Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

cac-ly-thuyet-ve-thoi-gian

Thời gian của Newton tách biệt khỏi không gian, như một đường thẳng từ quá khứ tới tương lai. Ảnh: Universe in a nutshell/Stephen Hawking

Trong cuốn sách "Các nguyên lý toán học" xuất bản năm 1687, Newton mô tả thời gian và không gian như một khung nền cho các sự kiện diễn ra, và thời gian không thể làm ảnh hưởng tới các sự kiện đó. 

Thời gian của Newton là đơn tuyến, như một đường thẳng kéo dài từ quá khứ tới hiện tại. Tuy nhiên, nếu vậy nghĩa là vũ trụ phải được sáng tạo ra tại một thời điểm, và tại sao lại phải chờ đợi quá lâu, dài gần như vô tận cho tới thời điểm đó. Nói cách khác, "Chúa đã làm gì trước khi sáng tạo ra vũ trụ?", Hawking viết.

Đặc biệt, nếu thời gian là đơn tuyến, tại sao vạn vật trong vũ trụ không đạt tới trạng thái cân bằng nhiệt, với nhiệt độ của mọi thứ đều như nhau? Ví dụ để một cốc nước nóng trong phòng, tới một thời điểm nhiệt độ của cốc nước sẽ cân bằng với nhiệt độ phòng. Đây là các vấn đề Hawking đặt ra trong cuốn sách "Vũ trụ trong một vỏ hạt dẻ" khi nói về thời gian của Newton.

Theo Immanuel Kant, một nhà triết học Đức, thì đây là "một sự mâu thuẫn thuần lý tính" (antinomy of pure reason) và không thể giải đáp. Tuy nhiên, nếu xét trên quan điểm thuyết tương đối rộng của Einstein, kết hợp thời gian cùng với 3 chiều không gian thành cái gọi là "không thời gian" – spacetime, những thắc mắc này sẽ được giải quyết.

Trong lý thuyết của Einstein, không thời gian không tách biệt với các sự kiện diễn ra, mà nó thực sự tham gia vào các sự kiện đó. Bất kỳ vật thể có khối lượng nào cũng làm cong không thời gian xung quanh nó, gây ra hiệu ứng hấp dẫn. Có thể hình dung tính chất này như một quả bóng đặt trên đệm cao su tượng trưng cho không thời gian. Do sức nặng của mình, quả bóng sẽ làm lún "không thời gian" xung quanh nó. Không thể làm cong không gian mà không làm biến đổi thời gian.

Như vậy, theo thuyết tương đối rộng, không thời gian và vũ trụ gắn liền với nhau. Hawking cũng thừa nhận trong cuốn sách của mình, thời gian "có một sự khởi đầu và kết thúc. Việc hỏi cái gì đã xảy ra trước khi thời gian bắt đầu và cái gì sẽ xảy ra sau khi thời gian kết thúc là vô nghĩa vì lúc đó nó không được xác định."

cac-ly-thuyet-ve-thoi-gian-1

Thời gian có hình quả lê. Ảnh: Universe in a nutshell/Stephen Hawking

Từ đó, Hawking cho rằng "thời gian phải có một hình dáng". Ông cho rằng không chỉ khối lượng của các vật thể bẻ cong không thời gian, mà cả năng lượng cũng góp phần. Năng lượng bẻ cong không thời gian làm cho các tia sáng cũng phải đi theo đường cong và hướng lại gần nhau.

Tưởng tượng chúng ta có một nón ánh sáng, trong đó người quan sát đứng ở đỉnh nón quan sát về quá khứ (do ánh sáng từ các sự kiện xa xôi trong vũ trụ phải mất thời gian tính bằng nhiều năm ánh sáng để tới người quan sát, nên thực ra người đó đang nhìn về quá khứ). Càng ở phía dưới nón, người quan sát sẽ càng thấy nhiều thiên hà ở các thời điểm rất sớm của vũ trụ.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng vũ trụ đang giãn nở, nghĩa là ban đầu, mọi thứ phải ở rất gần nhau tại một nơi có mật độ rất lớn. Do đó người quan sát sẽ thấy một phông bức xạ vi sóng (microwave background) lan truyền tới dọc theo nón ánh sáng.

Thực nghiệm đã xác nhận điều này là đúng. Các máy đo đã phát hiện ra một phổ bức xạ đặc trưng cho nhiệt độ 2,7K (âm 270 độ C) truyền tới Trái Đất, nghĩa là "bức xạ cần phải đến từ các vùng có vật chất làm tán xạ vi sóng", theo Hawking.

Từ các cơ sở này, Hawking đã kết luận, ánh sáng từ quá khứ truyền tới Trái Đất theo nón ánh sáng đã từng bị bẻ cong bởi một lượng vật chất rất lớn. Nó đủ lớn để uốn các tia sáng hội tụ với nhau tại một điểm duy nhất.

Đây chính là điểm kỳ dị, nơi phát sinh vụ nổ lớn Big Bang sinh ra vũ trụ hiên nay. Hawking cho rằng đây cũng là điểm thời gian bắt đầu. Như vậy, thời gian có hình dáng giống như một quả lê, phình ra ở giữa và bé lại ở 2 đầu.

Cũng theo Hawking, thời gian sẽ kết thúc khi "các ngôi sao hoặc các thiên hà suy sập dưới lực hấp dẫn của bản thân chúng để tạo thành các hố đen."

Nguyễn Thành Minh

tai-sao-con-nguoi-hat-hoi-ba-lan-lien-tiep

Luồng khí chứa vi khuẩn bắn từ lồng lực ra ngoài ở tốc độ 160 km/h. Ảnh: Flickr.

Theo Science Alert, hắt hơi xảy ra do một số nguyên nhân, từ bụi bẩn, bệnh tật đến phản ứng cảm xúc và cả ánh sáng Mặt Trời, nhưng tác nhân thực sự là dịch nhầy trong mũi và cổ họng, bởi dịch nhầy này kiểm soát phản ứng hắt hơi.

Khi hắt hơi, cơ ngực ép lên phổi, làm sản sinh một luồng khí di chuyển theo chiều hướng lên. Trong khi khoang miệng đóng kín, luồng khí bắn thẳng qua mũi ở tốc độ lên tới 160 km/h, theo Mother Nature Network. Luồng khí này chứa từ 2.000 đến 5.000 giọt vi khuẩn.

Đôi khi, một lần hắt hơi là đủ để làm sạch dịch nhầy khó chịu trong đường hô hấp. Việc hắt hơi ba lần liên tiếp xảy ra khi chúng ta cần đẩy dịch nhầy nằm sâu trong cổ họng hoặc khoang mũi ra ngoài.

Lần hắt hơi thứ nhất làm làm long dịch nhầy, lần hắt hơi thứ hai đưa dịch nhầy lên mũi và lần hắt hơi thứ ba làm bắn dịch nhầy ra ngoài.

Dù quá trình này có vẻ đơn giản, nhưng hành động hắt hơi ở mỗi người diễn ra với âm thanh và nhịp điệu khác nhau. Hắt hơi nhiều lần chắc chắn xảy ra khi cơ thể phải cố gắng hơn bình thường để làm sạch đường hô hấp.

Xem thêm: Tại sao hình xăm tồn tại vĩnh viễn trên cơ thể.

Phương Hoa

Chủ nhật, 1/5/2016 | 08:00 GMT+7

Chủ nhật, 1/5/2016 | 08:00 GMT+7

Từ bầu trời cho tới mặt đất, chỗ nào của Delhi (Ấn Độ) cũng ngột ngạt bởi bầu không khí ô nhiễm và rác rưởi khắp nơi.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2014, Delhi, vùng đất bao gồm thủ đô New Delhi của Ấn Độ, là khu vực ô nhiễm nhất thế giới.

Những khu công nghiệp gần kề xả chất thải hóa học ra sông Yamuna, khiến con sông này phủ trắng một thứ bọt độc hại. Sông Yamuna chảy dọc đất nước Ấn Độ, không chỉ là nguồn cung cấp nước cho 57 triệu người mà còn là nơi sinh hoạt tâm linh của rất nhiều người theo đạo Hindu. Mọi người ở mọi lứa tuổi đều tắm và uống nước của sông Yamuna vì tin rằng, nước sông sẽ xóa tội lỗi của họ. 

Một người đàn ông và một cậu bé tắm ở sông Yamuna. Dù chỉ chiếm 2% tổng chiều dài của cả con sông Yamuna, nhưng đoạn chảy qua Delhi lại là nơi ô nhiễm nặng nhất, vì vậy chính quyền địa phương đã yêu cầu người dân không được cho gia súc xuống sông tắm. 

Những người đàn ông này vò quần áo tại một vũng nước bên cạnh khu vực tắm của gia súc; sau đó họ đem ra giũ ở sông Yamuna. 

Quần áo đã được giặt "sạch" sẽ được phơi ở dưới gầm cầu vượt, bên cạnh một bãi phế thải. 

Người nghèo ở Ấn Độ thường không có sự lựa chọn nào khác là phải sống cạnh những kênh nước thải lộ thiên ở Noida - một thành phố ở rìa New Delhi. 

Người dân tắm và uống nước ngay tại những bậc thang trước đền thờ Nizamuddin Sufi ở Delhi. Trước đây, người dân thường tới đây để múc nước sạch về sinh hoạt, nhưng nay, nguồn nước ở đây cũng bị ô nhiễm như nhiều nơi khác ở thành phố. 

Nhằm đảm bảo sức khỏe, người đàn ông phải quấn quanh mình một chiếc màn để tránh muỗi khi ngủ. Những căn bệnh như sốt xuất huyết luôn là mối đe dọa đối với những người sinh sống dọc sông Yamuna và kênh nước thải.

