Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

ao-tang-hinh-tia-laser-giup-trai-dat-tron-nguoi-ngoai-hanh-tinh

Áo tàng hình tia laser giúp Trái Đất không bị người ngoài hành tinh phát hiện. Ảnh: Space.

Theo BBC, một số nhà khoa học tỏ ra hoài nghi về việc con người để lộ sự tồn tại của mình trong ngân hà. Họ lo ngại nếu người ngoài hành tinh tới thăm Trái Đất, họ có thể không thân thiện và đem đến nhiều bệnh tật.

Theo hai nhà khoa học David Kipping và Alex Teachey ở Đại học Columbia, New York, Mỹ, tia laser có thể đem đến giải pháp nếu chúng ta không muốn chạm mặt người ngoài hành tinh. Nhóm nghiên cứu tính toán những điều kiện giúp Trái Đất tàng hình và công bố phát hiện hôm 30/3 trên nguyệt san hàng tháng của Hiệp hội Thiên văn học Hoàng gia.

Phương pháp do nhóm Kipping và Teachy đưa ra trái với cách các nhà khoa học đang sử dụng để tìm kiếm những hành tinh xa xôi quay quanh ngôi sao khác. Theo đó, nhà thiên văn học sẽ không ngừng quan sát ngôi sao và chờ đợi một vật thể đi ngang qua phía trước nó. Khi việc lướt ngang diễn ra, ánh sáng sao sẽ mờ đi.

Kính viễn vọng Kepler của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện hơn 1.000 hành tinh theo cách này. Nếu những nền văn minh trí tuệ cao tồn tại ngoài Trái Đất, có thể giả định họ cũng sử dụng phương pháp tương tự để tìm kiếm thế giới khác giống như hành tinh của chúng ta, các nhà nghiên cứu cho biết.

Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, một tia laser công suất 30 megawatt phát ra liên tục trong 10 tiếng mỗi năm là đủ để bù lại phần ánh sáng mờ đi khi Trái Đất đi qua Mặt Trời.

"Chúng ta không cần tới máy phát tia laser khổng lồ. Đó có thể là chùm tia đặt quanh Trái Đất. Hoặc bạn có thể đặt nó trong không gian như một vệ tinh, và chúng tôi tính ra Trạm Vũ trụ Quốc tế cung cấp chính xác mức năng lượng cần thiết", giáo sư Kipping chia sẻ.

Nghiên cứu áp dụng cho hệ thống laser hoạt động trong ánh sáng nhìn thấy. Tuy nhiên, giáo sư Kipping thừa nhận chiếc áo choàng tia laser có thể che chắn mọi bước sóng ánh sáng sẽ đòi hỏi một loạt tia laser với tổng công suất lên đến 250 megawatt.

Một giải pháp thay thế khác mà nhóm nghiên cứu đưa ra là dùng máy phát laser để che đi mọi mặt nổi bật của Trái Đất như đặc trưng bầu khí quyển bao gồm oxy, ozone và methane.

"Nếu chúng ta tàng hình mọi đặc trưng sinh học, nền văn minh khác có thể phát hiện hành tinh của chúng ta khi nó đi ngang qua Mặt Trời, nhưng Trái Đất sẽ giống như một thế giới chết và khiến họ mất hứng thú", giáo sư Kipping nói.

Phương Hoa

Theo People.cn, nguyên nhân hố sụt xuất hiện chưa được làm rõ, nhưng những người dân làng nghi ngờ hoạt động ở một mỏ khai thác đá gần đó tác động tới ao nước.

New China TV cho biết chiếc ao gần như khô cạn hoàn toàn và thiệt hại ước tính từ số cá rơi xuống hố sụt lên đến hơn 75.000 USD.

Phương Hoa

ho-nuoc-mau-hong-sua-o-australia

Hồ Hillier ở Australia có màu hồng sữa. Ảnh: Weirdfacts.

Theo Tech Insider, các nhà khoa học đoán màu sắc của hồ có thể là kết quả của một loại tảo ưa muối. Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học xác nhận sự hiện diện của nhiều vi khuẩn dị hình khác, góp phần tạo nên màu sắc khác thường trong hồ. Những sinh vật này có thể phát triển mạnh trong môi trường khắc nghiệt nhất như hồ có độ mặn cao.

Hồ nước màu hồng lần đầu tiên được đề cập trong chương trình SciShow vào năm 2013, thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu quốc tế tại Dự án Vi sinh vật Kỳ lạ. Các nhà khoa học tiến hành tìm hiểu để xác định nguyên nhân tạo ra màu hồng ở hồ Hillier. Họ thu thập trầm tích và nước từ hồ để xác định từng loại tảo, vi khuẩn cổ đại và vi khuẩn sống. Sau đó, họ phân tích ADN trích xuất từ mẫu vật nhằm xác định loài cụ thể.

Trong số nhiều vi khuẩn thu thập ở hồ Hillier, nhóm nghiên cứu tìm thấy tảo Dunaliella salina, một loại tảo dài được cho là thủ phạm khiến nước hồ chuyển màu hồng. D. salina tạo ra các hợp chất sắc tố gọi là carotenoid để giúp nó hấp thụ ánh sáng Mặt Trời. Các hợp chất này làm cho tảo có màu đỏ - hồng. Nhưng  D. salina không phải là yếu tố duy nhất dẫn đến màu sắc độc đáo cho hồ Hillier. Các nhà khoa học còn tìm thấy những vi khuẩn khác cũng mang màu đỏ, gồm cả một số loài vi khuẩn cổ đại, cùng với một loại vi khuẩn sống mang tên Salinibacter ruber.

Hệ vi sinh vật hồ Hillier cũng hé lộ lịch sử của nó ở đầu thế kỷ 20. Nhóm nghiên cứu xác định một loài vi khuẩn tên Dechloromonas aromatica có khả năng phá vỡ các hợp chất như benzen và toluen, các hợp chất thường thấy trong dung môi hóa học. Với thông tin này, nhóm nghiên cứu có thể truy nguyên nguồn gốc hồ Hillier, và phát hiện hồ màu hồng này từng được sử dụng như một cơ sở thuộc da đầu những năm 1900.

Phương Chu

Sáng 31/3, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lễ công bố chương trình "Tháng hưởng ứng ngày sở hữu trí tuệ thế giới vì mục tiêu hội nhập" nhằm nâng cao nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ đối với phát triển của xã hội, từ đó đảm bảo quyền này thật sự trở thành công cụ thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và kinh tế xã hội.

"Để phù hợp với các cam kết trong TPP, Việt Nam sẽ phải rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến sáng chế, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, quyền tác giả và các vấn đề về thực thi quyền sở hữu trí tuệ", Thứ trưởng Trần Việt Thanh nói. 

Chương trình sẽ diễn ra từ ngày 31/3 đến 30/4, tập trung phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực này tiếp tục được triển khai và đẩy mạnh vào các tháng tiếp theo.

Thứ trưởng Trần Việt Thanh nhấn mạnh vai trò của việc nâng cao nhân  nâng cao nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ đối với phát triển của xã hội,

Thứ trưởng Trần Việt Thanh nhấn mạnh vai trò của việc nâng cao nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ đối với phát triển của xã hội. 

Theo Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Minh Dũng, giai đoạn 2012-2015, các lực lượng thực thi quyền sở hữu trí tuệ đã xử lý hơn 26.000 vụ việc với tổng số tiền phạt trên 68 tỷ đồng. Trong đó lực lượng chức năng đã tịch thu, buộc tiêu hủy với khoảng 70 tấn thực phẩm chức năng các loại; hàng chục nghìn chai rượu ngoại; gần 27.000 sản phẩm thuốc tân dược; 80.900 tấn phân bón và hàng triệu sản phẩm điện tử...

Riêng lĩnh vực thực thi bảo hộ bản quyền phần mềm máy tính, theo báo cáo của thanh tra Bộ Văn hóa, năm 2015 nhà chức trách đã kiểm tra đột xuất 89 doanh nghiệp về việc chấp hành các quy định quyền tác giả đối với phần mềm máy tính. Đoàn đã kiểm tra gần 4.000 máy tính và số tiền xử phạt vi phạm hành chính 2,5 tỷ đồng.

Phạm Hương

Trồng bắp cải trong vũ trụ, nuôi nấm để làm thuốc chữa bệnh, thử nghiệm nhà ở bơm phồng là những thí nghiệm có thể giúp đưa con người lên sao Hỏa do Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) tiến hành.

Thứ năm, 31/3/2016 | 20:00 GMT+7

Thứ năm, 31/3/2016 | 20:00 GMT+7

Trồng bắp cải trong vũ trụ, nuôi nấm để làm thuốc chữa bệnh, thử nghiệm nhà ở bơm phồng là những thí nghiệm có thể giúp đưa con người lên sao Hỏa do Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) tiến hành.

Theo Business Insider, các nhà du hành vũ trụ trồng thành công rau diếp trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) kể từ tháng 5/2014. NASA đang thực hiện chương trình Veggie nhằm trồng thêm bắp cải trong không gian. 

Các nhà khoa học hy vọng loại bắp cải Toyko Bekana sẽ phát triển ở điều kiện môi trường không trọng lực trên ISS. Phi hành gia sẽ ăn một phần bắp cải không gian này, trong khi phần còn lại được làm lạnh, gửi về Trái Đất để tiếp tục phân tích. Trồng cây trong không gian làm thức ăn đóng vai trò rất quan trọng, giúp cung cấp các chất dinh dưỡng và duy trì sức khỏe cho phi hành gia trên đường đến sao Hỏa. Ảnh: NASA.

Nấm là nguyên liệu tự nhiên dùng để chế tạo thuốc, chẳng hạn penicillin. Aspergillus nidulans sẽ là loại nấm đầu tiên được mang lên trạm không gian, với mục đích phát triển loại thuốc mới dùng cả trong không gian và trên Trái Đất.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Clay Wang, nhà dược học thuộc Đại học South California, Mỹ, đang có kế hoạch trồng các loại nấm trên không gian và mặt đất, sau đó so sánh hai nhóm về gene, protein, và chất chuyển hóa. Nhóm hy vọng môi trường không gian khiến nấm tạo ra hợp chất mới, hoặc đẩy nhanh quá trình sản xuất thuốc chữa bệnh. Ảnh: Adrian J. Hunter.

Dù chỉ có khoảng 3 - 6 phi hành gia sống trên trạm không gian, nhưng mỗi người chứa hàng triệu, hoặc hàng tỷ vi khuẩn. Kasthuri Venkateswaran, chuyên gia làm việc tại Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA, đang tiến hành lấy mẫu để kiểm tra sự tiến hóa của vi khuẩn theo thời gian. Phương pháp thí nghiệm là sử dụng phép phân tích ADN nhằm tìm hiểu tác động của các yếu tố môi trường không trọng lực, bức xạ, sự hiện diện của con người đến quần thể vi khuẩn.

Nghiên cứu trên giúp hạn chế vi khuẩn có hại phát sinh trong các chuyến bay dài ngày của con người ngoài vũ trụ. Những vi khuẩn có lợi trong không gian khác với trên Trái Đất sẽ được khai thác để phục vụ lợi ích của con người, Venkateswaran cho biết. Ảnh: NASA.

Do lực hấp dẫn trên Trạm Vũ trụ Quốc tế yếu hơn so với Trái Đất nên các phi hành gia mất rất nhiều khối lượng cơ bắp trong chuyến bay vũ trụ dài ngày. Công ty phát triển dược phẩm Eli Lilly sẽ thử nghiệm một loại kháng thể mới, giúp ngăn ngừa suy giảm bắp thịt ở 20 con chuột. Nếu thử nghiệm thành công, nó không chỉ giúp ích cho các nhà du hành vũ trụ mà còn cho nhiều người trên Trái Đất mắc bệnh xơ cứng teo cơ (ALS), teo bắp thịt liên quan đến độ tuổi. Ảnh: NASA.

Phản ứng chuỗi trùng hợp (PCR) là kỹ thuật phổ biến trong lĩnh vực sinh học phân tử, nhằm tạo ra nhiều bản sao của một đoạn ADN mà không cần sử dụng sinh vật sống như E.coli hay nấm men. Các nhà khoa học dự định tiến hành thí nghiệm để xem PCR có làm việc trong không gian hay không, qua đó tìm ra phương pháp phát hiện những thay đổi di truyền mà phi hành gia gặp phải khi thực hiện chuyến bay vũ trụ dài ngày. Ảnh: NASA.

