Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

ca-an-tinh-hoan-lac-tu-song-amazon-den-california

Cá Pacu được cho là chuyên ăn tinh hoàn người. Ảnh: Wikimedia Commons.

Tech Times hôm qua đưa tin, ngư dân Juan Gallo bắt được con cá Pacu khi tại ao Petaluma trong công viên Lucchesi ở San Francisco, California. Khi Gallo nhấc con cá lên khỏi mặt nước, nó cắn vào dây câu. Gallo không để con vật trốn thoát. Người ngư dân dự định quyên tặng con cá cho Cơ quan quản lý cá và động vật hoang dã ở địa phương.

Dòng nước nơi con cá với hàm răng giống người xuất hiện vốn là ao nuôi vịt ở địa phương. Pacu là loài cá nước ngọt và động vật bản xứ ở sông Amazon. Cá Pacu thỉnh thoảng được bán làm thú nuôi tại Mỹ, nhưng luật pháp California cấm nuôi loài vật này. Dù có họ hàng với cá  ăn thịt người piranha, cá Pacu thường chỉ ăn thực vật và săn cá nhỏ.

Cá Pacu cũng được cho là ăn tinh hoàn của người bơi trên sông Amazon. Lời đồn bắt nguồn từ chương trình truyền hình River Monsters, trong đó hai người đàn ông mạo hiểm đã bị loài cá ăn mất tinh hoàn.

"Hai người đàn ông chết do mất máu nhiều. Những người dân địa phương nói với tôi loài này chuyên cắn tinh hoàn của ngư dân. Họ không biết nó là con gì. Thời tiết ở khu vực rất nóng bức, vì vậy mọi người thường nhảy xuống nước tắm nhưng họ vẫn lo sợ về loài vật sống dưới nước này", Jeremy Wade, người dẫn chương trình River Monsters, cho biết.

Xem thêm: Cá ma cà rồng hút máu tràn ngập nhiều sông ngòi nước Anh

Phương Hoa

Thứ tư, 1/6/2016 | 11:52 GMT+7

Thứ tư, 1/6/2016 | 11:52 GMT+7

Nhiếp ảnh gia ghi lại thời khắc cơn bão sấm được mệnh danh là quái vật bầu trời xoay vòng, xoắn lại với nhau bao phủ một cánh đồng rộng lớn ở Leoti, thành phố Kansas, Mỹ hồi tháng 5 qua video time-lapse.

Hồng Hạnh (Video: Guardian)

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }
may-bay-cung-cap-khong-khi-cho-hanh-khach-nhu-the-nao

 Hệ thống thông khí tuần hoàn trên máy bay. Ảnh: Lufthansa Technik

Nguồn cung cấp không khí chủ yếu của các máy bay thương mại hiện nay đến từ động cơ. Không khí bên ngoài được hút vào và nén qua nhiều giai đoạn để phục vụ cho quá trình đốt cháy nhiên liệu tạo lực đẩy cho máy bay.

Trước khi tới buồng đốt, một phần nhỏ của không khí được dẫn quay trở lại từ ống dẫn khí. Khí này có áp suất và nhiệt độ cao, ngoài để cung cấp cho hành khách còn có tác dụng làm tan băng ở cánh và các bộ phận máy bay, theo Lufthansa Technik.

Luồng khí có tên gọi "bleed air" này sẽ được làm nguội bằng phương pháp trao đổi nhiệt xuống tới nhiệt độ 200 độ C. Thông qua các van do phi hành đoàn điều khiển, nó được dẫn tới máy điều hòa không khí để hạ tiếp nhiệt độ xuống phù hợp cho hành khách.

Không khí đã được làm mát sẽ tiếp tục được dẫn qua buồng trộn, trộn lẫn với không khí đã được sử dụng từ cabin máy bay. Cuối cùng, các van điều tiết dẫn khí này về lại cabin máy bay, chia làm nhiều khu vực khác nhau. Việc sử dụng không khí tái tuần hoàn làm tăng độ ẩm, cũng là tăng thêm sự thoải mái cho hành khách.

Sự chia tách của cabin máy bay thành các khu vực cho phép điều chỉnh nhiệt độ độc lập tại các nơi khác nhau, như giữa các khu vực vé phổ thông và thương gia. Hai nơi này có sự khác biệt rất lớn về nhiệt tỏa ra từ hành khách, do khu vé phổ thông đông khách hơn.

Nhiệt độ khí được điều chỉnh nóng lên hay lạnh đi nhờ thay đổi phần trăm thành phần khí nóng. Phi hành đoàn có thể kiểm tra nhiệt độ này qua hệ thống ECAM (Electronic Centralised Aircraft Monitor – Thiết bị giám sát điện tử máy bay tập trung).

Số lượng khu vực tùy thuộc theo loại máy bay. Airbus A320 có 2 khu vực khác nhau trong khi loạt A330/A340 có 6.

Ngoài ra, còn có hệ thống lọc có khả năng loại bỏ 99,999% các loại virus và vi khuẩn đã biết từ không khí.

Nguyễn Thành Minh

dieu-gi-xay-ra-khi-mat-trang-dot-ngot-no-tung

Minh họa hành tinh mồ côi của NASA. Ảnh: NASA/JPL-Caltech

Hành tinh mồ côi là các hành tinh trôi nổi trong vũ trụ, không bị ràng buộc về mặt hấp dẫn với bất kỳ hệ sao nào, theo Daniel Freeman, cử nhân ngành Vật lý tại đại học UC Berkeley.

Chúng có thể vút qua và va chạm, tiêu diệt Mặt Trăng. Theo tính toán hiện nay, số lượng các hành tinh này rất nhiều, theo tỉ lệ cứ một ngôi sao có 100.000 hành tinh mồ côi, theo Business Insider.

Khi Mặt Trăng bị phá hủy, nó sẽ bị vỡ thành các mảnh thiên thạch và kim loại lớn ở gần Trái Đất. Các mảnh lớn này lại có thể va chạm với nhau tạo ra các mảnh nhỏ hơn, như những gì được mô tả trong cuốn sách khoa học viễn tưởng Seveneves của tác giả Neal Stephenson, xuất bản vào năm 2015.

Cùng với các nhà khoa học trên khắp thế giới, theo nhà thiên văn học nổi tiếng Dubois Jerome Xavier Harris, một nhân vật trong cuốn sách, các mảnh vỡ của Mặt Trăng sẽ liên tục va chạm và tạo ra các mảnh ngày càng nhỏ và làm tăng khả năng va chạm.

Đây là một kịch bản được các nhà vật lý gọi là hiệu ứng Kessler. Đây cũng là nguyên nhân mà một số nhà khoa học lo ngại rằng sự tích tụ của rác không gian bao quanh Trái Đất có thể trở nên nghiêm trọng tới mức không thể phóng vệ tinh hay tên lửa lên quỹ đạo nữa, cô lập Trái Đất khỏi vũ trụ.

Dubois tính toán rằng khoảng hai năm sau khi Mặt Trăng bị phá hủy, bầu trời sẽ bị phủ đầy bởi vật chất của Mặt Trăng. Chúng sẽ tạo thành một lớp mây dày bao quanh Trái Đất. Dubois gọi hiện tượng này là "bầu trời trắng xóa".

Nhà vật lý hành tinh Erik Asphaug, người nghiên cứu các va chạm khổng lồ giữa các mặt trăng và hành tinh cho rằng, tùy thuộc vào điều kiện khi Mặt Trăng bị phá hủy, rất có khả năng những mảnh vỡ của nó sẽ tạo thành một vòng xuyến (giống hình bánh vòng donut) bao quanh Trái Đất. Những mảnh lớn có thể sẽ bị hút vào Trái Đất bởi thủy triều và bị kéo bởi sự cộng hưởng hấp dẫn từ vật chất tạo nên vòng xuyến.

dieu-gi-xay-ra-khi-mat-trang-dot-ngot-no-tung-1

Các mảnh vỡ từ Mặt Trăng có thể gây ra những vụ nổ trên Trái Đất. Ảnh: Shutterstock

Freeman sử dụng máy tính để mô phỏng chính xác kịch bản mà Stephenson đã tưởng tượng ra. Ông cho rằng "bầu trời trắng xóa" sẽ xảy ra sớm hơn dự đoán của Stephenson, nhưng cũng lưu ý rằng kịch bản này "về lý thuyết hoàn toàn có thể xảy ra".

Sau đó, mọi thứ sẽ rơi xuống Trái Đất, tạo thành những cơn mưa đất đá.

"Đó sẽ là một cuộc oanh tạc bằng thiên thạch tới Trái Đất giống như những gì xảy ra vào thời điểm mới hình thành hệ Mặt Trời", Dubois giải thích. Cuộc oanh tạc này sẽ kéo dài trong khoảng 5.000 đến 10.000 năm, tạo ra lượng nhiệt đủ để làm bốc hơi hết các đại dương. Kịch bản này hoàn toàn có thể thành sự thật.

Mô phỏng các mảnh vỡ Mặt Trăng va chạm với Trái Đất. Video: Daniel Freeman

Đây là mô phỏng của Freeman về hiện tượng này, với Trái Đất là chấm to màu xanh dương và các mảnh vụn Mặt Trăng là các chấm nhiều màu sắc nhỏ hơn. Theo ông, không cần phải toàn bộ Mặt Trăng mới gây ra cơn mưa hủy diệt Trái Đất.

"Quãng thời gian 10.000 năm của cơn mưa thiên thạch này hoàn toàn có thể xảy ra", Freeman nói.

Asphaug cũng đồng tình với ý kiến này, dù không ước tính khoảng thời gian.

Trong cuốn tiểu thuyết của Stephenson, con người phải tránh thảm họa bằng cách di cư lên không gian trong hàng ngàn năm. Đây là ý tưởng được nhiều người cho là cần thiết, trong đó có cả nhà vật lý Stephen Hawking và Elon Musk, Giám đốc điều hành của SpaceX, công ty chuyên về các dự án vũ trụ.

Họ cho rằng con người cần có các phương án để đưa mình ra khỏi hành tinh này trong trường hợp không thể sống được trên đó nữa. Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan nghiên cứu dự án phòng thủ tiên tiến (DARPA) đã có các chương trình nghiên cứu 100 năm, cố gắng tìm cách chế tạo một con tàu vũ trụ có thể làm nơi ở cho một nhóm người trong nhiều thế kỷ trong cuộc hành trình giữa các vì sao, tìm nơi ở mới.

Xem thêm: Kết cục của Trái Đất khi Mặt Trăng đâm vào

Nguyễn Thành Minh

Thứ tư, 1/6/2016 | 08:13 GMT+7

Thứ tư, 1/6/2016 | 08:13 GMT+7

Con này xuất hiện trong nhà tôi, nhìn giống con bọ cạp nhưng không biết có đúng không? Xin hỏi đây là con gì, nó có độc không? (Nguyễn Dương) 

day-la-con-gi

Đây là con gì? Ảnh: NVCC

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }
doi-ngu-nha-khoa-hoc-bao-quan-thi-hai-lenin

Thi hài Lenin. Ảnh: Sergei Karpukhin/AP

Theo Guardian, nằm trong một quan tài kính với bộ ria mép đỏ được cắt tỉa và đôi tay đặt trên đùi, mặc bộ đồ màu đen khắc khổ, đó là Vladimir Lenin, lãnh tụ đầu tiên của Liên Xô, thoạt nhìn trông giống như tượng sáp.

Tuy nhiên, đây là xác thật của một người đã qua đời cách đây 92 năm. Nếu được theo dõi cẩn thận và tái ướp thường xuyên, các nhà khoa học tin rằng có thể duy trì trạng thái này trong nhiều thế kỷ nữa.

Nhưng công việc sẽ rất tốn kém. Tháng trước, Ban bảo vệ Liên bang, chịu trách nhiệm trông coi tất cả các căn cứ gần điện Kremlin, bao gồm cả lăng Lenin, lần đầu công bố chi phí cho các "công trình y tế và sinh học để duy trì cơ thể của Lenin", lên đến 13 triệu rúp (197.000 USD) trong năm 2016.

Khi Lenin qua đời vào tháng Giêng năm 1924, không ai có kế hoạch giữ xác ông trong một thời gian quá dài. Thực tế là, nhà bệnh lý học nổi tiếng, Alexei Abrikosov, người thực hiện khám nghiệm tử thi Lenin, đã tiến hành cắt động mạch chính.