Dù nước bị ô nhiễm nặng nhưng cậu bé này vẫn đầm mình xuống sông Yamuna để mò những đồ vật tôn giáo, từ tiền xu cho tới các bức tượng nhỏ bằng kim loại, mà người dân thường ném xuống.

Những đồ vật này sau đó sẽ được bán cho các cửa hàng tái chế. Để mưu sinh, không chỉ người lớn mà cả trẻ em cũng phải đi thu lượm đồ phế liệu ở các bãi rác hoặc sông lớn. 

Một bé gái khác cũng đang tìm các vật phế liệu bằng nhựa tại một bãi rác lớn ở Bhalswa. Nếu may mắn, một người đi thu lượm đồ phế liệu có thể kiếm 1000 rupee (15 USD)/ngày. 

Sau một ngày thu lượm phế liệu, cậu bé tranh thủ tắm ở đoạn ống nước bị rò rỉ, gần bãi rác cậu đang làm việc. 

Trong khi đó, một số đứa trẻ khác lại chơi đùa vui vẻ ở sông Yamuna. 

Ngôi làng ở phía bắc Delhi nằm dưới chân một bãi rác lộ thiên. Rác liên tục cháy âm ỉ, hình thành nên đám mây khói bao phủ ngôi làng cả ngày lẫn đêm. 

Việc đốt rác và phế thải là một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí ở Delhi. 

Kim Dung (Ảnh: National Geographic)

Theo BBC, để chống lại ảnh hưởng của tình trạng không trọng lực, Tim phải sử dụng một đai đeo quanh người khi đứng trên máy chạy. Phi hành gia đã hoàn thành quãng đường 42 km trong thời gian 3 giờ 35 phút, theo Cơ quan không gian châu Âu.

Trước khi sự kiện diễn ra, Peake gọi đây là một "thử thách vĩ đại".

"Tôi rất vui vì nó diễn ra vào cuối nhiệm vụ của mình, nên tôi có nhiều thời gian để làm quen với máy chạy bộ T2", Peake nói.

Dây đai đàn hồi giữ phần vai và hông, giúp giữ cơ thể của Peake tiếp xúc với băng chuyền của máy chạy đặt trên trạm vũ trụ. Chúng được thiết kế để tạo ra lực chân cần thiết giúp cho cơ và xương của phi hành gia có được sự vận động trong điều kiện không trọng lực.

Phi hành gia sinh ở Chichester này đã từng tham gia cuộc thi marathon London vào năm 1999 với thời gian 3 giờ 18 phút 50 giây. Ông không cố phá kỷ lục cá nhân đó của mình do đội ngũ y tế muốn đảm bảo sức khỏe cho chuyến trở lại Trái Đất vào tháng 6.

Trạm vũ trụ ISS quay quanh Trái Đất với vận tốc tương đối 28.800 km/h nên Peake đã di chuyển được quãng đường hơn 86.000 km trong lúc chạy.

Nguyễn Thành Minh

tu-duy-theo-kieu-sherlock-holmes

Bức tượng thám tử Sherlock Holmes. Ảnh: Alamy

Theo BBC, ngay sau khi Andrew John Lees bắt tay vào sự nghiệp y khoa tại Đại học Bệnh viện London, một trong những cấp trên của ông giao cho ông một danh sách sách cần đọc khá lạ. Thay vì các quyển sách cổ lỗ về giải phẫu, nó bao gồm một bộ Sherlock Holmes toàn tập.

Một thám tử hư cấu có thể dạy gì cho một nhà thần kinh học? Theo Lees, dù chuyên môn của bạn là gì, bạn đều có thể có được bài học đầu tiên về cách tư duy duy lý.

Lees chỉ ra, tác giả của Holmes là Conan Doyle, bản thân là một bác sĩ, và có những bằng chứng cho thấy ông sáng tạo ra nhân vật này dựa theo một trong những bác sĩ hàng đầu thời đó, Joseph Bell của bệnh viện hoàng gia Edinburgh.

"Tôi nghĩ là tôi sẽ viết một câu chuyện về một người hùng xử lý tội phạm như cách mà Bell xử lý bệnh tật", Doyle cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1927.

Chú ý vào tiểu tiết

Tuy nhiên, Lees cũng nghi ngờ rằng khi phát triển các câu chuyện của mình, Doyle có thể cũng sử dụng cảm hứng từ một số bác sĩ khác, như William Gowers, người viết cuốn "Hướng dẫn về các căn bệnh hệ thần kinh", được coi là "Bible of Neurology" – thánh kinh về thần kinh học.

Gower thường dạy cho sinh viên của mình bắt đầu chẩn đoán ngay từ thời điểm bệnh nhân bước chân vào phòng khám, như được ghi trong các giải thích lâm sàng của ông.

"Bạn có chú ý ngay từ lúc anh ta bước vào phòng không? Nếu không thì tôi khuyên bạn nên làm như vậy. Một trong những thói quen cần thiết và không được bỏ qua là quan sát bệnh nhân ngay khi họ bước vào, chú ý tới vẻ ngoài và dáng đi. Bạn có thể nhận ra bệnh nhân đi khập khiễng và một số sắc thái khác thường của khuôn mặt".

tu-duy-theo-kieu-sherlock-holmes-1

Giáo sư Andrew John Lees. Ảnh: Wikipedia

Đây là điều khá giống với thói quen quan sát và suy luận của Holmes với mỗi người mà thám tử này gặp. Cụ thể, với cả hai người, họ đều chú ý tới những thứ dường như không quan trọng.

"Từ lâu nó đã là chân lý của tôi, những thứ nhỏ nhặt là những thứ cực kỳ quan trọng", Doyle viết.

Cả Gowers là Holmes cũng cảnh báo không nên để các định kiến của bản thân làm sai lệch đánh giá. Với họ, cần bình tĩnh và quan sát thật khách quan. Đây là lý do mà Holmes phê bình cộng sự Watson trong vụ án "Scandal xứ Bohemia": "Anh đang nhìn chứ không phải quan sát. Sự khác biệt là rất rõ ràng".

Hoặc nói theo kiểu của Gowers: "Phương pháp nên áp dụng là, khi gặp một trường hợp không quen thuộc, cần xử lý nó theo đúng cách lần đầu tiên gặp phải, quên đi tất cả những kinh nghiệm trước đây, coi nó là một vấn đề mới, riêng, để điều tra".

Lấy ví dụ một trường hợp mà Gowers áp dụng phương pháp này trong đời thực để nghiên cứu về một bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm với các biểu hiện rối loạn tâm lý tương tự như chứng rối loạn phân ly (hysteria):

"Tôi tình cờ nhìn thấy bản khai của anh ta ghi nghề nghiệp thợ sơn. Từ đó tôi quan sát nướu răng và thấy các dấu hiệu ảnh hưởng đặc trưng của các ảnh hưởng từ nghề nghiệp của anh ta". Như vậy, chỉ đơn giản dùng mắt quan sát những dấu hiệu mà người khác bỏ qua, Gowers đã suy ra được rằng bệnh nhân bị đầu độc bởi các chất nhuộm màu sử dụng hàng ngày trong công việc.

Còn rất nhiều các ví dụ khác, như cách cả hai sử dụng phương pháp "suy luận ngược". Trong trường hợp của Gowers là mổ xẻ tất cả các cách có thể dẫn đến một căn bệnh cụ thể, còn với Holmes là các vụ giết người. Phương pháp này có thể tóm tắt trong câu nói nổi tiếng của Holmes "Khi bạn đã loại trừ mọi khả năng không thể xảy ra, bất cứ cái gì còn lại, dù vô lý, phải là sự thật".

Nhưng có lẽ bài học quan trọng nhất từ Gowers và Holmes, đó là giá trị của việc nhận ra lỗi lầm.

"Các quý ông, chúng ta sẽ luôn cảm thấy dễ chịu khi làm đúng, nhưng nói chung một điều sai sẽ hữu dụng hơn nhiều", Gowers viết. Holmes từng nói: "Tôi thú nhận rằng mình đã bị mù như một con chuột chũi, nhưng nhận ra muộn còn hơn không".

Sự khiêm tốn này là chìa khóa để họ vượt qua những "lời nguyền chuyên gia" đã tấn công rất nhiều con người tài năng và thông minh. Trong vài năm qua, nhà thần kinh học nhận thức Itiel Dror của Đại học College London đã ghi lại rất nhiều trường hợp trong đó các chuyên gia ở cả hai lĩnh vực y học và khoa học pháp y đã để những định kiến làm ảnh hưởng tới phán đoán của họ, trong cả các tình huống một mất một còn.

tu-duy-theo-kieu-sherlock-holmes-2

Tiểu thuyết gia Conan Doyle. Ảnh: BBC

Dù bản chất chính xác của các ảnh hưởng của Gowers tới Doyle có là gì, thì những bài học của Holmes ngày nay cũng hỗ trợ rất nhiều cho phương pháp suy luận logic. Ngay cả những công nghệ tiên tiến nhất cũng không bao giờ thay thế được sức mạnh của sự quan sát đơn giản và loại trừ hợp lý. Như Lees nói, các bệnh viện "vẫn là một hiện trường tội ác" – và chúng ta vẫn cần những bộ não sáng suốt nhất để giải quyết những bí ẩn đó. Lees cũng chỉ ra, nếu muốn luyện tập phương pháp suy luận loại trừ, bạn nên đọc đi đọc lại Sherlock Holmes.

Nguyễn Thành Minh

may-gia-toc-hat-manh-nhat-the-gioi-bi-chon-pha

Máy gia tốc hạt mạnh nhất thế giới đặt tại CERN. Ảnh: BBC.

