Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

nghien-cuu-chung-minh-tre-em-dau-to-thong-minh-hon

Trẻ em đầu to có trí thông minh cao hơn và dễ có bằng đại học hơn. Ảnh minh họa: Independent.

Trong nghiên cứu về mối liên hệ giữa kích thước vòng đầu của trẻ sơ sinh và thành tích học tập sau này công bố trên tạp chí Molecular Psychiatry, một nhóm nhà khoa học Anh phát hiện trẻ em có vòng đầu càng lớn càng thông minh hơn, Independent hôm qua đưa tin.

"Nghiên cứu cho thấy dưới ảnh hưởng di truyền, các kỹ năng nhận thức không chỉ gắn liền với thể trạng tâm sinh lý mà còn có mối liên hệ với kích thước bộ não, hình dáng cơ thể và thành tích học tập", giáo sư Ian Deary ở Đại học Edinburgh, Scotland, người đứng đầu nhóm tác giả, cho biết.

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu về 100.000 người do Ngân hàng Sinh học Anh (UK Biobank) lưu giữ. Ngân hàng này thu thập hơn nửa triệu mẫu vật từ các cá nhân trong độ tuổi 37-73. Những người tham gia cung cấp mẫu máu, nước tiểu và nước bọt để phân tích, đồng thời cho biết thông tin về lý lịch và lối sống của họ.

Kết quả phân tích dữ liệu chỉ ra trẻ em sinh ra với vòng đầu lớn nhiều khả năng có bằng đại học hơn, cũng như đạt điểm cao hơn trong những vài kiểm tra tư duy ngôn ngữ và số học.

Nghiên cứu cũng xác định 17 gene đặc biệt ảnh hưởng tới chức năng bộ não và sức khỏe thể chất, tâm lý. "Nghiên cứu giúp chứng minh giả thuyết những người có sức khỏe tốt chắc chắn sở hữu trí thông minh cao hơn", Saskia Hagenaars, một thành viên nhóm nghiên cứu, chia sẻ. Vòng đầu trung bình hiện nay của trẻ sơ sinh tại Anh là 36 cm ở bé trai và 35 cm ở bé gái.

Xem thêm: Phụ nữ ngực càng to càng thông minh

Phương Hoa

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Bong bóng xà phòng thường ở dạng hình cầu do các phân tử nước thường tồn tại ở dạng hình học có diện tích bề mặt nhỏ nhất, theo Seeker. Bong bóng xà phòng rất dễ vỡ khi tác động từ ngoài vào bằng ngoại lực như dùng tay đâm xuyên qua. Tuy nhiên, nó có đặc tính rất dễ liên kết với nhau. Do đó, nếu nhúng tay vào nước xà phòng trước lúc chọc, bong bóng xà phòng sẽ không vỡ. Ngược lại, chỉ một cú chạm nhẹ với bàn tay khô ráo cũng đủ làm bong bóng xà phòng nổ tung.

Xem thêm: Lý do chúng ta không tìm thấy người ngoài hành tinh

Thanh Tùng

trai-dat-se-bi-mat-troi-huy-diet-the-nao

Trái Đất sẽ bị Mặt Trời hủy diệt. Đồ họa: Kevin Gill

Mặt Trời đang phát sáng nhờ đốt cháy 600 triệu tấn hydro mỗi giây, tạo ra heli. Khi lõi Mặt Trời bão hòa heli, nó sẽ co lại làm tốc độ phản ứng hạt nhân tăng lên và trở nên sáng hơn 10% sau mỗi một tỷ năm, có thể gây ra thảm họa hủy diệt với Trái Đất, theo Business Insider

"Khi Mặt Trời sáng hơn trong một tỷ năm tới, lượng nhiệt tăng lên sẽ làm nhiều nước trên bề mặt Trái Đất bốc hơi lên khí quyển hơn. Hơi nước lúc này sẽ đóng vai trò như khí nhà kính, làm tăng nhiệt độ Trái Đất và tăng tốc độ bốc hơi", Jillian Scudder, nhà thiên văn học tại Đại học Sussex, Anh, cho biết.

Tuy nhiên, chưa cần tới nhiệt độ tăng, ánh sáng Mặt Trời năng lượng cao cũng đã bắn phá bầu khí quyển và "chia tách các phân tử, làm cho nước mất đi dưới dạng khí oxy và hydro, thậm chí có thể làm khô cả hành tinh", Scudder nhận định.

Sau 3,5 tỷ năm nữa, Mặt Trời sẽ tỏa sáng hơn 40%, làm tan băng, đun sôi các đại dương, loại bỏ tất cả hơi ẩm ra khỏi bầu khí quyển. Trái Đất khi đó sẽ trở nên giống sao Kim, không còn sự sống, cực kỳ khô, nóng và cằn cỗi.

Sau khoảng 4-5 tỷ năm, Mặt Trời sẽ không còn hydro và bắt đầu chuyển sang giai đoạn đốt cháy heli.

"Sau khi đốt cháy hết hydro trong lõi, có thể coi Mặt Trời là một sao đỏ khổng lồ", Scudder nói. "Khoảng một tỷ năm sau đó, nó sẽ nở rộng và đốt cháy heli trong lõi, trong khi lớp vỏ ngoài cùng vẫn tiếp tục diễn ra phản ứng kết hợp hai nguyên tử hydro thành heli".

trai-dat-se-bi-mat-troi-huy-diet-the-nao-1

Một số sao lùn trắng với tinh vân hành tinh bao quanh. Ảnh: NASA/CXC/RIT/J.Kastner

Khi lớp vỏ phân tán ra ngoài, khối lượng của Mặt Trời sẽ giảm, làm giảm theo lực hấp dẫn tác dụng lên tất cả các hành tinh khác. Các hành tinh trong hệ Mặt Trời sẽ bị trượt xa ra hơn khỏi quỹ đạo. Tới thời điểm hoàn toàn trở thành sao đỏ khổng lồ, lớp vỏ ngoài của Mặt Trời sẽ mở rộng tới quỹ đạo hiện tại của sao Hỏa, nuốt trọn sao Thủy và sao Kim. Sao Hỏa khi đó sẽ không bị Mặt Trời nuốt mà trượt ra khỏi vùng ảnh hưởng của khí quyển Mặt Trời mở rộng.

Trái Đất hoặc sẽ giống sao Hỏa hoặc sẽ bị nuốt chửng. Tuy nhiên ngay cả khi không bị nuốt chửng, nhiệt độ cũng trở nên quá cao và hủy diệt sự sống.

"Trong cả hai trường hợp, hành tinh của chúng ta cũng ở quá gần bề mặt của một sao đỏ khổng lồ, đây là tin xấu cho sự sống trên Trái Đất", Scudder nói.

Khác với các ngôi sao có khối lượng lớn, có thể tiếp tục tổng hợp các nguyên tố nặng hơn sau khi heli cạn kiệt, Mặt Trời không đủ áp suất để duy trì phản ứng hạt nhân. Do đó, nó sẽ trở thành một sao lùn trắng sau khi hết heli, theo Scudder.

Cuối cùng, tất cả những gì còn lại của Mặt Trời là một sao lùn trắng có lõi nặng và nóng, được bao quanh bởi một đám tinh vân hành tinh. Ngôi sao lùn trắng này sẽ nguội và mờ dần, tới lúc không còn dấu hiệu của một nơi đã từng là hệ sao với một hành tinh có sự sống nữa.

Xem thêm: Hành tinh thứ 9 có thể gây thảm họa cho hệ Mặt Trời

Nguyễn Thành Minh

cu-hanh-tay-lon-hon-dau-nguoi-o-anh

Joe Atherton và củ hành nặng gần 7 kg. Ảnh: Oli Scarff.