"Sau đó, ông nói rằng nếu biết trước họ sẽ tiến hành ướp xác, ông sẽ không làm điều đó”, Alexei Yurchak, giáo sư nhân học xã hội tại Đại học California, Mỹ, cho biết. "Các hệ thống huyết mạch có thể đã được sử dụng để vận chuyển hóa chất ướp xác tới các mô.”

Sau khi khám nghiệm tử thi, cơ thể Lenin được ướp tạm thời để ngăn chặn phân hủy trong 4 ngày và được đặt trong một quan tài mở tại trung tâm Moscow. Hơn 50.000 người đã tới viếng, dù nhiệt độ lúc đó là âm 7 độ C.

Nhưng do lượng người tới viếng ngày càng đông, chính phủ phải tạm thời chuyển quan tài tới một lăng mộ bằng gỗ trên Quảng trường Đỏ. Vì trời rất lạnh, cơ thể vẫn còn nguyên vẹn và chỉ 56 ngày sau đó khi thời tiết ấm dần lên,các quan chức Liên Xô quyết định bảo tồn vĩnh viễn thi thể.

Ý tưởng đầu tiên là không ướp xác, chỉ làm lạnh sâu. Leonid Krasin, Bộ trưởng thương mại quốc tế khi đó, được phép nhập khẩu thiết bị đóng băng đặc biệt từ Đức. Tuy nhiên, vào đầu tháng 3/1924, khi mọi việc đang thuận lợi, hai nhà hóa học nổi tiếng, Vladimir Vorobyov và Boris Zbarsky, đề nghị ướp xác ông bằng một hỗn hợp hóa chất có thể ngăn ngừa các xác chết bị phân hủy, bị khô hoặc thay đổi màu sắc và hình dạng.

Sau một loạt các cuộc họp của chính phủ, họ được phép thử nghiệm.

Trong vài tháng, một nhóm các nhà khoa học tìm cách làm trắng da Lenin và tính toán các hỗn hợp hóa chất chính xác. Dưới áp lực của việc báo cáo lên quan chức Liên Xô, họ phải làm việc ngày đêm.

Khi lăng trên Quảng trường Đỏ mở cửa lại cho du khách vào ngày 1/8/1924, các phản ứng rất tích cực.

"Thật kinh ngạc. Một chiến thắng tuyệt đối", Zbarsky báo cáo.

Phòng thí nghiệm Lenin

Kể từ năm 1924, một nhóm các nhà khoa học được giao nhiệm vụ duy trì thi hài Lenin. Ở đỉnh cao của hoạt động của nó trong thời Xô Viết, phòng thí nghiệm Lenin có khoảng 200 chuyên gia làm việc cho dự án, theo Yurchak.

Ngày nay, nhóm nhỏ hơn nhiều, nhưng công việc không đổi. Cứ cách vài ngày các nhà khoa học lại phải đến lăng để kiểm tra thi hài, nơi được nhiệt độ và ánh sáng được tính toán cẩn thận. Và cứ mỗi 18 tháng, Lenin được đưa đến một phòng thí nghiệm dưới lòng đất với ánh sáng lờ mờ để tái ướp và rửa sạch.

Mặc dù các nhà khoa học đã bảo tồn được phần xương, cơ, da và các cơ quan khác, tất cả các cơ quan nội tạng của ông đã được gỡ bỏ. Bộ não ông được lấy ra và kiểm tra ở "Viện não" Xô Viết, thành lập không lâu sau khi Lenin qua đời, với vai trò cụ thể là nghiên cứu những "khả năng phi thường" của ông. Hiện những mảnh não vẫn còn được bảo tồn cho đến ngày nay tại Trung tâm Thần kinh học, Viện khoa học Nga.

Các kỹ thuật độc đáo được phát triển bởi các nhà khoa học Liên Xô cũng đã dẫn đến một số "khách hàng" từ nước ngoài. Các phòng thí nghiệm tại Moscow cũng ướp xác Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo Bulgaria Georgi Dimitrov, các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Il-sung và Kim Jong-il, ngoài ra còn có Josef Stalin, mà xác ướp nằm bên cạnh Lenin từ 1953-1961.

Tất cả các quá trình ướp xác đã được tiến hành trong bí mật hoàn toàn, những nhà khoa học chỉ thỉnh thoảng bay sang Việt Nam hoặc Triều Tiên để kiểm tra và bảo trì.

"Những chuyên gia cấp thấp như tôi không được cho biết các chi tiết cụ thể", Vadim Milov, một nhân viên ướp xác làm việc từ 1987-1997 trong phòng thí nghiệm giải thích. "Nhưng tôi có đủ thông tin để có thể tới Việt Nam làm việc với thi hài Hồ Chí Minh.”

Nỗ lực để phỏng vấn những người đang làm trong phòng thí nghiệm đều không thành công. Theo Yurchak, người đã nghiên cứu cơ thể của Lenin trong nhiều năm và phỏng vấn những người làm việc tại phòng thí nghiệm, đó là do chính sách mới.

"Họ từng trả lời nhiều cuộc phỏng vấn vào những năm 1990, một trong những kênh truyền hình Nga thậm chí còn quay một phim tài liệu chi tiết về phòng thí nghiệm nằm dưới lăng mộ, cho tới khi có chính sách quản lý mới", ông nói.

Hậu Xô Viết

Phòng thí nghiệm gặp nhiều khó khăn sau khi Liên Xô tan rã. Năm 1991 nhiều nhà dân chủ mới của Nga kêu gọi phá hủy của các lăng mộ, và đưa Lenin chôn cất ở nơi khác. Việc này đã gây ra một sự phản đối lớn, Yevgeny Dorovin, nghị sĩ quốc hội liên bang Nga nhớ lại. 

"Rất nhiều người đã đến Quảng trường Đỏ để phản đối quyết định này", ông Dorovin nói. "May mắn là chỉ huy bảo vệ điện Kremlin cuối cùng đã xuất hiện và kêu gọi mọi người bình tĩnh, nói với họ rằng lăng mộ được an toàn".

doi-ngu-nha-khoa-hoc-bao-quan-thi-hai-lenin-1

Người dân tới thăm viếng lăng Lenin ở Quảng trường Đỏ. Ảnh: TASS

Nhưng chính phủ ngừng cấp vốn cho dự án vào năm 1991, một lần nữa khiến số phận của lăng mộ lâm vào cảnh khó khăn. Đảng Cộng sản phản ứng bằng cách quyên góp.

"Chúng tôi trả tiền cho tất cả mọi thứ ngoại trừ khí đốt, điện nước," Dorovin giải thích, dù ông từ chối tiết lộ chi tiết số tiền chi tiêu. Nhà nước chỉ mới bắt đầu tài trợ lại cho lăng mộ lại một vài năm trước đây, ông cho biết thêm.

Tuy nhiên mối đe dọa chính với tương lai của lăng mộ là thiếu lớp nghiên cứu kế cận. Các nhà khoa học đang ngày càng già đi, và không có các nhà nghiên cứu trẻ sẵn sàng để thay thế.

"Những người trẻ tuổi không còn quan tâm đến khoa học lăng tẩm nữa, nó không còn uy tín như xưa", Yurchak nói.

Nếu không tìm ra giải pháp duy trì lăng mộ, có nghĩa là thí nghiệm kéo dài 92 năm này sẽ đi đến hồi kết.

"Đó sẽ là một mất mát của khoa học, nghiên cứu và khám phá, là những gì các nhà khoa học đang lo ngại," Yurchak nói.

Xem thêm: Bí ẩn trong quy trình bảo quản thi hài Lenin

Nguyễn Thành Minh

lang-sinh-thai-khong-su-dung-dien-o-ha-lan

Một góc làng sinh thái không sử dụng điện ở ngoại ô Amsterdam. Ảnh: Effekt.

Theo Science Alert, dự án làng sinh thái công nghệ cao đầu tiên dự kiến ra đời tại thành phố Almere, cách Amsterdam, 20 phút đi xe, là ý tưởng của công ty Regen Villages có trụ sở tại California, Mỹ. Regen Villages muốn tạo ra các khu dân cư không sử dụng năng lượng điện và hướng đến cuộc sống bền vững với khả năng tự sản xuất thực phẩm, năng lượng, quản lý rác thải tại địa phương và tái sử dụng nước.

Bằng cách kết hợp giữa quản lý đất đai và canh tác bền vững cùng cơ sở hạ tầng công nghệ độc lập, Regen Villages tạo ra nguồn năng lượng dư thừa một cách hiệu quả để cung cấp cho mạng lưới điện ở xung quanh, đồng thời trồng khoảng một nửa lượng thực phẩm mà cư dân tiêu thụ.

lang-sinh-thai-khong-su-dung-dien-o-ha-lan-1

Ngôi làng hướng đến tự sản xuất thực phẩm hữu cơ qua hệ thống vườn thẳng đứng. Ảnh: Effekt.

"Chúng tôi đang xem xét việc phát triển bất động sản bằng cách tạo ra các khu dân cư sử dụng năng lượng tái tạo, xem xét những thửa đất trồng trọt có thể dùng để sản xuất nhiều thực phẩm hữu cơ, nước sạch, năng lượng sạch hơn và thải rác ít hơn", James Ehrlich, chủ tịch của Regen Villages, cho biết.

Theo Ehrlich, hàng tấn thực phẩm hữu cơ từ rau, quả, các loại hạt, đậu, cá, trứng, thịt, gà, động vật nuôi lấy sữa, có thể được nuôi trồng liên tục quanh năm và cho năng suất cao khi ứng dụng hệ thống vườn thẳng đứng.

Dự án làng sinh thái do công ty Effekt, Đan Mạch phụ trách thiết kế, bao gồm 25 ngôi nhà thí điểm và sẽ tăng lên 100 khi hoàn thành vào năm 2017. Sau đó, dự án sẽ được nhân rộng tại Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch và Đức.

Xem thêm: Trang trại thẳng đứng cung cấp 900 tấn rau sạch cho Mỹ mỗi năm

Vân Du

nhung-nhan-to-bien-everest-thanh-tu-huyet-cua-cac-nha-leo-nui

Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới xét theo độ cao so với mực nước biển. Ảnh: Wikipedia.

Năm 2014, các cuộc thám hiểm núi Everest gần như bị dừng hoàn toàn sau cái chết của 16 công nhân Nepal trong một trận lở tuyết. Tháng 4/2015, một trận động đất 7,8 độ richter và sạt lở đất khiến gần 8.500 người thiệt mạng ở Nepal, trong đó có 19 trường hợp tử vong tại khu trại Everest Base Camp.

Tháng 4/2016, bốn người chết, hai nhà leo núi mất tích có khả năng không tìm thấy xác, một công nhân thiệt mạng khi đang sửa chữa con đường gần đỉnh núi và ba nhà leo núi khác chết do các chứng bệnh liên quan đến độ cao.

Ngoài thời tiết thất thường và địa hình hiểm trở gần đỉnh núi, điều khiến Everest trở nên nguy hiểm chính là ảnh hưởng của độ cao lên cơ thể người, theo các nhà khoa học.

Ở 8.848 m, Everest là đỉnh núi cao nhất trên thế giới xét theo độ cao so với mực nước biển. Do đó, những nhà leo núi phải đối mặt với chứng sau độ cao trước khi chinh phục thành công đỉnh Everest.

Say độ cao còn được gọi là say núi cấp tính. Chứng bệnh này xảy ra khi con người đạt đến độ cao khoảng 2.440m. Các triệu chứng bao gồm buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt và mệt mỏi. Say độ cao trở nên nghiêm trọng hơn khi con người đạt đến độ cao 3.600 m với các triệu chứng như di chuyển khó khăn, khó thở, đánh trống ngực, ho ra chất lỏng màu hồng, sùi bọt mép, bị ảo giác và mất ý thức, theo Cơ quan Y tế Anh.

Thiếu oxy là nguyên nhân dẫn đến chứng say độ cao. Khí áp giảm ở độ cao lớn, khiến các phân tử oxy tách xa nhau, tiến sĩ Eric Weiss, giáo sư khoa cấp cứu ở Đại học Stanford, Mỹ, cho biết. Tại khu trại Everest Base Camp nằm ở độ cao 5.400 m, nồng độ oxy vào khoảng 50% so với ở trên mực nước biển. Ở đỉnh Everest, nồng độ oxy giảm xuống chỉ còn khoảng 33%.

