẻ - thần dược tương lai chống chọi tuổi già

Nguyễn Thành Minh

quai-vat-ma-ca-rong-chuyen-hut-mau-bi-bat

Các bác sĩ kiểm tra xác quái vật hút máu. Ảnh: CEN.

Mirror hôm qua đưa tin, sinh vật đáng sợ bị một người dân bắt được và giết chết bằng cây chĩa. Con vật có nhiều đặc điểm giống quái vật hút máu Chupacabra trong truyền thuyết phổ biến ở châu Mỹ.

Dân làng buộc phải rời bỏ nhà cửa để tránh cho đàn gia súc bị quái vật giết chết. Con vật được cho là có thể nhảy qua hàng rào cao hơn hai mét vào nhà dân, hút máu gà và thỏ đến chết.

quai-vat-ma-ca-rong-chuyen-hut-mau-bi-bat-1

Con vật có hàm răng vô cùng sắc nhọn. Ảnh: CEN.

Chupacabra có nghĩa là "loài hút máu dê" trong tiếng Mỹ Latinh. Nhiều trường hợp bắt gặp Chupacabra được ghi nhận trên khắp thế giới, bao gồm Nga, Kazakhstan và Ukraine.

Sự hiện diện của con vật khiến người dân làng Rukshin lo sợ trong suốt nhiều tháng. Họ cố gắng nhốt gà và thỏ trong chuồng để giảm thiểu thiệt hại.

Xem bác sĩ thú y kiểm tra quái vật hút máu ở Ukraine tại đây >>>

Các bác sĩ thú y đang nghiên cứu xác con vật nhưng họ vẫn chưa thể nhận dạng nó. "Con vật này rất giống một loài cáo châu Phi nhưng phần răng, cổ, tai và móng vuốt lại quá dài. Chúng tôi không thể nói rõ nó là con gì", Valeriy Dopiryak, người đứng đầu Phòng thí nghiệm Y học Thú y ở địa phương, cho biết.

Xem thêm: Vật thể nghi là quái vật mực dài 120 m trong ảnh Google Earth

Phương Hoa

Thứ tư, 29/6/2016 | 06:00 GMT+7

Thứ tư, 29/6/2016 | 06:00 GMT+7

Xin hỏi đây là con gì? Nó nhìn giống chuột nhưng không phải chuột. Hai chân trước gần nhau hơn hai chân sau. Lông có ba màu, không có đuôi, rất dạn và ăn cỏ. (Nguyễn Trọng Lực)

day-la-con-gi

Đây là con gì? Ảnh: ĐGCC

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

Chiều 28/6, Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch TP HCM trao những bộ KIT SG8V1 (con chip đầu tiên do Việt Nam thiết kế) cho sinh viên Trường Đại học Giao thông Vận tải – Cơ sở II.

tp-hcm-tang-chip-tu-thiet-ke-cho-sinh-vien

TP HCM tặng chip cho các trường đại học để sinh viên nghiên cứu. Ảnh: Duy Trần

Ngoài đại học này, các trường Bách khoa, Sư phạm Kỹ thuật, Công nghệ thông tin sẽ được trao tổng cộng 40 bộ KIT trị giá khoảng 240 triệu đồng. Đây là lần đầu tiên những bộ chip thiết kế trong nước được chuyển về các trường đại học để nghiên cứu, phát triển nguồn nhân lực vi mạch.

Bốn đại học này sẽ được đầu tư phòng thí nghiệm ứng dụng vi mạch Việt với cơ sở vật chất ban đầu gồm các bộ KIT SG8V1, sách hướng dẫn sử dụng và khóa tập huấn chuyển giao giáo trình hướng dẫn sử dụng. Kinh phí được tài trợ bởi Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch TP HCM giai đoạn 2013–2020 thông qua Sở Thông tin Truyền thông.

Ông Lê Thái Hỷ - Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông TP HCM – cho rằng, hằng ngày, hầu hết người Việt cầm trên tay đồ dùng điện tử nhưng việc thiết kế và chế tạo lại dựa hết bên ngoài. Theo ông, ngành vi mạch trong nước phải phát triển mạnh mẽ để có thể tự làm ra những con chip phục vụ an ninh quốc phòng, tránh nước ngoài nắm bắt, kế đến ứng dụng rộng rãi vào cuộc sống.

"Việc tặng chip cho sinh viên nghiên cứu là một phần trong kế hoạch mở rộng sự hiểu biết của sinh viên TP HCM với mục tiên đào tạo được 2.000 kỹ sư về vi mạch đến năm 2020", ông Hỷ nói.

Sau khi tặng chip cho các trường đầu tiên, năm nay, Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển Vi mạch (ICDREC) tiếp tục làm việc với các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu để thực hiện nhân rộng thêm 6 phòng thí nghiệm.

Duy Trần

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

cho-xau-xi-nhat-the-gioi-duoc-thuong-1500-usd

Jason Wurtz giơ cao con chó đạt giải Sweepee Rambo trong Cuộc thi dành cho những con chó xấu xí nhât thế giới tại California, Mỹ. Ảnh: Alvin Jornada.

Theo NewYork Times, con chó già 17 tuổi, mù cả hai mắt và nặng gần hai kilogam được nhiều khán giả yêu thích nhất trong cuộc thi chó xấu nhất tổ chức cuối tuần trước tại Hội chợ Sonoma-Marin ở Petaluma, California, Mỹ.

Chủ nhân của con chó chiến thắng, Jason Wurtz, 44 tuổi, được trao phần thưởng 1.500 USD bằng tiền mặt. Tại cuộc thi, Jason mô tả Sweepee có làn da tàn nhang mềm mại, màu tóc huyền thoại và thích cưỡi xe máy cùng chủ.

Cuộc thi chó xấu nhất được tổ chức thường niên trong suốt 28 năm qua. Các thí sinh đi bộ trên thảm đỏ, được giới thiệu đến khán giả và trình diễn trên sân khấu. Ban giám khảo đánh giá thí sinh dựa trên tính cách, ngoại hình và phản ứng của khán giả. Cuộc thi cũng có quy định nghiêm ngặt, trong đó thí sinh không được cố ý thay đổi ngoại hình để tham dự.