Theo NPR, Máy Gia tốc hạt Lớn (LHC), cỗ máy siêu dẫn dài 27 km đập vỡ proton ở tốc độ gần với vận tốc ánh sáng, đã ngừng hoạt động vào sáng sớm hôm 28/4. Các kỹ sư điều tra vụ việc tìm thấy dấu vết của một sinh vật có lông gần đường gây điện bị cắn đứt.

"Chúng tôi gặp vấn đề về điện, và chúng tôi chắc chắn sự việc này do một loài vật nhỏ gây ra". Arnaud Marsollier, phát ngôn viên của Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN), cơ quan quản lý cỗ máy gia tốc hạt trị giá 7 tỷ USD ở Thụy Sĩ cho biết. Dù chưa tiến hành phân tích kỹ lưỡng dấu vết con vật để lại, nhóm điều tra tin đó là một con chồn.

Vụ hư hỏng xảy ra khi LHC chuẩn bị thu thập dữ liệu mới về Higgs Boson, loại hạt cơ bản được phát hiện vào năm 2012. Hạt Higgs cung cấp khối lượng cho các hạt khác và là nền tảng của lý thuyết vật lý hạt hiện đại.

Dữ liệu gần đây chỉ ra một loại hạt khác chưa được phát hiện có thể được sản sinh bên trong LHC. Nếu loại hạt đó tồn tại, nó có thể cách mạng hóa hiểu biết của các nhà nghiên cứu về mọi thứ từ định luật hấp dẫn đến cơ học lượng tử.

Theo Marsollier, các nhà khoa học sẽ phải chờ công nhân khắc phục sự cố. Việc sửa chữa diễn ra trong vài ngày, nhưng để cỗ máy sẵn sàng đập vỡ các hạt cần thêm một hoặc hai tuần. "Thời điểm có thể là giữa tháng 5", Marsollier nói.

Marsollier cho biết những sự cố như trên không phải chưa từng xảy ra. LHC nằm ở ngoại ô Geneva. "Cơ sở của chúng tôi ở vùng đồng quê, tất nhiên động vật hoang dã có ở khắp mọi nơi", Marsollier  chia sẻ. Năm 2009, một con chim từng làm rơi chiếc bánh mì nhỏ lên hệ thống điện quan trọng của LHC.

Xem thêm: Người có nửa mặt không lão hóa vì cho đầu vào máy gia tốc hạt.

Phương Hoa

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

tat-tam-thoi-kinh-nguyet-cua-nu-phi-hanh-gia-tren-vu-tru

Nữ phi hành gia Terry Virts của NASA cùng các cộng sự. Ảnh: NASA

Theo Science Alert, hệ thống xử lý chất thải  trên trạm vũ trụ quốc tế ISS không được thiết kế để xử lý máu kinh, vì nhà vệ sinh được kết nối với hệ thống lọc lại nước tiểu thành nước uống. Vì vậy, ngày càng nhiều phi hành gia phải uống thuốc tránh thai để tạm dừng chu kỳ kinh nguyệt trong cả các chuyến du hành và các nhiệm vụ đào tạo, theo một báo cáo trên tạp chí Microgravity ngày 21/4.

Cách phổ biến nhất là uống một viên progesterone (một loại hormone có tác dụng ức chế rụng trứng). Một cách khác phổ biến thứ hai là đặt vòng trong tử cung, có thể an toàn trong vòng 3 đến 5 năm. Tuy nhiên khả năng ngăn chặn chu kỳ của phụ nữ phụ thuộc vào loại vòng được sử dụng. Hiện nay có hai loại: vòng đồng và vòng nội tiết, trong đó vòng nội tiết hiệu quả hơn.

Cấy dưới da là một lựa chọn khác, cho thời gian hiệu quả lên đến 3 năm. Và cuối cùng là tiêm thuốc tránh thai depo-provera. Đây là một mũi tiêm hormone tương tự progesterone. Nó cần được tiêm nhắc lại sau mỗi 12 tuần, hiệu quả từ 2 đến 3 năm.

Theo Kristin Jackson, một bác sĩ chuyên khoa sản và phụ khoa, các phương pháp tốt nhất là uống thuốc hoặc đặt vòng.

"An toàn tuyệt đối cho phụ nữ muốn tạm dừng chu kỳ kinh nguyệt của mình", bà cho biết. "Rất nhiều phụ nữ có chu kỳ phức tạp và không có lý do về y tế nào cho thấy cần phải có chu kỳ mỗi tháng".

Tuy nhiên, "điều quan trọng cần lưu ý là không có phương pháp nào đảm bảo có thể ngăn chặn tất cả các chu kỳ. Mỗi người một khác, nhưng có vài phương pháp đáng tin cậy hơn số còn lại", bà nói.

Những phương pháp đáng tin cậy nhất không đồng nghĩa với an toàn nhất. Bà lấy ví dụ phương pháp tiêm depo.

"Chúng tôi phải giám sát chặt chẽ những bệnh nhân đang trong quá trình tiêm, vì một trong những tác dụng phụ là gây loãng xương. Khi bạn sống trong môi trường vi trọng lực, loãng xương đã là một vấn đề có sẵn, nên liệu pháp tiêm sẽ không có lợi cho các phi hành gia".

"Các nghiên cứu về phụ nữ trong quân đội đã cho thấy rằng rất nhiều người muốn tạm dừng chu kỳ kinh nguyệt khi đang làm nhiệm vụ nên có thể suy rộng ra các nữ phi hành gia cũng vậy", tác giả của báo cáo Varsha Jain từ Trung tâm khoa học sinh lý người trên vũ trụ, Đại học Hoàng gia London cho biết.

Jain và nhóm của bà đã chỉ ra mối quan ngại khác: nơi chứa thuốc tránh thai trên tàu vũ trụ. Mang theo lượng thuốc tránh thai đủ dùng cho ba năm trên tàu vũ trụ là ý tưởng thiếu thực tế.

"Sẽ phải cần khoảng 1.100 viên thuốc cho 3 năm, làm tăng thêm khối lượng đóng gói cùng các yêu cầu xử lý rác thải cho chuyến bay", nhóm nghiên cứu chỉ ra.

Ngoài ra còn có các báo cáo về tác dụng phụ gây loãng xương của các loại thuốc này. Do đó, đặt vòng hoặc cấy ghép dưới da sẽ là các phương pháp tốt nhất, thực hiện trước mỗi chuyến bay vào vũ trụ và không cần phải thay thế cho tới khi trở về Trái Đất.

Xem thêm: Trung Quốc bùng nổ nhà khoa học triệu đô.

Nguyễn Thành Minh

ba-thien-ha-hop-nhat-de-ra-sieu-ho-den

Siêu hố đen lớn gấp 3,8 tỷ lần Mặt Trời ở trung tâm của thiên hà IRAS 20100-4156. Ảnh minh họa: UMG.

Theo Tech Insider, các nhà nghiên cứu theo dõi hệ thống kính viễn vọng Australian Square Kilometre Array Pathfinder (ASKAP) phát hiện ra siêu hố đen đặc biệt khi đang tiến hành công việc đo đạc thường ngày. Những dòng khí ở trung tâm một thiên hà cách Trái Đất 1,8 tỷ năm ánh sáng di chuyển với tốc độ hơn 600 km/h, nhanh gấp đôi so với dự đoán của nhóm nghiên cứu.

Tốc độ di chuyển siêu nhanh của dòng khí chỉ ra sự tồn tại của một vật thể khác thường là hố đen khổng lồ ở trung tâm thiên hà. Các nhà khoa học tin rằng ở trung tâm của mọi thiên hà lớn đều tồn tại một hố đen siêu lớn. Dải Ngân Hà của chúng ta là ngôi nhà của hố đen có khối lượng lớn gấp 4 triệu lần Mặt Trời.

Tuy nhiên, thiên hà IRAS 20100–4156 mà nhóm nghiên cứu ở ASKAP quan sát dường như bao gồm ba thiên hà xoắn ốc riêng biệt (một loại thiên hà hình thành đĩa sao, bụi và khí xoay tròn trên một mặt phẳng, có phần trung tâm phình lên do tập trung mật độ sao cao). Khi các thiên hà này đâm vào nhau, hố đen ở trung tâm của chúng sáp nhập làm một, tạo thành một hố đen đồ sộ nặng gấp 3,8 tỷ lần Mặt Trời.

Khí gas hình thành gần trung tâm thiên hà xoay tròn do trọng lực cực mạnh của siêu hố đen và phát ra sóng vô tuyến, được hai kính viễn vọng ASKAP và Australia Telescope Compact Array ghi lại. Nhóm nghiên cứu công bố phát hiện hôm 26/4 trên nguyệt san của Hiệp hội Thiên văn học Hoàng gia.

"Dòng khí chuyển động rất nhanh này cho chúng tôi biết về độ lớn của hố đen. Đây là cách đo trực tiếp khối lượng hố đen bằng vật thể xoay quanh nó, một phương pháp thực sự thú vị", nhà vật lý thiên văn Lisa Harvey-Smith, tác giả chính của nghiên cứu, chia sẻ.

Hố đen siêu lớn tọa lạc ở khu vực nhiều bụi và sao sản sinh ở trung tâm thiên hà, với tốc độ hình thành sao nhanh khác thường. Dù hố đen hủy diệt mọi thứ xung quanh chúng, các nhà khoa học quan sát thấy hố đen ra đời từ thiên hà sáp nhập có thể nằm cạnh những vùng sản sinh sao với tốc độ nhanh gấp 100 lần các khu vực khác trong vũ trụ.