"Việc giảm đáng kể áp suất không khí và oxy nhận được rất có hại cho bộ não và cơ thể", Live Science dẫn lời Weiss.

Nếu bị say độ cao nhẹ, bệnh nhân không nên leo cao hơn trong vòng 24 - 48 giờ. Trong trường hợp các triệu chứng không giảm bớt hoặc thậm chí trở nên nặng hơn, bệnh nhân cần đi xuống độ cao 500 m. Tình trạng say độ cao nặng đòi hỏi giảm độ cao ngay lập tức và cần có sự can thiệp từ các chuyên gia y tế.

Say độ cao có thể dẫn đến phù thũng não và phổi. Những triệu chứng này thường xuất hiện cùng lúc, khi cơ thể cố gắng cung cấp thêm oxy cho các cơ quan quan trọng của cơ thể. Chất lỏng tích tụ trong não có thể dẫn đến mất ý thức và khả năng phối hợp vận động, gây hôn mê và tử vong. Sự tích tụ chất lỏng trong phổi có thể gây khó thở và tử vong thông qua quá trình tương tự như chết đuối.

Theo báo cáo khoa học đăng trên Tạp chí Y khoa Anh (BMJ) năm 2008, sự mệt mỏi và thời gian dài trong các chuyến leo núi tại Everest là nguyên nhân dẫn đến tử vong. Các nhà nghiên cứu cho biết rồi loạn chức năng thần kinh liên quan đến chứng say độ cao cũng có thể gây ra cú ngã chí mạng.

Khi gặp chứng say độ cao, cách chữa trị hiệu quả nhất là hạ thấp độ cao của người bệnh. Tuy nhiên, việc leo xuống dốc đòi hỏi nhiều kỹ năng bên cạnh các khó khăn khác như kiệt sức, mất nước và thiếu oxy. Dùng thuốc cũng giúp ngăn ngừa và điều trị một phần chứng tích nước trong não nhưng chúng không có hiệu quả với chứng tích nước trong phổi.

Xem thêm: Everest không phải đỉnh núi cao nhất thế giới

Thùy Dương

kangaroo-lam-vo-nguc-nguoi-phu-nu-dap-xe

Cú nhảy của con kangaroo khiến một người phụ nữ ở phía nam Australia bị vỡ túi ngực. Ảnh minh họa: Thinkstock.

Theo News.com.au, tai nạn xảy ra khi Sharon Heinrich, 45 tuổi và người bạn tên Helen Salter, 47 tuổi, đạp xe cùng nhau trên tuyến đường dành cho du khách ở khu vực trồng nho tại thung lũng Clare vào tuần trước. Họ bất ngờ trông thấy một con kangaroo lớn đứng ở vệ đường.

Khi họ đến gần, con kangaroo lao qua đường và nhảy lên người Heindrich. Chân sau của nó đạp trúng người cô. Sau đó, con vật lại bật lên từ trên lưng Salter. Cú nhảy của con kangaroo khiến cả hai ngã khỏi xe, trong khi con vật tiếp tục di chuyển và không bị bất kỳ thương tích nào.

kangaroo-lam-vo-nguc-nguoi-phu-nu-dap-xe-1

Sharon Heinrich trong phòng chờ phẫu thuật thay túi ngực. Ảnh: AAP.

"Tôi thoáng trông thấy con kangaroo ở rìa đường. Tôi vừa nghĩ ‘nó thật dễ thương’ thì con vật nhảy lên người tôi và dùng tôi làm bệ nhảy tiếp lên người bạn tôi. Chúng tôi văng xa khoảng 1,5 mét khi va vào nó. Tôi nằm sấp trên mặt đất và không thể thở bình thường suốt 10 phút", Heinrich kể lại.

Heinrich bị gãy ba chiếc xương sườn và phải phẫu thuật vào tuần này để thay túi ngực bị hỏng sau cú va đập. Trong khi đó, Slater bị chấn động não và trẹo cổ. Cả hai làm việc ở một nhà dưỡng lão ở thị trấn Clare và từng bắt gặp kangaroo trong khu vực nhiều lần trước đây.

Xem thêm: Kangaroo lực sĩ bóp nát xô sắt

Phương Hoa

stephen-hawking-kho-hieu-truoc-do-noi-tieng-cua-donald-trump

Stephen Hawking tỏ ra khó hiểu trước độ nổi tiếng của tỷ phú Donald Trump. Ảnh: Reuters.

Trong nhiều dịp trước đây, nhà vật lý lý thuyết không ít lần bày tỏ thái độ coi thường ứng viên tổng thống đến từ Đảng Cộng hòa. Trong chương trình truyền hình Good Morning Britain trên kênh ITV, khi được yêu cầu lý giải về sự nổi tiếng của tỷ phú Donald Trump, Hawking trả lời "Tôi không thể nào giải thích được. Ông ấy là một kẻ mị dân, người đáng lẽ là ứng cử viên ít được ưa thích nhất".

Theo CBS News, Hawking mắc bệnh xơ cứng teo cơ một bên, còn gọi là chứng bệnh Lou Gehrig, khiến ông bị liệt dần kể từ sau khi được chẩn đoán lần đầu ở tuổi 21 và phải trò chuyện thông qua hệ thống máy tính đặt ở một bên má.

Nhà vật lý cũng kêu gọi người dân Anh bỏ phiếu ở lại Liên minh châu Âu trong cuộc trưng cầu dân ý diễn ra hôm 23/6. Theo ông, điều này không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế và an ninh của Anh mà còn góp phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học.

Xem thêm: Stephen Hawking nêu lý thuyết về cánh cửa sang vũ trụ khác

Phương Hoa

be-trai-chua-day-mot-tuoi-da-day-thi-giong-dan-ong-25-tuoi

Bé trai Ấn Độ mắc hội chứng dậy thì sớm hiếm gặp. Ảnh minh họa: Godvine.

Bé trai Vaibhav có râu trên mặt, bắt đầu vỡ giọng và có dương vật bằng kích thước của người trưởng thành, theo Hindustan Times.

Cha mẹ của bé cho biết em bắt đầu phát triển bất thường ở 6 tháng tuổi khi trở nên cao hơn những đứa trẻ cùng tuổi khác và kích thước dương vật lớn hơn nhiều so với cơ thể. Lúc đầu, họ không để tâm tới sự khác biệt của Vaibhav vì cho rằng bé chỉ to lớn hơn bình thường và không đưa bé tới gặp bác sĩ.

Các bác sĩ chẩn đoán Vaibhav mắc hội chứng dậy thì sớm, một dạng bệnh hiếm gặp. "Nếu trẻ mắc bệnh không được điều trị, chúng sẽ trở nên bạo lực. Sự thay đổi trên cơ thể không phù hợp với độ tuổi của trẻ", Vaishakhi Rustagi, bác sĩ điều trị cho Vaibhav tại bệnh viện Max Super Speciality Hospital, cho biết.

"Thông thường, hội chứng này do khối u ở não hoặc dạ dày gây ra, nhưng chúng tôi không phát hiện khối u trong kết quả kiểm tra máu. Vaibhav rất may mắn vì khối u trong trường hợp này luôn kèm theo biến chứng phức tạp và dẫn tới ung thư", Rustagi nói.

Năm 1929, người mẹ nhỏ tuổi nhất trong lịch sử thế giới mắc hội chứng dậy thì sớm, sinh son vào lúc 5 tuổi 9 tháng. Thoạt đầu, cha mẹ cô bé cho rằng con mình có một khối u, nhưng một tháng sau khi họ đưa cô bé đến bệnh viện kiểm tra, em hạ sinh một bé trái.

Vaibav đang được trị liệu bằng tiêm mỗi tháng một lần để hạn chế ảnh hưởng của hormone. Lượng tiết hormone và kích thước dương vật của bé giảm đi sau 5 tháng điều trị. Việc điều trị sẽ kéo dài cho đến khi em đủ trưởng thành để nhận thức về những thay đổi của cơ thể.

Xem thêm: Bé trai bị sư tử lôi đi trong đêm và vồ đến chết

Phương Hoa

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

be-trai-chua-mot-tuoi-da-day-thi-giong-dan-ong-25-tuoi

Bé trai Ấn Độ mắc hội chứng dậy thì sớm hiếm gặp. Ảnh minh họa: Godvine.

Bé trai Vaibhav có râu trên mặt, bắt đầu vỡ giọng và có dương vật bằng kích thước của người trưởng thành, theo Hindustan Times.

Cha mẹ của bé cho biết em bắt đầu phát triển bất thường ở 6 tháng tuổi khi trở nên cao hơn những đứa trẻ cùng tuổi khác và kích thước dương vật lớn hơn nhiều so với cơ thể. Lúc đầu, họ không để tâm tới sự khác biệt của Vaibhav vì cho rằng bé chỉ to lớn hơn bình thường và không đưa bé tới gặp bác sĩ.

Các bác sĩ chẩn đoán Vaibhav mắc hội chứng dậy thì sớm, một dạng bệnh hiếm gặp. "Nếu trẻ mắc bệnh không được điều trị, chúng sẽ trở nên bạo lực. Sự thay đổi trên cơ thể không phù hợp với độ tuổi của trẻ", Vaishakhi Rustagi, bác sĩ điều trị cho Vaibhav tại bệnh viện Max Super Speciality Hospital, cho biết.

"Thông thường, hội chứng này do khối u ở não hoặc dạ dày gây ra, nhưng chúng tôi không phát hiện khối u trong kết quả kiểm tra máu. Vaibhav rất may mắn vì khối u trong trường hợp này luôn kèm theo biến chứng phức tạp và dẫn tới ung thư", Rustagi nói.

Năm 1929, người mẹ nhỏ tuổi nhất trong lịch sử thế giới mắc hội chứng dậy thì sớm, sinh son vào lúc 5 tuổi 9 tháng. Thoạt đầu, cha mẹ cô bé cho rằng con mình có một khối u, nhưng một tháng sau khi họ đưa cô bé đến bệnh viện kiểm tra, em hạ sinh một bé trái.

Vaibav đang được trị liệu bằng tiêm mỗi tháng một lần để hạn chế ảnh hưởng của hormone. Lượng tiết hormone và kích thước dương vật của bé giảm đi sau 5 tháng điều trị. Việc điều trị sẽ kéo dài cho đến khi em đủ trưởng thành để nhận thức về những thay đổi của cơ thể.

Xem thêm: Bé trai bị sư tử lôi đi trong đêm và vồ đến chết

Phương Hoa

voi-dung-voi-de-noi-tieng-han

Con voi Koshik và người quản tượng. Ảnh: Yonhap

Theo New York Times, Koshik biết nói "annyong - xin chào, anja - ngồi xuống, nuwo - nằm xuống, choah - tốt và aniya - không". Tuy nhiên, điều tuyệt vời nhất không phải là nó biết nói, mà là cách Koshik phát âm.

Nó cho vòi vào trong miệng, dùng vòi điều chỉnh thanh điệu và cao độ, giống như người đưa ngón tay vào miệng huýt sáo. Theo tạp chí Current Biology, bằng cách này, Koshik mô phỏng được tiếng nói "mà người bản địa hiểu được".

Nhóm các nhà khoa học quốc tế nghiên cứu về Koshik cho rằng nó đã thể hiện kỹ năng "phát âm và kiểm soát formant hoàn toàn mới lạ so với động vật cùng loài hoặc khác loài". 

Nhà vật lý học người Đức Hermann năm 1989 đưa ra khái niệm Formant chỉ sự gia tăng về cường độ âm thanh của một hay một nhóm tần số do tần số họa âm có cùng tần số với khoang cộng hưởng tạo nên đặc trưng của mỗi nguyên âm.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, Koshik bắt chước âm thanh của người quản tượng chỉ vì quá cô đơn. Nó bị tách khỏi đàn từ lúc mới 5 tuổi, và học cách giao lưu với người xuất phát từ nỗi cô đơn tuyệt đối. 

Trong đoạn video, Koshik nói "choah - tốt", còn người quản tượng nói "choah choah annyong - tốt tốt xin chào":

Hồng Hạnh

vuon-thu-my-xu-ly-xac-khi-dot-bi-ban-chet-nhu-the-nao

Harambe khi còn sống ở vườn thú Cincinnati, Mỹ. Ảnh: Reuters.