Xem thêm: Chó bảo vệ chủ thoát rắn nâu cực độc

Vân Du

tieng-huyt-sao-tram-bong-vong-ra-tu-bien-caribe

Các nhà khoa học ghi được âm thanh giống tiếng huýt sáo phát ra từ vùng biển Caribe. Ảnh: Amusing Planet.

Theo Live Science, tai người không thể nghe thấy âm thanh đặc biệt này. Nó thấp hơn nốt thấp nhất của đàn piano 28 quãng. Nhưng các nhà khoa học có thể thu được âm thanh từ vũ trụ dựa trên sự gián đoạn nó gây ra đối với trường hấp dẫn của Trái Đất.

Âm thanh giống tiếng huýt sáo phát ra từ lưu vực nửa kín của vùng biển Caribe, nằm sát Nam Mỹ, Trung Mỹ và quần đảo Caribe. Tác giả của âm thanh là một cơn sóng mang tên Rossby di chuyển chậm với biên độ thấp dọc theo chiều dài của vùng biển theo chu kỳ 120 ngày. Chuyển động của nó kết hợp với áp lực dưới đáy biển tạo ra âm thanh trầm bổng giống như tiếng huýt sáo.

"Bạn có thể nghe thấy tiếng huýt sáo vì không khí dao động và tạo ra sóng. Khi nước chuyển động trong vùng biển Caribe, khối lượng của nước thay đổi theo thời gian. Chúng ta có thể phát hiện ra sự dao động của biển nhờ tác động của nó lên từ trường Trái Đất", Chris Hughes, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Hải dương học Quốc gia tại Liverpool, Anh, cho biết.

Nghiên cứu này nằm trong dự án "Weighing the Ocean" nhằm theo dõi những thay đổi về khối lượng của tất cả đại dương trên Trái Đất theo thời gian. Theo báo cáo, áp lực dưới đáy đại dương tại các vùng nhiệt đới không thay đổi trong suốt một năm. Nhưng vùng biển Caribe là một ngoại lệ. Tại vùng biển này, sóng Rossby hoạt động theo chu kỳ chậm và chắc chắn. Nó di chuyển dọc theo chiều dài vùng biển từ đông sang tây trong 120 ngày.

Nghiên cứu về sóng Rossby có thể giúp các nhà khoa học dự đoán sự thay đổi của nước biển và nguy cơ lũ lụt. Các dao động thậm chí có thể tác động đến khí hậu của Trái Đất.

Xem thêm: Những âm thanh ở độ sâu 11.000 m dưới đáy biển

Thùy Dương

Ngày 28/6, Hiệp hội kỹ sư điện, điện tử Hoa Kỳ (IEEE) phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển Vi mạch (ICDREC) lần đầu tổ chức hội nghị quốc tế về công nghệ bán dẫn – vi mạch mang tên IEEE Joint Conference ICICDT 2016 - tại Việt Nam.

Khoảng 200 chuyên gia là các nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực vi mạch trong nước và thế giới đến tham dự. Đặc biệt, hội nghị có sự góp mặt của 50 diễn giả là những giáo sư hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo vi mạch đến từ Nhật, Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Thụy Sỹ, Đài Loan… Họ sẽ trình bày khoảng 60 tham luận, báo cáo khoa học trong chương trình.

Chủ đề thảo luận xoay quanh xu hướng phát triển công nghệ cũng như ứng dụng của sản phẩm vi mạch trên toàn cầu, từ di động đến thiết bị đeo và Internet of things. Bàn về tăng tốc thế giới cảm biến thông qua sự phát triển của công nghệ hình ảnh, việc lập một nhà máy chế tạo vi mạch không cần đầu tư lớn.

viet-nam-lan-dau-to-chuc-hoi-nghi-ve-vi-mach-the-gioi

Một trong các sản phẩm ứng dụng chip do Việt Nam chế tạo. Ảnh: Duy Trần

GSTS Đặng Lương Mô – nhà khoa học về vi mạch hàng đầu Việt Nam với khoảng 300 công trình nghiên cứu, hơn 10 phát minh - cho biết, đây là lần thứ 9 hội nghị ICICDT được tổ chức và lần này đăng cai tại TP HCM của Việt Nam. Trước đó, hội nghị từng diễn ra ở Pháp, Mỹ, Đài Loan, Italy, Bỉ…

"Đây là điều rất vinh dự cho thành phố khi trở thành điểm đến thứ 2 tại châu Á của hội nghị nổi tiếng của tổ chức IEEE", giáo sư Mô nói.

Ông Lê Thái Hỷ - Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông TP HCM – thay mặt thành phố gửi lời cảm ơn đến các tổ chức khoa học trên thế giới đã hỗ trợ thành phố trong việc phát triển lĩnh vực vi mạch.

"Hội nghị là cơ hội để TP HCM học hỏi, trau dồi kinh nghiệp để hội nhập với nền vi mạch thế giới. Đây cũng là động lực để phát triển ngành vi mạch còn hết sức non trẻ của thành phố", ông Hỷ phát biểu.

IEEE Joint Conference ICICDT 2016 là diễn đàn để các nhà khoa học, nghiên cứu, các kỹ sư và sinh viên ngành điện tử, bán dẫn, vi mạch trên toàn thế giới gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm. Chương trình còn kêu gọi sự tham gia của khối doanh nghiệp, viện, trường để tạo hệ sinh thái cho sự phát triển và ứng dụng công nghệ bán dẫn.

Hiện, TP HCM xem việc phát triển ngành vi mạch, công nghệ cao là hướng đi chính. Ngân sách thành phố dành cho hoạt động khoa học công nghệ hàng năm khoảng 2%. Nhưng hạn chế là đến 80% chi phí dùng để giải phóng mặt bằng, hạ tầng; chỉ 7% đầu tư thực chất cho nghiên cứu.