NASA dự kiến thử nghiệm nhà ở bơm phồng, hay Module Hoạt động Mở rộng Bigelow (BEAM), kết nối với ISS vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6. Dù module BEAM chỉ có kích thước bằng một phòng ngủ nhỏ, nhưng công nghệ này ảnh hưởng rất lớn đến tương lai thăm dò không gian của con người.

Các cảm biến sẽ đánh giá tác động của những mảnh vỡ, cũng như mức độ phóng xạ và nhiệt độ bên trong module BEAM. Phi hành gia đi vào và rời khỏi module khoảng 4 - 6 lần mỗi năm, với thời gian 3 giờ mỗi lần. Trong lần đi vào đầu tiên, các phi hành gia có thể dạo chơi trong module mà không cần bộ đồ du hành vũ trụ hay thiết bị hỗ trợ sự sống nào khác.

Module BEAM sẽ mở đường cho các trạm không gian tư nhân trên quỹ đạo Trái Đất, cũng như nhà ở bơm hơi gọn nhẹ gửi tới Mặt Trăng hoặc sao Hỏa. Ảnh: Bigelow Aerospace.

nghia-dia-chien-dau-co-lon-nhat-the-gioi-tu-anh-google-earth

Boneyard chứa hơn 4.000 máy bay không còn hoạt động. Ảnh: Google Earth.

Theo Popular Mechanics, dải đất rộng lớn thuộc Căn cứ Không quân Davis - Monathan có tên Boneyard. Do quân đội Mỹ có quá nhiều máy bay hết hạn sử dụng không thể chứa hết trong kho, họ quyết định đậu máy bay giữa sa mạc Arizona khô nóng để tránh gỉ sét và hiện tượng ăn mòn. Khoảng 1.000 chiếc máy bay xếp thành hàng trên diện tích 10,5 km2.

Boneyard ra đời sau Thế chiến II, khi hàng chục nghìn chiếc máy bay dư thừa cần chỗ đậu trong khi chờ sắp xếp. Ngày nay, cơ sở nằm dưới sự quản lý của Tổ Bảo dưỡng và Tái tạo máy bay số 309 (AMARG) thuộc không quân Mỹ. Dù nằm trong căn cứ không quân, nơi đây tiếp nhận cả máy bay của lực lượng thủy quân lục chiến và hải quân Mỹ.

Những chiếc máy bay được đưa đến Boneyard vì nhiều lý do. Một số máy bay bị ngừng hoạt động sớm và lưu giữ để sử dụng khi cần. Ví dụ, năm 2006, ba chiếc trực thăng CH-53E Super Stallion của thủy quân lục chiến Mỹ đã trở lại hoạt động sau 11 năm nằm bất động ở Boneyard. 

Nhiều chiếc máy bay được tháo rời các bộ phận hữu dụng để lắp ráp cho các máy bay đang hoạt động, một quá trình ngày càng phổ biến khi đoàn máy bay của quân đội Mỹ trở nên già cỗi. Những chiếc máy bay khác như F-16 Fighting Falcon được chuyển thành máy bay không người lái để luyện tập nhắm trúng mục tiêu trên không. Phần còn lại đang chờ nhượng lại hoặc vận chuyển ra nước ngoài để chia nhỏ và bán cho lái buôn phế liệu.

Phương Hoa

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

Trong đoạn video đăng trên Youtube hồi đầu tháng 3, đầu bếp người Trung Quốc nhanh tay chặt đôi con tôm hùm dép, hay còn gọi là tôm mũ ni (Scyllaridae) và lấy phần thịt ra khỏi vỏ trong khi nó vẫn sống. 

Sashimi, có nghĩa "cắt lát", là một món ăn Nhật Bản, trong đó thịt hải sản tươi sống được chia thành nhiều miếng nhỏ kích thước khác nhau. Theo Mirror, ăn hải sản tươi sống rất phổ biến ở khu vực Đông Á.

Con tôm hùm sống được lấy khỏi xô nước và đặt lên thớt chặt. Sau đó, người phụ nữ sử dụng một con dao lớn lách dưới lớp vỏ của nó trong khi chân con vật vẫn ngọ nguậy. Cả hai nửa thân của con tôm hùm được đặt dựng đứng trong xô đá và những chiếc chân tiếp tục cử động. Theo những người xem video, việc con tôm hùm động đậy chỉ đơn thuần là phản xạ của dây thần kinh và con vật đã chết sau nhát cắt.

Phương Hoa

du-an-phat-trien-dong-ho-bao-tu-du-doan-tuoi-qua-doi

Các nhà khoa học hướng đến phát triển thuật tán giúp tính toán thời điểm qua đời dựa trên bệnh án và lối sống. Ảnh: Wales News Service.

Theo Telegraph, Đại học East Anglia (UEA), Anh, đang tiến hành chương trình nghiên cứu 4 năm sử dụng cơ sở dữ liệu y tế khổng lồ (Big Data) để xác định tuổi thọ và bệnh dài ngày. Dự án này nhận được khoản quỹ hỗ trợ 1,1 triệu USD từ Viện Chuyên viên Thống kê và quy tụ các chuyên gia từ tập đoàn bảo hiểm Aviva của Anh.

"Mọi người trên khắp thế giới đang sống lâu hơn", giáo sư Elena Kulinskaya từ Trường Khoa học Vi tính trực thuộc UEA, người đứng đầu nhóm nghiên cứu", cho biết. "Chúng tôi muốn phát triển công cụ phần mềm sử dụng dữ liệu Big Data do cơ quan chăm sóc sức khỏe thu thập định kỳ để dự đoán tuổi thọ".

"Chúng tôi muốn xác định và đánh giá những nhân tố chủ chốt ảnh hưởng tới sự tử vong và tuổi thọ, như lối sống, tình trạng sức khỏe và can thiệp y tế. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc tìm hiểu những loại bệnh kinh niên và phương pháp điều trị kèm theo ảnh hưởng như thế nào đến tuổi thọ", Kulinskaya nói.

Trong khi nhiều người không muốn biết họ còn sống được bao lâu, nhóm nghiên cứu khẳng định dự án sẽ đem lại những lợi ích thực tế trong lĩnh vực tài chính và y khoa như giúp mọi người lên kế hoạch nghỉ hưu và hiểu rõ tác động của một số loại thuốc đến tuổi thọ. Ngoài ra, dự án cũng rất hữu ích đối với các cơ quan y tế địa phương hoặc công ty bảo hiểm trong việc lên kế hoạch phân bổ nguồn lực và cung cấp gói sản phẩm.

Phương Hoa

hanh-tinh-thu-9-co-the-gay-ra-dai-tuyet-chung-tren-trai-dat

Hành tinh thứ 9 có thể gây ra những cơn mưa sao băng dẫn đến đại tuyệt chủng trên Trái Đất. Ảnh: janez volmajer.

Theo Phys.org, nghiên cứu được công bố trên nguyệt san số tháng 1 của Hiệp hội Thiên văn học Hoàng gia. Daniel Whitmire, giáo sư vật lý thiên văn về hưu kiêm giảng viên toán ở Đại học Arkansas, Mỹ, cho rằng hành tinh thứ 9 hay hành tinh X chưa tìm thấy gây ra mưa sao băng gắn liền với những cuộc đại tuyệt chủng theo chu kỳ cách nhau 27 triệu năm trên Trái Đất.

Dù giới học giả thiên văn vẫn tìm kiếm hành tinh X trong suốt 100 năm qua, khả năng nó thực sự tồn tại rất lớn khi gần đây các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ California (Caltech) phỏng đoán về sự hiện diện của nó dựa trên những bất thường trong quỹ đạo thiên thể ở vành đai Kuiper. Đây là khu vực hình đĩa bao gồm sao chổi và nhiều thiên thể lớn hơn ở phía ngoài Hải Vương tinh. Nếu kết luận của nhóm nghiên cứu ở Caltech chính xác, hành tinh X lớn gấp 10 lần khối lượng Trái Đất và ở xa Mặt Trời hơn 1.000 lần so với Trái Đất.

Whitmire và đồng nghiệp John Matese lần đầu công bố nghiên cứu về mối liên hệ giữa hành tinh X và các cuộc đại tuyệt chủng trên tạp chí Nature năm 1985 trong khi đang đảm nhiệm vị trí nhà vật lý thiên văn tại Đại học Louisiana, Lafayette. Công trình của họ từng xuất hiện trên tạp chí Time năm 1985.

Tại thời điểm đó, ba lý giải được đưa ra để giải thích về mưa sao băng: hành tinh X, sự tồn tại của ngôi sao giống Mặt Trời, và dao động theo chiều dọc của Mặt Trời khi nó xoay quanh dải thiên hà. Hai giả thuyết sau bị loại trừ do không phù hợp với ghi chép cổ sinh vật học. Hành tinh X là giả thuyết hợp lý nhất và đang gây chú ý.

Theo Whitemire và Matese, khi hành tinh X quay quanh Mặt Trời, quỹ đạo nghiêng của nó chậm rãi xoay tròn và cứ 27 triệu năm, hành tinh X lại đi qua vành đai sao chổi, khiến sao chổi bắn vào vành trong hệ Mặt Trời. Những ngôi sao chổi bật khỏi vị trí không chỉ va đập vào Trái Đất mà còn tan rã ở vành trong khi chúng đến gần Mặt Trời, làm giảm lượng ánh sáng Mặt Trời chiếu đến Trái Đất.

Năm 1885, nghiên cứu ghi chép cổ sinh vật học củng cố giả thuyết những cơn mưa sao băng diễn ra đều đặn cách đây 250 triệu năm. Nghiên cứu gần đây hơn tìm thấy bằng chứng chỉ ra sự kiện này có niên đại lâu hơn từ 500 triệu năm trước.

Whitmire và Matese công bố ước tính của riêng họ về kích thước và quỹ đạo của hành tinh X trong nghiên cứu ban đầu. Họ tin nó lớn hơn khối lượng Trái Đất từ 1 đến 5 lần và ở xa Mặt Trời hơn 100 lần so với Trái Đất. Con số họ đưa ra nhỏ hơn nhiều so với ước tính của Caltech.

Whitmire nhận định khả năng một hành tinh xa xôi có ảnh hưởng quan trọng đối với quá trình sự sống tiến hóa trên Trái Đất thực sự thú vị. "Tôi đã góp một phần trong câu chuyện này suốt 30 năm. Nếu có câu trả lời cuối cùng, tôi sẽ viết một cuốn sách về nó", Whitmire nói.

Phương Hoa

Thứ năm, 31/3/2016 | 07:22 GMT+7

Thứ năm, 31/3/2016 | 07:22 GMT+7

Sét hòn, cồn cát biết hát, khu rừng cong là nằm trong số nhiều hiện tượng tự nhiên bí ẩn mà con người chưa thể lý giải.

Theo Mother Nature Network, nhiều cồn cát ở sa mạc châu Phi, Trung Quốc, Qatar và California, Mỹ, phát ra những âm thanh cường độ cao, giống như tiếng kêu vo ve của loài ong hay giai điệu thánh ca Gregorian.

Các nhà khoa học nhận thấy âm thanh phát ra từ cồn cát phụ thuộc vào kích thước và tốc độ chuyển động của cát. Nhưng họ chưa thể giải thích được nguyên nhân gây ra hiện tượng trên. Ảnh: Nepenthes/Wikimedia Commons.

Chất nhầy ngôi sao (Star jelly) là chất lỏng dính, nhầy kỳ lạ rơi xuống từ bầu trời, thường xuất hiện trên cánh đồng và bãi cỏ sau các trận mưa sao băng. Các nhà khoa học chưa biết chất lỏng này là gì, do nó tiêu tan khá nhanh trước khi được mang đi phân tích. Nguồn gốc và thành phần hóa học của chất nhầy ngôi sao vẫn là bí ẩn lớn đối với giới nghiên cứu. Ảnh: Wikimedia Commons.

Sét hòn là hình thức đặc biệt của tia sét, trông giống quả cầu ánh sáng trôi nổi trong không khí. Nó có kích thước từ quả bóng golf cho tới quả bóng đá, không phát sinh nhiệt và âm thanh.