Theo Cincinnati.com, thay vì hỏa táng và rải tro cốt ở khu tưởng niệm khỉ đột Gorilla World tại Cincinnati, xác Harambe đang được bảo quản tại vườn thú. Thông qua phương pháp khoa học, nòi giống của Harambe sẽ được duy trì ở các thế hệ tương lai. Thi thể con vật có thể giúp các nhà khoa học giải quyết những vấn đề di truyền mà loài khỉ đột gặp phải, theo Thane Maynard, giám đốc vườn thú kiêm vườn thực vật Cincinnati.

Sau cái chết của Harambe, các nhà sinh vật học chuyên về sinh sản thuộc Trung tâm Bảo tồn và Nghiên cứu Động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng của vườn thú đã thu thập tinh trùng còn sống từ con vật. Chương trình nhân giống của trung tâm bao gồm nghiên cứu thụ tinh nhân tạo và tinh trùng đông lạnh.

Trong trường hợp của Harambe, việc thu thập tinh trùng đóng vai trò rất quan trọng bởi ở độ tuổi 17, nó chưa sẵn sàng giao phối. Quản lý vườn thú Cincinnati hy vọng có thể nhân giống con vật trong tương lai.

Vườn thú Cincinnati tham gia chương trình Species Survival Program, nơi quản lý 360 con khỉ đột ở các cơ sở của Hiệp hội Vườn thú và Thủy cung Mỹ. Một trong những mục tiêu mà vườn thú đang theo đuổi là duy trì sự phong phú về mặt gene của loài vật để quần thể khỉ đột khỏe mạnh và có thể phát triển trong tương lai. Loài khỉ đột đồng bằng phía tây được xếp vào danh mục cực kỳ nguy cấp, do số lượng của chúng chỉ còn chưa đến 175.000 con trong tự nhiên.

Vườn thú Cincinnati có kinh nghiệm nhân giống khỉ đột. Elle, khỉ đột ra đời vào tháng 8 năm ngoái, là con khỉ nhân giống thứ 50 tại vườn thú. Maynard cho biết một số nhà khoa học chuyên về lĩnh vực di truyền của khỉ đột đã liên hệ với vườn thú để đề xuất những cách xử lý xác Harambe khác, bao gồm lưu giữ mô phục vụ nghiên cứu trong tương lai.

Xem thêm: Chuyên gia minh oan cho chú khỉ đột bị bắn chết

Phương Hoa

ban-phim-may-tinh-chua-vi-khun-nhieu-gap-5-lan-bon-cau

Bàn phím máy tính chứa nhiều loại vi khuẩn. Ảnh: Home.

Theo Tech Insider, bàn phím máy tính bẩn hơn nhiều so với suy nghĩ của nhiều người. Trong nhiều nghiên cứu về bàn phím máy tính, các nhà khoa học phát hiện dấu vết của Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn gây nhiễm trùng), Pseudomonas (vi khuẩn gây nhiễm trùng phổ biến nhất ở bệnh nhân nhập viện), E.coli (vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm).

Trong báo cáo phân tích 33 bàn phím máy tính tại một văn phòng làm việc ở London, Anh, 4 bàn phím chứa đủ các loại vi khuẩn gây hại tiềm tàng. Một trong 4 bàn phím này có số vi khuẩn nhiều hơn gấp 5 lần bệ xí nhà vệ sinh trong cùng văn phòng.

Các nhà nghiên cứu cho biết, nguyên nhân là do nhân viên ăn tại bàn làm việc. Những mảnh vụn thức ăn thừa rơi vào bên trong khe hở, trở thành thức ăn cho vi khuẩn phát triển. Người sử dụng cũng làm bẩn bàn phím khi họ không rửa tay sau khi vào phòng vệ sinh.

Nhưng điều này không chỉ xảy ra đối với bàn phím máy tính văn phòng. Một nghiên cứu khác phát hiện hai bệnh nhân nhiễm cùng một chủng tụ cầu khuẩn trên một số bàn phím tại bệnh viện.

Để làm sạch bàn phím máy tính, người sử dụng cần tháo nó ra khỏi máy tính, nhẹ nhàng lau sạch bằng khăn bông có chất tẩy trùng.

Xem thêm: Dụng cụ tập gym chứa nhiều vi khuẩn hơn bồn cầu vệ sinh

Lê Hùng

be-gai-5-tuoi-co-mot-nua-co-the-lon-nhanh-hon-nua-con-lai

Phần lưỡi bên phải của Lilli-Mai to hơn bên trái. Ảnh: Mercury Press.

Hội chứng Beckwith Wiedemann (BWS) có triệu chứng đặc trưng là các phần cơ thể phát triển ở tốc độ khác nhau. Được chẩn đoán mắc bệnh vào lúc 11 tháng tuổi, hiện chân phải của Lilli-Mai dài hơn gần 3 cm so với chân trái. Em có cánh tay và bàn tay phải lớn hơn bên trái và chiếc lưỡi không to đều ở hai bên, theo Mirror.

Gần đây, Lilli-Mai cao lớn hơn anh trai, dù nhỏ hơn người anh 13 tháng tuổi. Dù Lilli-Mai thường bị ngã trong lúc chơi đùa và phải đi hai chiếc giày cỡ khác nhau, các bác sĩ cho rằng bé có thể khỏi bệnh khi lớn.

be-gai-5-tuoi-co-mot-nua-co-the-lon-nhanh-hon-nua-con-lai-1

Bé phải đi giày với hai kích cỡ khác nhau. Ảnh: Mercury Press.

Khi bé mới ra đời, Beckie, mẹ Lilli-Mai, nhận ra lưỡi của con gái thường xuyên chìa ra ngoài, khiến bé gặp khó khăn trong việc uống sữa. Beckie hỏi về tình trạng của con khi đưa bé đến bệnh viện kiểm tra vào lúc 8 tuần tuổi. Cô được giới thiệu tới gặp một bác sĩ chuyên khoa nhi, người chẩn đoán chính xác bệnh tình của bé.

Beckie vô cùng lo sợ khi biết hội chứng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư sớm ở con gái, do đó Lilli-Mai phải đi chụp chiếu 3 tháng một lần để phát hiện dấu hiệu ung thư. Tỷ lệ mắc hội chứng BWS là 1/15.000 ca sinh. Tuy nhiên, hai chị em gái của Lilli-Mai là Ryleigh Queen, 6 tuổi, và Willow Queen, 3 tuổi, không thể hiện triệu chứng bệnh.

be-gai-5-tuoi-co-mot-nua-co-the-lon-nhanh-hon-nua-con-lai-2

Lilli-Mai mắc hội chứng hiếm gặp Beckwith Wiedemann ảnh hưởng tới 1/15.000 trẻ. Ảnh: Mercury Press.

Lilli-Mai cũng thường bị hoảng sợ vào ban đêm, co giật và yếu cơ mặt. Tuy nhiên, bé vẫn đi học vào tháng 9 năm ngoái. "Chúng tôi cố gắng cư xử với con bình thường khi con đến lớp. Con bé vẫn chơi thể thao ở trường, nhưng nếu mệt, cháu có thể báo với giáo viên và xin nghỉ học. Con bé dường như không chú ý tới căn bệnh. Nó là một cô bé thực sự mạnh mẽ", Beckie chia sẻ.

Xem thêm: Bé gái tìm thấy bùa hộ mạng 3.200 năm tuổi của pharaoh

Phương Hoa

Thứ ba, 31/5/2016 | 07:00 GMT+7

Thứ ba, 31/5/2016 | 07:00 GMT+7

Rùa khổng lồ ở Galapagos, cá rồng biển màu hồng ngọc ở Australia hay cây ăn thịt ở Brazil lọt danh sách 10 loài mới nổi bật và ấn tượng nhất năm 2016.

Theo CNN, danh sách10 loài mới nổi bật năm 2016 do Viện Khoa học Môi trường và Lâm nghiệp (ESF) thuộc Hệ thống Đại học bang New York (SUNY), Mỹ, lựa chọn từ khoảng 18.000 loài mới được phát hiện trong năm 2015.

Trong ảnh là loài rùa khổng lồ Chelonoidis donfaustoi sống ở quần đảo Galapagos thuộc Ecuador. Các nhà khoa học xác nhận đây là loài mới thuộc họ rùa khổng lồ trên quần đảo Galapagos sau khi phân tích dữ liệu di truyền. Loài rùa này đang được chú trọng bảo tồn do chỉ có 250 cá thể còn sót lại trong tự nhiên. Rùa Chelonoidis donfaustoi được đặt theo tên kiểm lâm viên nổi tiếng Don Fausto ở Galapagos, người đã dành thời gian 40 năm để bảo vệ chúng. 

Loài cây ăn thịt mới Drosera magnifica được tìm thấy trên một ngọn núi cao hơn 1.500 m ở Brazil. Các nhà khoa học cho biết đây là cây ăn thịt lớn nhất thuộc chi gọng vó Drosera với chiều cao lên đến 1,5 mét. 

Homo naledi, họ hàng của loài người có một số đặc điểm tương tự của người hiện đại về kích thước và trọng lượng cơ thể. Ngoài ra, hộp sọ của Homo naledi giống với các tổ tiên vượn người khác sống cách đây khoảng 2-4 triệu năm. Phần xương và hộp sọ của người Homo naledi được khai quật tại một hang động ở Nam Phi. 

Động vật tí hon Iuiuniscus iuiuensis là loài giáp xác mới được phát hiện tại Brazil, có đặc điểm là bị mù và không có khả năng hấp thu sắc tố. Đặc biệt, loài này có thể ẩn nấp dưới bùn, cho phép nó lột xác mà không bị kẻ thù phát hiện. 

Loài cá Lasiognathus dinema thuộc bộ Cá vảy chân được tìm thấy trong lúc các nhà khoa học khảo sát đánh giá thiệt hại từ vụ tràn dầu Deepwater Horizon ở vịnh Mexico. Các nhà khoa học cho biết đây là động vật xấu xí nhất trong danh sách 10 loài mới công bố năm 2016. Loài cá này có chiều cơ thể chỉ khoảng 5 cm, sống dưới độ sâu 1.000 m - 1.500 m. Đặc biệt, trên đầu cá phát triển chiếc cần câu chứa vi khuẩn phát quang sinh học, chiếc bẫy hiệu quả giúp nó thu hút con mồi tới gần. 

Loài cá rồng biển Phyllopteryx dewysea, một họ hàng của cá ngựa, có màu đỏ hồng ngọc với chiều dài cơ thể khoảng 24 cm. Phyllopteryx dewysea sinh sống tại vùng biển phía tây Australia, là loài cá rồng biển thứ ba được phát hiện trên thế giới. Nhà sinh vật học hải dương Josefin Stiller tại Viện Scripps, California, Mỹ mô tả Phyllopteryx dewysea có "vẻ đẹp mê hoặc" và là một phát hiện lớn về loài mới. Stiller cho biết loài cá này sống ở độ sâu khoảng 51 m.

Loài bọ cánh cứng Phytotelmatrichis osopaddington được phát hiện trong các vũng nước đọng trong hốc cây hay bẹ lá ở Peru. Nó có kích thước nhỏ đến đến mức phải xếp một hàng 25 con mới lấp đầy chiều dài 2,5 cm trên thước đo.

Hóa thạch gồm bộ xương và hộp sọ có niên đại khoảng 11,6 triệu năm của loài vượn mới, Pliobates cataloniae, được khai quật tại một khu vực bãi rác ở Catalonia, Tây Ban Nha. Hóa thạch này thuộc về một con vượn giống cái nặng khoảng 4-5 kg, được đặt tên là Laia theo tên một vị thánh bảo trợ của Barcelona. Loài vượn cổ này có mối liên hệ họ hàng với con người, vượn người và vượn.

Loài thực vật có hoa Sirdavidia solannona sống tại vườn quốc gia Monts de Cristal ở Gabon. Cây Sirdavidia solannona cao 6 m nhưng có đường kính thân chưa đến 10 cm. 