Theo nhóm nghiên cứu, tốc độ hình thành sao được đẩy nhanh có thể do các đám mây sao bị nén chặt khi va chạm vào nhau trong quá trình thiên hạ sáp nhập. "Chúng tôi muốn biết liệu sự va chạm giữa các thiên hà và quá trình hình thành hố đen siêu lớn có tác động đến tốc độ hình thành sao không và tác động đó thay đổi như thế nào theo thời gian", Harvey-Smith nói.

Các nhà vật lý tin rằng hố đen lớn nhất trong vũ trụ có thể đạt khối lượng lớn gấp 40 tỷ lần Mặt Trời. Theo Harvey-Smith, việc đo khối lượng siêu hố đen ở các thiên hà với độ tuổi khác nhau có thể giúp giới nghiên cứu hiểu rõ hơn về cách thiên hà tiến hóa trong lịch sử vũ trụ.

Xem thêm: Liệu hố đen có phải là cánh cổng dẫn tới thế giới khác.

Phương Hoa

Móc câu, lưới đánh cá dài 13 m, vỏ nhựa bọc động cơ ô tô dài 70 cm... chỉ là số ít trong các loại rác thải người ta tìm thấy trong bụng những con cá nhà táng chết trên vùng biển phía bắc nước Đức.

Sự thật bàng hoàng

Theo Counter Current News, chỉ trong vài tháng đầu năm, 13 con cá nhà táng đã liên tục mắc cạn và chết trên bờ biển bang Schleswig-Holstein (Đức). Cùng thời điểm đó, số lượng những con cá này bị trôi dạt vào bờ biển ở các nước Anh, Hà Lan, Pháp, Đan Mạch cũng lên tới 30. Tất cả đều là cá nhà táng đực ở độ tuổi từ 10-15, nặng 12-18 tấn.

Vườn Quốc gia Wadden Sea Schleswig-Holstein cho hay sau khi tiến hành mổ khám nghiệm những con cá chết ở Đức, các nhà nghiên cứu phát hiện ra bốn trong số đó chứa khối lượng lớn rác thải trong dạ dày. Lượng rác này bao gồm một chiếc lưới đánh cá dài 13 m, một vỏ nhựa bọc động cơ ô tô mảnh vỡ của một chiếc xô nhựa. Những vật thể này có thể là vô tình hoặc do chúng nhầm tưởng là con mồi và nuốt vào.

bung-ca-voi-chet-tren-bien-chau-au-chua-day-rac

Hàng chục con cá nhà táng bị mắc cạn và chết trên vùng biển các nước châu Âu như Đức, Anh, Hà Lan, Pháp, Đan Mạch. Ảnh: Indiatimes

Đi tìm lời giải cho cái chết của cá nhà táng

Tuy nhiên, các nhà khoa học giải thích rác thải không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc cá nhà táng bị mắc cạn và chết. Viện trưởng Viện nghiên cứu động vật hoang dã thủy sản tại Đại học Thú y Hannover - bà Ursula Siebert cho biết, số cá này chết do bị suy tim khi lạc vào vùng nước nông.

Thông thường, cá nhà táng đực di chuyển từ khu vực sinh sản nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới đến vùng biển lạnh ở các vĩ độ cao hơn. Đây một trong những loài động vật lặn sâu nhất trong số động vật biển có vú. Khi tìm kiếm thức ăn, chúng có thể lặn xuống độ sâu tới 1.000 m. Vì vậy, các nhà khoa học dự đoán số cá bị mắc cạn ở vùng biển Bắc Âu đã bị mất phương hướng và lạc vào khu vực này khi đang đi tìm mực ống - thức ăn yêu thích của chúng. Vùng biển không đủ sâu đã khiến cho chúng bị suy tim và chết.

bung-ca-voi-chet-tren-bien-chau-au-chua-day-rac-1

Đoạn lưới đánh cá dài 13 m tìm thấy trong bụng những con vật xấu số. Ảnh: Indiatimes

Nguyên nhân sâu xa

Theo WDC (tổ chức phi lợi nhuận bảo tồn cá voi và cá heo), có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc cá voi bị mắc cạn. Một trong số đó là ô nhiễm tiếng ồn từ các tàu và hoạt động khoan khảo sát của con người hoặc thậm chí là những thay đổi rất nhỏ trong từ trường trái đất. Ngoài ra, người ta còn phát hiện trong nội tạng những con cá voi hoa tiêu mắc cạn tại bờ biển Scotland vào năm 2013 chứa hàm lượng lớn chất độc gây nên bởi tình trạng ô nhiễm đại dương. Khi chất độc ngấm vào trong cơ thể, nó khiến cá voi bị stress, dẫn đến việc chúng không còn khả năng định vị và mất phương hướng. Mặc dù vậy, hiện các nhà khoa học vẫn chưa có kết luận chính xác về việc tại sao lại xảy ra hiện tượng hàng loạt cá mắc cạn gần đây.

Ursula Siebert cho biết thêm, những con cá voi mắc cạn may mắn thoát chết cũng có rất ít cơ hội sống sót bởi lượng rác thải trong bụng sẽ phá hủy và gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho hệ tiêu hóa của chúng. Ngoài ra, dạ dày chứa đầy rác cũng khiến cho cá voi luôn có cảm giác đầy bụng, từ đó dẫn đến việc kém ăn. Dần dần, chúng sẽ bị suy dinh dưỡng và chết.

Mặc dù rác thải không gây ra cái chết ngay lập tức đối với loài cá voi, đây là lời cảnh báo cho tình trạng ô nhiễm biển cũng như ô nhiễm môi trường đáng báo động. "Những mảnh vụn nhựa trong dạ dày của những con cá xấu số bản cáo trạng khủng khiếp cho tội ác của con người", Hal Whitehead, nhà nghiên cứu cá voi tại Đại học Dalhousie ở Nova Scotia, Canada phát biểu.

Xem thêm: Cá mập nửa tấn chết thảm sau khi mắc kẹt vào lưới

Thứ bảy, 30/4/2016 | 06:47 GMT+7

Thứ bảy, 30/4/2016 | 06:47 GMT+7

Xin hỏi đây là rắn gì? (Mai Hình)

day-la-ran-gi

Con rắn màu xanh. Ảnh: NVCC

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }

Thứ bảy, 30/4/2016 | 06:00 GMT+7

Thứ bảy, 30/4/2016 | 06:00 GMT+7

Tên lửa đẩy Saturn V giúp đưa Neil Armstrong và Buzz Aldrin đặt chân tới Mặt Trăng năm 1969, tiêu thụ hơn 2.000 tấn nhiên liệu trong quá trình khởi động, tương đương khối lượng của 763 con voi.

Lượng nhiên liệu 'đo bằng voi' để khởi động tên lửa

Thứ sáu, 29/4/2016 | 12:07 GMT+7

Thứ sáu, 29/4/2016 | 12:07 GMT+7

Pháp thể của hòa thượng được tôn là Phật sống ở Trung Quốc được chuyển thành pho tượng vàng tuyệt đẹp 4 năm sau khi ông viên tịch.

Hòa thượng Phúc Hậu viên tịch vào năm 2012 sau khi dành phần lớn thời gian tu hành ở chùa Sùng Phúc tại thành phố Tuyền Châu phía đông nam Trung Quốc. Nhà chùa quyết định ướp xác hòa thượng Phúc Hậu để tưởng nhớ đóng góp của ông cho đạo Phật và truyền cảm hứng cho những người theo đạo. Ảnh: AP.

Hòa thượng Phúc Hậu quy y cửa Phật từ năm 13 tuổi và dành trọn cuộc đời cho việc tu hành trước khi qua đời ở tuổi 94. Ông sinh năm 1919 tại thị trấn Thanh Dương (nay là Tuyền Châu). Theo People's Daily, ông được tôn là bậc cao tăng nhờ phẩm hạnh cũng như sự chuyên tâm tu hành. Ảnh: QQ.

Thường ngày, nhà sư rất ít nói và hiếm khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Ông là người hiền hậu, được nhiều hậu bối kính trọng. Trước khi mất, hòa thượng Phúc Hậu bày tỏ tâm nguyện muốn được ướp xác. Ảnh: Đông Nam buổi sáng.

Ngay sau khi Phúc Hậu viên tịch, hai chuyên gia ướp xác lau sạch pháp thể nhà sư, xử lý qua nhiều công đoạn, niêm phong bên trong một chiếc ang sứ lớn ở tư thế kiết già và lưu giữ ở gian thờ tổ tiên trong chùa Phổ Chiếu. Trong lễ mở ang diễn ra vào tháng 1 năm nay, xác nhà sư vẫn nguyên vẹn sau ba năm, hầu như không có dấu hiệu phân hủy ngoại trừ phần da khô kiệt. Ông được coi là "nhục thân Phật" (Phật sống). Ảnh: AP.

Những người theo đạo Phật ở địa phương tin rằng chỉ thân thể của một nhà sư thực sự đức hạnh mới còn nguyên vẹn sau khi ướp xác. Ảnh: AP.

Trong vài tháng qua, các chuyên gia ướp xác tiếp tục lau sạch thân thể nhà sư bằng rượu, bọc nhiều lớp vải gạc, phủ sơn mài, cuối cùng dát lá vàng và sơn vàng. Cuối cùng, tượng Phật sống được khoác bộ áo cà sa và đặt trong khung kính gắn thiết bị chống trộm. Ảnh: AP.

"Tượng nhà sư Phúc Hậu đang đặt trên núi để người dân thờ cúng. Sau đó, bức tượng sẽ được đưa tới gian thờ tổ tiên trong chùa Sùng Phúc", hòa thượng Chấn Vũ trụ trì chùa Phổ Chiếu cho biết. Ảnh: AP.

Xem thêm: Quy trình ướp xác Phật sống Trung Quốc.

Phương Hoa

ca-sau-du-bao-vay-ngua-van-manh-me-can-tra

Ngựa vằn tự vệ bằng cách cắn lại cá sấu. Ảnh: Caters News.

