Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Thứ ba, 24/5/2016 | 15:42 GMT+7

Thứ ba, 24/5/2016 | 15:42 GMT+7

Bình nhiên liệu nặng 30 tấn, cao ngang một tòa nhà 15 tầng, được đưa qua các đường phố Los Angeles trên hành trình dài 26 km đến Trung tâm Khoa học California, Mỹ.

binh-nhien-lieu-tau-con-thoi-nang-30-tan-dieu-pho-los-angeles

Theo NPR, bình nhiên liệu mang số hiệu ET-94 sẽ được trưng bày cùng với tàu con thoi Endeavour. Chiếc bình chưa từng được sử dụng trong nhiệm vụ vũ trụ này là bình nhiên liệu gắn ngoài tàu con thoi cuối cùng còn lưu lại. Ảnh: Kevin Takumi/Twitter.

binh-nhien-lieu-tau-con-thoi-nang-30-tan-dieu-pho-los-angeles-1

Việc di chuyển vật thể đồ sộ giữa khu đô thị đông đúc đặt ra nhiều thử thách cho đội kỹ thuật viên. Chiếc bình nhiên liệu khổng lồ lên đường vào lúc nửa đêm từ Marina del Rey, nơi nó được chở tới bằng sà lan hôm 18/5. Tốc độ dịch chuyển của bình nhiên liệu vào khoảng 8 km/h và mất khoảng 13 - 18 tiếng để tới trung tâm khoa học. Ảnh: Gene Blevins/LA Daily News.

binh-nhien-lieu-tau-con-thoi-nang-30-tan-dieu-pho-los-angeles-2

Đội kỹ thuật viên phải chuẩn bị lộ trình từ trước. Theo Los Angeles Times, họ di dời các đường dây điện, cột đèn đường và đèn giao thông khi bình nhiên liệu diễu ngang qua và thiết bị được lắp trở lại ngay sau đó. Ảnh: Gene Blevins/LA Daily News.

binh-nhien-lieu-tau-con-thoi-nang-30-tan-dieu-pho-los-angeles-3

Lộ trình đi dọc theo Los Angeles của bình nhiên liệu do 30 kỹ sư cùng tính toán. Lộ trình này bao gồm 50 ngã tư trong thành phố và hai đoạn rẽ. Mỗi lần bình nhiên liệu tiến vào khúc rẽ, 8 nhân viên kỹ thuật phải đi trước để dẫn đường cho phương tiện chuyên chở 32 bánh. Ảnh: Gene Blevins/LA Daily News.

binh-nhien-lieu-tau-con-thoi-nang-30-tan-dieu-pho-los-angeles-4

Sự xuất hiện của bình nhiên liệu thu hút đám đông dân chúng chụp ảnh và quay video. Chiếc bình nhiên liệu được vận chuyển đến Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ trước khi tàu con thoi Columbia xảy ra sự cố năm 2003. Sau khi tàu con thoi bị phá hủy trong lúc tiến vào khí quyển Trái Đất, các nhà khoa học ở NASA nghiên cứu ET-94 để tìm hiểu liệu thiết kế bình nhiên liệu có góp phần dẫn đến tai nạn trên hay không. Chuyến diễu hành diễn ra hôm 21/4 ở Los Angeles là chặng cuối cùng trong hành trình dài vượt kênh đào Panama của bình nhiên liệu. Ảnh: Gene Blevins/LA Daily News.

binh-nhien-lieu-tau-con-thoi-nang-30-tan-dieu-pho-los-angeles-5

Trước đó, các cư dân Los Angeles đã có dịp quan sát tàu con thoi Endeavour thực hiện hành trình tương tự năm 2012. Tuy nhiên, với chiều cao 37 m, nó thấp hơn gần 10 m so với bình nhiên liệu. Ảnh: Gene Blevins/LA Daily News.

binh-nhien-lieu-tau-con-thoi-nang-30-tan-dieu-pho-los-angeles-6

Bình nhiên liệu ET-94 được NASA quyên tặng cho Trung tâm Khoa học California sau tàu con thoi Endeavour. "Ngay khi nhận được tàu Endeavour, chúng tôi đã xem xét khả năng tiếp nhận bình nhiên liệu gắn ngoài còn sót lại", Jeff Rudolph, giám đốc trung tâm, chia sẻ. Ông cũng bày tỏ hy vọng có thể bổ sung tên lửa đẩy vào bộ trưng bày. Ảnh: Gene Blevins/LA Daily News.

binh-nhien-lieu-tau-con-thoi-nang-30-tan-dieu-pho-los-angeles-7

Việc tiếp nhận cả tên lửa đẩy sẽ giúp Trung tâm Khoa học California trở  thành nơi duy nhất trên thế giới cho phép mọi người chiêm ngưỡng các phần hoàn chỉnh của tàu con thoi. Ảnh: Gene Blevins/LA Daily News.

Xem bình nhiên liệu di chuyển trên đường phố Los Angeles tại đây >>>

Xem thêm: Máy bay vòng quanh thế giới không cần nhiên liệu

Phương Hoa

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài viết theo tháng

Tin tức nổi bật trong tuần

Đối tác