Theo Express, Joe Atherton, 61 tuổi, đến từ làng Mansfield Woodhouse, Nottinghamshire, Anh giành giải nhất tại Triển lãm nông sản mùa thu của thị trấn Harrogate, tổ chức từ ngày 18 đến 20/9, bằng củ hành khổng lồ nặng gần 7 kg.

"Thật tuyệt vời. Đây là lần đầu tiên tôi giành chiến thắng ở Harrogate. Tôi rất hạnh phúc với giải thưởng này", Atherton chia sẻ.

Ông đang giữ 4 kỷ lục thế giới và là người trồng củ cà rốt lớn nhất thế giới năm 2007. Atherton cho biết bí quyết thành công của mình là phương pháp tâm lý học đảo ngược. "Nếu bạn muốn cây phát triển lớn hơn, hãy bảo nó đừng làm vậy", Atherton giải thích.

"Trồng rau không phải là một thú vui. Đó là lối sống. Bạn giành được thành quả từ những gì bạn chuyên tâm vào. Ngoài ra, bạn cũng cần một người vợ thấu hiểu mình", Atherton nói.

Xem thêm: Nhà máy trồng rau không cần đất ở Trung Quốc

Hiền Anh

hai-cot-2000-nam-tuoi-tren-xac-tau-dam-hy-lap

Các nhà khảo cổ thu thập hài cốt trên xác tàu đắm Hy Lạp cổ đại. Ảnh: Brett Seymour.

Bộ hài cốt trong tình trạng bảo quản tốt được tìm thấy hôm 31/8 gần đảo Antikythera của Hy Lạp, bao gồm một phần hộp sọ, xương đùi, cánh tay và xương sườn, theo International Business Times.

Trong báo cáo công bố hôm qua trên tạp chí Nature, các nhà khoa học tin chắc bộ hài cốt sẽ giúp họ tìm hiểu bí ẩn về cỗ máy Antikythera, được tìm thấy trên cùng con tàu vào tháng 7/1901. Được mô tả như chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, cỗ máy Antikythera có thể là công cụ để theo dõi vị trí thiên văn và nhật thực, nguyệt thực. Gần đây, giới nghiên cứu phát hiện cỗ máy này còn có các mã màu, nhưng chưa thể xác định mục đích sử dụng của chúng.

hai-cot-2000-nam-tuoi-tren-xac-tau-dam-hy-lap-1

Cỗ máy Antikythera được xem là máy tính đầu tiên trên thế giới. Ảnh: Wikipedia.

Thông qua bộ xương, nhóm nghiên cứu có thể tìm hiểu về người đi trên tàu. Kiểm tra sơ bộ chỉ ra bộ xương thuộc về một người đàn ông trẻ, có thể là thành viên trong thủy thủ đoàn 15-20 người. Tuy nhiên, người này cũng có thể là hành khách hoặc nô lệ.

"Chúng tôi cho rằng vụ đắm tàu diễn ra rất dữ dội, mọi người bị mắc kẹt dưới boong tàu. Thủy thủ đoàn có thể rời khỏi tàu tương đối nhanh. Những người bị xiềng xích không có cơ hội trốn thoát", Mark Dunkley, nhà khảo cổ học của tổ chức Historic England, cho biết. Bộ xương được bao quanh bởi những vật thể bằng sắt đã han gỉ.

Nhóm nghiên cứu hy vọng có thể thu thập nhiều mẫu ADN hơn để tìm hiểu những đặc điểm hình dáng như tóc, màu mắt. Họ tạm gọi chủ nhân bộ xương là Pamphilos, cái tên được khắc trên một chiếc cốc uống rượu trục vớt từ xác tàu.

Xem thêm: Tàu đắm 800 tuổi chứa hơn 14.000 đồ vàng bạc và đồng

Phương Hoa

hop-so-voi-ma-mut-13000-nam-tuoi-o-my

Hộp sọ voi ma mút 13.000 năm tuổi mới được tìm thấy ở Vườn quốc gia Quần đảo Channel. Ảnh: National Parks Service.

Một nhóm nghiên cứu phát hiện hóa thạch hộp sọ voi ma mút hiếm gặp ở Vườn quốc gia Quần đảo Channel, ngoài bờ biển Nam California, Mỹ, Nature World News hôm 19/9 đưa tin.

Dựa vào mẩu than nằm cạnh mẫu vật, các nhà khoa học suy đoán hộp sọ có niên đại khoảng 13.000 năm, cùng độ tuổi với xương người đàn ông Arlington, bộ xương người lâu đời nhất được tìm thấy ở Bắc Mỹ.

"Đây là một trong những hộp sọ voi ma mút nguyên vẹn nhất tôi từng thấy. Phát hiện này rất hiếm gặp và có ý nghĩa khoa học lớn. Nó chứng tỏ loài voi ma mút xuất hiện trên đảo Channel gần như cùng lúc với con người", Justin Wilkin, nhà cổ sinh vật học ở bảo tàng The Mammoth Site, Mỹ, cho biết. 

Điều khiến các nhà khoa học chú ý là hộp sọ này nhỏ hơn sọ loài voi ma mút Columbia nhưng lớn hơn nhiều so với sọ loài voi ma mút lùn. Do đó, có giả thuyết cho rằng đây là hộp sọ của cá thể chuyển tiếp giữa hai loài.

Voi ma mút Columbia có chiều cao trung bình khoảng 4,2 m, di cư tới đảo Channel trong hai kỷ băng hà trước đây, khi mực nước biển xuống thấp. Sau khi sinh sống trên đảo, chúng tiến hóa thành loài nhỏ hơn, cao 1,8 m và gọi là voi ma mút lùn.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, quá trình thu nhỏ kích cỡ từ loài voi ma mút Columbia thành loài voi ma mút lùn chỉ diễn ra trong khoảng vài nghìn năm. Do khoảng thời gian xuất hiện giữa hai loài khá ngắn nên Dan Muhs, nhà địa chất của Cục Khảo sát Địa chất hoa Kỳ (USGS) nhận định, hộp sọ mới tìm thấy khó có thể là của một cá thể chuyển tiếp mới. Thay vào đó, ông cho rằng có ít nhất hai cuộc di cư của loài voi ma mút Columbia tới đảo Channel.

"Cuộc di cư đầu tiên có thể xảy ra ở thời kỳ sông băng, cách đây khoảng 150.000 năm. Cuộc di cư thứ hai diễn ra trong kỷ băng hà gần đây nhất, khoảng 10.000 - 30.000 năm trước", Dan Muhs nhận xét.

Theo kế hoạch, hộp sọ voi ma mút cùng với các bộ phận khác sẽ được chuyển đến Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Santa Barbara. Tại đây, chúng sẽ được làm sạch, bảo quản, nghiên cứu và chuẩn bị để trưng bày trước công chúng.

Xem thêm: Phát hiện hộp sọ 1,1 tấn còn nguyên vẹn của khủng long bạo chúa

khoi-mu-o-indonesia-khien-100000-nguoi-chet-som

Khói mù do đốt rừng ở Indonesia. Ảnh: AFP.

Một đám khói mù do nạn đốt rừng có thể là nguyên nhân khiến 100.000 người chết sớm vào năm ngoái, BBC hôm nay đưa tin. Hơn 90% số trường hợp tử vong ở Indonesia, phần còn lại là công dân các nước Malaysia và Singapore, theo nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đại học Harvard và Columbia, Mỹ.

Tình trạng ô nhiễm không khí ở Indonesia ngày càng trầm trọng do nạn đốt rừng lấy đất canh tác. Khói mù lan rộng khắp khu vực Đông Nam Á và tồn tại suốt vài tháng vào năm 2015. 