Theo Mirror, khi ngựa vằn đang vượt sông cùng với cả đàn trong đợt di cư hàng năm, một số con cá sấu rình sẵn quyết định biến con vật xấu số thành bữa ăn. Tuy nhiên, sự việc diễn ra ngoài dự đoán của chúng bởi thay vì tỏ ra sợ hãi, con ngựa vằn đã mạnh mẽ chống trả và bất ngờ quay ra cắn lại cá sấu.

Ngựa vằn dũng cảm thoát thân ngoạn mục từ vòng vây của ba con cá sấu với vết thương ở chân. Nó bỏ lại lũ cá sấu đói sau lưng và tập tễnh trèo lên bờ ở bên kia sông. Màn phản đòn ngoạn mục được ống kính của nhiếp ảnh gia người Nam Phi, Nelis Wolmarans, ghi lại ở sông Mara trong Khu bảo tồn quốc gia Masai Mara ở Kenya.

ca-sau-du-bao-vay-ngua-van-manh-me-can-tra-1

Con cá sấu lặng lẽ tiến đến gần và tấn công ngựa vằn. Ảnh: Caters News.

"Tôi đang làm việc trong vai trò người quản lý trại và có người báo tin một cuộc vượt sông lớn sắp diễn ra trong đợt di cư hàng năm. Chúng tôi theo dõi vài con ngựa vằn và linh dương đầu bò qua sông, nhưng những con cá sấu không mấy bận tâm. Sau đó, một con cá sấu lộ rõ vẻ hứng thú cùng với vài con khác. Chúng nhô lên mặt nước và dõi theo con ngựa vằn vượt sông đơn độc", Wolmarans kể lại.

Theo Wolmarans, đàn cá sấu tiếp cận ngựa vằn từ phía sau và bắt đầu tấn công. Con ngựa vằn chống trả quyết liệt. Những con cá sấu ngoạm lấy và lôi nó xuống sông khi nó gần sang bờ bên kia. Ba con cá sấu lớn vây kín quanh ngựa vằn và ra đòn hiểm. Con ngựa vằn vẫn nỗ lực chiến đấu và cố gắng cắn lại cá sấu.

ca-sau-du-bao-vay-ngua-van-manh-me-can-tra-2

Con ngựa vằn thoát thân ngoạn mục khỏi hàm cá sấu. Ảnh: Caters News.

Trong suốt cuộc giằng co, ngựa vằn bị gãy chân phải phía sau, nhưng nghỉ ngơi một lát, con ngựa vằn chậm rãi leo lên bờ sông và tiến vào vùng đồng bằng. Nó nhập lại vào đàn nhưng vết thương chắc chắn sẽ khiến nó trở thành mục tiêu dễ hạ gục của một số loài thú săn mồi lớn hơn thường xuyên xuất hiện trong khu vực.

"Khi tôi chứng kiến những gì xảy ra, niềm hưng phấn lúc đầu nhường chỗ cho nỗi buồn. Tôi mong con ngựa vằn có thể thoát thân mà không bị thương, nhưng tự nhiên không phải lúc nào cũng đẹp đẽ và cuối cùng, mỗi loài đều giữ vai trò nhất định trong cuộc sống", Wolmarans nói.

Phương Hoa

con-mat-vang-cua-co-may-nhin-nguoc-qua-khu-13-5-ty-nam

Mặt gương chính đặt trong phòng vô trùng của Trung tâm Bay Vũ trụ Goddard. Ảnh: NASA.

Theo Phys.org, 18 mảnh gương tạo nên mặt gương chính được bảo vệ bằng tấm phủ màu đen khi lắp vào kết cấu kính viễn vọng. Đây là lần đầu tiên những tấm phủ được vén lên từ khi các kỹ sư hoàn thiện mặt gương chính.

Nằm dựng đứng và tỏa ra ánh vàng bên trong phòng vô trùng của Trung tâm Bay Vũ trụ Goddard trực thuộc NASA ở Greenbelt, Maryland, Mỹ, mặt gương có kích thước lớn nhất trong số những tấm gương đưa vào vũ trụ và là "con mắt" của kính viễn vọng James Webb theo mô tả của NASA. Hiện nay, nhóm kỹ sư đang bận rộn lắp ráp và thử nghiệm bộ phận khác của kính viễn vọng.

con-mat-vang-cua-co-may-nhin-nguoc-qua-khu-13-5-ty-nam-1

Mặt gương chính của kính James Webb thuộc hàng lớn nhất từ trước tới nay. Ảnh: NASA.

Các nhà khoa học trên khắp thế giới sẽ sử dụng đài quan sát độc đáo này để ghi lại hình ảnh và quang phổ của những thiên hà đầu tiên xuất hiện trong vũ trụ thuở sơ khai cách đây hơn 13,5 tỷ năm, cùng với mọi thiên thể như tinh vân hình thành sao, hành tinh ngoài hệ Mặt Trời, hành tinh và vệ tinh của chúng trong hệ Mặt Trời. Để đảm bảo mặt gương bền và nhẹ, nhóm kỹ sư chế tạo gương từ vật liệu beri.

Mỗi mảnh gương lớn bằng một chiếc bàn uống nước và nặng khoảng 20 kg. Chiếc gương lắp ráp hoàn chỉnh lớn hơn mọi loại tên lửa, do đó hai bên của chiếc gương được gập lại. Sau mỗi mảnh gương có các mô-tơ điều khiển để nhóm kỹ sư có thể điều chỉnh tiêu điểm của kính viễn vọng trong vũ trụ.

con-mat-vang-cua-co-may-nhin-nguoc-qua-khu-13-5-ty-nam-2

Các bộ phận chính của kính viễn vọng James Webb. Ảnh: NASA.

Chiếc kính viễn vọng được chờ đón này sẽ trải qua nhiều đợt kiểm tra khắt khe để đảm bảo nó vẫn hoạt động khi phóng vào vũ trụ. Trong vài tháng tới, các kỹ sư sẽ lắp đặt những trang bị quan trọng khác, và hiệu chỉnh thêm nhằm chắc chắn chiếc kính sẵn sàng trước ngày phóng.

Kính viễn vọng Vũ trụ James Webb là phiên bản kế tiếp của kính Hubble. Thiết bị sẽ trở thành chiếc kính viễn vọng không mạnh nhất do NASA chế tạo. James Webb sẽ nghiên cứu nhiều giai đoạn trong lịch sử vũ trụ, bao gồm việc hình thành các hệ sao thuận lợi cho sự sống trên những hành tinh tương tự Trái Đất, cũng như quá trình tiến hóa của hệ Mặt Trời.

Theo dự kiến, chiếc kính sẽ phóng trên tên lửa Ariane 5 ở tỉnh Guiana, Nam Mỹ, năm 2018. Kính viễn vọng James Webb là dự án quốc tế do NASA tiến hành với sự hợp tác của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và Cơ quan Vũ trụ Canada.

Xem thêm: NASA sắp hoàn thành cỗ máy nhìn về quá khứ 13,5 tỷ năm.

Phương Hoa

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Thứ sáu, 29/4/2016 | 12:07 GMT+7

Thứ sáu, 29/4/2016 | 12:07 GMT+7

Pháp thể của hòa thượng được tôn là Phật sống ở Trung Quốc được chuyển thành pho tượng vàng tuyệt đẹp 4 năm sau khi ông viên tịch.

Hòa thượng Phúc Hậu viên tịch vào năm 2012 sau khi dành phần lớn thời gian tu hành ở chùa Sùng Phúc tại thành phố Tuyền Châu phía đông nam Trung Quốc. Nhà chùa quyết định ướp xác hòa thượng Phúc Hậu để tưởng nhớ đóng góp của ông cho đạo Phật và truyền cảm hứng cho những người theo đạo. Ảnh: AP.

Hòa thượng Phúc Hậu quy y cửa Phật từ năm 13 tuổi và dành trọn cuộc đời cho việc tu hành trước khi qua đời ở tuổi 94. Ông sinh năm 1919 tại thị trấn Thanh Dương (nay là Tuyền Châu). Theo People's Daily, ông được tôn là bậc cao tăng nhờ phẩm hạnh cũng như sự chuyên tâm tu hành. Ảnh: QQ.

Thường ngày, nhà sư rất ít nói và hiếm khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Ông là người hiền hậu, được nhiều hậu bối kính trọng. Trước khi mất, hòa thượng Phúc Hậu bày tỏ tâm nguyện muốn được ướp xác. Ảnh: Đông Nam buổi sáng.

Ngay sau khi Phúc Hậu viên tịch, hai chuyên gia ướp xác lau sạch pháp thể nhà sư, xử lý qua nhiều công đoạn, niêm phong bên trong một chiếc ang sứ lớn ở tư thế kiết già và lưu giữ ở gian thờ tổ tiên trong chùa Phổ Chiếu. Trong lễ mở ang diễn ra vào tháng 1 năm nay, xác nhà sư vẫn nguyên vẹn sau ba năm, hầu như không có dấu hiệu phân hủy ngoại trừ phần da khô kiệt. Ông được coi là "nhục thân Phật" (Phật sống). Ảnh: AP.

Những người theo đạo Phật ở địa phương tin rằng chỉ thân thể của một nhà sư thực sự đức hạnh mới còn nguyên vẹn sau khi ướp xác. Ảnh: AP.

Trong vài tháng qua, các chuyên gia ướp xác tiếp tục lau sạch thân thể nhà sư bằng rượu, bọc nhiều lớp vải gạc, phủ sơn mài, cuối cùng dát lá vàng và sơn vàng. Cuối cùng, tượng Phật sống được khoác bộ áo cà sa và đặt trong khung kính gắn thiết bị chống trộm. Ảnh: AP.