TP HCM là địa phương duy nhất cả nước có "Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch". Trung tâm ICDREC của chương trình này đã chế tạo được con chip đầu tiên của Việt Nam. Nhiều con chip do chính Việt Nam thiết kế được ứng dụng vào cuộc sống và dần thay thế các chip nhập từ Trung Quốc.

Duy Trần

Thứ ba, 28/6/2016 | 11:27 GMT+7

Thứ ba, 28/6/2016 | 11:27 GMT+7

Thế giới tự nhiên luôn chứa đựng nhiều điều bí ẩn và giới hạn nhất định mà con người không thể vượt qua.

Những giới hạn của tự nhiên và con người

Lê Hùng (Đồ họa: BBC)

tu-truong-hon-loan-cua-trai-dat-thoi-co-dai

Hình minh họa từ trường cổ đại và hiện nay của Trái Đất. Ảnh: Peter Driscoll.

Theo Mother Nature Network, Trái Đất ngày nay có hai cực từ, một ở phía Bắc và một ở phía Nam, nhưng cách sắp xếp này không đúng trong quá  khứ.

Trong nghiên cứu của Viện khoa học Carnegie, Mỹ, đăng trên tạp chí Geophysical Research Letters hôm 6/6, từ quyển của Trái Đất hoàn toàn khác biệt so với hiện nay trong giai đoạn từ 500 triệu năm đến một tỷ năm trước. Nhiều cực từ đột nhiên xuất hiện trên khắp thế giới, làm từ trường hỗn loạn, ảnh hưởng đến đời sống sinh vật.

"Phát hiện này có thể đưa ra lời giải thích cho những biến động kỳ lạ về hướng từ trường được tìm thấy trong các dữ liệu địa chất khoảng 600-700 triệu năm trước", Peter Driscoll, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.

tu-truong-hon-loan-cua-trai-dat-thoi-co-dai-1

Từ quyển bảo vệ Trái Đất, làm chệch hướng các hạt năng lượng cao có hại từ Mặt Trời và vũ trụ. Ảnh: NASA.

Theo các nhà khoa học, từ trường hai cực của Trái Đất được tạo ra do lõi sắt lỏng của hành tinh quay xung quanh một lõi rắn nhỏ hơn, nhưng lõi bên trong không phải luôn ở thể rắn. Tại một thời điểm trong lịch sử hình thành Trái Đất, phần lõi bên trong phải trải qua giai đoạn chuyển đổi từ trạng thái nóng chảy thành thể rắn.

Driscoll tin rằng sự kiện này diễn ra khoảng 500 triệu đến một tỷ năm trước, khi phần lõi bên trong bắt đầu cứng lại, nó tàn phá từ trường Trái Đất. Giai đoạn hỗn loạn này kéo dài cho đến khi lõi bên trong chuyển thành thể rắn hoàn toàn.

Kết quả nghiên cứu làm thay đổi đáng kể hiểu biết về lịch sử địa chất Trái Đất, đặc biệt là các phép đo từ tính được sử dụng để tái hiện lại chuyển động của những lục địa và vùng khí hậu cổ đại. Từ quyển có nhiệm vụ che chắn các bức xạ có hại từ Mặt Trời. Trong quá khứ, từ trường bao gồm nhiều cực từ có khả năng bảo vệ Trái Đất yếu hơn nhiều so với hiện nay.

Xem thêm: Mảnh thiên thạch lạ nhất trong lịch sử Trái Đất

Lê Hùng

Theo Business Insider, trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học thực hiện những dự án tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái Đất cũng như tìm cách liên lạc với người ngoài hành tinh, nhưng họ vẫn chưa thu được kết quả như mong đợi.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, người ngoài hành tinh liên lạc với con người theo những phương pháp khác nhau, chẳng hạn như sử dụng tín hiệu có năng lượng cao, điều khiển ánh sáng, dùng tàu thăm dò hoặc xây dựng kiến trúc siêu lớn trong vũ trụ, tương tự như quả cầu Dyson (một cấu trúc giả thuyết phủ kín ngôi sao do người ngoài hành tinh xây dựng để thu lấy năng lượng ánh sáng).

Xem thêm: Người ngoài hành tinh có hình dáng thế nào

Lê Hùng

Thứ ba, 28/6/2016 | 07:40 GMT+7

Thứ ba, 28/6/2016 | 07:40 GMT+7

Theo định luật bảo toàn năng lượng thì năng lượng trong vũ trụ là cố định. Nhưng vũ trụ ngày một mở rộng, xin hỏi vũ trụ lấy năng lượng từ đâu, và nếu thế phải chăng định luật bảo toàn năng lượng là vô nghĩa? (Duy Tân)

vu-tru-lay-nang-luong-tu-dau

Một vụ nổ trong vũ trụ. Ảnh: Space

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

may-bay-co-sai-canh-dai-hon-san-bong-da-sap-ra-mat

Chiếc máy bay lớn nhất thế giới Stratolaunch có sải cánh dài 117 mét. Ảnh: Sierra Nevada.

Theo Reuters, công ty hàng không Vulcan Aerospace do tỷ phủ Paul Allen, người đồng sáng lập tập đoàn Microsoft, cấp vốn, có ý định cạnh tranh với các doanh nghiệp không gian khác bằng cách phóng vệ tinh lên quỹ đạo từ chiếc máy bay lớn nhất thế giới mang tên Stratolaunch.

Việc lắp ráp máy bay Stratolaunch đã hoàn tất 76% tại Cảng Hàng không vũ trụ Mojave, California, Mỹ. Chiếc máy bay dự kiến hoàn thành cuối năm nay, tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên đầu năm 2017 và đi vào hoạt động thương mại trước năm 2020.

Máy bay Stratolaunch có sải cánh dài 117 m, thân máy bay dài 72 m, trang bị 6 động cơ Boeing 747. Tốc độ tối đa của chiếc máy bay là 850 km/h. Nó có thể đưa vệ tinh có khối lượng khoảng 6.124 kg lên quỹ đạo cách Trái Đất 180-2.000 km.