Nghiên cứu sắp công bố trên tạp chí Environmental Research Letters sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh và mô hình máy tính về những ảnh hưởng tới sức khỏe để xác định tỷ lệ chết sớm. Nhóm nghiên cứu nhận định số người có nguy chết sớm nằm trong khoảng 26.300 - 174.300 và tỷ lệ trung bình hàng năm là 100.300 ca. Báo cáo của họ tập trung vào tác động lên sức khỏe của người trưởng thành và chỉ đánh giá ảnh hưởng của PM2.5, các hạt bụi lơ lửng có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm (micromet) có thể bị hít vào phổi.

Cơ quan quản lý thảm họa Indonesia cho biết hơn 43 triệu người dân nước này phải tiếp xúc với khói mù và nửa triệu người bị nhiễm trùng đường hô hấp nặng.

"Nếu không có biện pháp thay đổi, làn khói mù chết chóc này sẽ tiếp tục làm tăng tỷ lệ tử vong lên mức đáng sợ chỉ sau vài năm", Yuyun Indradi, nhà vận động bảo vệ rừng của tổ chức Hòa bình xanh Indonesia, nhận xét.

Xem thêm: Phân bón - thủ phạm giấu mặt gây khói mù ở Trung Quốc

Phương Hoa

Thứ ba, 20/9/2016 | 06:00 GMT+7

Thứ ba, 20/9/2016 | 06:00 GMT+7

Mặt Trăng ở đường chân trời trông to hơn hẳn so với ở trên cao. Xin hỏi đó có phải là do ảo ảnh không? (Vũ Thảo)

tai-sao-mat-trang-trong-lon-hon-khi-o-chan-troi

Mặt Trăng có hình dáng khổng lồ khi ở sát chân trời. Ảnh: Mirror.

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }

Bão

Một trong những cơn bão mạnh nhất trong lịch sử nhân loại là bão Haiyan đổ bộ vào Philippines năm 2013, với sức gió 314 km/h, theo IFL Science. Ở Tây bán cầu, Patricia là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Mexico năm 2015 với sức gió cực đại 325 km/h.

nhung-hien-tuong-tu-nhien-co-suc-manh-huy-diet-nhat

Ảnh vệ tinh của siêu bão Haiyan. Ảnh: NOAA.

Năm 1961, siêu bão Nancy, một xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực tây bắc Thái Bình Dương, có vận tốc gió cao nhất trong lịch sử, khoảng 346 km/h. Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) ước tính cơn bão giải phóng mức năng lượng trung bình khoảng 600 nghìn tỷ jun (J) mỗi giây trong đám mây gây mưa và 1,5 nghìn tỷ J dưới dạng động năng của gió.

Trên thực tế, những cơn bão trung bình tạo ra mức năng lượng tương đương 600 triệu cú sét mỗi giây.

Động đất

Ngày nay, các nhà khoa học đo sức mạnh của chúng dựa trên thang độ lớn mô-men (Mw). Trận động đất mạnh nhất trong lịch sử diễn ra vào ngày 22/5/1960 tại miền nam Chile với độ lớn 9,5 Mw, giải phóng năng lượng khoảng 8,3 tỷ tỷ J chỉ trong vài giây.

Phun trào núi lửa

Một số núi lửa phun trào có thể hình thành những cột khói bụi và dung nham khổng lồ. Núi lửa St. Helens nổi tiếng với vụ phun trào khiến nhiều người thiệt mạng nhất trong lịch sử nước Mỹ năm 1980. Tro bụi từ vụ phun trào trải rộng gần 1.600 km, khiến 57 người tử vong. Ngọn núi lửa tiếp tục thức giấc năm 2004, phun ra cột tro bụi cao trên 9.000 m.

nhung-hien-tuong-tu-nhien-co-suc-manh-huy-diet-nhat-1

Núi lửa Calbuco, Chile, phun trào tháng 4/2015. Ảnh: IFL Science.

Vụ phun trào núi lửa mạnh nhất trong 500 triệu năm qua được cho là xảy ra tại La Garita, siêu núi lửa đã ngừng hoạt động ở Colorado, Mỹ. Cách đây 28 triệu năm, núi lửa này phun ra 5.000 km3 khói bụi và dung nham chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày, đủ để chôn vùi tiểu bang California dưới 12 m tro bụi, với năng lượng giải phóng vào khoảng 1.050 tỷ tỷ J.

Va chạm với tiểu hành tinh

Khi sao chổi hoặc tiểu hành tinh đâm vào Trái Đất, chúng có thể gây ra bão lửa, sóng thần khổng lồ, làm thay đổi nhiệt độ toàn cầu. Khói bụi từ vụ va chạm che lấp ánh sáng Mặt Trời, ngăn cản quá trình quang hợp của cây xanh, tiêu diệt toàn bộ chuỗi thức ăn.

nhung-hien-tuong-tu-nhien-co-suc-manh-huy-diet-nhat-2

Sự sống trên Trái Đất bị đe dọa nếu va chạm với tiểu hành tinh có kích thước lớn. Ảnh: Alamy.

Một tiểu hành tinh đường kính 10 km trong quá khứ có thể là thủ phạm tiêu diệt toàn bộ loài khủng long va chạm với Trái Đất, giải phóng năng lượng 543.000 tỷ tỷ J, gấp 1.000 lần so với năng lượng mà một cơn bão tạo ra trong suốt một ngày.

Theo các nhà khoa học, Mặt Trăng hình thành sau vụ va chạm giữa Trái Đất thuở sơ khai với một hành tinh nhỏ tên là Theia cách đây khoảng 4,5 tỷ năm.

Xem thêm: Ảo giác 'hành khách ma' gần hiện trường thảm hoạ ở Nhật

Lê Hùng

Thứ hai, 19/9/2016 | 19:00 GMT+7

Thứ hai, 19/9/2016 | 19:00 GMT+7

Lan thạch anh hay còn gọi là "cây ma" có thân óng ánh, trong suốt được tìm thấy ở thành phố Tây An, Trung Quốc.

Các nhà khoa học tìm thấy loài lan thạch anh hiếm gặp ở huyện Chu Chí, thành phố Tây An, Trung Quốc, China News hôm nay đưa tin. Chúng chỉ cao khoảng một cm, mọc thành từng cụm, toàn thân óng ánh, trong suốt.

Lan thạch anh hay còn gọi là "cỏ âm hồn" có tên khoa học là Monotropa uniflora, loài thực vật có hoa trong họ Thạch nam. Trong tiểu thuyết võ hiệp Trung Quốc, chúng được mô tả là loài cỏ tiên có công dụng cải tử hoàn sinh hoặc mang sức mạnh bí ẩn.

Trong truyền thuyết Trung Quốc, lan thạch anh bị coi là loài hoa của địa ngục, tượng trưng cho tà ác. Do đó, nó còn có tên gọi khác là "cây ma".  

Chúng sống thành cụm trong những khu rừng âm u, ẩm ướt trên sườn núi, cách mặt nước biển 800–3.200 m. Mỗi cây cao 1-1,5 cm. 

Đầu cây rũ xuống trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 9. Lan thạch anh không có diệp lục, do đó không thể quang hợp. Nó sống ký sinh, hút chất dinh dưỡng trên xác sinh vật khác.

Lan thạch anh rất dễ tàn, cánh hoa chỉ cần chạm nhẹ là rơi xuống. Nếu bị ngắt, nó sẽ nhanh chóng khô héo và chuyển sang màu đen. 

Hiền Anh (Ảnh: QQ)

robot-tuoc-vu-khi-cua-ten-cuop-dau-sung-voi-canh-sat

Robot Remotec ANDROS 56B của Sở cảnh sát Los Angeles. Ảnh: LASD.

Robot Remotec ANDROS 56B thuộc Sở cảnh sát Los Angeles (LASD) tước khẩu súng trường của tên cướp, giúp lực lượng hành pháp bắt được tên tội phạm nguy hiểm sau cuộc đấu súng kéo dài vào hôm 8/9, theo Los Angeles Times.