Huỳnh Phương (Ảnh: ESF)

Thứ ba, 31/5/2016 | 06:00 GMT+7

Thứ ba, 31/5/2016 | 06:00 GMT+7

Tôi thấy hoa mọc trực tiếp từ củ như hoa thủy tiên, nhưng là củ dại mọc trên đất rẫy ngô của đồng bào miền núi Cao Bằng. Xin hỏi đây là loài cây gì? (Hoàng Kim Phong)

day-la-cay-hoa-gi

Đây là cây gì? Ảnh: NVCC

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

Thứ hai, 30/5/2016 | 22:00 GMT+7

Thứ hai, 30/5/2016 | 22:00 GMT+7

Mây là tập hợp các giọt nước ngưng tụ hay tinh thể nước đá bay lơ lửng trong bầu khí quyển của Trái Đất. Mây được chia thành nhiều loại nhưng không phải loại nào cũng gây mưa.

Phân biệt các loại mây trên bầu trời

Lê Hùng (Ảnh: Visually)

Theo Alex CF, người chia sẻ về phát hiện, bộ sưu tập thuộc về Thomas Theodore Merrylin, một nhà sinh vật học kiêm quý tộc giàu có vào những năm 1800. Năm 1960, London lên kế hoạch xây dựng khu dân cư mới và ngôi biệt thự cũ kỹ sau nhiều năm bỏ hoang của Merrylin nằm trong diện bị phá dỡ. 

Theo BBC, lỗ đen là một ngôi sao khổng lồ bị sụp đổ vào trong. Lỗ đen có mật độ vật chất đậm đặc đến mức ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát khỏi lực hấp dẫn của nó. 

Lỗ đen nguy hiểm nhất là những lỗ đen nhỏ. Nếu phần đầu của con người rơi vào lỗ đen trước, sức hút trọng lực lên phần đầu sẽ mạnh hơn đôi chân. Kết quả là cơ thể người bị kéo dài ra như sợi mì ống và bị thương.

Đối với lỗ đen lớn, sức hút trọng lực dàn trải đều hơn. Một người quan sát từ bên ngoài sẽ thấy sẽ thấy người rơi vào lỗ đen tiếp cận đường biên và bị đốt cháy. Nhưng từ góc nhìn của bản thân, người rơi có thể vượt qua ranh giới lỗ đen mà không cảm thấy điều gì khác lạ.

Xem thêm: Vết đen khổng lồ trên bề mặt Mặt Trời

Lê Hùng

chuyen-gia-minh-oan-cho-chu-khi-dot-bi-ban-chet

Chuyên gia về hành vi động vật nói rằng, con khỉ đột chỉ đang làm nhiệm vụ thăm dò khi có kẻ lạ đột nhập vào lãnh địa của nó, chứ không hề có ý định hại cậu bé. Ảnh: NBC News

Theo News, hành động bắn chết con khỉ đột đực đầu đàn Harambe hôm qua tại sở thú Cincinnati, Mỹ để cứu một bé trai ba tuổi trèo rào vào khu nuôi khỉ đang gây làn sóng phẫn nộ toàn cầu. 

Gisela Kaplan, chuyên gia về hành vi động vật của trường đại học New England, Australia cho rằng, cậu bé hoàn toàn không gặp bất kỳ nguy hiểm nào.

"Trẻ con không phải mối đe dọa", giáo sư Kaplan nói. "Con khỉ đầu đàn biết rõ đó là một đứa trẻ nhỏ không có khả năng tự vệ. Khỉ đột không phải loài hay tấn công người, chúng không phải loài hiếu chiến. Tôi chắc chắn rằng cậu bé không thể bị giết".

Giáo sư Kaplan cho rằng con khỉ đầu đàn chỉ đang làm nhiệm vụ "điều tra thăm dò", không phải tấn công. 

"Khỉ đầu đàn là kẻ bảo vệ", bà nói. "Nếu có điều bất thường xảy ra, Harambe buộc phải đi điều tra. Thực tế, nó tiến gần đứa trẻ là hành vi hoàn toàn tự nhiên, không có nghĩa là hung hãn".

"Nếu muốn tấn công, nó sẽ phải cảnh báo trước. Nó sẽ tru lên, đấm vào ngực mình để cảnh báo nhưng thực tế, chuyện đó không xảy ra". 

Bà cho rằng có thể Harambe đã đưa cậu bé xa khỏi đám đông vì tiếng ồn ào. 

"La hét chỉ làm tình huống xấu đi đối với các loài linh trưởng, càng làm chúng căng thẳng. Tôi cho rằng việc bắn hạ nó là sai lầm, nhưng tôi không có mặt ở đó, nên không dám chỉ trích".

Theo giáo sư, các con cái trong gia đình khỉ đột của Harambe chắc chắn sẽ cực kỳ đau khổ.

"Nó chết đi sẽ gây tác động lớn tới cả đàn. Chúng giống như gia đình con người, không thể thay Harambe bằng một con đực khác. Tình yêu thương và sự gắn kết của cả đàn sẽ bị phá hủy".

Vụ việc gây nhiều tranh cãi ở Mỹ, các nhà bảo vệ động vật cho rằng vụ bắn hạ là không cần thiết. Thane Maynard, giám đốc vườn thú Cincinnati cho biết sự việc xảy ra lúc 16h00. Đội phản ứng quyết định bắn hạ con khỉ đột thay vì gây mê bởi thuốc mê không có tác dụng ngay lập tức, ông Maynard lý giải. "Họ coi đó là tình huống đe dọa đến mạng sống. Họ đã cứu mạng cậu bé".

Tuy nhiên giáo sư Kaplan cho rằng, đáng lẽ Harambe không bị chết nếu người trông coi nó biết ra hiệu lệnh.

"Nếu người coi thú có mối quan hệ tốt đẹp với cả đàn, lẽ ra họ có thể ra hiệu lệnh làm cho nó bình tĩnh lại", bà nói.

Video khỉ đột lôi cậu bé trong hào nước:

Brittany Nicely, một nhân chứng cũng nhận định con khỉ chỉ đang cố lôi cậu bé khỏi hào nước và cứu em. Giới bảo vệ động vật chỉ trích vườn thú Cincinnati đã không xây hai lớp rào bảo vệ cho động vật hoang dã như khỉ đột. 

Cincinnati có 11 con khỉ đột, theo thông tin trên website sở thú. Harambe sinh ra tại sở thú Gladys Porter ở thành phố Brownsville, bang Texas, và được chuyển đến Cincinnati năm 2014. Khỉ đột sống ở vùng đất thấp phía tây được xếp vào danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng và Cincinnati từng hy vọng sử dụng Harambe để duy trì nòi giống loài khỉ đột này.

Xem thêm: Phát hiện khỉ đột cái quan hệ đồng tính vì thất tình

Hồng Hạnh

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

kham-pha-bi-n-nguoi-tuyet-bang-cong-nghe-adn

Sự tồn tại của người tuyết (Yeti) chưa được chứng thực. Ảnh minh họa: Mirror.

Người tuyết Yeti ẩn mình trên những đỉnh núi phủ đầy tuyết trắng thuộc dãy Himalaya từ lâu đã trở thành bí ẩn thách thức giới nghiên cứu. Các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra bằng chứng chứng minh người tuyết có hình dáng giống loài linh trưởng và cao gấp rưỡi người bình thường, theo Mirror.

Trong chương trình mang tên "Yeti: Myth, Man or Beast?" phát trên kênh Channel 4, một nhóm chuyên gia di truyền học sẽ kiểm tra bằng chứng liên quan tới người tuyết và tìm hiểu liệu sinh vật kỳ bí có thực hay không.

Từ "người tuyết" ra đời năm 1921 khi trung tá Charles Howard-Bury dẫn đầu đoàn thám hiểm người Anh thăm dò đỉnh núi Everest. Trong cuốn sách kể về chuyến phiêu lưu, Howard-Bury khẳng định đoàn của ông bắt gặp hai hàng dấu chân trên tuyết mềm nhiều khả năng do người đi chân trần để lại. Nhiều người khẳng định bắt gặp người tuyết ở Nepal, Bhutan, Tibet, India và thậm chí cả Mông Cổ nhưng không thể đưa ra bằng chứng xác thực để chứng minh.

Xem thêm: Bí ẩn về quan tài cậu bé một tuổi liên tục bật nắp

Phương Hoa

Vương miện vàng ròng mô phỏng những chiếc vòng tết từ lá thật mà người Hy Lạp cổ đại đội trên đầu trong nghi lễ tôn giáo hoặc dùng làm phần thưởng trong các cuộc thi thể thao và nghệ thuật. Chúng mang hình dáng của những nhánh cây nguyệt quế, cây sồi và cây ô-liu, tượng trưng cho sự thông thái, chiến thắng, hòa bình và đức hạnh. 

Theo Seeker, tại Mỹ, trung bình mỗi ngày có 22 người chết khi đang chờ đợi để được cấy ghép nội tạng, phần lớn là do không tìm được bộ phận thay thế thích hợp với cơ thể bệnh nhân. Một kỹ thuật mới cho phép nuôi cấy phổi chưa phù hợp để lá phổi hít thở trong lồng kính, dần dần điều chỉnh môi trường sống của phổi để thích nghi với cơ thể bệnh nhân. Kỹ thuật này cho phép giảm thời gian chờ người hiến tặng phổi tương thích sinh học.

Xem thêm: Cấy ghép đầu - tham vọng vượt qua giới hạn con người

 Thanh Tùng

Thứ hai, 30/5/2016 | 06:00 GMT+7

Thứ hai, 30/5/2016 | 06:00 GMT+7

Cho tôi hỏi tại sao mật ong rừng nguyên chất lại bị chua? Mật do chính tay tôi đi lấy về cất vào chai thủy tinh. 

tai-sao-mat-ong-rung-lai-chua

Tại sao mật ong rừng lại chua? Ảnh minh họa: Fairtradeusa

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }
lam-the-nao-de-song-sot-trong-con-bao-set

Sét chỉ đánh vật dẫn điện tốt nhất trên mặt đất. Ảnh: Telegraph.

Chiều qua, 11 người, bao gồm 8 trẻ em trong độ tuổi từ 7 đến 8 bị sét đánh trúng khi đứng trú mưa dưới một gốc cây trong công viên Monceau tại Paris, Pháp. Một trẻ trong số đó đang nguy kịch và phải nằm ở phòng chăm sóc đặc biệt. Cùng ngày, 35 người cũng bị thương sau khi sét đánh trúng một sân bóng đá ở Hoppstadten, phía tây Đức, Mirror đưa tin.

Tại Việt Nam, mưa giông kèm sét đã đánh trúng hai nhóm nông dân đang làm đồng trên địa bàn xã Hương An thuộc thị xã Hương Trà và phường An Hòa tại thành phố Huế, khiến một người chết, 6 người bị thương vào hai giờ chiều hôm qua.

Theo Met Office, cơ quan  dự báo thời tiết quốc gia Anh, quan niệm sét không bao giờ đánh trúng hai nơi cùng lúc hoặc sét luôn đánh vào vật thể ở cao nhất hoàn toàn sai. Các nhà khoa học khẳng định sét chỉ đánh vật dẫn điện tốt nhất trên mặt đất.

Trước cơn bão sét, bạn nên tắt tất cả thiết bị điện không cần thiết, bao gồm tivi, bởi sét có thể khiến điện áp tăng vọt. Nếu đang ở ngoài trời, bạn cần tìm nơi trú ẩn. Khi nghe thấy tiếng sét đánh nghĩa là bạn đang ở trong phạm vi xuất hiện tia sét tiếp theo. Sét có thể đánh trúng vật thể ở cách tâm bão 16 km.

Người ở nơi diễn ra bão sét nên tránh sử dụng điện thoại hay vòi nước bởi đường dây điện thoại và đường ống kim loại có thể dẫn điện. Người ở ngoài trời cần tránh chỗ có nước và tìm nơi rộng, thoáng, ở xa cây cối, cột điện hoặc vật bằng kim loại.

Nếu đang ở nơi dễ bị sét đánh, bạn nên ngồi xổm, chống tay trên đầu gối và ôm đầu, đồng thời cố gắng hạn chế tiếp xúc với mặt đất. Trong trường hợp cảm thấy tóc mình dựng đứng, bạn cần tránh khỏi nơi đang ở ngay lập tức.

Theo Live Science, nơi nhiều khả năng bị sét đánh nhất thế giới là khu vực phía trên hồ Maracaibo ở Venezuela. Trung bình hồ trên núi này bị sét đánh 297 ngày trong năm. Những tia sét không phủ khắp hồ nước rộng lớn mà chỉ tập trung ở vị trí hồ đổ vào sông Catatumbo.