Kích thước của Stratolaunch lớn hơn so với máy bay vận tải hạng nặng H-4 Hercules sản xuất năm 1947 và chiếc máy bay lớn nhất thế giới hiện nay Antonov An-225. Đây là máy bay chuyên chở hàng hóa ban đầu được chế tạo để vận chuyển tàu con thoi Buran.

Hình dạng máy bay Stratolaunch không giống với những máy bay khổng lồ trước đây. Thay vì vận chuyển hàng hóa nặng bên trong một thân máy bay chính, Stratolaunch có hai phần thân. Đây là sự kết hợp các động cơ, thiết bị hạ cánh, hệ thống điện tử và nhiều bộ phận khác từ hai chiếc máy bay Boeing 747 ghép lại với nhau. Phần vỏ máy bay làm từ vật liệu composite nhẹ.

Chiếc máy bay Stratolaunch được thiết kế để mang theo một tên lửa và có tải trọng lên đến 250.000 kg, ngang bằng với khối lượng tên lửa Falcon 9 của SpaceX có thể phóng lên từ mặt đất.

Xem thêm: Vì sao máy bay chở khách bay ở độ cao 10.700 m

Lê Hùng

nguyen-nhan-lung-suyt-chet-moi-lan-dai-tien

Lửng mạo hiểm mạng sống trèo xuống đất để đại tiện. Ảnh: Wordpress.

Do lửng chuyển động cực chậm, chúng thường mất tới một tháng để tiêu hóa một số thức ăn. Hệ đường ruột của chúng làm việc thực sự chậm, khiến chúng bị táo bón nghiêm trọng và chỉ thải phân một lần mỗi tuần. Không chỉ vậy, lửng phải trèo xuống đất để tiến hành hoạt động này và dễ dàng trở thành mục tiêu của thú săn mồi.

Theo The Washington Post, lửng có thể mất 1/3 trọng lượng cơ thể sau mỗi lần thải phân và hoạt động này diễn ra vô cùng khó khăn. "Bạn có thể thấy dạ dày chúng co lại khi đại tiện", Rebecca Cliffe, nhà sinh vật học chuyên nghiên cứu lửng ở Đại học Swansea, Anh, cho biết.

Thải phân là lý do duy nhất để lửng rời khỏi cây và đứng thẳng. Theo Cliffe, chúng đào một hố nhỏ để thải phân trong đó, lấp lại sau khi xong việc và leo trở lại cây.

Các nhà nghiên cứu chưa biết rõ nguyên nhân tại sao vận động đường ruột ở lửng tốn nhiều thời gian và điều gì thôi thúc chúng mạo hiểm mạng sống rời khỏi cây để thải phân. Một giả thuyết do nhóm nghiên cứu ở Đại học Wisconsin, Mỹ, đưa ra năm 2014 là lửng thải phân theo cách kỳ lạ như vậy để duy trì sự cân bằng giữa chúng và bướm đêm.

Trong quan hệ cộng sinh, bướm đêm sống trên cơ thể lửng giúp một loại tảo ở lông lửng sinh sản. Loại tảo này rất quan trọng đối với sự sinh tồn của lửng bởi nó giúp bộ lông có màu xanh lá, cho phép lửng cải trang trước thú săn mồi và cung cấp chất dinh dưỡng để lửng hấp thụ qua da. Do đó, có khả năng lửng trèo xuống đất thải phân để cung cấp nơi đẻ trứng cho bướm đêm hoàn thành vòng đời.

Cliffe cho rằng giả thuyết này không có sức thuyết phục khi xét đến mối nguy hiểm mà lửng phải đối mặt dưới đất. Hơn một nửa lửng chết khi không ở trên cây. Ngoài ra, những con lửng nuôi nhốt không cần bướm đêm hay tảo để tồn tại, nhưng chúng vẫn thực hiện hành vi tương tự. Cliffe đưa ra giả thuyết về giao phối.

"Đây là một hành vi mang tính sống chết. Tôi nghĩ hành vi này liên quan tới sinh sản, bởi đó là yếu tố đứng sau phần lớn những hành vi khó hiểu ở động vật", Cliffe chia sẻ.

Giả thuyết của Cliffe là hành vi giúp đánh dấu cái cây trước những con lửng khác, cho chúng biết có một con cái có khả năng sinh sản đang sống trên cây. Cliffe nhấn mạnh cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.

Xem thêm: Nguyên nhân khiến con người nhìn thấy ma

Phương Hoa

nhung-dong-xu-vang-nam-giua-xuong-nguoi-duoi-tro-nui-lua

Những đồng xu vàng từng được tìm thấy ở Pompeii, Italy. Ảnh: Scott Olsen.

Theo Tech Times, các nhà chức trách địa phương công bố phát hiện hôm 24/6. Họ cho biết chủ nhân 4 bộ xương là những người trẻ tuổi, bao gồm một thiếu nữ, chết ở phía sau một cửa hàng cổ đại khi núi lửa Vesuvius phun trào.

Núi lửa Vesuvius nằm ở vịnh Naples, Italy, phun trào năm 79 và phá hủy hai thành phố La Mã là Pompeii và Herculaneum. Do những khu vực này bị chôn vùi nhanh chóng dưới lớp tro núi lửa, những bằng chứng sống động về khu dân cư dưới thời La Mã vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.

Pompeii nằm dưới lớp tro và đá bọt dày 1,2 - 5,2 m. Năm 1748, các nhà thám hiểm nhận thấy tro núi lửa đóng vai trò như một chất bảo quản, lưu giữ nguyên vẹn hình dáng những tòa nhà cổ đại và xương cốt của người bị chôn sống trong thảm họa.

Trong phát hiện mới nhất, nhóm nghiên cứu đến từ Italy và Pháp tìm thấy ba đồng xu vàng và một mặt dây chuyền nằm rải rác giữa các bộ xương. Họ cũng phát hiện một lò nung trong cửa hàng, có thể được sử dụng để chế tạo đồ đồng.

Dựa vào chứng cứ lưu lại, các nhà chức trách nhận định cửa hàng chắc chắn bị những kẻ đào trộm cướp phá sau vụ phun trào núi lửa nhằm tìm kiếm đồ giá trị chôn vùi dưới lớp tro. Đồng xu và mặt dây chuyền vàng hình hoa nằm trong số những vật còn sót lại.