Nghi phạm Brock Ray Bunge bị cảnh sát truy đuổi vì có hành vi cố ý giết người và cướp tài sản. Lợi dụng trời tối, Bunge xách theo một khẩu súng trường và nấp giữa những hàng rào, cây bụi rậm rạp trên cánh đồng ở thung lũng Antelope.

Sau khi trực thăng phát hiện ra vị trí của Bunge, cảnh sát liền bao vây và gọi hàng. Bunge dùng súng trường bắn trả, và hai bên đấu súng suốt 7 giờ liền. Cảnh sát buộc phải sử dụng robot Remotec ANDROS 56B để thăm dò vị trí ẩn nấp của Bunge.

Con robot có giá 300.00 USD do công ty Northrup Grumman chế tạo này được trang bị một cánh tay, công cụ kẹp, cảm biến phản hồi theo thời gian thật về vị trí và chuyển động lăn dựa vào đồ họa trên màn hình.

Lo ngại robot gây ra tiếng ồn lớn, cảnh sát đánh lạc hướng Bunge bằng cách phát loa phóng thanh và cho trực thăng lượn bên trên. Remotec ANDROS 56B vòng ra phía sau, phát hiện Bunge đang nấp sau một hàng rào và chăm chú theo dõi động tĩnh của cảnh sát, còn khẩu súng để dưới chân. Con robot nhẹ nhàng vươn cánh tay máy, tóm lấy khẩu súng của tên tội phạm và rút lui.

Lúc Bunge nhìn ra sau và phát hiện khẩu súng đã biến mất, ông ta chấp nhận đầu hàng ngay lập tức, cuộc đấu súng kết thúc mà không có thương vong nào.

Hồi đầu tháng 7, cảnh sát Mỹ cũng dùng một robot điều khiển từ xa để kích hoạt khối thuốc nổ, tiêu diệt nghi phạm bắn tỉa ở thành phố Dallas thuộc bang Texas.

Xem thêm: Robot tình dục sẽ cạnh tranh với gái điếm trong tương lai

Phương Hoa

ran-ho-mang-ca-quan-nhau-voi-ran-ho-ma

Hai con rắn hổ mang khác loài xoắn chặt lấy nhau nhằm thăm dò sức mạnh đối phương. Ảnh: Youtube.

Cô Dawn Kelly chứng kiến cuộc giao chiến giữa con rắn hổ mang cá (cottonmouth) và rắn hổ ma (copperhead) trong công viên quốc gia Buffalo National River Park ở Snowball, bang Arkansas, Mỹ hôm 6/9, theo Live Science.

Khi phát hiện con chó nhà hàng xóm chăm chú nhìn vào bụi cỏ, Kelly tiến tới gần để quan sát rõ hơn và phát hiện hai con rắn hổ mang khác loài đang giao đấu kịch liệt.

Hai con rắn đực có kích thước tương đương mải mê cuộn quanh cơ thể nhau để đánh giá sức mạnh đối phương đến mức không bận tâm khi Kelly dùng điện thoại quay phim suốt vài phút ở cách đó vài mét.

Theo Kelly, rắn hổ mang cá và rắn hổ ma rất phổ biến trong vùng, dù chúng thường ẩn mình và hiếm gặp hơn những loài rắn khác. Kelly mô tả hai con rắn đực dài hơn 0,6 mét. "Chúng không hề chú ý tới tôi cho đến khi tôi xua con chó đi", Kelly chia sẻ.

Sau khi xem đoạn video, nhà sinh vật học David Steen, giáo sư trợ lý nghiên cứu ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của Đại học Auburn ở Alabama, cho biết loài rắn rất khó nghiên cứu trong môi trường nuôi nhốt, do đó cách chúng sống và tương tác với nhau vẫn là điều bí ẩn. "Theo tôi biết, chưa có ai ghi lại cảnh hai loài rắn hổ mang khác nhau giao chiến trước đây", Steen nói.

Steen giải thích nhiều khả năng hai con rắn đực tranh giành một con cái ở khuất tầm quan sát. Rắn hổ mang cá và rắn hổ ma không thể giao phối chéo do thuộc hai loài khác nhau. Steen dự định nghiên cứu hành vi kỳ lạ của hai con rắn đực kỹ hơn cùng các nhà nghiên cứu khác.

Xem thêm: Cầy mangut kịch chiến rắn hổ mang gây tắc đường

Phương Hoa

Các biên tập viên của kênh Hydraulic Press Channel trên Youtube chia sẻ video ghi lại thí nghiệm cán vỡ iPhone 7 hôm 16/9, thu hút hơn 965.000 lượt xem và gần 3.000 bình luận, theo Popular Mechanics.

Thí nghiệm này khá nguy hiểm bởi khi vách ngăn giữa cực âm và cực dương của pin điện thoại bị máy ép thủy lực phá vỡ, nó sẽ gây ra hiện tượng đoản mạch, khiến điện thoại bốc khói nghi ngút, thậm chí có thể tạo ra tiếng nổ nếu áp suất đủ lớn.

Trong video, khói bốc lên từ chiếc điện thoại vỡ vụn và người thực hiện video phải đeo găng tay bảo hộ dày trước khi gỡ những mảnh vụn của điện thoại ra khỏi máy ép.

Xem thêm: Thí nghiệm đốt 6.000 que diêm gây sốt

Phương Hoa

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2016

Các biên tập viên của kênh Hydraulic Press Channel trên Youtube chia sẻ video ghi lại thí nghiệm cán vỡ iPhone 7 hôm 16/9, thu hút hơn 965.000 lượt xem và gần 3.000 bình luận, theo Popular Mechanics.

Thí nghiệm này khá nguy hiểm bởi khi vách ngăn giữa cực âm và cực dương của pin điện thoại bị máy ép thủy lực phá vỡ, nó sẽ gây ra hiện tượng đoản mạch, khiến điện thoại bốc khói nghi ngút, thậm chí có thể tạo ra tiếng nổ nếu áp suất đủ lớn.

Trong video, khói bốc lên từ chiếc điện thoại vỡ vụn và người thực hiện video phải đeo găng tay bảo hộ dày trước khi gỡ những mảnh vụn của điện thoại ra khỏi máy ép.

Xem thêm: Thí nghiệm đốt 6.000 que diêm gây sốt

Phương Hoa

my-thu-nghiem-son-tuong-chong-tieu-bay

Sơn phủ chống tiểu bậy sắp được thử nghiệm ở Philadelphia. Ảnh minh họa: CBS.

Sản phẩm sơn tường mà Cơ quan Giao thông vùng đông nam Pennsylvania (SEPTA) dự kiến thử nghiệm tại thành phố Philadelphia, Pennsylvania, mang tên Ultra-Ever Dry có thể cung cấp giải pháp chống lại hành vi tiểu bậy gây mất vệ sinh nơi công cộng, Popular Mechanics hôm 17/9 đưa tin. Theo Andrew Busch, phát ngôn viên của SEPTA, tình trạng tiểu bậy rất phổ biến ở các tuyến đường lớn.

"Từ những gì chúng tôi biết, có vẻ như sản phẩm sơn phủ mới đạt thành công ở một số nơi, do đó chúng tôi rất sẵn lòng thử nghiệm nó", Busch nói.

Sơn chống tiểu bậy được thử nghiệm ở thành phố Hamburg, Đức

Sơn phủ Ultra-Ever Dry từng được sử dụng ở những địa điểm công cộng tại San Francisco, California và Hamburg, Đức. Sở công chính của San Francisco áp dụng sơn phủ ở một số bức tường trong thành phố nhằm xử lý vấn nạn tiểu bậy kéo dài nhiều năm ở đây.