Phần lớn những khu vực thường xuyên bị sét đánh đều có địa hình phức tạp hoặc thuộc vùng đồi núi.

Xem thêm: Những biến đổi của cơ thể người sau khi bị sét đánh

Phương Hoa

tham-vong-xay-dung-tram-khong-gian-bay-quanh-sao-hoa

Công ty Lockheed Martin lên kế hoạch chuyển đổi tên lửa hạng nặng mới của NASA thành một trạm không gian bay theo quỹ đạo sao Hỏa. Ảnh: Lockheed Martin.

Theo International Business Times, tại hội nghị không gian "Con người tới sao Hỏa" tổ chức ở thủ đô Washington, Mỹ, hôm 18/5, công ty hàng không vũ trụ Mỹ Lockheed Martin giới thiệu trạm không gian Mars Base Camp được thiết kế để bay quanh sao Hỏa, tương tự như Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) nhưng nhỏ hơn.

Khu căn cứ bao gồm nơi sinh sống và làm việc của phi hành đoàn, hai khoang kín Orion (capsule) chứa trung tâm chỉ huy, kiểm soát cũng như một phòng thí nghiệm cho 6 phi hành gia. Bộ tản nhiệt có nhiệm vụ làm mát thiết bị điện tử nhạy cảm và khu nhà ở. Các tấm pin Mặt Trời cung cấp năng lượng cho những thiết bị máy móc. Động cơ đẩy và động cơ tên lửa sử dụng nhiên liệu đông lạnh tạo ra lực đẩy lớn, đưa trạm không gian bay từ quỹ đạo Mặt Trăng đến sao Hỏa.

"Tất cả bộ phận cần thiết của trạm không gian đều tồn tại ngày nay. Chúng tôi chỉ tận dụng những công nghệ có sẵn", Tony Antonelli, chuyên gia công nghệ của Lockheed Martin, cho biết.

Mars Base Camp dự kiến bay trên quỹ đạo sao Hỏa từ 10 đến 11 tháng, giúp các nhà du hành vũ trụ khám phá hai mặt trăng của hành tinh này là Phobos và Deimos bằng robot thám hiểm và máy bay không người lái. Các nhà khoa học có thể tiến hành thêm nhiều nghiên cứu về sao Hỏa mà không cần hạ cánh xuống bề mặt. Tín hiệu truyền từ sao Hỏa về Trái Đất mất khoảng 20 phút.

"Chúng tôi cho rằng việc bay quanh quỹ đạo sao Hỏa là cần thiết, trước khi đưa con người hạ cánh xuống bề mặt", Antonelli nói.

Lockheed Martin đang hợp tác cùng Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phát triển khoang kín Orion chứa phi hành gia. NASA làm việc độc lập để chế tạo tên lửa đẩy hạng nặng thế hệ mới (heavy lift rocket), nhưng họ chưa có kế hoạch rõ ràng sau khi tên lửa này bay tới quỹ đạo Mặt Trăng. Do đó, Lockheed Martin đề xuất với NASA biến đổi tên lửa thành một trạm không gian bay quanh sao Hỏa.

Đề xuất trên được NASA chấp nhận. Tên lửa và khoang kín Orion sẽ sẵn sàng tham gia vào một sứ mệnh không gian năm 2018. Tên lửa sẽ đưa các phi hành gia vào không gian sâu, bay qua Mặt Trăng năm 2023 và tới quỹ đạo sao Hỏa năm 2028.

"Chúng tôi nghĩ rằng việc đưa các nhà khoa học cùng phòng thí nghiệm tới quỹ đạo sao Hỏa giúp thực hiện nhiều thí nghiệm khoa học hơn. Lượng kiến thức thu được trong vài tháng sẽ ngang bằng với những gì con người đạt được trong 40 năm qua", Antonelli cho biết.

Xem thêm: Giấc ngủ 200 ngày trên đường lên sao Hỏa

Lê Hùng

Chủ nhật, 29/5/2016 | 17:15 GMT+7

Chủ nhật, 29/5/2016 | 17:15 GMT+7

Bầu khí quyển của Trái Đất bao gồm nhiều lớp với những đặc điểm riêng biệt, trong đó tầng ngoài cùng đang dần tan biến vào vùng không gian liên hành tinh.

Khí quyển Trái Đất gồm những tầng nào

Lê Hùng (Ảnh: Visually)

Chủ nhật, 29/5/2016 | 14:00 GMT+7

Chủ nhật, 29/5/2016 | 14:00 GMT+7

Con người cảm nhận mùi vị thức ăn chủ yếu thông qua các chồi vị giác nằm trên lưỡi. Mỗi chồi vị giác chứa khoảng 50 - 100 tế bào cảm nhận mùi vị, giúp truyền tải cảm giác đến não.

Những điều ít biết về vị giác của con người

Lê Hùng (Ảnh: Visually)

 

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

Chủ nhật, 29/5/2016 | 09:00 GMT+7

Chủ nhật, 29/5/2016 | 09:00 GMT+7

Nhiều loài động vật tập tính ngủ độc đáo như ngủ đứng, ngủ trong khi bơi hoặc không ngủ suốt vòng đời.

Thói quen ngủ lạ thường của các loài động vật

Lê Hùng (Ảnh: World Science Festival)

 

rao-can-ngan-vo-ngua-mong-co-tran-vao-chau-au

Quân Mông Cổ đột ngột rút khỏi Hungary năm 1242. Ảnh minh họa: Wordpress.

Năm 1241, quân đội Mông Cổ tràn vào Hungary, đánh bại liên quân Ba Lan và Hungary, buộc vua nước này phải tháo chạy. Năm 1242, dù không gặp bất kỳ trở ngại lớn nào về mặt quân sự, quân đội Mông Cổ đột ngột ngừng cuộc xâm lược và rút lui. Một nghiên cứu mới về khí hậu Đông Âu ở thời điểm đó đưa ra lý giải cho sự rút lui bí ẩn này, theo LiveScience.

Theo tác giả nghiên cứu, quân Mông Cổ đã bị sa lầy. Những dữ liệu thu thập được từ vòng cây cho thấy năm 1242, Hungary trải qua mùa đông lạnh và nhiều tuyết rơi kéo theo mùa xuân ẩm ướt. Kết quả là những đồng cỏ rộng lớn ở Hungary biến thành đầm lầy, sử gia Nicola Di Cosmo ở Đại học Princeton, Mỹ, cho hay.

Quân Mông Cổ vốn phụ thuộc vào ngựa nên không thể di chuyển hiệu quả trên vùng đất mềm ướt và đoàn chiến mã không có thức ăn do rất ít đồng cỏ còn sót lại.

Cuộc xâm lược Hungary của đế quốc Mông Cổ diễn ra sau cái chết của Thành Cát Tư Hãn năm 1227. Người con trai kế vị ông là Oa Khoát Đài dẫn quân Mông Cổ tiến vào nước Nga năm 1235, tiếp đó là Đông Âu năm 1240.

Nhiều tướng lĩnh Mông Cổ mang theo ít nhất 130.000 quân và 500.000 con ngựa xâm chiếm Hungary vào mùa xuân năm 1241, theo nghiên cứu công bố hôm 26/5 trên tạp chí Scientific Reports. Quân Mông Cổ liên tiếp giành phần thắng trong những trận chiến quan trọng vào tháng 4 năm đó, đánh bại cả quân đội Ba Lan và Hungary, đồng thời thiết lập hệ thống cai trị ở miền đông Hungary.

Trong các tháng đầu năm 1242, sông Danube và những con sông khác trong khu vực đóng băng, cho phép quân Mông Cổ tiến xuống phía tây Hungary, nơi đoàn quân chinh chiến suốt vài tháng trước khi bất ngờ tháo lui.

Ulf Büntgen, nhà nghiên cứu khí hậu ở Viện Nghiên cứu Liên bang Thụy Sĩ WSL, đồng tác giả nghiên cứu, kiểm tra dữ liệu vòng cây ở phía bắc Scandinavia, dãy núi Ural vùng cực, Carpat ở Romania, Alp ở Áo và Altai ở Nga để khám phá những nhân tố khí hậu dẫn đến hành động rút lui của quân Mông Cổ.

Các giả thuyết trước đây cho rằng có thể cái chết của Oa Khoát Đài vào tháng 12/1941 thôi thúc đại tướng chỉ huy quân Mông Cổ hồi hương. Nhưng cách lý giải này không hợp lý bởi vị đại tướng này không trở về Mông Cổ với ý đồ tranh giành quyền lực mà dừng chân ở nước Nga, theo Di Cosmo.

Vòng cây ghi lại sự phát triển vào mùa hè và chững lại vào mùa đông của cây cối. Các nhà nghiên cứu có thể sử dụng vòng cây để suy đoán điều kiện thời tiết trong một năm cụ thể. Dữ liệu mà Büntgen kiểm tra chỉ ra nhiệt độ trên mức trung bình ở Hungary giữa năm 1238 và 1241, theo sau là mùa hè lạnh đột ngột từ năm 1242 đến 1244. Năm 1242, khu vực bao quanh phía nam Ba Lan, Cộng hòa Séc, phía tây Clovakia, tây bắc Hungary và phía đông nước Áo vô cùng ẩm ướt.

Theo Di Cosmo, kết luận mùa đông ẩm ướt ngăn cản vó ngựa quân Mông Cổ rất hợp lý bởi vùng đồng cỏ của Hungary nổi tiếng lầy lội trước khi kế hoạch nạo vét diễn ra vào thế kỷ 18 và 19. Quân Mông Cổ cũng rút lui qua các lộ trình khác với tuyến đường xâm lược ban đầu, men theo chân dãy Carpat và nhiều vùng đất cao khác. "Tất cả những điều này là bằng chứng cho thấy quân Mông Cổ không mấy vui vẻ với địa hình họ đi qua", Di Cosmo nói.

Xem thêm: Màn bí ẩn về nơi chôn cất Thành Cát Tư Hãn

Phương Hoa

Chủ nhật, 29/5/2016 | 06:00 GMT+7

Chủ nhật, 29/5/2016 | 06:00 GMT+7

Máy bay có thể bay cao hàng nghìn mét với tốc độ hàng nghìn km/h nhưng lại không ra được ngoài vũ trụ. Xin hỏi tại sao?

tai-sao-may-bay-khong-ra-duoc-vu-tru

Tại sao máy bay không ra được ngoài vũ trụ? Ảnh minh họa: Huffington Post

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

nha-xay-trong-vach-nui-lay-y-tuong-tu-internet

Ngôi nhà ẩn trong vách núi ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển. Ảnh: CNN

Theo CNN, công ty OPA của Hà Lan vừa thiết kế một ngôi nhà ẩn bên trong vách núi, với một bể bơi trên nóc như cửa sổ lấy sáng cho ngôi nhà. Dự án này được lấy từ những ý tưởng trên Internet.

Khách hàng có thể đặt hàng để nhận được một ngôi nhà trên độ cao 1.600 mét so với mực nước biển trên một vách núi ở Lebanon.

"Chúng tôi muốn tạo ra một cảm giác theo mọi cách có thể và thông qua dự án này để giới thiệu nền tảng của chúng tôi, về tính thẩm mỹ và triết lý thiết kế", Laertis-Antonios Ando Vassilou, đồng sáng lập OPA trả lời phỏng vấn ArchDaily.

Ando Vassilou cũng khuyên các kiến trúc sư mới nổi khác cũng làm như vậy, bằng cách thúc đẩy các dự án trực tuyến của họ.

nha-xay-trong-vach-nui-lay-y-tuong-tu-internet-1

Bể bơi trên nóc nhà đồng thời là cửa sổ lấy sáng. Ảnh: CNN

Xem thêm: Ngôi nhà xây bằng nước đầu tiên trên thế giới

Nguyễn Thành Minh

xac-be-gai-cam-hoa-hong-nguyen-ven-trong-quan-tai-145-nam

Quan tài 145 năm tuổi lưu giữ xác bé gái. Ảnh: Elissa Davey.

Theo Mirror, trong lúc làm vườn, nhóm công nhân phát hiện chiếc quan tài bằng chì và đồng dài một mét chôn dưới gara bê tông hôm 8/5. Nơi chôn quan tài nằm trong khuôn viên ngôi nhà của Ericka Karner ở San Francisco, California, Mỹ.