Năm 2012, các nhà nhiên cứu Trung Quốc ghi lại hình ảnh video tốc độ cao hiện tượng sét hòn và chụp ảnh quang phổ phát xạ của nó lần đầu tiên. Kết quả phân tích cho thấy, sét hòn được tạo ra bởi các khoáng chất bay hơi từ đất. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng một quan sát đơn lẻ như vậy không thể giải thích toàn bộ nguyên nhân tạo ra sét hòn. Ảnh: Thierry GRUN/Alamy.

Sét Catatumbo là hiện tượng tự nhiên xảy ra trên một đầm lầy ở khu vực sông Catalumbo đổ vào hồ Maracaibo, Venezuela. Đây cũng là địa điểm có nhiều sét nhất thế giới. Các trận giông tố thường kéo dài 10 giờ mỗi đêm, với trung bình 28 lần sét đánh mỗi phút.

Một số người cho rằng những cơn giông tố xuất hiện liên tục do khối không khí nóng ven biển tiếp xúc với khối không khí lạnh vượt qua dãy núi Andes. Nhiều người khác tin hiện tượng trên có thể liên quan đến lượng khí mêtan (CH4) thoát ra khỏi hồ Maracaibo. Ảnh: Wikimedia Commons.

Khu rừng cong (Crooked Forest) tại West Pomerania, Ba Lan, là vùng đất chứa khoảng 400 cây thông uốn cong 90 độ ở gốc, trong khi thân cây mọc thẳng đứng. Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên đến nay vẫn chưa được làm rõ.

Một giả thuyết được đưa ra là một nhóm người nào đó uốn các cây sau khi trồng chúng vào năm 1930. Họ hy vọng có thể sản xuất đồ nội thất từ những cây cong và can thiệp vào quá trình phát triển khi cây non 10 tuổi. Nhưng Thế chiế II bùng nổ ngăn cản họ thu hoạch gỗ, để lại cánh rừng kỳ lạ như ngày nay. Ảnh: Wikimedia Commons.

Năm 1977, tiến sĩ Jerry Ehman phát hiện tín hiệu "Wow!" khi đang tham gia dự án Tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái Đất (SETI). Tín hiệu sóng vô tuyến lạ kéo dài 72 giây và không bao giờ lặp lại. Nó được gọi là Wow! bởi đây là từ mà Ehman viết trên bản in của tín hiệu. 

Tín hiệu dường như đến từ chòm sao Sagittarius, cách Trái Đất khoảng 120 năm ánh sáng. Giới học giả chưa rõ nó có phải do người ngoài hành tinh phát ra hay không. Ảnh: Wikimedia Commons.

Sông Brule chảy qua khu vực bang Minnesota, Mỹ. Khi tới công viên Judge C. R. Magney State, dòng sông này bị chia đôi dòng chảy bởi một tảng đá nhô lên chính giữa tạo thành thác nước đôi Devil’s Kettle. Một thác nước chảy xuống hồ Superior, thác còn lại đổ vào hố sâu gọi là Devil's Kette (Chiếc ấm của Quỷ dữ) và biến mất ngay tại đó. 

Các nhà khoa học tin rằng phải có điểm kết thúc cho dòng chảy xuống hố sâu. Họ làm đủ mọi cách như đổ thuốc nhuộm, thả bóng bàn, khúc gỗ vào hố Devil’s Kettle, sau đó chờ đợi chúng nổi trên mặt hồ Superior. Tuy nhiên, tất cả mọi thứ cho vào hố đều biến mất không để lại dấu vết. Ảnh: Roy Luck/Flickr.

Tại thung lũng Hessdalen, miền trung Na Uy, thường xuất hiện những quả cầu ánh sáng kỳ lạ có màu sắc và hình dạng khác nhau. Chúng đôi khi lóe sáng rồi vụt tắt, di chuyển rất nhanh hoặc trôi lơ lửng trên bầu trời. Giới khoa học gọi đây là "ánh sáng Hessdalen", đặt theo tên thung lũng nơi chúng xảy ra. Thời điểm ánh sáng Hessdalen xuất hiện nhiều nhất có thể tới 10-20 lần mỗi tuần. Đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn đi tìm nguồn gốc năng lượng và nguyên nhân gây ra hiện tượng trên. Ảnh: National Geographic.

Thứ năm, 31/3/2016 | 06:00 GMT+7

Thứ năm, 31/3/2016 | 06:00 GMT+7

Tôi thấy các nhà khoa học đang tranh luận về vũ trụ đa chiều, xin hỏi những nghiên cứu mới nhất về lý thuyết này? (Hoàng Hải)

vu-tru-da-chieu-la-gi

Có mấy vũ trụ tồn tại? Ảnh minh họa: Science Photo Library

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }
nha-vi-khun-hoc-diem-danh-noi-bn-nhat-trong-nha

Căn bếp là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà. Ảnh: adsbeat.

Theo Tech Insider, thức ăn đóng vai trò như trung gian cho một số hợp chất phân hủy khó chịu nhất. Vi khuẩn ở thịt chưa chế biến có thể ẩn mình ở khắp mọi nơi trong bếp.

"Trong bếp có đường ống cống, có bệ để thực phẩm, tủ lạnh, các thiết bị gia dụng - tất cả các đồ vật này đều nhiễm khuẩn chéo qua những mảnh vụn", nhà vi khuẩn học Philip Tierno ở Trường Y trực thuộc Đại học New York, Mỹ, cho biết.

Theo Tierno, đồ vật bẩn nhất trong bếp chính là miếng cọ rửa. "Miếng cọ rất bẩn. Chủ yếu là do bạn dùng nó để làm sạch rau, thịt, và tất cả những loại thức ăn có khả năng chứa vi khuẩn gây bệnh", Tierno nói. Trong thực phẩm sống có nhiều loại vi khuẩn như campylobacter, salmonella, staphylococcus, E. coli, và listeria. Những vi khuẩn này có thể truyền nhiễm các bệnh về da và đường tiêu hóa từ nhẹ tới nặng.

Tierno nhấn mạnh cần ngâm miếng cọ trong dung dịch xà phòng sau mỗi lần sử dụng có thể tiêu diệt vi khuẩn và giảm tình trạng nhiễm khuẩn chéo trong bếp. Người làm bếp nên tránh đụng vào các đồ vật khi đang xử lý thịt sống, đồng thời sử dụng những chiếc thớt khác nhau để thái rau và thịt.

Phương Hoa

Theo IFL Science, vụ nổ trên mặt đất cũng có thể tạo ra miệng hố khi lớp đất mặt biến mất, nhưng kết quả chắc chắn không thực sự ấn tượng do phần lớn năng lượng hướng lên không trung. Khi quả bom phát nổ dưới lòng đất, lớp đất bên trên cản lại một phần năng lượng và tác động có chiều hướng xuống.

Kết quả là phần đất bên dưới quả bom bị nén lại, trong khi lực nổ thổi bay gần như toàn bộ lớp đất bên trên, tạo ra một hố lõm quy mô lớn. Bộ Năng lượng Mỹ đôi khi sử dụng cách này để mở những miệng hố giữa mặt đất làm hầm lưu trữ. Hố lõm tạo ra bằng phương pháp này được gọi là miệng hố sụt lún.

Phương Hoa

Theo Live Science, "Vật lý không còn gì mới để khám phá nữa. Chỉ còn tìm cách để đo lường chính xác hơn", nhà vật lý người Anh Lord Kelvin đã phát biểu như thế vào năm 1900. 

Tuy nhiên, ba thập kỷ sau, thuyết tương đối của Einstein đã tạo ra một cuộc cách mạng trong vật lý. Ngày nay, không nhà vật lý nào dám nói rằng kiến thức vật lý về vũ trụ đã gần hoàn chỉnh. Mỗi khám phá vật lý mới dường như mở ra các câu hỏi ngày càng sâu hơn, lớn hơn về vật lý.

9-bi-n-lon-nhat-cua-vat-ly-hien-dai

Thành phần vật chất cấu tạo vũ trụ. Ảnh: NASA

Năng lượng tối

Theo tính toán lý thuyết, chỉ với vật chất thường trong vũ trụ, lực hấp dẫn sẽ hút mọi thứ vào với nhau. Nhưng các quan sát cho thấy vũ trụ đang tiếp tục mở rộng ngày càng nhanh. Không thể giải thích hiện tượng này nếu không có giả thuyết về năng lượng tối, có tác dụng ngược với hấp dẫn, đẩy mọi thứ ra xa nhau.

Dựa theo tốc độ mở rộng vũ trụ quan sát được, các nhà khoa học cho rằng năng lượng tối phải tạo nên khoảng hơn 70% vũ trụ. Tuy nhiên không ai biết tìm ra nó bằng cách nào. Những nhà nghiên cứu giỏi nhất trong những năm gần đây mới chỉ làm hẹp được phạm vi tìm kiếm năng lượng tối. Đây là chủ đề của một nghiên cứu công bố vào tháng 8/2015.

Vật chất tối

Có những bằng chứng rõ ràng cho thấy khoảng 84% vật chất trong vũ trụ không hấp thụ hoặc phát ra ánh sáng. Vật chất tối, đúng như tên gọi của nó, không thể nhìn thấy trực tiếp, cũng chưa được phát hiện bằng các biện pháp gián tiếp.

9-bi-n-lon-nhat-cua-vat-ly-hien-dai-1

Vật chất tối có thể là các sợi dài, tỏa ra từ Trái Đất. Ảnh: NASA/JPL-Caltech

Sự tồn tại và các tính chất của vật chất tối chỉ được suy ra từ các hiệu ứng hấp dẫn của nó lên vật chất thông thường, bức xạ và cấu trúc của vũ trụ. Thứ vật chất bí ẩn này được cho là bao phủ bên ngoài Ngân Hà, và được tạo nên bởi các "hạt nặng tương tác yếu" – WIMPs. Trên khắp thế giới có một số nơi đặt máy dò tìm các hạt này nhưng chưa có kết quả. Một nghiên cứu gần đây cho rằng vật chất tối có thể tạo thành các sợi rất dài chạy khắp vũ trụ. Các sợi này cũng có thể tỏa ra từ Trái Đất như các sợi tóc.

Chiều của thời gian

Thời gian đươc cho là luôn chuyển động về phía trước, do một tính chất của vũ trụ có tên là entropy. Nó được định nghĩa là mức độ bất trật tự của vũ trụ, luôn tăng. Khi entropy đã tăng, quá trình không thể đảo ngược.

Đây đơn giản chỉ là vấn đề logic. Luôn có nhiều các hạt sắp xếp bất trật tự hơn là trật tự. Khi có thay đổi, nó có xu hướng rơi vào trạng thái hỗn loạn hơn. Nhưng vấn đề ở đây, là tại sao entropy trong quá khứ lại quá thấp như vậy? Nói cách khác, tại sao ban đầu vũ trụ lại ở trạng thái rất trật tự, khi một lượng năng lượng khổng lồ được nén bên trong một không gian nhỏ hẹp?

9-bi-n-lon-nhat-cua-vat-ly-hien-dai-2

Đa vũ trụ quilted multiverse. Ảnh: Shutterstock

Các vũ trụ song song

Các dữ liệu thiên văn cho thấy một vũ trụ "phẳng" hơn là cong và vì thế nên nó là vô tận. Nếu đúng như vậy, vùng mà chúng ta nhìn thấy, "vũ trụ của chúng ta" chỉ là một phần nhỏ của một đa vũ trụ quilted multiverse.

Đồng thời, theo cơ học lượng tử, chỉ có một số lượng nhất định các cấu hình hạt khả thi trong mỗi vùng vũ trụ (10 mũ 10 mũ 122 khả năng). Do đó, với một số lượng vô hạn các vũ trụ "con", sự sắp xếp của các hạt phải lặp lại vô số lần. Điều này nghĩa là có vô số các vũ trụ song song. Sẽ có các vũ trụ song song là bản sao giống hệt nhau, các vũ trụ chỉ khác nhau ở 1 vị trí hạt, 2 vị trí hạt… và khác nhau hoàn toàn.

Nếu điều này là đúng, có cách nào để phát hiện ra sự hiện diện của các vũ trụ song song không?