Tương tự như tại San Francisco, đi tiểu ở nơi công cộng được xem là bất hợp pháp ở Philadelphia và có thể bị phạt 300 USD. Các nhà chức trách của SEPTA chưa quyết định có dùng sơn phủ cho thang máy hay không. Busch cho biết chi phí thử nghiệm rất thấp.

Xem thêm: Hải quân Mỹ thử nghiệm vũ khí gây động đất

Phương Hoa

ho-den-o-hoi-khi-nuot-chung-sao

Hố đen phát ra bức xạ sau khi nuốt chửng sao. Ảnh: NASA.

Các nhà khoa học Mỹ phát hiện ít nhất ba hố đen bao quanh bởi bụi vũ trụ nhiễm bức xạ trong khi nhóm nghiên cứu khác của Trung Quốc tìm thấy một, thông qua những hình ảnh từ kính viễn vọng WISE phóng vào vũ trụ năm 2009, RT hôm qua đưa tin.

"Đây là lần đầu tiên chúng tôi quan sát rõ dư âm dưới dạng ánh sáng hồng ngoại từ nhiều sự kiện phá hủy tinh cầu", Sjoert van Velzen, người đứng đầu nhóm nhà thiên văn học Mỹ, chia sẻ.

Hố đen siêu lớn, có khối lượng lớn gấp hàng trăm nghìn hoặc thậm chí hàng triệu lần Mặt Trời và lực hấp dẫn mạnh đến mức ánh sáng không thể thoát ra, tồn tại ở trung tâm của hầu hết thiên hà. Khi một vật thể bị hố đen hút vào, không phải mọi thành phần của nó đều được tiêu thụ. Hố đen phun ra lượng bức xạ cực mạnh, một vệt năng lượng sáng chói mang tên "lóa dòng đứt gãy", có khả năng hủy diệt mọi thứ ở gần nó.

Giới nghiên cứu chưa hiểu rõ lóa dòng đứt gãy, nhưng các nhà thiên văn đưa ra giả thuyết có một lớp bụi vũ trụ cách hố đen một khoảng nhất định, đủ để hấp thụ bức xạ phát ra từ hố đen nhưng không bị lóa dòng đứt gãy thiêu rụi.

Theo lý thuyết, bức xạ ở lớp bụi sẽ tạo ra dư âm, dấu vết chỉ ra độ mạnh của lóa dòng đứt gãy và giúp cho các nhà quan sát hiểu rõ hơn về hố đen và ngôi sao bị nó nuốt chửng. Tuy nhiên, nghiên cứu công bố đầu tháng 9 của các nhà khoa học thuộc Đại học Johns Hopkins ở Baltimore, Mỹ cùng Đại học Khoa học Công nghệ Trung Quốc, chứng minh giả thuyết này thông qua quan sát thực tế.

Cùng với dư âm, hai nhóm nghiên cứu còn tìm thấy vùng chết xung quanh hố đen siêu lớn. "Hố đen phá hủy mọi thứ nằm giữa nó và lớp bụi, giống như thể hố đen phát quang không gian xung quanh bằng cách phát ra tia lửa", van Velzen cho biết.

Các nhà khoa học cho rằng quá trình hố đen "ợ hơi" tạo ra những ngôi sao và định ra hình dáng ngân hà. Đây là hiện tượng rất phổ biến khi vũ trụ mới hình thành cách đây gần 14 tỷ năm.

"Nghiên cứu của chúng tôi xác nhận lớp bụi tồn tại, và chúng tôi có thể dùng nó để xác định độ lớn của năng lượng sản sinh khi hủy diệt một ngôi sao", Varoujan Gorjian, nhà thiên văn học ở Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA tại Pasadena, California, Mỹ, chia sẻ.

Xem thêm: Hố đen có thể là 'cửa hậu' tới thế giới khác

Phương Hoa

chocolate-chong-lao-hoa-co-the-giup-phu-nu-u50-tre-nhu-thieu-nu

chocolate Esthecho có thể trẻ hóa làn da của phụ nữ 50 - 60 tuổi. Ảnh minh họa: Alamy.

Esthecho, sản phẩm chocolate do nhóm nghiên cứu ở Đại học Cambridge, Anh, phát triển có thể làm chậm quá trình xuất hiện nếp nhăn hoặc da chảy xệ thông qua tăng cường chất chống oxy hóa và đẩy mạnh tuần hoàn máu, Telegraph hôm nay đưa tin. Một thanh chocolate chống lão hóa 7,5 g chứa lượng chất astaxanthin chống oxy hóa tương đương với một lát cá hồi Alaska và lượng chất polyphenol chống các gốc tự do ngang bằng 100 g chocolate đen.

Theo nhà sản xuất, Esthecho giúp cải thiện cấu trúc da bên dưới, khiến những phụ nữ 50 - 60 tuổi trẻ như ở độ tuổi 20 - 30. Những thử nghiệm chỉ ra sau 4 tuần ăn chocolate chống lão hóa hàng ngày, tình nguyện viên ít có dấu hiệu viêm nhiễm trong máu, đồng thời lượng máu cung cấp cho các mô da cũng tăng lên.

"Chúng tôi sử dụng chính loại chất chống oxy hóa giúp duy trì màu vàng ở cá vàng và màu hồng ở hồng hạc. Khi thử nghiệm lâm sàng, chúng tôi nhận thấy viêm nhiễm ở da bắt đầu giảm xuống và nhiều lợi ích trên các mô", tiến sĩ Ivan Petyaev, cựu nghiên cứu viên ở Đại học Cambridge kiêm nhà sáng lập công ty công nghệ sinh học Lycotec, chia sẻ.

Theo tiến sĩ Ivan Petyaev, mỗi thanh chocolate chỉ chứa 38 kcal nên rất an toàn đối với người mắc bệnh thận. Sản phẩm sẽ được giới thiệu chính thức tại hội nghị Global Food Innovation Summit ở London, Anh, trong tháng tới.

Tuy nhiên, giới chuyên gia sức khỏe tỏ ra khá thận trọng về Esthecho và nhận định cần tiến hành nhiều thử nghiệm lâm sàng sâu rộng hơn để chứng minh tác dụng chống lão hóa mạnh mẽ của loại chocolate mới.

"Có nhiều lý do sinh học để cho rằng một số hợp chất đem lại lợi ích làm chậm lão hóa và phòng bệnh. Nhưng mặt khác, ăn quá nhiều chocolate kéo theo hấp thụ nhiều calorie hơn, dẫn đến chứng béo phì và khiến hiệu quả tổng thể mất đi", Naveed Sattar, giáo sư Khoa trao đổi chất ở Đại học Glasgow, Anh, cho biết.

Các chuyên gia dinh dưỡng ở Đại học London, Anh, cũng cảnh báo thử nghiệm trước đây cho thấy astaxanthin phát huy công dụng tốt hơn khi dùng trực tiếp trên mặt thay vì qua đường tiêu hóa.

Xem thêm: Người có nửa mặt không lão hóa vì cho đầu vào máy gia tốc hạt

Phương Hoa

Thứ hai, 19/9/2016 | 11:19 GMT+7

Thứ hai, 19/9/2016 | 11:19 GMT+7

Nhiều cổ vật đồng đen từ thời Xuân Thu Chiến Quốc được tìm thấy ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.

Dư Sĩ, người dân huyện Cát Thủy, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc đào được 6 vật đồng đen trong lúc san bằng đất, China News hôm 18/9 đưa tin. 

Cán bộ bảo tàng huyện nhanh chóng đến hiện trường khảo sát. Đây là lần đầu tiên nhiều đồ đồng đen như vậy được tìm thấy ở huyện này.