Bé gái nằm trong quan tài có thể là một trong hàng nghìn người được mai táng ở nghĩa trang Odd Fellows của thành phố. Nghĩa trang bị đóng cửa vào năm 1890 do chính quyền địa phương quyết định tái phát triển khu vực. Khoảng 180.000 hài cốt được di chuyển đến nơi chôn cất khác vào những năm 1920. Bé gái chôn cất trong trang phục váy dài màu trắng và hoa oải hương cài trên tóc có thể bị bỏ sót trong công cuộc di dời.

Làn da và mái tóc màu vàng của bé gái được bảo quản hoàn hảo và bông hồng đỏ mà bé gái nắm trong tay vẫn có thể nhìn rõ qua khung kính trên quan tài. Ngôi mộ vô danh được phủ vải nhung màu tía. Một trong hai người con của Karner đặt tên cho bé gái là Miranda.

Dù không có quan hệ với đứa trẻ chôn dưới nhà, chủ nhà Karner được giao trách nhiệm xử lý cỗ quan tài. Bà phải xin giấy chứng tử để chôn xác bé gái ở nghĩa trang mới với chi phí lên đến 10.000 USD.

"Tôi biết nếu có một cái cây mọc trên khu nhà của bạn, nó thuộc trách nhiệm của bạn. Nhưng sự việc này lại khác. Thành phố quyết định di dời tất cả hài cốt cách đây 100 năm, và họ nên chịu trách nhiệm sau quyết định đó", Karner nói.

Karner đã liên lạc với Garden of Innocence, tổ chức chuyên chôn cất trẻ em không rõ danh tính. Đại diện tổ chức hy vọng có thể tìm ra danh tính thực sự của Miranda và tiến hành chôn cất bé gái ở nghĩa trang Greenlawn tại Coma trong mùa hè năm nay.

Xem thêm: Mở quan tài xác ướp bé trai 800 năm tuổi

Phương Hoa

sieu-trai-dat-co-khi-hau-hoan-hao-cho-su-song

Hành tinh Kepler-62f ở cách Trái Đất 1.200 năm ánh sáng. Ảnh: NASA.

Trong nghiên cứu công bố hôm 13/5 trên tạp chí Astrobiology, các nhà khoa học Mỹ kết luận hành tinh mang tên Kepler-62f hội tụ đủ điều kiện cho phép sự sống phát triển. Hành tinh này lớn hơn Trái Đất khoảng 40% và nằm ngoài cùng trong số 5 hành tinh quay quanh một ngôi sao nhỏ hơn với nhiệt độ thấp hơn Mặt Trời. Tuy nhiên, Kepler-62f ở cách Trái Đất 1.200 năm ánh sáng, theo IFL Science.

Khi Kepler-62f được kính viễn vọng vũ trụ Kepler phát hiện, các nhà nghiên cứu biết rất ít về hành tinh này. Nhóm nghiên cứu ở Đại học California Los Angeles (UCLA) và Washington sử dụng mô phỏng trên máy tính để tính toán điều kiện trên bề mặt hành tinh.

sieu-trai-dat-co-khi-hau-hoan-hao-cho-su-song-1

Kích thước của những hành tinh thuận lợi cho sự sống khi xếp cạnh Trái Đất với thứ tự từ trái qua phải là Kepler-69c, Kepler-62e, Kepler-62f và Trái Đất. Ảnh: NASA.

"Chúng tôi phát hiện nhiều thành phần khí quyển cho phép hành tinh ấm lên đủ để nước lỏng tồn tại trên bề mặt. Điều này biến Kepler-62f thành một ứng cử viên nặng ký để xếp vào nhóm hành tinh có thể tồn tại sự sống", Aomawa Shields, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ngành thiên văn học và vật lý học thiên thể tại UCLA, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Hình dáng quỹ đạo của hành tinh là yếu tố đầu tiên cần được tính toán. Để thực hiện phép tính, nhóm nghiên cứu ứng dụng mô hình máy tính HNBody nổi tiếng, kết hợp với hai mô hình biến đổi khí hậu khác để mô phỏng điều kiện thời tiết của Kepler-62f khi hành tinh quay quanh ngôi sao mẹ.

Các mô hình giả định khí quyển của Kepler-62f dày hơn khí quyển Trái Đất từ một đến 12 lần. Nhóm nghiên cứu cũng cân nhắc mật độ carbon dioxide (CO2) đa dạng trong bầu khí quyển, từ mức độ giống Trái Đất đến cao hơn gấp 2.500 lần.

sieu-trai-dat-co-khi-hau-hoan-hao-cho-su-song-2

Trái Đất thuở sơ khai có bầu khí quyển giàu khí CO2 do hoạt động núi lửa diễn ra trong thời gian dài. Ảnh: IM_photo.

Dựa trên hiểu biết về đời sống vi khuẩn và độ sáng của ngôi sao mẹ, Kepler-62f chỉ có thể trở thành nơi hoàn toàn thuận lợi cho sự sống nếu khí quyển của nó dày gấp Trái Đất 3-5 lần và chứa toàn bộ khí CO2. Các điều kiện này đảm bảo cho hiệu ứng nhà kính diễn ra và làm hành tinh ấm lên đủ để dạng sống vi mô xuất hiện.

Những tham số có xác suất cao nhất do mô hình tính toán cho thấy khoảng cách giữa hành tinh và ngôi sao mẹ đủ xa để cho phép khí CO2 tích tụ dần dần trong khí quyển theo thời gian. Ngay cả trong trường hợp lượng CO2 chỉ ở mức tương tự Trái Đất, nhiệt độ của Kepler-62f vẫn ở trên mức khiến nước đóng băng vào phần lớn thời gian trong năm. Nếu tồn tại nước, CO2 và dạng sống quang hợp, những điều kiện này có thể biến đổi khí quyển Kepler-62f thành nơi chứa oxy trong tương lai.

Xem thêm: Phát hiện hơn 1.200 hành tinh mới có thể là Trái Đất thứ hai

Phương Hoa

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

vet-den-khong-lo-tren-be-mat-mat-troi

Lỗ nhật hoa màu tối sẫm ở vùng cực của Mặt Trời. Ảnh: NASA.

Theo NASA, lỗ nhật hoa là những khu vực khí loãng ở khí quyển Mặt Trời. Do chứa ít vật chất thuộc Mặt Trời, chúng có nhiệt độ thấp hơn và màu sắc sẫm hơn khu vực xung quanh. Lỗ nhật hoa có thể nhìn thấy dưới ánh sáng cực tím và bước sóng X-quang.

Các nhà khoa học chưa hiểu rõ nguyên nhân khiến lỗ nhật hoa xuất hiện trên Mặt Trời. Nhưng đây là nguồn phát ra gió Mặt Trời siêu mạnh, có vận tốc nhanh gấp ba lần những cơn gió Mặt Trời ở khu vực khác. Gió Mặt Trời là dòng plasma chứa các hạt tích điện bắn phá từ Mặt Trời. Khi một dòng plasma tiếp xúc với từ quyển của Trái Đất, nó có thể gây ra bão từ, dẫn đến hiện tượng đẹp mắt như Bắc cực quang hoặc hậu quả nghiêm trọng như làm gián đoạn nguồn cung cấp điện và thông tin liên lạc.

Trong giai đoạn cực tiểu Mặt Trời, thời kỳ kéo dài khoảng 11 năm khi Mặt Trời tương đối yên tĩnh, lỗ nhật hoa xuất hiện gần vùng cực, tương tự như hình ảnh do vệ tinh Solar Dynamics Observatory (SDO) của NASA ghi hình vào đầu tháng 5.

Vệ tinh SDO bay vào quỹ đạo Trái Đất năm 2010, mang theo một loạt trang bị đặc biệt để quan sát Mặt Trời.

Xem thêm: Vệt đen khổng lồ trên Mặt Trời gây gián đoạn liên lạc vô tuyến

Phương Hoa

voi-gia-co-don-nhat-the-gioi-chet-truoc-khi-duoc-tu-do

Hanako trong chuồng bê tông ở vườn thú Inokashira, Nhật Bản. Ảnh: Flickr.

Theo Mirror, Hanako được cộng đồng quốc tế chú ý sau khi một du khách tên Ulara Nakagawa ghi lại cảnh con voi bị trầm cảm nặng tại vườn thú Inokashira ở ngoại thành Tokyo năm ngoái.

Nakagawa mô tả nơi nuôi nhốt Hanako là "nhà tù bê tông bên trong một trong những vườn thú lâu đời và tàn ác nhất ở thế giới hiện đại". Nakagawa tổ chức thu thập chữ ký vào đơn kiến nghị kêu gọi thả Hanako, nhưng ban quản lý vườn thú cho biết con voi quá già để phóng thích và những con voi khác sẽ xa lánh nó.

Dù đơn kiến nghị gần đạt 500.000 chữ ký theo yêu cầu, voi già Hanako đã không thể chờ đến lúc được tự do và chết vào chiều ngày 26/5.

Chú voi Hanako được Thái Lan tặng cho vườn thú Inokashira khi nói mới hai tuổi. Trong suốt 6 thập kỷ tiếp theo, Hanako sống đơn độc trong căn chuồng bê tông không có cây cối.

Xem thêm: Voi rơi nước mắt trước khi qua đời ở vườn thú tử thần

Phương Hoa

dan-ca-map-ho-xe-xac-ca-voi-ngay-truoc-mat-du-khach

Xác cá voi lưng gù bị cá mập hổ xâu xé ở vùng biển Australia. Ảnh: Eco Abrolhos.

Theo Tech Times, ít nhất 70 con cá mập hổ cùng giành ăn xác cá voi lưng gù tại Vịnh Cá mập, gần quần đảo Dirk Hartog ở phía tây Australia. Đây là khu vực tập trung những đàn cá mập hổ lớn nhất thế giới với nhiều con đạt chiều dài lên đến 7 m và nặng tới 520 kg. 

Con cá voi lưng gù có thể chết do bị đàn cá mập tấn công hoặc vì nguyên nhân tự nhiên khác. Theo Telegraph, xác cá voi dài 15 m, nặng khoảng 40 tấn bị cá mập quây kín xung quanh và cắn nham nhở từng mảng lớn. Vùng nước trong xanh bỗng chuyển màu đỏ thẫm khi máu cá voi lan ra.

Công ty du lịch biển Eco Abrolhos tại Australia ghi lại cảnh tượng này bằng máy bay không người lái trong chuyến du hành kéo dài 14 ngày từ Geraldton đến Broome. Du khách trên hai chiếc tàu du lịch của công ty có dịp chứng kiến tận mắt bữa ăn của đàn cá mập háu đói.

Xem thêm: Vùng biển đông cá mập nhất thế giới

Vân Du

Thứ bảy, 28/5/2016 | 06:00 GMT+7

Thứ bảy, 28/5/2016 | 06:00 GMT+7

Tượng Phật ngọc được thợ người Thái Lan dùng các loại thiết bị và lưỡi cưa kim cương suốt nhiều tháng mới chế tác ra được. Thay vì làm như trên, tôi xin thắc mắc nung chảy ngọc rồi cho vào khuôn đúc được không? (Đặng Tuấn Anh)

co-the-nung-chay-ngoc-cho-vao-khuon-duc-duoc-khong

Có thể nung chảy ngọc đem đúc được không? Ảnh: NVCC

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

nguyen-nhan-gay-ra-gau-tren-da-dau

Vi khuẩn là nguyên nhân tạo ra gàu. Ảnh: Zurijeta.

Theo Mother Nature Network, năm 1874, nhà vi sinh học người Pháp Louis - Charles Malassez nhận thấy loại nấm Malassezia xuất hiện trên da đầu những người có gàu. Ông đưa ra giả thuyết cho rằng nấm là nguyên nhân gây ra ngứa và gàu. Tuy nhiên, theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature hôm 12/5, vi khuẩn mới là nguyên nhân thực sự dẫn đến hiện tượng này.

Nhóm nghiên cứu đứng đầu là Zhijue Xu ở Đại học Giao thông Thượng Hải, Trung Quốc, tiến hành khảo sát trên 363 người trưởng thành. Kết quả cho thấy, gàu có mối liên hệ chặt chẽ với sự hiện diện của vi khuẩn Staphylococcus trên da đầu nhiều hơn nấm. Nấm Malassezia có số lượng tương tự nhau trên da đầu những người có gàu và không có gàu.