Xem tiếp >>

Nguyễn Thành Minh

Thứ tư, 30/3/2016 | 16:04 GMT+7

Thứ tư, 30/3/2016 | 16:04 GMT+7

Khu vực 51, hồ Loch Ness, thành phố mất tích Atlantis được xếp vào danh sách những địa điểm kỳ lạ nhất trên Trái Đất, thu hút sự chú ý của nhiều người.

Theo Live Science, khu vực 51 (Area 51) là một khu quân sự của Mỹ, nằm cách Las Vegas khoảng 128 km về phía tây bắc. Khu vực 51 được cho là địa điểm bí mật lưu giữ thi thể và công nghệ của người ngoài hành tinh khi một vật thể bay không xác định (UFO) gặp tai nạn và rơi xuống Roswell, bang New Mexico năm 1947. Những bí mật về Khu vực 51 đến nay vẫn được giấu kín. Ảnh: SipaPhoto.

"Tam giác quỷ Bermuda" là khu vực ở tây bắc Đại Tây Dương, nằm giữa quần đảo Bermuda, Puerto Rico và Melbourne, Florida, Mỹ, nơi nhiều con tàu và máy bay mất tích không để lại dấu vết.

Nhiều lời đồn đoán cho rằng các thế lực siêu nhiên hay người ngoài hành tinh ở tam giác Bermuda khiến những chiếc máy bay và tàu thuyền trong khu vực biến mất. Nhưng theo ghi nhận của Mạng lưới An toàn Hàng không và Lực lượng Tuần duyên Mỹ (USCG), nhiều vụ mất tích liên quan đến hoạt động của bão trong khu vực, hư hỏng phương tiện, hoặc thậm chí do lỗi của con người. Ảnh: Wikipedia.

Thành phố mất tích Atlantis là một trong những nơi thu hút trí tò mò nhất trên Trái Đất, do không ai biết nó thực sự tồn tại hay chỉ là huyền thoại. Atlantis được biết đến lần đầu qua ghi chép của Plato (348 - 428 trước Công nguyên), một trong những nhà hiền triết Hy Lạp vĩ đại nhất lịch sử. Nhiều người tin Atlantis bị chìm xuống đáy biển thời xa xưa, có thể do động đất hoặc sóng thần.

Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm thấy vị trí chính xác của thành phố Atlantis, làm dấy lên không ít nghi ngờ về sự tồn tại của nó. Ảnh: Live Science.

Bộ ba kim tự tháp Khufu, Khafre, Menkaure tại Ai Cập là minh chứng cho kỹ thuật xây dựng thời cổ đại. Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra phương pháp để các kiến trúc sư Ai Cập vận chuyển những tảng đá khổng lồ và đặt chúng khớp với nhau, tạo thành kim tự tháp.

Đại kim tự tháp Khufu được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 2504 - 2589 trước Công nguyên, với độ cao 146 m. Đây là công trình cao nhất thế giới cho đến khi Nhà thờ Lincoln, Anh, hoàn thành vào thế kỷ 14. Ảnh: Dan Breckwoldt.

Đường kẻ Nazca là những hình vẽ khổng lồ trên mặt đất ở Peru, miêu tả con nhện, con khỉ, thực vật và nhiều hình tượng khác. Chúng có niên đại khoảng năm 500 trước Công nguyên. Các nhà khoa học chưa thể lý giải nguyên nhân khiến nền văn minh Nazca thời tiền sử tạo ra những hình vẽ nói trên. Chúng có thể đóng vai trò nào đó trong các buổi tiến hành nghi lễ hoặc liên quan đến chòm sao trên bầu trời. Ảnh: tr3gin.

Hồ Loch Ness nằm ở cao nguyên Scottland có độ sâu 230 m và diện tích bề mặt 56,4 km2. Đây là địa danh nổi tiếng trên thế giới, liên quan đến lời đồn về quái vật ẩn nấp trong hồ.

Quái vật hồ Loch Ness được biết đến lần đầu tiên vào năm 1933 trong một câu chuyện xuất bản trên tờ báo địa phương. Kể từ đó, nhiều bài báo viết về sự tồn tại của loài thủy quái liên tục được đăng tải. Ảnh: Wikipedia.

Vòng tròn đá Stonehenge ở Anh là một trong những công trình kiến trúc kỳ vĩ thời cổ đại, có niên đại khoảng 5.000 năm. Các nhà khoa học đưa ra nhiều giả thuyết liên quan đến công trình như: đây là đài thiên văn thời tiền sử, công trình mang tính biểu tượng, nơi chôn cất, đền thờ Mặt Trời. Những bí ẩn về bãi đá cổ Stonehenge vẫn đang chờ được khám phá. Ảnh: Mpanchenko.

Đảo Phục sinh, Chile, nổi tiếng với khoảng 1.000 bức tượng đá bán thân cao chừng 12 m nằm dọc bờ biển. Nhiều bức tượng không chỉ có nửa thân trên mà phần còn lại đang bị chôn vùi dưới mặt đất. Các tượng đá trên đảo được cho là biểu tượng của một nền văn minh trong quá khứ. Ảnh: Wikimedia.

Thành phố Teotihuacan, Mexico là quê hương của nhiều kim tự tháp. Đây từng là một đô thị lớn thời cổ đại, bao phủ diện tích 20 km2, chứa khoảng 100.000 người dân. Thành phố Teotihuacan dần bước vào thời kỳ suy thoái và trở nên hoang tàn cách đây 1.400 năm. Tên gọi Teotihuacan được người Aztec đặt sau khi họ hành hương đến khu vực này, mang ý nghĩa "nơi các vị thần tạo ra". Ảnh: trappy76.

Trong số các khu di tích tôn giáo lớn nhất, ngôi đền Angkor Wat, Campuchia được nhiều người biết đến với những tòa tháp tráng lệ có kiến trúc nghệ thuật tinh xảo. Ngôi đền được xây dựng từ năm 1113 - 1150 bởi vua Suryavarman II. Ban đầu, ngôi đền dành cho những người theo đạo Hindu, thờ thần Vishnu, nhưng khi vương triều Khmer theo Phật giáo thì đền Angkor Wat trở thành nơi thờ cúng của các Phật tử. Ảnh: Alexey Stiop.

cu-ong-nguoi-anh-cau-duoc-ca-tuyet-42-kg

Cụ ông Bert Williams ôm con cá tuyết nặng hơn 42 kg. Ảnh: BBC.

BBC hôm qua đưa tin, Bert William, một ngư dân 71 tuổi đến từ Prenton, Wirral, Anh, bắt được con cá tuyết nặng hơn 42 kg ở vùng biển ngoài khơi Na Uy. Trọng lượng của con cá chỉ kém kỷ lục thế giới hiện nay 4,5 kg. Trước đó, Williams kéo dây câu trên động cơ thuyền và tưởng một con cá heo vừa cắn mồi.

"Tôi phải hết sức thận trọng để đưa con cá lên khỏi mặt nước. Tôi không đủ sức tự nhấc nó lên. Hai hướng dẫn viên trong chuyến đi câu giúp tôi kéo nó lên thuyền và toàn bộ quá trình mất tới 25 phút". Williams, người bắt đầu câu cá từ năm 6 tuổi, cho biết ông từng bắt được một con cá buồm lớn hơn, với cân nặng 82 kg.

Không chỉ là con cá tuyết lớn nhất do ngư dân Anh câu được, đây cũng là con cá lớn nhất bắt bởi một bệnh nhân. Williams có tiền sử bệnh tim. Con cá tuyết nặng nhất thế giới có trọng lượng 47 kg cắn câu một ngư dân Thụy Điển.

Phương Hoa

chuot-khong-lo-danh-hoi-benh-lao-phat-hien-bom-min

Chuột khổng lồ châu Phi nổi tiếng với khứu giác nhạy bén. Ảnh: Animal Planet.

Theo Guardian, các nhà khoa học ở phía đông châu Phi lên kế hoạch sử dụng khứu giác nhạy bén của loài chuột để lọc tìm bệnh lao từ phạm nhân trong những nhà tù đông đúc ở Tanzania và Mozambique.

Loài chuột túi khổng lồ châu Phi do tổ chức phi chính phủ APOPO của Bỉ huấn luyện, rất nổi tiếng với khả năng đánh hơi bom mìn. Giờ đây, chúng cũng đang giành nhiều tiếng tăm ở Đông Phi nhờ kỹ năng và tốc độ phát hiện bệnh lao.

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm gây tử vong hàng đầu, sau HIV. Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 9 triệu ca mắc bệnh và khoảng 2 triệu trường hợp tử vong vì bệnh lao, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Tại Tanzania, người dân trong những cộng đồng nơi bệnh lao phổ biến nhất, bao gồm nhà tù, thường không đến khám bệnh vì thiếu tiền hoặc ý thức kém, tạo nên gánh nặng lớn cho các nhà chức trách y tế đang cố gắng xử lý dịch bệnh. Do hệ thống hiện nay thiếu chính xác, việc kiểm tra loại bệnh có độ lây nhiễm cao này đòi hỏi tốc độ nhanh và chi phí rẻ. Nhiều ca mắc bệnh không được đội ngũ bác sĩ chẩn đoán.

chuot-khong-lo-danh-hoi-benh-lao-phat-hien-bom-min-1

Một con chuột khổng lồ châu Phi còn non được nhân viên tổ chức APOPO ôm sau khi hoàn thành bài huấn luyện ở Morogoro, Tanzania. Ảnh: AFP.

APOPO đang lên kế hoạch tuyển thêm và huấn luyện nhiều con chuột hơn để tiến hành kiểm tra nhà tù và tin rằng cách này nhanh hơn và đáng tin cậy hơn các phương pháp hiện nay.

"Chúng tôi tin công nghệ Chuột phát hiện bệnh lao sẽ tự chứng minh đây là công cụ sàng lọc số đông hiệu quả. Sau đó, chúng tôi hướng đến mở rộng chương trình ở tất cả nhà tù, khu ổ chuột, nhà máy và nhiều vùng dân cưu khác ở Tanzania, Mozambique và những nước có tỷ lệ bệnh lao cao khác, cùng với các nhóm có nguy cơ cao như cá nhân nhiễm HIV/AIDS. Dự án này sẽ giúp cải thiện cuộc sống và cứu sống nhiều sinh mạng trên khắp thế giới với chi phí thấp", Charlie Richter, giám đốc APOPO chia sẻ.

Dù rất khó lấy dữ liệu từ các nhà tù châu Phi, nghiên cứu từ Tanzania, Malawi và Bờ Biển Ngà chỉ ra tỷ lệ bệnh lao trong nhà tù cao hơn 10 lần do với dân số chung, theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm Mỹ.

Những con chuột sẽ trải qua quá trình huấn luyện gắt gao khi chúng 4 tuần tuổi. Ngay khi mở mắt, chúng được làm quen với vô số kích thích, học cách kết thân và tương tác với con người. Những con chuột học cách nhận ra bệnh lao trong các mẫu nước bọt hoặc dịch nhầy bắn ra từ đường hô hấp dưới khi bệnh nhân hắt hơi và được thưởng khi thành công.

Quá trình kiểm tra bắt đầu khi con chuột đứng trước 10 mẫu nước bọt xếp thành hàng dọc và nó dừng lại không quá ba giây ở mỗi mẫu vật, theo Richter. Tỷ lệ phát hiện chính xác bệnh lao của những con chuột gần như là 100%, nhưng chúng không thể phân biệt giữa vi khuẩn thông thường và loại kháng thuốc, các nhà khoa học ở APOPO cho biết.

Hệ thống của APOPO rất nhanh, rẻ và có tiềm năng hạ thấp chi phí sàng lọc ở những nước nghèo, theo Richter. Trong khi kỹ thuật viên phòng thí nghiệm cần 4 ngày để phát hiện bệnh lao, một con chuột được huấn luận có thể kiểm tra 100 mẫu vật trong 20 phút và chi phí cho mỗi lần sàng lọc chỉ tiêu tốn 0,2 USD.

Chương trình hiện nay của APOPO đã kiểm tra hơn 340.000 mẫu bệnh lao, ngăn chặn hơn 36.000 ca truyền nhiễm và tăng tỷ lệ phát hiện bệnh lên hơn 40% ở một số phòng khám đối tác.

Phương Hoa

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

khoa-hoc-chi-ra-bi-quyet-tim-nguoi-yeu

Tư thế ngồi dạng chân có thể giúp bạn trở nên hấp dẫn hơn trong mắt bạn khác phái. Ảnh: Alamy.