"Tượng nhà sư Phúc Hậu đang đặt trên núi để người dân thờ cúng. Sau đó, bức tượng sẽ được đưa tới gian thờ tổ tiên trong chùa Sùng Phúc", hòa thượng Chấn Vũ trụ trì chùa Phổ Chiếu cho biết. Ảnh: AP.

Xem thêm: Quy trình ướp xác Phật sống Trung Quốc.

Phương Hoa

trung-quoc-bung-no-nha-khoa-hoc-trieu-do

Nghiên cứu viên làm việc trong trung tâm kiểm định y tế ở một sân bay tại Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông tháng 8/2011. Ảnh:Reuters/China Daily

Theo SCMP, ngày càng nhiều nhà khoa học Trung Quốc có công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế hàng đầu như Science hay Nature. Trung Quốc hiện đứng thứ hai thế giới về số lượng các công trình khoa học chất lượng cao, chỉ xếp sau Mỹ, theo thống kê năm 2016 của tạp chí Nature công bố tuần trước.

"Trong số 10 quốc gia đứng đầu trong danh sách của Nature, chỉ có Trung Quốc tăng trưởng hai con số từ năm 2012 tới 2015 nhờ đóng góp từ một số trường đại học quốc gia với chỉ số tăng trưởng 25% mỗi năm", trích thông báo của Nature.

Mức lương cao hơn, đi kèm với những phúc lợi kinh tế khác là nguyên nhân chính tạo ra điều này. Theo một khảo sát toàn cầu về tiền lương của các nhà khoa học do Nature tiến hành năm 2010, các nhà khoa học Trung Quốc có thu nhập trung bình chưa tới 40.000 USD một năm, chỉ bằng một nửa so với đồng nghiệp Mỹ với 80.000 USD.

Nhưng mọi thứ đang dần thay đổi.

"Khoảng cách này đang biến mất", một nhà khoa học đang hưởng thụ cuộc sống sang trọng ở đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, một trong những trung tâm nghiên cứu khoa học hàng đầu Trung Quốc nói. "Ở những đô thị lớn, ngày càng nhiều nhà khoa học Trung Quốc đang kiếm được nhiều tiền giống như đồng nghiệp Mỹ cùng trình độ".

Mức lương khởi điểm trung bình cho một giáo sư từ nước ngoài về làm việc cho một trường đại học lớn ở Trung Quốc khoảng hơn 120.000 USD, theo nghiên cứu của Trung tâm Khoa học Tài năng thuộc Bộ khoa học công nghệ Trung Quốc.

Tại một số trường đại học quốc gia, các nhà khoa học kiếm được thêm khoảng 108.000 USD cho mỗi công trình khoa học được xuất bản trên các tạp chí học thuật hàng đầu thế giới, theo số liệu công bố trên tạp chí Trung tâm Khoa học Tài năng hồi tháng 3.

Chính phủ Trung Quốc không tiếc tiền tăng lương cho các nhà khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Năm ngoái, Trung Quốc đã chi hơn 216 tỷ USD cho riêng lĩnh vực này, nhiều hơn cả GDP của New Zealand.

Trước đó, tiền trong các quỹ nghiên cứu và phát triển dành trả lương nhân viên ít được coi trọng nhưng nay, các nhà lãnh đạo quốc gia đã ý thức được điều này và thay đổi.

Những nỗ lực thu hút các bộ óc xuất sắc và thúc đẩy chất lượng nghiên cứu khoa học ở Trung Quốc đang được đền đáp xứng đáng.

Chất lượng các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc đã cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, căn cứ vào số lần công trình của họ được những chuyên gia cùng ngành trích dẫn.

Những nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học vật liệu, kỹ thuật công nghệ, hóa học, nông nghiệp và khoa học máy tính của Trung Quốc được trích dẫn chỉ đứng sau Mỹ.

Một số nhà khoa học Trung Quốc trở nên giàu có bởi khai thác tiềm năng thương mại những công trình nghiên cứu của họ. 

Giáo sư Xu Man, một nhà khoa học vật liệu ở Đại học Công nghệ Vũ Hán, Hồ Bắc, đã kiếm được hơn 2 triệu USD năm ngoái bằng cách bán công nghệ phủ sứ cho một công ty ở Thâm Quyến. Nhiều nhà khoa học trở nên giàu có, nhờ vào tiền lương và thưởng của chính phủ.

Đề án "Thousand Talents" do chính phủ Trung Quốc đề xuất năm 2011 là một ví dụ. Đề án này cung cấp ít nhất 3 triệu tệ tiền tài trợ cho một nghiên cứu, cộng thêm một triệu tiền thưởng, nếu ứng dụng thành công.

"Số lượng các nhà khoa học Trung Quốc làm việc tại các viện nghiên cứu hàng đầu thế giới đang thiếu, mà nhu cầu thuê họ về nước làm việc là vô hạn", Zhang Liyi, một quan chức nhà nước làm việc trong bộ phận nhân lực, Viện nghiên cứu công nghệ kỹ thuật Ninh Ba cho biết.

Một nhà khoa học Trung Quốc giỏi từng làm việc ở nước ngoài cho biết, trước khi về nước ông được lời mời của nhiều viện khoa học đầu ngành ở Trung Quốc đại lục.

"Sự cạnh tranh rất khốc liệt", ông nói.

Viện nghiên cứu công nghệ kỹ thuật Ninh Ba thường đưa ra gói tài trợ quỹ nghiên cứu 10 triệu nhân dân tệ để thu hút ứng viên, cùng với sự giúp đỡ về tiền mặt của chính quyền tỉnh và trung ương.

"Rất khó để thu hút tài năng chất lượng cao mà không đưa ra một lời đề nghị có tính cạnh tranh toàn cầu", Zhang nói.

trung-quoc-bung-no-nha-khoa-hoc-trieu-do-1

Nghiên cứu viên trong một trung tâm nghiên cứu gene ở Thiên Tân, Trung Quốc tháng 4/2014. Ảnh: Reuters

Các nhà nghiên cứu làm việc trong lĩnh vực khoa học ứng dụng như máy tính điện tử, y tế, khoa học vật liệu là những người có thu nhập cao nhất. Tuy nhiên, ngoài lương cao và đặc quyền đi kèm để thu hút thành công các nhà nghiên cứu hàng đầu về nước, vẫn còn nhiều vấn đề.

Ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm nằm trong số những quan tâm hàng đầu của các nhà khoa học Trung Quốc đang làm việc ở nước ngoài. Họ cũng lo lắng về bộ máy chính phủ quan liêu và sự can thiệp của chính phủ vào công việc nghiên cứu.

Đối với các nhà khoa học trong nước, họ lại gặp những khó khăn khác như phải sống bằng đồng lương khiêm tốn trong bối cảnh giá thực phẩm và thuê nhà tăng liên tục.

Một nhà khoa học trong nước không có kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài chỉ kiếm được khoảng 7.000 tệ (1.000 USD) mỗi tháng khi làm việc trong viện nghiên cứu nhà nước ở Bắc Kinh, theo số liệu năm ngoái của Nhân dân Nhật báo. Quá nửa số tiền đó được dùng để thuê nhà. Thu nhập thấp là nguyên nhân chính gây chảy máu chất xám từ Trung Quốc sang phương Tây.

Sự chênh lệch quá lớn giữa các nhà khoa học trong nước và nhà khoa học trở về từ nước ngoài cũng tạo ra tâm lý oán trách.

Trở thành một triệu phú trong trường học giống như là "đi trên băng mỏng", một nhà sinh vật học ở đại học Thanh Hoa cho biết. Số lượng các đồng nghiệp "siêu giàu" đang tăng lên, nhưng họ rất kín tiếng vì không muốn gây xích mích với những đồng nghiệp lương thấp hơn.

Một nhà nghiên cứu tại Học viện chính sách và quản lý, thuộc Viện Khoa học Trung Quốc đã cảnh báo sự phân cấp giàu nghèo giữa các nhà khoa học.

Lương cao đóng vai trò quan trọng để Trung Quốc cạnh tranh với những quốc gia khác nhằm giữ chân các nhân tài khoa học, nhưng cũng là yếu tố làm tăng khoảng cách và mâu thuẫn trong cộng đồng các nhà khoa học, ông này nói.

"Những nhà khoa học giỏi nhất coi tự do nghiên cứu quan trọng hơn tiền bạc", ông nói. "Những người đoạt giải Nobel không phải những người được trả lương cao nhất".

Hồng Hạnh

Theo Los Angeles Times, chanh ngón tay (finger lime) có tên khoa học là Microcitrus australasica. Đây là một trong 6 loài chanh bản địa của Australia, mọc trong những cánh rừng mưa ven biển phía đông.

Chanh ngón tay có đặc điểm khác biệt so với những giống cam chanh khác, chẳng hạn như lá và hoa rất nhỏ. Năm 1915, nhà khoa học Walter T. Swingle xếp loài chanh này và họ hàng gần của nó vào một chi riêng biệt, gọi là Microcitrus.

chanh-ngon-tay-loai-chanh-giong-trung-ca-hoi-dat-nhat-the-gioi

Chanh ngón tay là loài cây bản địa của Australia. Ảnh: Wikipedia.

Chiều cao của cây chanh ngón tay khoảng 2 - 7 m. Hoa có màu trắng với cánh hoa dài 6 - 9 mm. Quả hình trụ trông hơi giống trái dưa leo, dài 4 - 8 cm. Vỏ quả mỏng, mang nhiều màu sắc khác nhau như đỏ tía, xanh đen, phổ biến nhất là xanh lá cây, đỏ nhạt. Dầu chiết xuất từ vỏ quả khá thơm, chứa isomenthone có nhiều trong bạc hà.