Xem thêm: Bí mật về hàm răng chắc khỏe của người La Mã cổ đại

Phương Hoa

Dù thường bị nhầm với vật thể bay không xác định (UFO), mây dạng thấu kính hình thành ở tầng khí quyển thấp nhất khi luồng không khí ẩm ướt thổi đều đặn qua một dãy núi và hướng xuống dưới ở sườn bên kia. Ngọn núi đóng vai trò như tảng đá giữa dòng suối, khiến không khí chuyển động theo dạng sóng ở cả hai bên sườn. Khi không khí di chuyển hướng lên, hơi nước lạnh và đặc lại trên đỉnh luồng sóng, tạo thành đám mây hình đĩa cố định. Ảnh: Facebook.

Thứ hai, 27/6/2016 | 14:50 GMT+7

Thứ hai, 27/6/2016 | 14:50 GMT+7

Một hồ nước trong rừng có đường kính 200 m, sâu 3 m ở Nga biến mất hoàn toàn chỉ sau một đêm khi bị hố tử thần hút cạn nước và toàn bộ cá.

ho-rong-200-m-bien-mat-khong-dau-vet-sau-mot-dem

Theo Mysterious Universe, hồ Peschёra nằm tại làng Ostashata thuộc vùng Perm, Nga, gần dãy núi Ural. Các cư dân địa phương cho biết hồ nuôi cá này biến mất chỉ sau một đêm mà không để lại dấu vết nào ngoài những vũng nước nhỏ và một hố tử thần sâu hút. 

ho-rong-200-m-bien-mat-khong-dau-vet-sau-mot-dem-1

Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của hố tử thần có thể do trận động đất mạnh 4,1 độ richter ở thành phố Sverdlovsk cách đó không xa. Một giả thuyết khác là hoạt động khoan đào trong khu vực khiến đáy hồ sụp đổ. Nơi đây tập trung nhiều hang động nhỏ và tác động từ việc khoan đào có thể dẫn đến hố nứt trên trần hang. Dù nguyên nhân thực sự là gì, nơi cuối cùng nước hồ đổ vào phải đủ lớn để hút cạn toàn bộ hồ trong thời gian ngắn như vậy. 

ho-rong-200-m-bien-mat-khong-dau-vet-sau-mot-dem-2

Các cư dân lo ngại điều tương tự sẽ xảy ra với hồ Lake Lyubimov ở lân cận, nơi cung cấp nước cho 300 hộ gia đình và nông trại địa phương với hơn 1.000 gia súc. Một nhà khoa học địa phương cho biết việc các hồ nước biến mất và tái xuất hiện thường xảy ra ở vùng đá vôi. Mưa nặng hạt có thể làm xói mòn đáy hồ, tạo ra hốc rỗng dưới lòng đất và khiến nước hồ bị hút cạn.

Xem thêm: Hồ tử thần giết chết hơn 1.700 người chỉ trong một ngày

Phương Hoa (Ảnh: Strange Sounds)

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

loi-thoat-hiem-bi-mat-cua-giao-hoang-o-thanh-vatican

Một đoạn hành lang Passetto nhìn từ trên cao. Ảnh: Fabrizio Troiani.

Theo Ancient Origins, Passetto di Borgo, gọi tắt là Passetto, là hành lang nối giữa Vương cung thánh đường Thánh Phêrô ở thành Vatican và lâu đài Castel Sant’ Angelo. Hành lang này nằm bên trên một bức tường cũ bao quanh thành, được các đời giáo hoàng sử dụng làm lối thoát hiểm bí mật khi gặp sự cố.

Trước đây, do không có tường bao bảo vệ, Vương cung thánh đường Thánh Phêrô từng bị cướp biển tấn công hai lần vào năm 830 và 846. Dưới sự thúc giục của hoàng đế La Mã Lothair I, Giáo hoàng Leo IV cho dựng một bức tường bảo vệ quanh công trình năm 850. Bức tường dài ba kilomet và có 44 tháp canh.

Passetto không nằm trong thiết kế ban đầu của Giáo hoàng Leo IV. Năm 1377, ý tưởng xây dựng Passetto ra đời khi các giáo hoàng trở về Rome sau kỳ khổ tu ở Avignon, Pháp. Họ nhận thấy lối đi thông giữa nơi ở của họ và lâu đài Castel Sant’ Angelo rất quan trọng trong trường hợp cần trốn chạy đến nơi an toàn. Giáo hoàng Pope Nicholas III, giữ chức từ năm 1277 đến 1280, là người quyết định xây hành lang. Lối đi này được tu sửa vào cuối thế kỷ 15 dưới thời Giáo hoàng Alexander VI.

Passetto trở nên nổi tiếng sau khi được Giáo hoàng Clement VII sử dụng trong sự kiện thành Rome bị cướp phá năm 1527. Ngày 6/5/1527, đội lính đánh thuê của Đức tràn vào và cướp phá thành Rome suốt 8 ngày. Đức Giáo hoàng sống sót sau sự kiện nhờ được đội cận vệ Thụy Sĩ dẫn qua hành lang Passetto đến nơi an toàn trong lâu đài Castel Sant’ Angelo. Trong số 189 cận vệ Thụy Sĩ thực hiện nhiệm vụ hôm đó, chỉ có 42 người sống sót.

Trong nhiều thế kỷ sau, Passetto không được các giáo hoàng sử dụng, cũng không mở cửa cho khách tham quan. Đội cận vệ Thụy Sĩ vẫn giữ một chiếc chìa khóa dành riêng cho giáo hoàng trong trường hợp khẩn cấp. Năm 2000, Passetto được tôn tạo và mở cửa vào mùa hè cho một lượng nhỏ khách tham quan do phần lớn hành lang xuống cấp và trở nên không an toàn sau thời gian dài bỏ không.

Xem thêm: Khám phá bí mật kim tự tháp Ai Cập bằng tia vũ trụ

Phương Hoa

manh-thien-thach-la-nhat-trong-lich-su-trai-dat

Mảnh thiên thạch 470 triệu năm tuổi tại Thụy Điển. Ảnh: Birger Schmitz.