Dựa vào hình thức và cấu tạo của số cổ vật, ban văn vật địa phương phỏng đoán chúng được chế tạo từ thời Xuân Thu Chiến Quốc (năm 770 – 221 trước Công nguyên) và đều là đồ dùng sinh hoạt, bao gồm ấm đồng, chĩnh đồng và đồ hâm rượu.

Dựa vào dấu tích ngôi mộ tại hiện trường và hoa văn trên gạch, họ suy đoán ngôi mộ chứa số vật đồng đen này thuộc triều Hán (năm 202 trước Công nguyên –  năm 220). 

Số cổ vật được tìm thấy có thể là vật dụng của chủ nhân ngôi mộ. 

Khu vực xung quanh sẽ được khảo sát. Có khả năng nơi đây có một quần thể mộ.

Hiền Anh (Ảnh: QQ)

Thứ hai, 19/9/2016 | 07:39 GMT+7

Thứ hai, 19/9/2016 | 07:39 GMT+7

Những lát bim bim khoai tây chiên được sản xuất hoàn toàn tự động từ nước, bột khoai tây và bột ngô qua nhiều công đoạn trước khi đến tay người tiêu dùng.

Thanh Tùng (Video: How It’s Made)

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }

Thứ hai, 19/9/2016 | 06:00 GMT+7

Thứ hai, 19/9/2016 | 06:00 GMT+7

Xin hỏi trong tương lai máy bay có thể chạy bằng năng lượng hạt nhân hay không? (Ngọc Liên)

co-the-dung-nang-luong-hat-nhan-de-van-hanh-may-bay-khong

Máy bay đang bay trên bầu trời. Ảnh: Alamy.

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }
quy-luat-5-giay-sai-lam-ve-thuc-phm-nhiem-khun

Vi khuẩn có thể bám lên đồ ăn trong chưa đầy 5 giây. Ảnh: Lori Adamski Peek.

Theo Science Alert, sau khi tiến hành nhiều thí nghiệm, nhóm nghiên cứu trường Đại học Rutgers, New Jersey, Hoa Kỳ tiết lộ sự thật về "quy luật 5 giây" trong báo cáo đăng trên tạp chí Applied and Environmental Microbiology hôm 2/9.

"Chúng tôi quyết định nghiên cứu vấn đề này vì đây là một quan niệm phổ biến. Đề tài có vẻ bình thường nhưng chúng tôi muốn đưa ra kết luận trên cơ sở khoa học", Donald Schaffner, giáo sư và chuyên gia khoa học thực phẩm, chia sẻ.

"Quy luật 5 giây" cho rằng khi thức ăn rơi xuống đất, nếu được nhặt lên nhanh chóng thì nó vẫn có thể sử dụng an toàn bởi vi khuẩn cần thời gian để di chuyển. Tuy nhiên, bằng cách xét nghiệm nhiều loại thức ăn rơi trên những bề mặt khác nhau để tính tốc độ lây lan của vi khuẩn, nhóm nghiên cứu phát hiện chúng có thể bám vào đồ ăn trong chưa đầy một giây.

Nhóm nghiên cứu thử nghiệm trên bốn loại bề mặt khác nhau: thép không gỉ, gạch men, gỗ và thảm. Họ nuôi vi khuẩn Enterobacter aerogenes, loại vi khuẩn an toàn, không gây bệnh, có họ với vi khuẩn Salmonella, trong phòng thí nghiệm và phủ lên các bề mặt. Sau đó, nhiều loại thức ăn như dưa hấu, bánh mì, bánh mì bơ, kẹo dẻo được thả lên các bề mặt này trong khoảng thời gian 1 giây, 5 giây, 30 giây và 300 giây.

Nhóm nghiên cứu thực hiện 128 cuộc thí nghiệm khác nhau lặp lại trong 20 lần, tổng cộng là 2.560 phép đo để phân tích mức độ nhiễm khuẩn của từng mẫu thực phẩm. Kết quả cho thấy vi khuẩn lây lan lên thức ăn ngay lập tức chứ không cần đến 5 giây. Nhân tố lớn nhất liên quan tới sự truyền nhiễm vi khuẩn là độ ẩm của thức ăn, kế đó là loại bề mặt nó rơi xuống. Thời gian thực phẩm ở trên bề mặt càng lâu, vi khuẩn bám càng nhiều.

"Vi khuẩn không có chân, chúng di chuyển nhờ hơi nước. Thực phẩm càng ướt thì càng dễ nhiễm khuẩn. Ngoài ra, thời gian tiếp xúc kéo dài làm tăng lượng vi khuẩn bám vào thức ăn", Schaffner giải thích.

Nhóm nghiên cứu cho biết dù thức ăn nhiễm khuẩn nhiều hơn trong thời gian dài nhưng trong vòng 5 giây, vi khuẩn vẫn có thể bám lên thực phẩm, đặc biệt là những thực phẩm ướt, dính như kẹo hay dưa hấu. Đây là những thực phẩm có mức độ nhiễm khuẩn cao nhất trong các thí nghiệm.  

"Quy luật 5 giây là một sự đơn giản hóa thái quá về điều thực sự xảy ra khi vi khuẩn bám từ bề mặt sang thức ăn. Chúng có thể truyền nhiễm ngay lập tức", Schaffner khẳng định.

Điều thú vị là thức ăn rơi trên thảm an toàn nhất so với các bề mặt khác do cấu tạo của thảm làm giảm tối đa sự tiếp xúc với thực phẩm. 

Xem thêm: Nhà vi khuẩn học điểm danh nơi bẩn nhất trong nhà

Hiền Anh

Chủ nhật, 18/9/2016 | 17:58 GMT+7

Chủ nhật, 18/9/2016 | 17:58 GMT+7

Xin hỏi có cách nào để diệt tận gốc mối mọt trong đồ gỗ không? Rất mong các bạn chỉ giúp (Hoàng Anh)

lam-cach-nao-de-diet-moi-mot-an-go

Mối mọt làm gỗ mục nát. Ảnh: Pinterest.

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }
xay-nha-bang-cong-nghe-in-3d-khong-can-dung-gach

Ngôi nhà xây dựng bằng công nghệ in 3D ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: ECNS.

Nhiều ngôi nhà xây dựng bằng công nghệ in 3D vừa xuất hiện ở thành phố Tân Châu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, Homecrux hôm 13/9 đưa tin. Chúng được trang bị đầy đủ tiện nghi, bao gồm cả điều hòa và đạt tiêu chuẩn xây dựng của Trung Quốc.

Máy in 3D khổng lồ, rộng 20 m và cao 6 m, được sử dụng để tạo ra những phần in 3D cho quá trình xây dựng trong thực tế. Chúng chế tạo vật liệu xây dựng vững chắc với số lượng chính xác và tốn rất ít vật liệu. Ngoài máy in 3D, các kỹ sư còn sử dụng vật liệu lỏng và máy cơ khí điều khiển bằng máy tính để tăng độ chính xác.

Quá trình xây dựng ngôi nhà bằng bê-tông được thực hiện trong hai tháng và không cần dùng đến một viên gạch nào. Vì vậy, các ngôi nhà in 3D vừa có hiệu quả về kinh tế, vừa thân thiện với môi trường. Tại đây, chủ nhân ngôi nhà có thể tận hưởng một căn phòng đầy đủ tiện nghi cùng với hai sân nhỏ.

xay-nha-bang-cong-nghe-in-3d-khong-can-dung-gach-1

Bên trong ngôi nhà trang bị đầy đủ tiện nghi. Ảnh: ECNS

"Đây mới là giai đoạn đầu tiên của dự án xây dựng bằng công nghệ in 3D. Chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai  những công trình liên quan, ví dụ như dự án xây dựng công viên đang được tiến hành từ tháng 2 năm 2016", Liao Xiaojun, người phụ trách dự án xây dựng Công viên Công nghiệp Sáng tạo Tân Châu bằng công nghệ in 3D, chia sẻ.