Trong hẹn hò ngày nay, bí quyết để tìm kiếm tình yêu không phải là cách nói chuyện hấp dẫn, mùi cơ thể sạch sẽ hay khả năng nhớ tên một người. Theo các nhà nghiên cứu Mỹ, mọi người trở nên hấp dẫn hơn khi họ sải rộng cơ thể, The Guardian đưa tin.

Những người hay duỗi mình, dạng chân và dang rộng tay thường thu hút nhiều hứng thú và cảm xúc lãng mạnh hơn, có thể do tư thế này thể hiện sự cởi mở và ưu thế, nhóm nghiên cứu khẳng định. Ngược lại, người thường xuyên cuộn mình, gập chân và khoanh tay khó chiếm được thiện cảm từ bạn tình tiềm năng.

Trong báo cáo công bố hôm 22/2 trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, Tanya Vacharkulksemsuk ở Đại học California, Berkeley, mô tả cách nhóm nghiên cứu sử dụng video từ một sự kiện xem mặt để chỉ ra cả đàn ông và phụ nữ với tư thế ngồi sải rộng nhận được nhiều đề nghị hẹn hò hơn.

Vacharkulksemsuk tiếp tục thí nghiệm trên một ứng dụng hẹn hò. Ba người đàn ông và ba phụ nữ đồng ý tạo ra hai phần giới thiệu bản thân khác nhau. Trong một phần giới thiệu, họ đăng những hình ảnh ở tư thế thoải mái như ngồi dựa về phía sau và dạng chân, hoặc đứng thẳng với cánh tay sải rộng. Ở phần giới thiệu khác, họ thể hiện tư thế co mình như cuộn người, khoanh tay và vắt chéo chân.

Vacharkulksemsuk đăng hai bản giới thiệu lên ứng dụng hẹn hò trong vòng hai tuần và ghi lại phiên bản nào thu hút nhiều sự quan tâm từ bạn khác phái nhất. Đúng như nhóm nghiên cứu dự đoán, phần giới thiệu đăng hình ảnh cởi mở hơn nhận được nhiều đề nghị gặp mặt nhất. Bí quyết này mang lại lợi ích cho cả hai giới, nhưng nó tác động nhiều hơn tới đàn ông.

Các nhà nghiên cứu gọi việc dang rộng tay chân trong những bức ảnh hẹn hò trên mạng là "cách bộc lộ phi ngôn từ tính cởi mở và ưu thế nổi trội trong mối quan hệ sắp hình thành". Theo Vacharkulksemsuk, sự cởi mở và ưu thế khiến mọi người trở nên hấp dẫn hơn bởi người có ưu thế thể hiện tốt hơn ở nơi làm việc và người cởi mở sẵn sàng chia sẻ về cuộc sống của họ hơn.

Nghiên cứu ở các loài động vật khác cũng cho kết luận tương tự. Trong màn khoe dáng, phía sau và bộ phận sinh dục được lộ. Những con khỉ đột đực phô trương cơ thể bằng cách đá chân và chạy ngang, trong khi chim công thu hút con mái bằng cách trưng ra những chiếc lông đuôi.

Làm quen qua phương thức hẹn hò trên mạng trở thành cách tìm kiếm người yêu phổ biến thứ hai trên thế giới, sau gặp gỡ qua bạn bè. Gần 91 triệu người sử dụng điện thoại thông minh để tìm người yêu, trong đó khoảng 70% ở độ tuổi từ 16 đến 34, theo nhóm nghiên cứu. Phát hiện có thể giúp ích cho những người độc thân trong thời đại hẹn hò qua mạng ngày càng thịnh hành và ảnh chụp trên mạng góp phần quan trọng quyết định độ hấp dẫn trong mắt bạn khác phái.

Phương Hoa

Thứ tư, 30/3/2016 | 07:34 GMT+7

Thứ tư, 30/3/2016 | 07:34 GMT+7

Xin hỏi tại sao các cặp song sinh cùng trứng mà vân tay vẫn khác nhau? (Đoàn Mạnh Quỳnh)

tai-sao-song-sinh-van-tay-khong-giong-nhau

Vân tay. Ảnh minh họa: Anzfss

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }
pin-mat-troi-co-kha-nang-tai-tao-anh-sang

Các tấm pin năng lượng Mặt Trời. Ảnh: Reuters

Business Insider dẫn báo cáo trên tạp chí Science hôm 17/3 cho biết loại vật liệu lai tạp giữa chì halide (muối của chì và 1 nguyên tố halogen – Clo, Flo, Brom, I-ốt) và quặng perovskite (CaTiO3) có khả năng hấp thụ ánh sáng Mặt Trời, tạo ra các hạt mang điện và sau đó còn có thể tự phát ra ánh sáng.

"Chúng tôi biết rằng loại vật liệu này hấp thụ ánh sáng và tạo ra các hạt mang điện rất tốt", đồng tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Felix Deschler, Đại học Cambridge, Anh, cho biết. "Chúng tôi còn chứng minh được nó có thể tái tạo ra các photon ánh sáng".

Pin Mặt Trời hoạt động theo cách hấp thụ năng lượng ánh sáng – các photon - chuyển năng lượng này vào hạt mang điện và tạo thành dòng điện.

Pin lai hóa chì halogen – perovskite từ lâu đã nổi tiếng với hiệu suất chuyển hóa năng lượng rất tốt của mình, nhưng nhóm nghiên cứu của Deschler còn chứng minh được rằng perovskite thực sự có thể phát ra ánh sáng sau quá trình trên để tái hấp thụ một lần nữa.

Kết quả là, các pin này hoạt động như một thiết bị tập trung điện, có khả năng tạo ra nhiều năng lượng hơn, tăng điện thế lên cao hơn với một nguồn sáng sẵn có, so với các vật liệu không có khả năng tái tạo ánh sáng.

"Hiệu suất của pin Mặt Trời hiện nay vào khoảng 20–21%, trong khi hiệu suất tối đa theo lý thuyết là 33%. Nghiên cứu của chúng tôi có thể mở ra một hướng để đạt được hiệu suất đó", Deschler cho biết.

Hiệu suất của một pin Mặt Trời là phần trăm năng lượng ánh sáng mà nó có thể chuyển hóa thành điện. Theo tính toán lý thuyết về nhiệt động lực học vào năm 1961 của William Shockley và Hans Queisser, giới hạn của hiệu suất này là 33%.

Theo các nhà nghiên cứu, loại vật liệu này không chỉ có hiệu suất cao mà còn rất dễ sản xuất, giá thành rẻ, có khả năng thương mại hóa.

"Bạn sẽ không tin được rằng nó có thể tái tạo ánh sáng, do chế tạo nó quá đơn giản so với các loại khác", Deschler nói. "Loại vật liệu của chúng tôi còn rất rẻ và linh hoạt".

Quy trình chế tạo pin Mặt Trời hiện nay đòi hỏi phải kiểm soát được quá trình hình thành cấu trúc vật liệu. Tạp chất lẫn trong cấu trúc tinh thể sẽ để lại một "vùng khiếm khuyết" trong vật liệu, làm giảm tính năng hấp thụ ánh sáng. Nhưng loại vật liệu mới nằm ngoài quy luật này.

"Chúng tôi đang phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao loại vật liệu này lại biểu hiện tốt hơn các loại khác", Deschler nói.

Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ thu hút được sự quan tâm từ các nhà sản xuất pin Mặt Trời đang tìm kiếm một giải pháp khai thác nguồn năng lượng này rẻ hơn, hiệu quả hơn.

Nguyễn Thành Minh

ngua-biet-doc-cam-xuc-cua-con-nguoi

Ngựa biết phân biệt giữa gương mặt giận dữ và vui vẻ. Ảnh: 1funny.

Theo nghiên cứu công bố hôm 10/2 trên tạp chí Biology Letters, 28 con ngựa được cho xem những bức ảnh màu với biểu cảm khuôn mặt khác nhau trong vòng 30 giây. Một nhóm các nhà tâm lý tại đại học Sussex, Anh, theo dõi phản ứng của chúng.

Khi xem bức ảnh với gương mặt người đàn ông tức giận và cau có, nhịp tim của những con ngựa tăng lên đáng kể. Quan trọng hơn, chúng còn nghiêng mặt để nhìn bức ảnh bằng mắt trái, một biểu hiện liên quan tới các kích thích tiêu cực. Thông tin từ mắt trái của ngựa được chuyển tới bán cầu não phải, khu vực chuyên nhận biết những nguy hiểm từ môi trường, các nhà nghiên cứu cho biết.

"Nghiên cứu này rất thú vị vì nó cho thấy ngựa có khả năng đọc cảm xúc của loài khác", nghiên cứu sinh Amy Smith, đồng tác giả nghiên cứu, chia sẻ. "Chúng ta biết từ lâu rằng ngựa là một loài có khả năng giao tiếp xã hội phức tạp, nhưng đây là lần đầu tiên chúng ta thấy chúng có thể phân biệt biểu hiện tích cực và tiêu cực trên gương mặt người".

Những con ngựa từ đàn ngựa ở Sussex và Surrey phía nam nước Anh cũng có phản ứng mạnh với gương mặt giận dữ hơn là gương mặt hạnh phúc.

"Việc nhận biết gương mặt giận dữ giống như một tín hiệu cảnh báo, cho phép chúng dự đoán các hành vi tiêu cực của con người như cư xử thô lỗ", Smith giải thích.

Dương Bùi

Thứ ba, 29/3/2016 | 21:00 GMT+7

Thứ ba, 29/3/2016 | 21:00 GMT+7

Một số địa điểm trên Trái Đất nắng nóng và khô hạn quanh năm, với nhiệt độ cao nhất trong năm lên đến trên 70 độ C.

Thị trấn Dallol ở Afar Depression, Ethiopia, giữ kỷ lục về nơi có nhiệt độ trung bình năm cao nhất. Từ năm 1960 đến 1966, nhiệt độ trung bình năm của Dallol là 34,5 độ C, nghĩa là nhiệt độ gần như không thay đổi giữa các mùa trong năm. Nhiệt độ cao nhất vào ban ngày thường xuyên lớn hơn 38 độ C trong tất cả các tháng.

Dallol ngày nay được xem là "thị trấn ma", nhưng nơi đây từng là khu khai thác mỏ vào những năm 1960. Điểm hấp dẫn của Dallol chủ yếu là các quặng nhiệt dịch. Dallol nằm trong vùng có núi lửa hoạt động. Sức nóng dường như đến từ mọi phía, Mặt Trời thiêu đốt ở phía trên và chất khoáng nóng phun lên từ dưới mặt đất. Ảnh: Wiki Commons.

Tirat Zvi là vùng đất định cư ở thung lũng Beit She'an, Israel. Ánh nắng Mặt Trời liên tục thiêu đốt nơi đây trong những tháng mùa hè. Tháng 6/1942, Tirat Zvi đạt mức nhiệt độ cao nhất so với các khu vực khác ở châu Á là 53,8 độ C. Để tránh nóng, người dân thường xuyên ngâm mình trong hồ bơi và trồng cây quanh nhà tạo bóng râm. Ảnh: Kinneret Yifrah/Flickr.

Thành phố Timbuktu, Mali nằm tại giao lộ của các tuyến đường thương mại cổ đại xuyên qua sa mạc Sahara. Sa mạc hóa đang là mối lo ngại chính ở Timbuktu, khi những cồn cát lớn dần bao phủ khắp thành phố. Nhiệt độ ở đây rất cao, mức cao nhất từng được ghi nhận là 54,4 độ C. Ảnh: Emilio Labrador/Flickr. 

Kebili, một ốc đảo miền trung Tunisia, là nơi người dân thường lui tới để tránh nóng do có những cây cọ tạo bóng râm và nguồn nước. Nhưng Kebili là một trong những nơi có nhiệt độ cao nhất tại châu Phi. Nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận ở Kebili khoảng 55 độ C. Ảnh: Dennis Jarvis/Flickr.

Rub' al Khali, sa mạc cát bao phủ liên tục lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 1/3 diện tích bán đảo Arab. Đây là khu vực bao gồm lãnh thổ của các quốc gia: Arab Saudi, Oman, Yemen và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Khí hậu sa mạc Rub' al Khali rất nóng và khô, nhiệt độ cao nhất từng ghi nhận ở 56,1 độ C. Ảnh: Nepenthes/WikiMedia.