Theo News.com.au, các nhà khoa học khai quật được một thiên thạch trong mỏ đá vôi tại Thụy Điển có niên đại 470 triệu năm. Thành phần hóa học của thiên thạch này không hề giống 50.000 thiên thạch từng được phát hiện trên khắp hành tinh.

"Mảnh thiên thạch không giống với bất kỳ thứ gì chúng ta biết ngày nay", Birger Shmitz, nhà địa chất tại Đại học Lund, Thụy Điển, nói.

Khoảng 85% thiên thạch thuộc về một lớp gọi là "chondrite thông thường". Chúng đến từ cùng một tiểu hành tinh khổng lồ sau vụ va chạm hàng tỷ năm trước đây, làm bắn các mảnh vỡ về phía hệ Mặt Trời. Các nhà nghiên cứu xác định điều này thông qua chất hóa học có trong thiên thạch, thông qua sự kết hợp độc đáo giữa đồng vị crom và oxy. 

Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học tìm kiếm mảnh vỡ rơi xuống Trái Đất của một tiểu hành tinh thứ hai cũng trải qua vụ va chạm tương tự nhưng không tìm thấy. Mảnh thiên thạch tại Thụy Điển là trường hợp đầu tiên ghi nhận thuộc về một tiểu hành tinh khác.

"Những thiên thạch được tìm thấy trên Trái Đất ngày nay không đại diện đầy đủ cho các vật thể trong vành đai tiểu hành tinh 500 triệu năm trước đây", Schmitz nói.

Mảnh thiên thạch tại Thụy Điển được tìm thấy từ năm 2011, nhưng các nhà nghiên cứu phải mất 5 năm để tìm hiểu cấu trúc và thành phần hóa học của nó. Chất hóa học đặc trưng của mảnh thiên thạch thuộc loại Österplana 6, hoàn toàn khác biệt so với những thiên thạch khác và các loại đá trên Trái Đất và thiên thạch có nguồn gốc từ sao Hỏa. Kết quả phân tích được công bố trên tạp chí Nature Communications hôm 14/6.

"Tất cả giải thích về sự hình thành của hệ Mặt Trời đều dựa trên thiên thạch rơi xuống Trái Đất. Vật liệu cấu tạo nên những thiên thạch chondrite thông thường được cho là thành phần tiêu biểu, phổ biến nhất trong hệ Mặt Trời. Nhưng hiện nay, chúng tôi tìm thấy các đầu mối rất nhỏ, chứng tỏ có nhiều thiên thạch khác phổ biến hơn trong quá khứ xa xôi của Trái Đất", Schmitz nói.

Xem thêm: Lưỡi dao găm nạm vàng của vua Tut chế từ thiên thạch

Lê Hùng

nguoi-phu-nu-nap-sau-tang-da-tren-sao-hoa

Bóng người nấp sau tảng đá trên sao Hỏa. Ảnh: UFO Sightings Daily.

Paranormal Crucible, một người dùng YouTube nhận thấy một bóng dáng tí hon dựa vào tảng đá chỉ cách thiết bị thăm dò Curiosity vài mét hôm 22/6. "Tôi chỉnh màu sắc bức ảnh và thêm mắt vào phần đầu để nó trở nên dễ nhìn hơn. Nhưng mọi thứ trong bức ảnh gốc thực sự giống con người", Paranormal Crucible cho biết.

Biên tập viên của trang chuyên về vật thể bay không xác định UFO Sightings Daily, Scott C. Waring, nhận định hình người trong ảnh có thể là sinh vật sống trên sao Hỏa. "Hình dạng giống người này dường như đang chăm chú nhìn vào một góc của tảng đá. Tôi có thể nhận ra phần đầu, ngực, vai, cánh tay, đùi, đầu gối và bàn chân khi quan sát cận cảnh", Waring nhận xét.

nguoi-phu-nu-nap-sau-tang-da-tren-sao-hoa-1

Ảnh đã qua chỉnh sửa để làm cho vật thể hiện lên rõ hơn. Ảnh: Youtube

Trước đó, một ảnh chụp khác cuối tháng 11/2015 của robot Curiosity cho thấy hình ảnh con chuột khổng lồ đang chạy trên bề mặt sao Hỏa. Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), tất cả phát hiện về vật thể lạ thông qua ảnh chụp sao Hỏa của thiết bị thăm dò chỉ là kết quả từ ảo giác pareidolia. Hiện tượng này khiến con người có xu hướng tưởng tượng ra hình ảnh quen thuộc từ những vật thể không liên quan.

nguoi-phu-nu-nap-sau-tang-da-tren-sao-hoa-2

Hình ảnh con chuột ở miệng hố Gale thuộc sao Hỏa. Ảnh: NASA.

Xem thêm: Giấc ngủ 200 ngày trên đường lên sao Hỏa

Phương Hoa

Thứ hai, 27/6/2016 | 06:00 GMT+7

Thứ hai, 27/6/2016 | 06:00 GMT+7

Tại sao khi ngâm tay lâu trong nước, ngón tay thường bị nhăn lại? Rất mong các bạn giải đáp giúp. (Thùy Anh)

tai-sao-tay-nhan-nheo-khi-dung-nuoc

Ngón tay bị nhăn khi ngâm lâu trong nước. Ảnh: Blogspot.

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

may-bay-cat-canh-the-nao-tren-cac-hanh-tinh-he-mat-troi

Máy bay trải qua những điều kiện khắc nghiệt khi bay trên hành tinh khác trong hệ Mặt Trời. Ảnh minh họa: NASA.

Sao Thủy

Máy bay sử dụng không khí trên Trái Đất để tạo ra chênh lệch áp suất bên trên và dưới cánh máy bay và sản sinh lực nâng. Do sao Thủy không có khí quyển, máy bay không thể cất cánh, theo Business Insider.