Những ngôi nhà in 3D có giá xây dựng khoảng 750 USD/m2. Tuy nhiên, chủ thầu tin rằng mức giá này có thể giảm xuống với sự phát triển của công nghệ in 3D và vật liệu xây dựng. Số lượng nhà in 3D ở Trung Quốc đang gia tăng. Có lẽ, việc sống trong những ngôi nhà xây dựng bằng công nghệ sẽ trở thành điều bình thường tại quốc gia này trong những năm tới.

Xem thêm: Xe điện in 3D đầu tiên trên thế giới giá 55.000 USD

Hiền Anh

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

Chủ nhật, 18/9/2016 | 10:00 GMT+7

Chủ nhật, 18/9/2016 | 10:00 GMT+7

Nhà chức trách New York tìm cách khôi phục số lượng hàu ở vịnh Jamaica hướng tới mục tiêu một tỷ con vào năm 2030, để góp phần cải thiện chất lượng nước ở khu vực này.

Như Tâm
Đồ họa: Next Media

Chất lỏng phi Newton là hợp chất đặc biệt có độ nhớt không tuân theo định luật ma sát trong của nhà bác học Isaac Newton. Một cách tạo ra chất lỏng phi Newton là pha bột ngô với nước, theo Seeker. Hỗn hợp trông giống chất lỏng nhưng khi chạm vào lại cho cảm giác như là chất rắn. Đặc tính này xuất phát từ các hạt chất lỏng có kích thước rất lớn. Khi bị tác dụng lực đột ngột như đấm lên bề mặt, chúng không có đủ thời gian để di chuyển như chất lỏng thông thường và hóa rắn. Nếu ngừng tác dụng lực, chúng lại trở thành chất lỏng như cũ.

Xem thêm: Thủ thuật biến nước lỏng thành băng đá ngay lập tức

Thành Minh

am-tra-quy-thoi-can-long-gia-3-4-trieu-usd

Ấm trà được sản xuất dưới thời vua Càn Long. Ảnh: SWNS.

Ấm trà được bán với giá 3,4 triệu USD cho một nhà sưu tập châu Á, cao gấp 10 lần giá khởi điểm do nhà đấu giá Sotheby đề ra, The Sun hôm 16/9 đưa tin. Hơn 10 nhà sưu tập liên tục đưa ra giá mua cao cho món cổ vật quý hiếm từ thế kỷ 18 này. Trên thế giới hiện nay chỉ còn hai ấm trà loại này còn sót lại.

Thiết kế tinh tế của ấm trà nhằm tôn vinh niềm đam mê trà đạo của Càn Long, hoàng đế nhà Thanh trị vì Trung Quốc từ năm 1735 đến 1796. Trên thân ấm có hình một người đàn ông có thể là vua Càn Long đang được người hầu dâng trà trong lúc đọc sách.

"Ấm trà được một nhà sưu tập người Mỹ giữ gìn suốt nhiều thập kỷ, là một trong số ít tác phẩm nghệ thuật đạt giá cao kỷ lục ngoài mức dự kiến", Angela McAteer, trưởng phòng tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc của Sotheby cho biết.

Xem thêm: Viên đá hơn 3.000 năm tuổi có giá 200 triệu USD

Phương Hoa

vat-the-nhap-nho-nghi-la-quai-vat-ho-loch-ness

Vật thể nghi là quái vật hồ Loch Ness nhấp nhô trên mặt nước. Ảnh: SWNS.

Ian Bremner, công nhân sản xuất rượu whisky ở Nigg, Invergordon, Scotland, bắt gặp vật thể khi đang tìm hươu đỏ trên cao nguyên và nhanh chóng chụp lại cảnh tượng vào chiều hôm 10/9, theo Mirror. Đây có thể là bằng chứng thuyết phục nhất về quái vật hồ Loch Ness từ trước tới nay.

Bức ảnh của Bremner cho thấy một sinh vật màu bạc dài hai mét dường như đang bơi với chiếc đầu nhấp nhô và đuôi đập xuống nước ở cách một mét, chuẩn bị bơi xa hơn ở phần hồ nằm giữa hai làng Dores và Inverfarigaig.

"Đây là lần đầu tiên tôi trông thấy quái vật Loch Ness trong hồ. Tôi sẽ rất vui mừng nếu trở thành người đầu tiên bắt gặp nó. Tôi thường hoài nghi về sinh vật này và cho rằng nó được dựng lên để thu hút du khách, nhưng giờ đây tôi bắt đầu nghĩ nó đang ở ngoài kia", Bremner chia sẻ.

Bức ảnh do Bremner chụp có nhiều điểm trùng khớp với mô tả về quái vật hồ Loch Ness vào năm 1933. Nhiều nhân chứng thời kỳ đó kể về sinh vật không chân dài ba mét băng qua đường, để lại một vệt nhớt phía sau.

Một số người bạn của Bremner cho rằng trong bức ảnh thực chất là ba con hải cẩu đang nô đùa dưới nước. "Tôi nghĩ đó có thể là hải cẩu, nhưng tôi không chắc lắm. Càng nghĩ tôi lại càng thấy nó giống quái vật hồ Loch Ness", Bremner nói.

Xem thêm: Vệt nước màu xanh nghi do quái vật hồ Loch Ness

Phương Hoa

Theo Mirror, đây là thời kỳ bùng nổ các phát minh hiện đại như điện thoại, radio, máy tính hay công trình xây dựng vĩ đại như Cung điện pha lê (1851) hay Cầu tháp London (1894). Nhiều ý tưởng phát minh kỳ quái và vô dụng cũng ra đời trong thời kỳ này.

Một trong những ý tưởng đó là áo ngực điện. Cornelius Bennett Harness, chủ sở hữu của Công ty Ắc quy Y tế tại phố Oxford, London là người đề xuất ý tưởng này.

"Đây là sản phẩm dành cho tất cả phụ nữ, bất kể già trẻ, đặc biệt là những người có bệnh thấp khớp, hay cảm lạnh hoặc yếu lưng", ông tuyên bố.

"Mặc nó vào người xấu nhất cũng sẽ trở nên duyên dáng và thanh lịch, các cơ quan nội tạng cũng sẽ khỏe lên nhanh chóng".

Tuy nhiên, cũng như mọi thiết bị có điện khác của thời kỳ này, nó chỉ có từ tính và không có đủ lực hút bó bụng làm eo nhỏ đi.

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

tia-set-dai-nhat-the-gioi-vuon-xa-hon-320-km

Tia sét dài nhất thế giới giáng xuống bang Oklahoma, Mỹ. Ảnh minh họa: Flicker.

Tia sét dài 321 km giáng xuống Oklahoma vào ngày 20/7/2007 được Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) ghi nhận là dài nhất hành tinh, theo Live Science. WMO cũng xác nhận thời gian lưu lại lâu nhất 7,74 giây thuộc về một tia sét xuất hiện ở Provence-Alpes-Côte d’Azur, Pháp hôm 30/8/2012.

Công bố trên đánh dấu lần đầu tiên WMO đưa sét vào World Weather & Climate Extremes Archive, cơ sở dữ liệu ghi nhận kỷ lục nhiệt độ, độ lạnh, sức gió, lượng mưa và các hiện tượng thời tiết khác. Đánh giá đầy đủ về những tia sét lập kỷ lục của WMO được công bố hôm 15/9 trên tạp chí Bảng tin của Hiệp hội Khí tượng học Mỹ.

"Sét là mối đe dọa lớn cướp đi sinh mạng của nhiều người mỗi năm. Những cải tiến trong việc phát hiện và theo dõi các kỷ lục thời tiết sẽ giúp chúng ta nâng cao an toàn cho cộng đồng", Petteri Taalas, tổng thư ký của WMO, phát biểu.