Tép chanh màu xanh trắng hoặc hồng nhạt, có hình dạng giống hệt trứng cá hồi. 

chanh-ngon-tay-loai-chanh-giong-trung-ca-hoi-dat-nhat-the-gioi-1

Chanh ngón tay tạo ra mùi vị thơm khi phục vụ cùng hải sản tươi sống. Ảnh: Daley Fruits.

Đặc điểm khiến chanh có mức giá đắt gấp hàng trăm lần chanh thường nằm ở hương vị của nó. Tép chanh có mùi thơm kết hợp giữa chanh vàng và chanh thường, tạo thành gia vị giúp tăng độ hấp dẫn cho các món hải sản.

Lê Hùng

Theo Business Insider, các nhà khoa học tại Đại học California, Mỹ, thống kê và làm phép so sánh giữa não người và não của các loài động vật khác như voi, sư tử, cá heo, mèo, khỉ đột. Kết quả cho thấy số lượng tế bào thần kinh tỷ lệ với khối lượng của não nhưng số tế bào thần kinh vỏ não, nơi tập trung các chức năng nhận thức, không tương ứng với khối lượng não. Nghiên cứu cho thấy khỉ đột là loại vật thông minh nhất, chỉ xếp sau con người.

Thanh Tùng

Thứ sáu, 29/4/2016 | 07:34 GMT+7

Thứ sáu, 29/4/2016 | 07:34 GMT+7

Độc tố sản sinh từ hiện tượng thủy triều đỏ do tảo bùng nổ có khả năng gây tê liệt hệ thần kinh rất mạnh, từng gây tử vong cho con người.

Đường đi của độc tố từ tảo đến con người qua chuỗi thức ăn

Thứ sáu, 29/4/2016 | 07:32 GMT+7

Thứ sáu, 29/4/2016 | 07:32 GMT+7

Báo đài vài ngày nay đưa tin về hiện tượng cá chết, ngao chết hàng loạt ở vùng biển Việt Nam. Xin hỏi nếu chúng bị nhiễm độc, thì tiêu hủy thế nào cho an toàn? (Việt Tâm)

tieu-huy-thuy-hai-san-chet-the-nao

Cá chết ở Chile. Ảnh: The Armageddon Times.

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

Thứ năm, 28/4/2016 | 11:18 GMT+7

Thứ năm, 28/4/2016 | 11:18 GMT+7

Thủy triều đỏ do tảo nở hoa, hiện tượng thời tiết như El Nino, bão và hóa chất độc hại được cho là thủ phạm đứng sau nhiều đợt cá chết hàng loạt.

Thủy triều đỏ, hay còn gọi là tảo nở hoa, là hiện tượng quá nhiều tảo sinh sản với số lượng nhanh trong nước. Tảo ở cửa sông, biển, hoặc nước ngọt tích tụ thường khiến mặt nước đục hoặc chuyển màu tím, hồng, xanh, đỏ hoặc nâu.

Trong ảnh, thủy triều đỏ do loài sinh vật tên Karenia brevis gây ra ở Florida, Mỹ, vào tháng 8/2014. Đợt thủy triều đỏ này diễn ra trên khu vực dài 145 km, rộng 96 km. Ảnh: Space Coast Daily.

Khoảng 4.000 tấn cá mòi chết và thối rữa dạt vào lòng sông Queule, Chile vào trung tuần tháng 4 vừa qua. Ở nhiều nơi, xác cá chất cao tới một mét. Nguyên nhân được quy cho hiện tượng thủy triều đỏ. Ảnh: The Armageddon Times.

Hơn 70.000 tấn cá chết ở khu vực sông Magdalena, Columbia hôm 23/4. Nguyên nhân được cho là do mực oxy hạ xuống thấp sau bão lớn, gây thiếu dưỡng khí cho cá. Ảnh: NC Radio.

Cuối tháng trước, biển cá chết làm tắc những đường dẫn nước trên phạm vi hàng chục km ở Florida, Mỹ. Hàng trăm nghìn con cá chết hàng loạt xếp kín bãi biển, phủ khắp các phụ lưu và cửa sông thuộc hệ sinh thái Phá sông Indian của bang. Các chuyên gia cho rằng vụ việc do một số nhân tố gây ra. Những cơn mưa nặng hạt thường xuyên trút xuống khu vực do hiện tượng El Nino cuốn trôi phân bón và chất gây ô nhiễm xuống nước khiến cá chết. Ngoài ra, nhiệt độ mùa đông ấm hơn bình thường góp phần thúc đẩy quá trình tảo độc phát triển, dẫn đến thủy triều nâu, làm giảm lượng oxy trong nước. Ảnh: International Business Times.

Theo Science World Report, cái chết của 829 con lợn biển ở Florida vào năm 2013 được ghi nhận là do thủy triều đỏ gây ra. Những con lợn này chết sau khi ăn cỏ biển nhiễm độc tố từ tảo. Ảnh: Reuters.

Cá mòi dầu chết hàng loạt ở vịnh Greenwich, Rhode Island, Mỹ, vào tháng 8/2013 do tảo bùng nổ, làm cạn khí oxy trong nước. Ảnh: Chris Deacutis.

Tảo màu xanh lá nở ở hồ nước ngọt lớn thứ 5 của Trung Quốc tại tỉnh An Huy, dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt vào tháng 5/2010. Ảnh: Anhui News.

Tháng 1/2012, sông Long Giang ở Quảng Tây, Trung Quốc bị nhiễm độc chất cadmium. Theo Xinhua, vụ thải chất độc này do công ty khai thác mỏ Duyên Hà ở Hà Trì gây ra. 

Ước tính hơn 40 tấn cá chết từ ngày 15/1- 2/2 trong phạm vi thành phố. Lượng cadmium bị thải ra sông được ước tính gấp 80 lần mức cho phép. Vụ nhiễm độc kéo dài hơn 100 km dọc theo sông Long Giang và chính quyền mất hai tuần để xử lý. Ảnh: China Daily.

Tháng 7/2013, thủy triều đỏ gây ra do tảo nâu khiến 80 tấn cá chết trôi dạt vào vùng bờ biển phía nam bang Mississippi, Mỹ. Ảnh: Examiner.

Cá chết dồn đống gần Trung tâm Giải trí Bãi biển St. Pete ở vịnh Boca Ciega, Florida, Mỹ, vào tháng 12/2015. Nguyên nhân là do thủy triều đỏ làm cá chết ngạt. Ảnh: Sun Coast News.

Tháng 12/2015, 36 tấn cá chết dạt vào cửa sông Shing Mun, Sha Tin, Hong Kong, do thủy triều đỏ bắt nguồn từ sự nở rộ của loài tảo độc tên Karenia papilionacea, theo South China Morning Post. Ảnh: SCMP.

Phương Hoa

Ngày 28/4, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức hội nghị tổng kết chương trình phối hợp hành động phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2012-2015.

Ông Trần Minh Dũng, Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, thời gian qua, lực lượng chức năng xử lý vi phạm hành chính hơn 25.540 vụ, trong đó phạt tiền gần 97 tỷ đồng; khởi tố hơn 380 vụ và xét xử 55 vụ (12 vụ án hình sự).

Bên cạnh đó, lực lượng chức năng còn tịch thu, tiêu hủy hàng trăm tấn thực phẩm chức năng, hàng chục nghìn tấn phân bón, hộp mỹ phẩm, thuốc dân dược không tem nhãn có nguồn gốc nhập lậu. Nhiều sản phẩm điện tử, túi xách, giầy dép, quần áo thời trang, lương thực, thực phẩm giả mão nhãn hiệu và xâm phạm quyền với các đối tượng sở hữu trí tuệ cũng bị xử lý theo pháp luật.

hon-25000-vu-vi-pham-ve-so-huu-tri-tue

Nhiều túi xách giả nhãn hiệu thời trang nổi tiếng bị tiêu hủy. Ảnh: Phạm Hương.

Cho rằng sở hữu trí tuệ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nhưng theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang diễn ra ở nhiều lĩnh vực từ tác phẩm văn hóa nghệ thuật, phần mềm máy tính đến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý.

Trên thị trường, hàng hóa giả mạo, hàng hóa xâm phạm quyền ngày càng tinh vi và khó phân biệt, đặc biệt là những nhóm hàng thiết bị máy tính, thuốc chữa bệnh, quần áo, mỹ phẩm… Trong khi đó, Việt Nam chưa có chương trình hành động thống nhất ở phạm vi quốc gia về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, dẫn đến việc hoạt động này ở các bộ ngành chưa đồng bộ và hiệu quả.

Phạm Hương

cach-my-du-bao-phat-hien-va-do-doc-to-thuy-trieu-do

Thủy triều đỏ có thể khiến sinh vật biển chết hàng loạt do độc tố và thiếu oxy. Ảnh minh họa: CFP.

Theo National Ocean Service, phát hiện thủy triều đỏ và đo mức độ độc hại của hiện tượng này là một nhiệm vụ phức tạp. Trong khi các phương pháp truyền thống tiêu tốn nhiều thời gian và đòi hỏi phòng thí nghiệm chuyên dụng, các nhà nghiên cứu ở Cục quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) đang phát triển những cách nhanh hơn, rẻ hơn và hiệu quả hơn để phát hiện và giám sát sự bùng nổ của tảo và độc tố của chúng.

Năm 2015, NOAA kết hợp với Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) và Cục khảo sát Địa chất (USGS) chuyển đổi dữ liệu vệ tinh được thiết kế để thăm dò sinh vật biển thành thông tin giúp bảo vệ người dân trước sự bùng nổ của tảo nước ngọt độc hại. Đây là nỗ lực cảnh báo sớm độc tố và sự nở rộ của tảo ở các hệ thống nước ngọt thông qua vệ tinh thu thập dữ liệu màu từ những khu vực nước ngọt trong quá trình quét bề mặt Trái Đất.