Ngày 13/9/1922, một trạm thời tiết ở El Azizia, Libya ghi lại nhiệt độ cao nhất từng đo trực tiếp trên Trái Đất là 58 độ C. Kỷ lục này được giữ trong 90 năm cho đến khi Tổ chức Khí tượng Thế giới công bố số liệu này không hợp lệ vào năm 2012.

Dù kỷ lục về nhiệt độ của El Azizia bị gỡ bỏ, nhưng khu vực này có khả năng thiết lập kỷ lục mới do nhiệt độ thường xuyên cao hơn 48,9 độ C trong các tháng mùa hè. Ảnh: David Stanley/flickr.

Thung lũng Chết nằm trên sa mạc Mojave, California, Mỹ, là khu vực nóng và khô hạn nhất Bắc Mỹ. Năm 2012, Tổ chức Khí tượng Thế giới công nhận Thung lũng Chết là nơi giữ kỷ lục nhiệt độ đo trực tiếp cao nhất bằng 56,7 độ C. 

Thung lũng Chết nổi tiếng với những tảng đá chuyển động bí ẩn, để lại những dấu vết dài trên mặt đất. Ảnh: Discovery News.

Dãy núi Flaming nằm trong khu vực núi Tian Shan, Tân Cương, Trung Quốc. Dù không có trạm thời tiết để đo nhiệt độ trực tiếp, nhưng một vệ tinh của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đo nhiệt độ bề mặt ở đây khoảng 66,7 độ C vào năm 2008. Ảnh: Clemson/Flickr.

Australia là lục địa có người ở khô cằn nhất thế giới. Năm 2003, Australia xảy ra đợt hạn hán đặc biệt nghiêm trọng do ảnh hưởng bởi hiện tượng El Nino. Vệ tinh của NASA đo được nhiệt độ mặt đất ở vùng Queensland khoảng 69,2 độ C. Ảnh: Rob & Stephanie Levy/Flickr.

Dasht-e Lut, Iran hay sa mạc Lut là nơi nóng nhất trên Trái Đất. Khu vực này rất khô cằn và hoang vắng. Vệ tinh không gian của NASA từng đo được nhiệt độ cao nhất ở đây là 70,7 độ C vào năm 2005. Ảnh: ix4svs/Flickr.

phat-hien-dau-hieu-hat-cua-chua-moi

Máy gia tốc hạt lớn ở Cơ quan Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu. Ảnh: Wikipedia.

Các nhà vật lý cho biết cần tiến hành thêm nhiều thí nghiệm để khẳng định sự tồn tại của loại hạt mới, nhưng không thể bác bỏ những dấu hiệu bất thường đã quan sát được. "Nếu điều này là sự thật, nó sẽ tạo nên cơn địa chấn 10 độ richter trong lĩnh vực vật lý hạt", nhà vật lý John Ellis từ Đại học King, London chia sẻ với The Guardian. "Tôi rất mong nó là sự thật, nhưng phải thú thực là tôi không dám lạc quan".

Theo Science Alert, vào tháng 12 năm ngoái, hai máy dò tên Atlas và CMS tại Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN), cùng thu được "đốm sáng" nhỏ trong dữ liệu không thể được giải thích bằng những định luật vật lý hiện nay.

Khi proton va chạm với nhau bên trong máy dò, chúng tạo ra hạt ánh sáng có năng lượng cao hơn so với giá trị tiên đoán bằng lý thuyết. Cụ thể, cả hai máy dò CMS và ATLAS đều ghi lại một sự tăng đột biến về mặt năng lượng, tương ứng với khoảng 750 tỷ eV.

Theo công bố của các nhà khoa học, tín hiệu không rõ nguyên nhân này có thể là dấu vết của một loại hạt mới tương tự như hạt Higgs boson, với khối lượng lớn hơn 12 lần. Tại thời điểm phát hiện, một số nhà vật lý đề cập đến giả thuyết về loại hạt anh em với hạt Higgs boson. Những ý kiến khác lại cho rằng đốm sáng quan sát được cho thấy hạt Higgs boson được tạo thành từ một loạt hạt nhỏ hơn.

Hạt Higgs boson là miếng ghép còn thiếu cuối cùng của mô hình chuẩn, được mệnh danh là "hạt của Chúa" bởi nó giúp các nhà khoa học giải thích mọi điều về hạt hạ nguyên tử và lực tự nhiên. 

Ngoài ra, có giả thuyết cho rằng đây là dấu hiệu về sự tồn tại của graviton - hạt mang lực hấp dẫn. Giả thuyết này thực sự gây chú ý vì cho đến nay, lực hấp dẫn không thể dung hòa với các lý thuyết hạt và lực khác.

Kể từ tháng 12, hơn 200 công trình nghiên cứu bàn về những khả năng có thể xảy ra đã được công bố, nhưng cần thêm nhiều thí nghiệm để kiểm chứng sự tồn tại thực sự của đốm sáng và chứng minh nó không phải là sai số thống kê của các thiết bị. Tuy nhiên, kết quả này có ít khả năng là sai số thống kê khi được quan sát và ghi nhận đồng thời bởi hai máy dò.

Sau ba tháng, các nhà khoa học đã rà soát kỹ càng các số liệu và trình bày kết quả phân tích mới nhất tại một hội nghị vật lý hạt ở Italy vào trung tuần tháng ba. Dù đã loại bỏ giả thuyết về sai số thống kê, các nhà khoa học vẫn không thể giải thích sự xuất hiện của đốm sáng năng lượng cao, và cần chứng minh thêm trước khi khẳng định sự tồn tại của loại hạt mới.

LHC sẽ hoạt động trở lại vào tháng 4 sau kỳ nghỉ đông, và các thí nghiệm có thể tiến hành từ cuối tháng 4. Hoạt động này sẽ tạo ra nhiều vụ va chạm proton, góp phần tăng thêm dữ liệu cho các nhóm nghiên cứu tại LHC phân tích và kiểm chứng giả thuyết. Theo kế hoạch, muộn nhất vào tháng 8, các nhà khoa học sẽ có đủ dữ liệu để đưa ra kết luận cuối cùng.

Thanh Tùng

su-tien-hoa-cua-loai-nguoi-se-lam-rang-khon-bien-mat

 Theo quá trình tiến hóa, não bộ của loài người ngày càng phát triển về kích thước. Do đó xương hàm phải thu nhỏ lại để cân đối với phần dưới hộp sọ. Điều này dẫn tới hệ quả là không còn chỗ cho răng khôn nhú lên khỏi nướu. Ảnh: Sciencenordic

Theo Live Science, dựa trên cấu tạo và kích cỡ của răng, công thức này là một cách hoàn toàn mới được sử dụng nhằm tìm hiểu lịch sử tiến hóa loài người và thậm chí có thể giải đáp các câu hỏi quan trọng về tổ tiên chúng ta. Chẳng hạn, khoảng 2,5 đến ba triệu năm trước, loài nào ra đời sớm nhất trong số những loài thuộc chi Người.

"Công thức này có thể đánh giá một cách khách quan sự tiến hóa của các bộ phận khác nhau trong cơ thể", giáo sư Jukka Jernvall thuộc Đại học Helsinki, Phần Lan, tác giả của nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature hôm 25/2 cho biết.

Răng là manh mối quan trọng trong việc nghiên cứu sự tiến hóa vì nó rất cứng và được bảo quản tốt hơn hộp sọ và các loại xương khác. Hơn nữa, răng còn có thể hé lộ cách thức sinh tồn của các loài đã bị tuyệt chủng.

"Răng là những hóa thạch kỳ diệu. Phần lớn hiểu biết của chúng ta về quá trình tiến hóa của con người là nhờ nghiên cứu nha khoa", giáo sư Peter Kjaergaard, giám đốc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đan Mạch nói.

Ông cho rằng phương pháp này cung cấp thêm một công cụ quan trọng nhằm điều tra về lịch sử tiến hóa của loài người thông qua việc nghiên cứu răng hóa thạch.

Sự phát triển của răng hàm

Năm 2007, Jernvall và các đồng nghiệp bắt đầu một thử nghiệm nghiên cứu sự phát triển của răng chuột trong phòng thí nghiệm.

Nghiên cứu cho thấy răng phát triển theo một quá trình bắt đầu từ mô xương hàm. Đồng thời, khi một chiếc răng trồi lên, nó tiết ra một chất dịch chảy sang răng bên cạnh và làm ức chế sự phát triển của chiếc răng này.

"Đã có một cuộc tranh luận lớn về việc hàm răng và những chiếc răng tác động lên nhau như thế nào trong suốt quá trình phát triển. Chúng tôi nhận thấy chiếc răng hàm đầu tiên gây ức chế chiếc răng cạnh đó, tiếp tục chiếc thứ hai này lại gây ức chế cho chiếc răng kế tiếp và cứ như vậy, chúng tôi gọi đó là sự ức chế tuần tự", Giáo sư Jernvall cho biết.

Hệ thống này không chỉ hoạt động trên loài chuột mà còn trên tất cả các loài động vật có vú, kể cả loài người.

Răng khôn sẽ sớm biến mất

Ở người châu Phi nguyên thủy, các răng càng nằm sâu bên trong hàm thì càng có kích thước lớn. Trong khi đó, người Homo (người hiện đại) thì ngược lại, răng hàm M1 là cái lớn nhất. Tổ tiên của loài người đã có 12 răng hàm, chia đều cho hai bên hàm trên và hàm dưới, các răng được đánh số M1, M2, M3 theo thứ tự từ ngoài vào trong. Cách bố trí này nói chung là nhất quán giữa các loài động vật có vú, mặc dù mỗi loài có kích thước răng khác nhau.

su-tien-hoa-cua-loai-nguoi-se-lam-rang-khon-bien-mat-1

Răng được đánh số thứ tự: M1, M2, M3 là răng hàm, C là răng nanh, P3, P4 là răng tiền hàm (răng cối). Ảnh: Sciencenordic

Nghiên cứu mới đã giải thích tại sao răng khôn của chúng ta (răng hàm M3) đang dần biến mất.

Theo quá trình tiến hóa, não bộ của loài người ngày càng phát triển về kích thước. Do đó xương hàm mặt phải thu nhỏ lại để cân đối với phần dưới hộp sọ. Điều này dẫn tới hệ quả là không còn chỗ cho răng hàm M3 tức răng khôn nhú lên khỏi nướu.

Nhà nghiên cứu Alan Mann từ Đại học Princeton, Mỹ, đưa ra dẫn chứng rằng ở tộc người Inuit, sinh sống ở Canada, Greenland và Alaska, có đến 45% dân số không có răng khôn. Nghiên cứu cho thấy từ xa xưa, tộc người này có kích thước răng lớn hơn bình thường, do đó, khi não bộ phát triển, xương hàm thu hẹp lại thì không còn chỗ cho răng khôn mọc lên nữa.

Ngô Minh

mat-day-chuyen-vang-hinh-chua-jesus-co-nhat-dan-mach

Mặt dây chuyền hình thánh giá cổ nhất ở Đan Mạch. Ảnh: Bảo tàng Viking.

Có niên đại từ nửa đầu những năm 900 (thế kỷ 10), mặt dây chuyền mang đến cho các nhà nghiên cứu hiểu biết mới về Cơ Đốc giáo ở Đan Mạch, theo chuyên gia ở Bảo tàng Viking tại Ladby.

"Nó lâu đời hơn viên đá khắc cổ ngữ Rune của vua Harald Bluetooth ở Jelling", đại diện viện bảo tàng cho biết. Viên đá ở thị trấn Jelling mang hình người trên cây thánh giá, nhằm tưởng nhớ việc vua Harald Bluetooth theo đạo Cơ Đốc giáo. Cho đến nay, viên đá đồ sộ ra đời vào năm 965 vẫn được cho là tác phẩm minh họa chúa Jesus trên cây thánh giá đầu tiên ở Đan Mạch.

Khắc họa biểu tượng tôn giáo nổi tiếng nhất trong Cơ Đốc giáo, mặt dây chuyền chữ thập mới tìm thấy chỉ ra người Đan Mạch theo đạo Cơ Đốc giáo sớm hơn so với ước tính trước đây. Đồ vật quý giá này được Dennis Fabricius Holm tìm thấy bằng máy dò kim loại trên cánh đồng quanh một nhà thờ ở làng Aunslev, thuộc hòn đảo Funen của Đan Mạch. "Quả là một điều may mắn khi món đồ trang sức nhỏ này có thể tồn tại suốt 1.100 năm qua trong lòng đất", đại diện bảo tàng chia sẻ.