Sao Kim

Khí quyển của sao Kim dày đặc hơn 60 lần so với bề mặt Trái Đất, cho phép tạo ra lực nâng lớn. Tuy nhiên, máy bay phải bay qua vùng khí quyển với nhiệt độ trên 200 độ C, đủ nóng để nung chảy chì và khiến máy bay bốc cháy.

Trái Đất

Trái Đất là nơi hoàn hảo để lái máy bay với tầm nhìn tuyệt đẹp.

Sao Hỏa

Khí quyển trên sao Hỏa mỏng hơn 100 lần so với Trái Đất. Máy bay phải di chuyển rất nhanh, ở tốc độ khoảng 1.235 km/h, để tạo ra chênh lệch áp suất phù hợp ở bên trên và dưới cánh máy bay nhằm cất cánh. Sau khi bay lên không trung, máy bay sẽ di chuyển nhanh đến mức rất khó để điều khiển.

Sao Mộc

Trên sao Mộc, máy bay nặng hơn 2,3 lần so với trên Trái Đất, đòi hỏi lực nâng lớn hơn gấp ba lần để cất cánh. Do lực hấp dẫn khổng lồ, sau khi bay lên, chiếc máy bay sẽ lao về phía trung tâm sao Mộc với tốc độ 965 km/h. 

Sao Thổ

Máy bay có thể bay trên sao Thổ với mức năng lượng ngang bằng ở Trái Đất. Tuy nhiên, máy bay sẽ bị đóng băng từ từ trong bầu khí quyển lạnh -167 độ C và lao nhanh về phía trung tâm hành tinh như trên sao Mộc.

Sao Thiên vương

Sao Thiên Vương là một nơi rất lạnh và tối. Trọng lượng máy bay trên hành tinh này nhẹ hơn so với Trái Đất. Phi công có thể bay cho tới khi bình nhiên liệu trên chiếc máy bay bị đóng băng trong môi trường lạnh - 212 độ C.

Sao Hải vương

Sao Hải vương là hành tinh có sức gió mạnh nhất trong hệ Mặt Trời với tốc độ gió lên tới 2.400 km/h. Nếu gặp phải những cơn bão dữ dội trên sao Hải vương, máy bay có thể bị đóng băng do nhiệt độ khí quyển ở mức - 217 độ C và bị gió quật tan thành nhiều mảnh.

Xem thêm: Vì sao máy bay chở khách bay ở độ cao 10.700 m

Phương Hoa

ca-sau-lon-nhat-hanh-tinh-nang-hon-mot-tan

Cá sấu Cassius có kích thước khổng lồ. Ảnh: Flickr.

Cassius, một con cá sấu nước mặn ở Australia dài gần 5,48 m được Tổ chức Kỷ lục Thế giới Guinness ghi nhận là cá sấu nuôi nhốt lớn nhất hành tinh vào ngày 1/1/2011. Con vật sống tại công viên giải trí Marineland Melanesia trên đảo Green ở ngoài khơi thành phố Cairns, Queensland, theo Live Science.

Nhân viên ở Marineland cho biết, con cá sấu hơn 100 tuổi thường ăn gà, cá và thịt lợn. Cassius với trọng lượng hơn một tấn tạm mất danh hiệu cá sấu lớn nhất vào cuối năm 2011 vào tay Lolong. Lolong là con cá sấu nước mặn bị bắt tại tỉnh Bunawan, Philippines, có chiều dài 6,17 m.

Những người săn cá sấu mất ba tuần để tìm và bắt Lolong. Hơn 100 người được huy động trong công cuộc lùng bắt con cá sấu từng hai lần giằng đứt dây thừng để trốn xuống nước. Trên thực tế, họ phải dùng xe đẩy kéo Lolong lên cân cầu đường nhằm xác định trọng lượng của nó (1.075 kg).

Tại thời điểm đó, cá sấu Lolong 50 tuổi là nghi phạm chính trong hai vụ việc bao gồm cái chết của một thiếu nữ vào đầu tháng 3/2009 và sự mất tích của một ngư dân gần làng Bunawan. Kiểm tra thức ăn trong dạ dày Lolong, các nhà khoa học tìm thấy thịt trâu nước biến mất trước khi Lolong bị bắt, nhưng ko có dấu vết của con người.

Vào ngày 10/2/2013, Lolong qua đời trong chuồng tại Công viên Cá sấu Davao trên đảo Mindanao của Philippines, theo CNN. Do danh hiệu cá sấu lớn nhất trong sách Kỷ lục Guinness dành cho động vật sống, danh hiệu này một lần nữa được trao cho Cassius.

Những con cá sấu nhỏ thường ăn con mồi nhỏ như côn trùng và loài giáp xác, trong khi cá thể lớn hơn ít khi ăn và chủ yếu ăn con mồi lớn như chim, rùa biển, động vật có vú như trâu nước, theo Bảo tàng Australia. Chúng cũng có thể ăn thịt lẫn nhau và nhiều khả năng coi con người là mồi săn tốt.

"Một người bị cá sấu nước mặn lôi xuống nước có rất ít cơ hội thoát thân mà không bị thương nặng. Những vết thương thường rất đáng sợ và chắc chắn sẽ nhiễm trùng", đại diện Bảo tàng Australia cho biết. Cá sấu nước mặn nằm trong danh sách động vật nguy cấp do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế phân loại.

Xem thêm: Vì sao xác bé trai vẫn nguyên vẹn khi bị cá sấu kéo xuống hồ

Phương Hoa

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

sao-co-tiet-lo-thoi-gian-song-hap-dan-do-bo-len-trai-dat

Hình minh họa hệ sao nhị phân quay quanh nhau. Ảnh: ESO.

Theo mô hình các nhà khoa học công bố hôm 22/6 trên Nature, các hố đen từng là những ngôi sao rất lớn quay quanh nhau. Đôi sao khổng lồ này có khối lượng gấp 96 lần và 60 lần Mặt Trời. Chúng hình thành khoảng hai tỷ năm sau vụ nổ Big Bang. Khi hai ngôi sao tắt, chúng biến thành hố đen và tiếp tục quay theo quỹ đạo. Cuối cùng, hai ngôi sao xoắn ốc và sáp nhập thành một.