Dựa trên nguồn thông tin này, các nhà chức trách có thể đưa ra cảnh báo kịp thời cho cộng đồng. Ngoài ra, dự án cũng giúp nâng cao hiểu biết về nguyên nhân hình thành và ảnh hưởng tới sức khỏe của hiện tượng tảo nở hoa ở Mỹ.

Để giám sát loài tảo ở vùng biển, các nhà khoa học ở NOAA sử dụng cảm biến đặt trên phao cứu sinh hoặc gắn vào thiết bị không người lái hoạt động dưới nước. Ví dụ, NOAA đang đầu tư phát triển mạng lưới kính hiển vi ngầm tự động mang tên cytobot chụp ảnh hải lưu (Imaging Flow Cytobot) để giám sát và cảnh báo sớm về thủy triều đỏ.

Cứ cách 20 phút, thiết bị lại lặn xuống nước. Khi dòng nước chảy qua đầu phát laser, hình ảnh của mọi tế bào chứa sắc tố tảo (chlorophyll) sẽ được tự động chụp lại. Máy tính phân tích hình ảnh để xác định loại tế bào tảo và báo tin cho nhà chức trách nếu số lượng tế bào tảo độc vượt ngưỡng.

Mạng lưới Giám sát Sinh vật phù du cũng là một sáng kiến khác giúp theo dõi thủy triều đỏ ở biển. Chương trình tập trung đào tạo các tình nguyện viên trên khắp nước Mỹ để thu thập mẫu nước và nhận biết những dạng sinh vật phù du (tổ chức một tế bào) có khả năng gây hại trong nước biển.

Phương Hoa

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Thứ năm, 28/4/2016 | 12:12 GMT+7

Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |

Thứ năm, 28/4/2016 | 12:12 GMT+7

Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |

Hoạt động cắt phá thủy lực làm nứt vỡ cấu trúc đá, khiến khí methane thoát lên mặt đất khiến nước trong sông trở nên dễ cháy.

  • Dòng sông bốc cháy khi châm lửa đốt

Thứ năm, 28/4/2016 | 12:12 GMT+7

Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |

Thứ năm, 28/4/2016 | 12:12 GMT+7

Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |

Hoạt động cắt phá thủy lực làm nứt vỡ cấu trúc đá, khiến khí methane thoát lên mặt đất khiến nước trong sông trở nên dễ cháy.

  • Dòng sông bốc cháy khi châm lửa đốt
Các nhà sinh vật học Trung Quốc cho rằng đây là cá voi có mỏ, sinh vật quý hiếm. Ảnh: Mirror

Các nhà sinh vật học Trung Quốc cho rằng đây là cá voi có mỏ, sinh vật quý hiếm. Ảnh: Mirror

Video về sinh vật lạ xuất hiện tại thành phố Chu Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đang được hàng chục nghìn người chia sẻ trên mạng xã hội Weibo. Sinh vật kỳ dị có chiếc mũi thon dài, trên đầu dường như có răng mọc lên, Mirror hôm qua đưa tin. Sinh vật đã chết sau khi mắc vào lưới và được ngư dân kéo lên.

"Bo Wu", tạp chí động vật học uy tín ở Trung Quốc trích lời các chuyên gia cho biết sinh vật là cá voi có mỏ, hiếm khi xuất hiện, do chúng sống ở vùng nước sâu, xa bờ.

Năm 2014, một sinh vật giống như cá voi có mỏ cũng giạt vào bờ biển Australia. 

Xem thêm: Cá voi suýt nuốt chửng thợ lặn

Văn Việt

Thứ năm, 28/4/2016 | 11:18 GMT+7

Thứ năm, 28/4/2016 | 11:18 GMT+7

Thủy triều đỏ do tảo nở hoa là thủ phạm đứng sau nhiều đợt cá và sinh vật biển chết với số lượng lên đến hàng nghìn con.

Thủy triều đỏ, hay còn gọi là tảo nở hoa, là hiện tượng quá nhiều tảo sinh sản với số lượng nhanh trong nước. Tảo ở cửa sông, biển, hoặc nước ngọt tích tụ thường khiến mặt nước đục hoặc chuyển màu tím, hồng, xanh, đỏ hoặc nâu.

Trong ảnh, thủy triều đỏ do loài sinh vật tên Karenia brevis gây ra ở Florida, Mỹ, vào tháng 8/2014. Đợt thủy triều đỏ này diễn ra trên khu vực dài 145 km, rộng 96 km. Ảnh: Space Coast Daily.

Theo Science World Report, cái chết của 829 con lợn biển ở Florida vào năm 2013 được ghi nhận là do thủy triều đỏ gây ra. Những con lợn này chết sau khi ăn cỏ biển nhiễm độc tố từ tảo. Ảnh: Reuters.

Thủy triều đỏ xuất hiện trên vùng biển thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, đông nam Trung Quốc. Ảnh: World Resources Institute.

Cá mòi dầu chết hàng loạt ở vịnh Greenwich, Rhode Island, Mỹ, vào tháng 8/2013 do tảo bùng nổ, làm cạn khí oxy trong nước. Ảnh: Chris Deacutis.

Tảo màu xanh lá nở ở hồ nước ngọt lớn thứ 5 của Trung Quốc tại tỉnh An Huy, dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt vào tháng 5/2010. Ảnh: Anhui News.

Tháng 7/2013, thủy triều đỏ gây ra do tảo nâu khiến 80 tấn cá chết trôi dạt vào vùng bờ biển phía nam bang Mississippi, Mỹ. Ảnh: Examiner.

Cá chết dồn đống gần Trung tâm Giải trí Bãi biển St. Pete ở vịnh Boca Ciega, Florida, Mỹ, vào tháng 12/2015. Nguyên nhân là do thủy triều đỏ làm cá chết ngạt. Ảnh: Sun Coast News.

Tháng 12/2015, 36 tấn cá chết dạt vào cửa sông Shing Mun, Sha Tin, Hong Kong, do thủy triều đỏ bắt nguồn từ sự nở rộ của loài tảo độc tên Karenia papilionacea, theo South China Morning Post. Ảnh: SCMP.

Phương Hoa

thuong-nhan-nhap-vien-vi-bi-nhen-kich-doc-can

Nhện lưng đỏ là loài nhện độc nhất ở Australia. Ảnh: ABC News.

BBC hôm nay đưa tin, người thương nhân bị cắn khi đang sử dụng buồng vệ sinh di động ở một công trường tại Sydney vào sáng hôm qua.

Phát ngôn viên Bệnh viện St Georgie xác nhận một người đàn ông 21 tuổi tới bệnh viện để điều trị vết cắn của nhện lưng đỏ. 

Nhện lưng đỏ (Latrodectus hasseltii) là loài nhện bản địa nguy hiểm nhất ở Australia. Chúng có họ hàng gần với nhện góa phụ đen, có thể dễ dàng nhận ra nhờ cơ thể màu đen với một sọc đỏ phía trên lưng. Nhện lưng đỏ có nọc độc thần kinh và vết cắn của nó gây ra đau nhức, đổ mồ hôi và nôn mửa.

Người đàn ông sau đó đã ra viện trong tình trạng ổn định. Sau khi thuộc kháng nọc độc ra đời vào năm 1956, chưa có trường hợp tử vong nào do vết cắn của nhện lưng đỏ được ghi nhận.

Phương Hoa

phan-bon-san-xuat-bang-anh-sang-mat-troi

Phân bón đóng vai trò quan trọng giúp tăng năng suất cây trồng. Ảnh: Wordpress.

Theo UPI, hiện nay có hai cách chính để tổng hợp amoniac (NH3) từ khí nitơ (N2). Đầu tiên là biện pháp sinh học, vi khuẩn có trong nốt sần của rễ cây họ đậu và một số loài cây khác sử dụng protein nitrogenase biến đổi nitơ thành amoniac. Cách thứ hai dựa trên quy trình công nghiệp Haber - Bosch, gồm nhiều phản ứng hóa học ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao.

Các nhà khoa học ở Phòng thí nghiệm Năng lượng Tái tạo Quốc gia (NREL) thuộc Bộ Năng lượng Mỹ hợp tác với Đại học Colorado, tìm ra quy trình tổng hợp mới, khai thác tiềm năng sinh hóa của nitrogenase trên quy mô sản xuất công nghiệp.

Nhóm nghiên cứu kết hợp nitrogenase với tinh thể nano của hợp chất cadmium sulfide (CdS). Năng lượng ánh sáng Mặt Trời kích thích các electron trong tinh thể nano, tạo ra sự chuyển đổi nitơ thành amoniac. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science hôm 22/4.

"Bí quyết nằm ở chỗ kết hợp các tinh thể nano bán dẫn có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng Mặt Trời với nitrogenase, chất xúc tác tự nhiên giúp chuyển đổi nitơ thành amoniac", Gordana Dukovic, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.

Hiện nay, sản xuất phân bón là một quy trình tốn nhiều năng lượng, chủ yếu dựa vào nguồn nhiên liệu hóa thạch. Công nghệ mới mang đến hy vọng sản xuất phân bón theo cách bền vững hơn.

"Sử dụng ánh sáng Mặt Trời để thực hiện những phản ứng hóa học xúc tác khó mở ra tiềm năng chế tạo các hóa chất mới và sản xuất nhiên liệu hiệu quả hơn", Katherine Brown, nhà nghiên cứu tại NREL, chia sẻ.

Lê Hùng

Bài viết theo tháng

Tin tức nổi bật trong tuần

Đối tác