Những người có gàu mang số lượng vi khuẩn Staphylococcus cao hơn và một lượng vi khuẩn Propionibacterium nhỏ hơn nhiều so với những người không có gàu. Vì vậy, nguyên nhân tạo ra gàu không đơn giản chỉ do sự hiện diện của một loại vi khuẩn. Sự thiếu vắng của một loại vi khuẩn khác cũng có thể quyết định một người bị gàu hay không.

Các nhà khoa học cũng nhận thấy người có gàu tiết ít nước và chất nhờn trên da đầu hơn so với những người khác. Nhưng họ không rõ đây là nguyên nhân gây ra gàu hay chỉ là tác động phụ. Việc hiểu thêm về vai trò của vi khuẩn trong sự phát triển của gàu giúp các nhà sản xuất tạo ra sản phẩm tốt hơn nhằm giảm bớt tình trạng này.

Hiện nay, chưa có loại thuốc nào có thể loại bỏ gàu hoàn toàn. Phương pháp trị gàu phổ biến là sử dụng hợp chất kẽm - pyrithione trong dầu gội, có tác dụng chống nấm và tiêu diệt một số loại vi khuẩn nhất định, chẳng hạn như Staphylococcus. Theo nhóm nghiên cứu, công thức loại bỏ gàu mới cần chú trọng vào việc cân bằng số lượng vi khuẩn trên da dầu, làm tăng vi khuẩn Propionibacterium và giảm bớt Staphylococcus.

Xem thêm: Sự khác nhau giữa virus, vi khuẩn và kí sinh trùng

Lê Hùng

ca-sau-dai-hai-met-lang-thang-trong-truong-hoc-my

Con cá sấu dài hơn hai mét xuất hiện trong khuôn viên trường trung học cơ sở ở Texas lúc nửa đêm. Ảnh chụp màn hình: CBS Dallas-Fort Worth.

Theo Sở cảnh sát hạt Dallas, Texas, nhân viên tuần tra phát hiện vật thể giống khúc gỗ bên ngoài trường trung học STEAM vào khoảng 1 giờ 45 phút sáng hôm 25/5. Khi quan sát gần hơn, viên cảnh sát nhận ra đó là một con cá sấu dài 2,1 mét và lập tức thông báo cho đồng nghiệp, bảo vệ khu bảo tồn và Cơ quan quản lý động vật, UPI đưa tin.

Các bảo vệ dùng gậy chuyên dụng để lùa con cá sấu ra khỏi trường lúc 4 giờ sáng và dán băng dính quanh miệng nó. "Đó là phần khó khăn và nguy hiểm nhất khi bắt cá sấu. Sau khi dán băng dính, chúng tôi đặt nó ở phía sau xe tải để chở đến khu bảo tồn động vật hoang dã", Jamie Sanchez, bảo vệ khu vực cấm săn bắn ở hạt Dallas, chia sẻ.

Theo Sanchez, con cá sấu có thể đến từ sông Trinity ở gần đó. Các nhà chức trách cho biết con cá sấu sẽ sinh sống tại nơi ở mới trong khu bảo tồn.

Xem thêm: Cá sấu ăn thịt người sông Nile xuất hiện ở Mỹ

Phương Hoa

tau-ngam-chua-71-hai-cot-vui-xac-7-thap-ky-duoi-day-bien

Con tàu chìm sâu 100 mét dưới đáy biển Italy. Ảnh: AP

Theo News.com.au, hôm 25/5, Massimo Domenico Bondone, một thợ săn tàu đắm người Italy tìm thấy xác tàu ngầm mang số hiệu P311 của Anh sau 73 năm mất tích. Nó chìm dưới đáy biển ngoài khơi đảo Sardini, một khu tự trị của Italy.

Ông phát hiện một vật thể dài 84 mét, rộng gần 8 mét lúc đang thăm dò ở độ sâu 80 mét. Lặn xuống sâu hơn 20 mét, Bondone phát hiện đó là xác một con tàu ngầm.

Con tàu vẫn còn khá nguyên vẹn, ngoại trừ mũi tàu bị hư hỏng vì trúng thủy lôi. "Có vẻ như toàn bộ thủy thủ đoàn bên trong tàu ngầm chết vì thiếu oxy", Bondone cho biết. 

tau-ngam-chua-71-hai-cot-vui-xac-7-thap-ky-duoi-day-bien-1

Tàu ngầm P311 của hải quân Anh trước khi mất tích. Ảnh: Scoopnest

Hải quân Hoàng gia Anh xác nhận đây chính là tàu ngầm P311 mất tích cùng 71 thủy thủ trong Thế chiến II. Con tàu mất liên lạc với sở chỉ huy vào đêm 31/12/1942, khi đang tham gia cuộc tấn công của quân đồng minh vào các tàu chiến Italy. Hải quân Anh khẳng định sẽ không trục vớt con tàu, biến nó thành nơi an nghỉ vĩnh viễn cho các thủy thủ.  

Xem thêm: Phát hiện xác tàu ngầm Đức hơn 100 năm

Hồng Hạnh

ke-hoach-diet-chuot-trieu-do-cua-new-zealand

Hàng trăm nghìn con chuột đang tàn phá hệ sinh thái trên quần đảo Antipodes của New Zealand. Ảnh: Laurana Serres-Giardi.

Theo BBC, Bộ Bảo tồn đặt cho dự án tên gọi "Chuột triệu đô". Mục tiêu của dự án này là tiêu diệt loài chuột và khôi phục cân bằng sinh thái trên quần đảo cận Nam Cực thuộc lãnh thổ New Zealand. Đội chuyên gia diệt chuột đã rời thành phố Dunedin ở South Island và dự kiến ở lại trên đảo chính của quần đảo Antipodes trong 5 tháng khi máy bay trực thăng thả mồi bẫy chuột.

Tuy nhiên, đội chuyên viên thừa nhận có khả năng họ không thể lên đảo bởi thời gian di chuyển trùng với mùa đông ở nam bán cầu và trên đảo không có nơi trú ẩn cho con người. "Đây thực sự là nhiệm vụ thử thách giới hạn chịu đựng. Một bác sĩ cấp cứu đến từ Australia sẽ đi cùng đoàn và ít nhất 11 người sẽ ngủ trong lều vào những tuần đầu tiên", Stephen Horn ở Bộ Bảo tồn New Zealand, cho biết.

Theo Radio New Zealand, loài chuột được đưa tới quần đảo Antipodes ở cách New Zealand 820 km về phía đông nam trên những con tàu đắm vào những năm 1800 và tàn phá hệ sinh thái kể từ thời gian đó. Chúng là thủ phạm xóa sổ ít nhất hai loài côn trùng, phá hủy thực vật và hệ sinh thái tự nhiên, buộc các loài chim biển phải sinh sản trên những hòn đảo hoặc vách đá không có chuột sinh sống ở gần đó.

Toàn bộ dự án sẽ tiêu tốn 2,6 triệu USD, bao gồm các khoản hỗ trợ từ cộng đồng và Quỹ Bảo tồn Động vật hoang dã Quốc tế.

Xem thêm: Chuột dài hơn nửa mét bị thợ săn tóm gọn

Phương Hoa

Thứ sáu, 27/5/2016 | 16:27 GMT+7

Thứ sáu, 27/5/2016 | 16:27 GMT+7

Khoang Sinh tồn, nơi trú ẩn khẩn cấp, có sức chứa từ 2 đến 10 người và có thể chịu được những đợt sóng thần lớn.

Như Tâm
Đồ họa: Next Media

ky-thuat-do-do-cao-dinh-everest

Đỉnh Everest, thứ hai bên trái. Ảnh: Pavel Novak

Theo Live Science, về cơ bản thì đo độ cao của một ngọn núi chỉ cần dựa vào toán học phổ thông. Muốn tính độ cao một ngọn núi, chỉ cần đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất và sau đó đo góc giữa đỉnh núi tới mỗi điểm.

"Nếu bạn biết hai góc thì sẽ suy ra được góc thứ ba, vì tổng ba góc trong tam giác bằng 180 độ", Peter Molnar, một nhà địa lý học thuộc Đại học Colorado, Mỹ cho biết.

Để thực hiện các phép đo này, nhà trắc địa phải xác định một mặt phẳng nằm ngang bằng cách sử dụng thước level (một loại thước có một bóng khí bên trong nước, nếu mặt phẳng nằm ngang bóng khí sẽ nằm chính giữa thước, hơi dốc về bên nào thì bóng khí sẽ chạy về bên đó).

Sau đó, họ sẽ xác định góc bằng một thước đo góc có độ chính xác cao gọi là máy kinh vĩ. Biết hai góc và một cạnh của một tam giác, sử dụng lượng giác sẽ tính ra được các cạnh còn lại và chiều cao của tam giác, hay chính là độ cao của ngọn núi.

Đây là phương pháp mà nhà trắc địa và địa lý người xứ Wales, Sir George Everest sử dụng để đo chiều cao của ngọn núi cao nhất trên dãy Himalaya vào những năm 1840.

Để hạn chế nhầm lẫn, nhóm các nhà địa lý đã đo đạc kích thước ngọn núi nhiều lần từ nhiều nơi khác nhau dưới chân núi và lấy kết quả trung bình. Theo đó, chiều cao chính xác nhất của đỉnh Everest là 8.839 mét, Molnar cho biết.

Dù vậy ,"họ không nghĩ rằng có người sẽ tin vào kết quả này nên đã cộng thêm vào 0,6 mét nữa để trông đáng tin hơn", Mohnar nói.

Chiều cao chính thức 8.848 mét của đỉnh Everest được đưa ra sau cuộc khảo sát năm 1955.

Những hiệu chỉnh nhỏ

Ngày nay, lượng giác cơ bản đã được các vệ tinh hỗ trợ thêm rất nhiều. Khi một vệ tinh gửi một tín hiệu tới một tháp thu đặt trên mặt đất, nó có thể tính ra vị trí của điểm đó trong một hệ tọa độ cho trước với độ chính xác đáng kinh ngạc.

Tính toán này dựa vào tốc độ của tín hiệu vô tuyến (cũng là tốc độ ánh sáng) và vị trí của vệ tinh được định vị tại một địa điểm tương đối với tâm Trái Đất, ở một thời điểm đã biết. Với  tháp thu đặt gần đỉnh Everest, họ có thể đo được độ cao chính xác hơn.

Ngoài ra, do Trái Đất hình cầu nên vị trí hai 2 điểm trên Trái Đất đùng để đo đạc càng xa nhau thì càng kém chính xác. Sai số sẽ tỷ lệ thuận với thương số giữa khoảng cách giữa hai điểm và bán kính Trái Đất.

Trái Đất cũng hơi phình ra ở xích đạo. Các địa cực gần tâm hơn một điểm trên xích đạo khoảng 26 km nên các nhà trắc địa phải thêm vào một hiệu chỉnh khác, phải tính cả sai số do mực nước biển.

Sai số do mực nước biển

Một nguyên nhân khác gây ra sai số là mực nước biển, nơi được lấy mốc để tính độ cao. Khoảng cách từ tâm Trái Đất tới các bờ biển khác nhau là không đồng nhất trên khắp thế giới, không chỉ do gió và thời tiết, mà còn kết quả của sự phình ra ở quỹ đạo.

Những điều này làm cho nước và mọi thứ khác trải rộng ra trên quỹ đạo, theo Mohnar. Ngoài ra, Trái Đất không bằng phẳng, những địa hình lớn như đồi núi cũng làm thay đổi lực hấp dẫn ở những khu vực xung quanh.

"Nếu lấy mốc là mực nước biển ở Kolkata, Nepal hoặc Mumbai, bạn sẽ có các kết quả khác nhau", Molnar cho biết.

Ngày nay, các nhà địa lý sử dụng một biểu thức toán học để ước tính mực nước biển. Họ tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu không có gió hoặc thủy triều, và tất cả nước từ đại dương vào trong lục địa qua các kênh đào nhỏ hẹp.

Điều này sẽ tạo ra một dạng hình cầu lý tưởng hóa bất thường đại diện cho mực nước biển trung bình để từ đó đo đạc chiều cao, theo Cơ quan khí quyển và đại dương Quốc gia của Mỹ (NOAA). Tuy nhiên, theo Mohnar thì "tất cả mọi chiều cao đều có sai số".

Nguyễn Thành Minh

Bài viết theo tháng

Tin tức nổi bật trong tuần

Đối tác