Mặt dây chuyền cao 4 cm và nặng 13 g. Trong khi mặt sau rất trơn nhãn, mặt trước được làm từ sợi vàng ráp nối tinh tế và những viên vàng chạm lộng cực nhỏ. Ở đầu mặt dây chuyền có một lỗ nhỏ để xỏ xuyên qua. Cây thánh giá trông rất giống mẫu thánh giá bằng bạc mạ vàng tìm thấy năm 1879 ở Birka, gần Stockhom, Thụy Điển, trong mộ một người phụ nữ thời Viking, theo đại diện viện bảo tàng.

"Nó có thể được một phụ nữ người Viking đeo, nhưng chúng tôi chưa thể xác định chủ cây thánh giá là người Viking theo đạo Cơ Đốc giáo hay là người ngoại đạo", đại diện viện bảo tàng nói.

Phương Hoa

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

ca-map-khong-lo-xuat-hien-canh-san-golf-ty-phu-trump

Cá mập phơi là loài động vật rất hiếm gặp. Ảnh: Grag Skomal.

Theo Grind TV, con cá mập xuất hiện hôm 27/3 dài ít nhất 8,5 m, thuộc giống cá mập phơi (Cetorhinus maximus). Đây là loài cá lớn thứ hai trên hành tinh, có thể đạt chiều dài trên 12 m. Chúng cũng là một trong những loài cá mập lớn bí ẩn nhất vì các nhà khoa học hầu như không có thông tin về số lượng hay mô hình di cư của chúng.

Loài cá ăn sinh vật phù du hiền lành này vô cùng hiếm gặp. Số trường hợp cá mập phơi được phát hiện ở vùng bờ tây nước Mỹ và ven biển California ít hơn nhiều so với cá mập trắng khổng lồ.

ca-map-khong-lo-xuat-hien-canh-san-golf-ty-phu-trump-1

Con cá mập phơi ẩn hiện dưới làn nước bên ngoài sân golf. Ảnh: Nicole Smith.

"Chúng tôi biết chúng sinh sống ở ngoài khơi California với số lượng lên đến hàng trăm hoặc hàng nghìn, nhưng việc trông thấy một con khá hiếm hoi", Heidi Dewar ở phòng ngư nghiệp của Cục quản lý Đại dương và Khí quyển Mỹ (NOAA), cho biết.

Nhân viên của NOAA đã gắn nhãn cho 4 con cá mập phơi ở Thái Bình Dương và hy vọng có thể tìm hiểu sâu hơn về hành vi di cư của chúng. Theo Dewar, cá mập phơi dễ bắt gặp nhất ở vùng biển California vào mùa xuân, khi sinh vật phù du phát triển mạnh.

Phương Hoa

Theo The Dodo, con dê có thể đang gặm cỏ dọc theo sườn đồi gần đó, nơi dây điện nằm sát mặt đất hơn. Nó có thể bị mắc sừng vào đường dây điện và trượt đi xa hơn. Một nhóm người Hy Lạp qua đường bắt gặp tình cảnh khó khăn của con vật và quyết định cứu nó.

Do con dê bị treo lơ lửng ở chỗ quá cao, nhóm người giải cứu phải sử dụng một chiếc thang dài để đẩy nó nhích dần về phía đỉnh đồi. Trong video đăng trên Youtube hôm 24/3, con dê ở quá cao, ngay cả khi những người khách đứng trên nóc xe tải đậu bên dưới, họ cũng không thể chạm vào nó.

Sau khi con dê ở gần hơn, những người giải cứu có thể với tới và buộc một sợi dây thừng quanh chân nó. Nhờ đó, họ có thể kéo nó về cuối đường dây điện và sau đó cởi sợi thừng. Nỗ lực giải cứu của họ thành công khi con dê cuối cùng cũng tự do. Nó nhanh chóng hoạt động như bình thường và chạy trở về đàn.

Phương Hoa

ve-tinh-nghien-cuu-ho-den-273-trieu-usd-cua-nhat-mat-tich

Vệ tinh Hitomin nghiên cứu hố đen có giá trị 273 triệu USD. Ảnh: JAXA.

Theo Cơ quan Khám phá Hàng không Nhật Bản (JAXA), lẽ ra đến nay vệ tinh Hitomi (Con mắt) trang bị công nghệ tối tân đã phải liên lạc với Trái Đất, nhưng không ai biết chính xác vị trí hiện nay của nó. Discovery News đưa tin, thiết bị chỉ liên lạc chớp nhoáng với đội nghiên cứu trên mặt đất, sau đó biến mất hoàn toàn. Các nhà khoa học Mỹ cho rằng nó có thể đã vỡ thành nhiều mảnh.

"Chúng tôi đang xem xét tình huống một cách nghiêm túc", Saku Tsuneta, giám đốc Viện Khoa học Vũ trụ và Du hành trực thuộc JAXA, phát biểu trong cuộc họp báo hôm 27/3. Theo phát ngôn viên của JAXA, 40 kỹ thuật viên đang cố gắng xác định vị trí của vệ tinh và thiết lập liên lạc với nó.

Vệ tinh Hitomi được JAXA hợp tác phát triển cùng với Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và nhiều tổ chức khác, phóng lên quỹ đạo ngày 17/2. Thiết kế của Hitomi giúp nó quan sát tia X phát ra từ hố đen và các cụm thiên hà. Hố đen chưa bao giờ được quan sát trực tiếp, nhưng các nhà khoa học tin rằng chúng là những ngôi sao sụp đổ vào trong với trọng lực lớn tới mức không thứ gì có thể thoát ra.

Vệ tinh mất tích trị giá 273 triệu USD, bao gồm cả chi phí phóng, quay trên quỹ đạo ở độ cao khoảng 580 km. Tên lửa chở theo vệ tinh phóng từ Trung tâm Vũ trụ Tanegashima ở niềm nam Nhật Bản.

Phương Hoa

Thứ ba, 29/3/2016 | 06:00 GMT+7

Thứ ba, 29/3/2016 | 06:00 GMT+7

Xin hỏi đây là loài lan gì? (Nguyễn Văn Thùy)

day-la-hoa-lan-gi

Đây là hoa lan gì? Ảnh: NVCC

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }
qua-bong-bay-khong-no-khi-bi-mui-ten-xuyen-qua

Quả bóng không nổ tung khi mũi tên xuyên qua. Ảnh: Reddit.

Theo Science Alert, tài khoản đăng bức ảnh tên evilbytez chia sẻ quả bóng là loại trơn nhẵn đơn giản, được thổi bằng miệng như những quả bóng khác. Một cậu bé 11 tuổi bắn mũi tên vào quả bóng từ khoảng cách 10 m tại Câu lạc bộ Bắn cung Brockley tại Ontario, Canada hồi tuần trước. Rất nhiều quả bóng khác đã nổ tung trong ngày hôm đó.

Tuy nhiên, quả bóng đặc biệt này là một ngoại lệ. Sau khi cậu bé cột quả bóng ngay ngắn lên tường và bắn mũi tên bay xuyên qua vuông góc với mặt tường, nó không hề nổ tung.

Để hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng, trước hết chúng ta cần hiểu rõ điều gì khiến một quả bóng bay nổ. Lúc thổi bóng bay, bạn làm tăng áp suất không khí bên trong bóng bằng hơi thở và áp lực này kéo căng lớp vỏ cao su của bóng cho đến khi nó trở nên ngày càng mỏng.

Nếu dùng ghim chọc vào lớp vỏ cao su đó, toàn bộ quả bóng sẽ nổ, do tất cả lực căng đang dàn đều trên vỏ tập trung vào mép lỗ thủng. Lực này quá lớn để lớp vỏ có thể chống đỡ ở trạng thái kéo căng, do đó nó rách toạc đột ngột cho đến khi không khí thoát ra đủ để triệt tiêu áp lực bên trong như hình minh họa bên dưới.

qua-bong-bay-khong-no-khi-bi-mui-ten-xuyen-qua-1

Mũi tên biểu thị áp lực trên lớp vỏ cao su khi vật nhọn tạo ra lỗ thủng ở thành bóng. Ảnh: The Naked Science.

Nhưng lớp vỏ cao su không căng đều ở mọi điểm của quả bóng. Trong thực tế, bạn có thể thấy rõ phần đỉnh và đáy gần miệng quả bóng bay có màu sắc sẫm hơn. Đó là những nơi lớp vỏ cao su chùng hơn. Điều này có nghĩa phần vỏ cao su ở mép lỗ thủng tại đỉnh hoặc đáy có thể kéo căng đáng kể để áp lực được chia đều trên một khu vực lớn, theo The Naked Science.

qua-bong-bay-khong-no-khi-bi-mui-ten-xuyen-qua-2

Áp lực dàn đều trên vỏ bóng khi dùng vật nhọn đâm vào vị trí gần miệng bóng. Ảnh: The Naked Science.

Nếu bạn xuyên mũi tên qua một trong những điểm sẫm màu này, sau đó để mũi tên đâm ra qua điểm ít kéo căng nhất đầu bên kia quả bóng, bạn có thể dễ dàng làm cho quả bóng không nổ tung. Quả bóng có thể hơi xẹp đi khi không khí thoát ra, nhưng nếu bạn để nguyên mũi tên, nó sẽ che kín phần lớn lỗ hổng.

Cậu bé bắn tên trong câu chuyện có thể vui vẻ với kết quả này vì rất khó để bắn trúng quả bóng ở góc chính xác sao cho nó không nổ tung.

Phương Hoa

Thứ hai, 28/3/2016 | 19:00 GMT+7

Thứ hai, 28/3/2016 | 19:00 GMT+7

Dòng sông nước đỏ quạch, những núi rác thải chồng chất, cảnh tượng cá chết hàng loạt là những hình ảnh gióng lên hồi chuông báo động cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng ở Trung Quốc hiện nay.

Tháng 4/2015, Trung Quốc ban hành kế hoạch hành động phòng chống ô nhiễm nguồn nước, trong đó nêu ra những hành động cụ thể để cải thiện chất lượng nước tính đến năm 2020. Nhưng thực tế chứng minh, quá trình khó khăn hơn nhiều so với những gì quốc gia này dự kiến.

Nguồn nước và đất tại thành phố Ôn Châu, Trung Quốc, chuyển sang màu đỏ do chất thải từ một nhà máy sản xuất thuốc nhuộm đóng cửa vào năm 2014. Ảnh: Stringer/Reuters.

Theo Business Insider, hơn một nửa dân số Trung Quốc không được tiếp cận với nguồn nước sạch. Gần 2/3 người dân ở vùng nông thôn Trung Quốc sử dụng nguồn nước ô nhiễm gây ra bởi chất thải công nghiệp và con người.

Một đứa trẻ bơi giữa hồ chứa ô nhiễm tại Pingba, tỉnh Quý Châu, phía tây nam Trung Quốc năm 2006. Ảnh: Reuters/China Daily.

Trung Quốc là nơi sinh sống của 20% dân số thế giới nhưng chỉ chứa khoảng 7% lượng nước ngọt toàn cầu. Trên hình là một đứa trẻ đang uống nước gần dòng suối nhiễm bẩn tại quận Fuyuan, tỉnh Vân Nam năm 2009. Ảnh: Stringer/Reuters.

Trên tay người đàn ông cầm hai chai nước. Một chai nước khoáng bình thường và một chai lấy từ dòng suối ô nhiễm thuộc huyện Dongchuan, Côn Minh, tỉnh Vân Nam năm 2013. Ảnh: Stringer/Reuters.

Ô nhiễm nước và không khí gây ra cả những tác động ngắn hạn và dài hạn, làm ảnh hưởng đến các loài động vật sống trong nước như tôm, cá.

Công nhân thu dọn cá chết trên bờ sông ô nhiễm nặng nề Fuhe tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc năm 2013. Ảnh: Stringer/Reuters.

"Tôi nghĩ 20 năm tới là khoảng thời gian quan trọng để chính phủ Trung Quốc thực hiện các nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm, đem đến môi trường an toàn và lành mạnh cho người dân", Ma Jun, nhà môi trường học, chia sẻ.