Chấn động vũ trụ do hố đen gây ra ảnh hưởng đến Trái Đất vào ngày 14/9/2015. Cơn sóng hấp dẫn này được phát hiện bởi Đài quan sát sóng hấp dẫn Laser giao thoa (LIGO) ở Louisiana, Mỹ. Đây là bằng chứng duy nhất về sự tồn tại của cặp hố đen này, theo National Geographic.

Mô hình cho thấy vụ sáp nhập hố đen là nguồn sóng hấp dẫn lớn nhất. Nó tạo ra lượng sóng hấp dẫn lớn hơn nhiều lượng sóng hấp dẫn sinh ra từ các vụ va chạm giữa các cặp sao neutron hoặc giữa các lỗ đen và sao neutron.

Nếu hố đen sáp nhập theo chu kỳ chính xác, LIGO dự kiến sẽ có một vụ sáp nhập hố đen nữa xảy ra năm 2020. Điều này sẽ cung cấp cho các nhà thiên văn cơ hội để nghiên cứu về toàn bộ số lượng hố đen. Họ cũng sẽ tìm hiểu về quá trình tiến hóa của các ngôi sao từ tàn dư của chúng.

Mô hình của sự kiện ngày 14/9 giúp giải thích về kích thước khác thường của cặp hố đen. "Mô hình cho thấy đây là một cặp sao bất thường của vũ trụ", Richard O’Shaughnessy thuộc Viện Công nghệ Rochester, Mỹ, cho biết. Cặp sao này chủ yếu bao gồm các đám mây hydro và heli. Hai nguyên liệu cơ bản này giúp cặp sao có kích thước lớn hơn hầu hết những ngôi sao mới hình thành.

Các sao mới ra đời bị ảnh hưởng bởi những nguyên tố nặng do các ngôi sao trước đó tạo ra. Qua hàng tỷ năm, sự tan rã nhanh chóng của các ngôi sao giới hạn kích thước của hố đen hình thành sau khi ngôi sao tắt.

Một số ngôi sao mở rộng và trở thành hố đen sau khi tắt. Số còn lại quay quanh nhau trong khoảng 10 tỷ năm. Chúng tạo ra nguồn năng lượng dưới dạng sóng hấp dẫn rất nhỏ. Khoảng 1,4 tỷ năm trước, những ngôi sao này đến gần nhau và tạo ra vòng xoáy chết. Vụ va chạm này tạo ra lượng năng lượng lớn nhất trong lịch sử.

"Chúng tôi không thể biết nguyên nhân của các vụ sáp nhập hố đen trừ khi đó là một trường hợp đặc biệt. Nhưng chúng tôi hy vọng có thể phân loại nguồn gốc của chúng", Ilya Mandel, nhà vật lý thiên văn thuộc Đại học Birmingham, Anh, chia sẻ.

Xem thêm: Lần thứ hai phát hiện sóng hấp dẫn

Thùy Dương

tuyet-mau-dua-hau-tai-bac-cuc

Tuyết màu hồng dưa hấu do tảo nở hoa tại Bắc Cực. Ảnh: Huffington Post.

Theo Huffington Post, các nhà thám hiểm Bắc Cực quan sát thấy sự xuất hiện của tuyết màu hồng, hay còn gọi là tuyết dưa hấu, từ nhiều thế kỷ trước. Đây là kết quả của hiện tượng tảo đỏ nở hoa trong nước đông lạnh. Tảo nở hoa là hiện tượng bùng phát số lượng tảo trong nước, khiến hàm lượng oxy trong nước giảm xuống, mặt nước chuyển thành các màu như tím, hồng, xanh hoặc đỏ.

Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Communications hôm 22/6, các nhà khoa học phát hiện tảo nở hoa khiến băng tan nhanh hơn. Tảo phát triển mạnh hơn do biến đổi khí hậu làm tan băng Bắc Cực thành dạng lỏng, tạo môi trường sống thuận lợi cho chúng.

Sự hiện diện của tảo đỏ làm giảm độ phản xạ của tuyết (albedo), hay khả năng phản chiếu ánh sáng thay vì hấp thụ nó để tạo ra nhiệt. Trong khoảng thời gian 100 ngày, nghiên cứu cho thấy tuyết chứa tảo đỏ có độ phản xạ thấp hơn 13% so với tuyết trắng.

Băng tan là một trong những điều kiện phát triển chính cho tảo sống trên tuyết. Các sự kiện băng tan chảy lớn giống như trong năm 2012 (97% băng trên đảo Greenland tan chảy bề mặt) có khả năng xuất hiện với tần số ngày càng lớn trong tương lai gần do hệ quả của quá trình nóng lên toàn cầu. Bề mặt tuyết chứa tảo đỏ hấp thụ ánh sáng Mặt Trời nhiều hơn, làm băng tan nhanh hơn.

"Tảo cần nước dạng lỏng để nở hoa. Do đó, sự tan chảy của tuyết và băng trên bề mặt kiểm soát mức độ phong phú của các loài tảo. Băng càng tan nhiều, sẽ có nhiều tảo hơn", Steffi Lutz, tác giả chính của nghiên cứu tại Đại học Leeds, Anh, cho biết.

Xem thêm: Cục tuyết nguyên vẹn trong lò luyện thép 2.000 độ

Lê Hùng

Liên tiếp nhận nhiều giải thưởng khoa học danh giá trong nước và quốc tế, Nguyễn Dương Kim Hảo đã sớm được nhiều người biết đến như là thần đồng tin học của Việt Nam.

Tấn Nguyên  |  

Chủ nhật, 26/6/2016 | 06:00 GMT+7

Chủ nhật, 26/6/2016 | 06:00 GMT+7

Máy bay sẽ bay như thế nào nếu cất cánh từ các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời? (Thùy Chi)

dieu-gi-xay-ra-khi-may-bay-cat-canh-tren-hanh-tinh-khac

Hình minh họa máy bay bay trên hành tinh khác. Ảnh: NASA.

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }

Bài viết theo tháng

Tin tức nổi bật trong tuần

Đối tác