Một cậu bé đang đứng trên bờ biển phủ đầy tảo xanh ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông năm 2011. Ảnh: Reuters/China Daily.

Nền kinh tế Trung Quốc đang đứng thứ hai thế giới và ngày càng phát triển mạnh. Số lượng nhà máy, khu công nghiệp tăng lên nhanh chóng, gây ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng hơn.

Người dân giặt quần áo trên dòng sông Shenling chứa đầy rác ở quận Yuexi, tỉnh An Huy năm 2015. Ảnh: Reuters/William Hong.

Người dân đang cố gắng làm sạch nguồn nước sau vụ tràn dầu ở cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh năm 2010. Ảnh: Stringer/Reuters.

Năm 2015, Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc công bố báo cáo cho biết 2/3 lượng nước ngầm và 1/3 lượng nước mặt không an toàn đối với con người.

Trên hình là một người đánh cá ở Hồ Sào, hồ nước đang bị bao phủ bởi tảo màu xanh lá cây, tại thành phố Sào Hồ, tỉnh An Huy năm 2013. Ảnh: Reuters/China Daily.

Năm 2013, gần 11.000 con lợn chết trôi nổi trên sông Hoàng Phố gần Thượng Hải. Nhiều người nghi ngờ chúng bị vứt ra từ các trang trại ở thượng nguồn sông Hoàng Phố. Ảnh: Reuters/Aly Song.

Nước ô nhiễm là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Theo nghiên cứu, 14% các ca ung thư đường tiêu hóa ở Trung Quốc là do sử dụng nước nhiễm bẩn. Ảnh: Reuters/William Hong.

Trong một nỗ lực giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước, chính phủ Trung Quốc coi hành động gây ô nhiễm là hành vi phạm tội, có thể bị phạt tiền, thậm chí đi tù. Ảnh: Stringer/Reuters.

Thứ hai, 28/3/2016 | 16:02 GMT+7

Thứ hai, 28/3/2016 | 16:02 GMT+7

Giác quan thứ sáu, vật thể bay không xác định (UFO), ảo giác cận tử nằm trong số những bí ẩn mà khoa học chưa thể lý giải.

Theo Live Science, nhiều người dân và du khách ở thành phố nhỏ Taos, New Mexico, Mỹ, nhiều năm nay rất khó chịu và bối rối bởi tiếng kêu vo ve bí ẩn, xuất hiện trong bầu không khí sa mạc. Tuy nhiên chỉ có 2% người dân Taos báo cáo nghe thấy âm thanh có tần số thấp này.

Nhiều người tin tiếng ồn được tạo ra bởi tiếng vang bất thường, hoặc do con người cố ý tạo ra để thực hiện mục đích xấu nào đó. Đến nay vẫn không ai biết tiếng vo ve này có nguồn gốc từ đâu. Ảnh: Bobak Ha'Eri.

Trong nhiều thập kỷ qua, các nhân chứng trên khắp nước Mỹ khẳng định nhìn thấy Bigfoot, con quái vật lớn, mình đầy lông lá, mang hình dáng giống con người. Nhưng xác chết do bị săn bắn, xe đâm hoặc theo nguyên nhân tự nhiên của sinh vật này chưa từng được tìm thấy. Các nhà khoa học có lẽ không bao giờ chứng minh được những sinh vật như Bigfoot hay quái vật hồ Loch Ness có thực sự tồn tại hay không. Ảnh: Live Science.

Trực giác của con người còn được gọi là "linh cảm" hay "giác quan thứ sáu". Trực giác giúp chúng ta cảm thấy những điều không bình thường từ một người hoặc sự việc nào đó, nhưng không giải thích được. Những cảm giác này có thể đúng hoặc sai.

Các nhà tâm lý học cho rằng, tiềm thức con người ghi nhận thông tin về thế giới xung quanh, khiến chúng ta dường như cảm nhận hay nhận biết về chúng mà không rõ nguyên nhân. Trong nhiều trường hợp, trực giác rất khó để nghiên cứu và chứng minh. Ảnh: Kai Clifford.

Năm 1872, các thủy thủ trên con tàu Marie Celeste biến mất trên biển Đại Tây Dương mà không để lại dấu vết bất cứ dấu vết nào. Cảnh sát và khoa học pháp y vẫn chưa thể tìm ra manh mối về họ. Ảnh: Benjamin Haas/Dreamstime.

"Deja vu" là cụm từ tiếng Pháp mang nghĩa "đã nhìn thấy". Deja vu là một cảm giác khó hiểu, bí ẩn về những sự kiện hay hình ảnh mà chúng ta cho rằng từng trải qua hay nhìn thấy trước đây. Ví dụ, một người phụ nữ bước chân vào ngôi nhà chưa bao giờ đặt chân đến, nhưng cảm thấy khung cảnh rất quen thuộc.

Một số người tin Deja vu liên quan đến những trải nghiệm tâm linh hoặc là cái nhìn thoáng qua về cuộc sống trong kiếp trước. Nguyên nhân và bản chất của hiện tượng này vẫn còn là bí ẩn đối với khoa học hiện đại. Ảnh: Dreamstime.

Các nhân chứng ở khắp nơi trên thế giới báo cáo nhìn thấy, hoặc quay phim được những vật thể bay không xác định (UFO) trên bầu trời. Đa số UFO là những máy bay, đám mây có hình dáng kỳ lạ, trò đùa cố ý của con người, sét hòn hoặc thiên thạch. Tuy nhiên, một số trường hợp khiến khoa học không thể lý giải và nhiều người tin đó là đĩa bay của người ngoài hành tinh. Ảnh: Express.co.uk.

Những người trải qua kinh nghiệm cận tử thường tiết lộ nhiều điều huyền bí, chẳng hạn như đi vào một đường hầm sáng kỳ lạ, đoàn tụ với người thân và có cảm giác bình yên. Một số người cho rằng trải nghiệm cận tử là ảo giác tự nhiên, xảy ra do khi não bị tổn thương. Nhưng một số khác tin tưởng đây là các bằng chứng cho sự tồn tại của thế giới bên kia. Ảnh: Dreamstime.

Nhiều người tin vào sự tồn tại của sức mạnh tâm linh và nhận thức ngoại cảm (ESP). Trực giác là một dạng của sức mạnh tâm linh, giúp tiếp nhận những luồng thông tin bí mật và đặc biệt về thế giới hoặc tương lai.

Các nhà khoa học tiến hành kiểm tra những người tự cho mình có khả năng ngoại cảm, nhưng kết qủa nghiên cứu thường khá mơ hồ và tiêu cực. Một số người cho rằng sức mạnh tâm linh hay khả năng ngoại cảm là điều không thể kiểm nghiệm, vì vậy khoa học không bao giờ chứng minh được sự tồn tại của chúng. Ảnh: Null.

Y học chỉ mới bắt đầu hiểu được cách thức tâm trí ảnh hưởng đến cơ thể. Hiệu ứng giả dược (phương pháp trị liệu ảo, trong đó bệnh nhân được uống thuốc giả) cho thấy, con người có thể tự làm giảm triệu chứng bệnh hay đau đớn bằng việc tin vào hiệu quả trị liệu, bất kể việc trị liệu có thực sự hiệu quả hay không. Khả năng tự chữa lành bệnh của cơ thể gây kinh ngạc cho các nhà khoa học hơn bất kỳ thành tựu nào mà y học hiện đại tạo ra. Ảnh: Live Science.

Tiến sĩ Trần Đình Phong (Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, USTH) và đồng nghiệp đã tìm ra cấu trúc, cơ chế hoạt động của molybden sulfide vô định hình, một xúc tác có thể thay thế cho vật liệu đắt tiền là bạch kim trong phản ứng điều chế nhiên liệu sạch hydro (H2) từ nước. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí số một thế giới về khoa học vật liệu Natural Materials.

nha-khoa-hoc-viet-co-cong-bo-tren-tap-chi-noi-tieng-quoc-te

Tiến sĩ Trần Đình Phong. Ảnh: usth.

Bạch kim là vật liệu quý hiếm và đắt tiền, từ lâu giới khoa học mong muốn thiết kế các vật liệu rẻ tiền để chuyển hóa năng lượng mặt trời và nước thành H2 - nhiên liệu sạch dùng trong pin nhiên liệu. Để làm điều này, các nhà khoa học đã tìm kiếm chất xúc tác cho phản ứng oxy hóa nước thành oxy (O2) và khử nước thành H2. 

Một trong các chất xúc tác đó là molybden sulfide vô định hình. Nhưng cấu trúc của nó vẫn là bí ẩn, ngăn cản việc tìm hiểu cơ chế hoạt động của chất xúc tác và việc thiết kế vật liệu mới có nhiều ưu việt trở nên khó khăn. Từ cuối năm 2012, tiến sĩ Phong đã phát hiện ra những điều không đồng nhất trong nhiều nghiên cứu trước đó, nên anh bắt tay vào việc tìm hiểu cấu trúc của molybden sulfide.

Sau 3 năm nghiên cứu với sự hợp tác của đồng nghiệp quốc tế, sử dụng các công cụ phân tích điện hóa, phân tích quang phổ, kính hiển vi điện tử phân giải cao và phân tích hóa học hiện đại, lần đầu tiên nhóm của tiến sĩ Phong tìm ra cấu trúc và cơ chế hoạt động của molybden sulfide vô định hình trong phản ứng điều chế nhiên liệu sạch H2 từ nước.

"Molybden sulfide vô định hình là chất xúc tác rất tốt nhưng rất nhạy cảm nên nếu để điều kiện phân tích không đúng thì sẽ nhanh chóng chuyển sang vật liệu khác bền hơn nhưng ít hiệu quả hơn", tiến sĩ Phong nói và cho biết kết quả này là cơ sở quan trọng để anh cùng đồng nghiệp thiết kế chế tạo các vật liệu xúc tác mới ưu việt hơn tiến tới thiết kế chế tạo một lá xanh nhân tạo hoàn chỉnh cho việc tách H2 từ nước sử dụng năng lượng mặt trời. 

Cấu trúc của Molybden sulfide vô định hình. Vật liệu này là một polymer vô cơ hình thành từ các monomer [Mo3S13]2- thông qua chia sẻ các cầu disulfide (S-S)2-. Trong nước, các cầu disulfide (S-S)2- tự do không chia sẻ bị loại bỏ tạo thành các trung tâm xúc tác Mo cho phản ứng tạo H2.

Cấu trúc của Molybden sulfide vô định hình. Vật liệu này là một polymer vô cơ hình thành từ các monomer [Mo3S13]2- thông qua chia sẻ các cầu disulfide (S-S)2-. Trong nước, các cầu disulfide (S-S)2- tự do không chia sẻ bị loại bỏ tạo thành các trung tâm xúc tác Mo cho phản ứng tạo H2.

Tiến sĩ Trần Đình Phong 35 tuổi, tốt nghiệp Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội năm 2003 và tiến sĩ ngành Hóa học tại Đại học Paris 11, Orsay, Cộng hòa Pháp năm 2007. Từ 2008 đến 2010, tiến sĩ Phong làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS) và Trung tâm năng lượng nguyên tử và năng lượng thay thế (CEA) Pháp. 

Từ năm 2011 đến tháng 6/2015, anh làm việc tại Viện nghiên cứu năng lượng thuộc Đại học công nghệ Nanyang, Singapore. Từ tháng 7/2015 đến nay, anh là đồng Trưởng khoa, giảng viên tại khoa Khoa học vật liệu tiên tiến và công nghệ Nano, Đại học Khoa học và Công Nghệ Hà Nội (USTH). 

"Về nước tôi có phòng thí nghiệm của riêng mình, cùng với quyết tâm của bản thân, tôi tự tin rằng chúng tôi sẽ có nghiên cứu cạnh tranh với các nước trong khu vực dù mất nhiều thời gian. Làm việc cẩn thận và đam mê sẽ giúp chúng ta thành công", tiến sĩ Phong nói về lý do trở về Việt Nam.

Nhóm của anh đang thực hiện các nghiên cứu chế tạo vật liệu nano ứng dụng cho chuyển hóa năng lượng và xử lý môi trường. 

Phạm Hương

Bài viết theo tháng

Tin tức nổi bật trong tuần

Đối tác