Theo WMO, công nghệ cảm biến sét tiên tiến giúp phát hiện những kỷ lục mới, cho phép tổ chức này đưa kết quả tính toán về sét vào cơ sở dữ liệu. Randall Cerveny, người chuẩn bị báo cáo các kỷ lục cho WMO, cho biết hiện nay, các chuyên gia có thể nghiên cứu sét một cách chi tiết hơn.

Khoảng 25 triệu tia sét giáng xuống nước Mỹ mỗi năm, giết chết trung bình 49 người và gây thương tích cho hàng trăm người, theo Cơ quan Khí hậu Quốc gia Mỹ. Năm nay, tổng cộng 35 người Mỹ đã thiệt mạng do sét đánh.

Xem thêm: Sét hình khủng long bạo chúa rạch ngang bầu trời Mỹ

Phương Hoa

dan-gau-bao-vay-tram-nghien-cuu-khi-tuong-o-bac-cuc

Trạm nghiên cứu khí tượng trên đảo Troynoy phải dừng hoạt động do bị đàn gấu bao vây. Ảnh: Peter Prokosch.

Trạm khí tượng trên đảo Troynoy, phía nam biển Kara, cách bờ biển Siberia của Nga khoảng 160 km phải dừng hoạt động do bị gấu trắng Bắc Cực bao vây, Tass đưa tin. 

"Việc ra ngoài sẽ rất nguy hiểm do thiếu các phương tiện xua đuổi thú dữ. Vì thế, chúng tôi phải dừng một số hoạt động quan sát khí tượng ", Vadim Plotnikov, trưởng trạm khí tượng, giải thích.

Ông cho biết có khoảng 10 con gấu trưởng thành, trong đó có 4 con gấu cái cùng một số gấu con, bao vây xung quanh trạm. "Hôm 31/8, lũ gấu giết một con chó của chúng tôi và không rời khỏi trạm kể từ khi ấy", Plotnikov kể.

Đây là những khó khăn có thể lường trước khi làm việc ở Bắc Cực. "Chuyện này từng xảy ra trên đảo Troynoy bởi lũ gấu sống ở khu vực con người làm việc. Chúng tôi hy vọng đến cuối tháng 10, đầu tháng 11, khi vùng nước gần hòn đảo đóng băng, lũ gấu sẽ rời khỏi đây để đi kiếm ăn", Vassiliy Shevchenko, người đứng đầu hệ thống giám sát khí tượng Sevgidromet, chủ sở hữu trạm khí tượng, cho biết.

dan-gau-bao-vay-tram-nghien-cuu-khi-tuong-o-bac-cuc-1

Đảo Tronoy thuộc quần đảo Izvestiy Tsik trên biển Kara, gần Bắc Cực. Đồ họa: Guardian

Tuy nhiên, Yelena Novikova, phát ngôn viên của Sevgidromet cho rằng việc lũ gấu hành động hung hăng bất thường là do biến đổi khí hậu khiến băng trên đảo Troynoy tan ra. "Mọi năm lũ gấu thường tới đảo khác nhưng năm nay thì không. Băng tan nhanh khiến lũ gấu không kịp bơi tới đảo khác. Trên đảo Troynoy không có thức ăn nên chúng tìm đến trạm khí tượng", Novikova nhận định.

Chuyến tàu tiếp tế cho trạm khí tượng sẽ tới đảo trong một tháng nữa, mang theo súng bắn pháo sáng, vũ khí được hy vọng sẽ giúp xua đuổi lũ gấu để giải cứu cho các nhà khoa học.

Xem thêm: Gấu bị ngược đãi làm trò mua vui ở Albania

Hiền Anh

Ngón tay của Galileo

Tháng 6/2010, Italy chứng kiến một cuộc đoàn tụ đặc biệt trong lịch sử văn hóa, theo BBC. Đó là lúc xương ngón tay cái và ngón tay giữa của nhà thiên văn học tiên phong thời Phục Hưng Galileo Galilei được trưng bày cùng bộ răng của ông tại Bảo tàng Lịch sử Khoa học Florence.

nhung-bo-phan-co-the-ky-la-con-luu-lai-cua-cac-vi-nhan

Ngón tay giữa và ngón tay cái của Galileo Galilei đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Khoa học Florence, Italy. Ảnh: Artscatter.

Năm 1737, khi thi hài Galileo được đưa sang một ngôi mộ khác, một số người đã đánh cắp các ngón tay cùng với một chiếc răng và đốt xương sống của ông để làm bùa với mong muốn trở thành thiên tài.

Bảo tàng Lịch sử Khoa học Florence mua lại các ngón tay trong một buổi bán đấu giá năm 2009. Hiện nay, nhiều khách hành hương thường tới bảo tàng để chiêm ngưỡng ngón tay của Galileo cũng như cặp kính thiên văn do ông sáng chế.

Dương vật của Napoleon

Năm 1821, một bác sĩ phẫu thuật người Anh bị cáo buộc cắt đứt dương vật của Napoleon Bonaparte khi khám nghiệm thi thể ông trên đảo St Helena giữa Đại Tây Dương, nơi Napoleon trút hơi thở cuối cùng sau 6 năm bị người Anh lưu đày.

nhung-bo-phan-co-the-ky-la-con-luu-lai-cua-cac-vi-nhan-1

Napoleon Bonaparte, hoàng đế nước Pháp, là một nhà quân sự và nhà chính trị xuất sắc. Ảnh: Alamy.

Kể từ đó, dương vật của Napoleon được truyền lại qua nhiều thế hệ, từ một linh mục người Italy ở thế kỷ 19 đến người bán sách ở London, Anh, vào thế kỷ 20. Năm 1969, một bác sĩ người Mỹ mua lại nó với giá 2.900 USD để làm phong phú thêm bộ sưu tập cá nhân. Ông để nó dưới giường trong một chiếc vali cho đến khi qua đời năm 2007.

Tháng 6/2016, tài sản của bác sĩ này được bán đấu giá cho một nhà sưu tập người Argentina. Trong số vật phẩm được chào bán nhiều khả năng có dương vật của Napoleon.

Đôi mắt và bộ não của Einstein

Khi Albert Einstein qua đời ở bệnh viện Princeton, bang New Jersey, Mỹ vào ngày 18/4/1955, bác sĩ Thomas Harvey đã lấy đôi mắt và bộ não ra khỏi thi thể ông. Ngày nay, đôi mắt Einstein đang nằm trong két an toàn ở New York, Mỹ.

nhung-bo-phan-co-the-ky-la-con-luu-lai-cua-cac-vi-nhan-2

Thomas Harvey và một phần bộ não của Einstein. Ảnh: Wikipedia.

Harvey mang bộ não của Einstein tới Đại học Pennsylvania, Mỹ. Ông chia nó thành 240 khối nhỏ và nhiều lát cắt để gửi tới các chuyên gia nghiên cứu thần kinh nổi tiếng. Một số lát cắt còn sót lại của bộ não Einstein hiện được trưng bày công khai tại Bảo tàng Mutter ở Philadelphia, bang Pennsylvania, Mỹ.

Hơi thở cuối cùng của Thomas Edison

Ống thủy tinh trong suốt chứa hơi thở cuối cùng của nhà phát minh thiên tài người Mỹ Thomas Edison đang được trưng bày tại Bảo tàng Henry Ford ở Dearborn, Michigan, Mỹ.

nhung-bo-phan-co-the-ky-la-con-luu-lai-cua-cac-vi-nhan-3

Ống thủy tinh chứa hơi thở cuối cùng của Thomas Edison. Ảnh: Bảo tàng Henry Ford.

Theo niềm tin của người Hy Lạp, hơi thở mang theo linh hồn của con người. Khi Edison chết trong phòng ngủ ở New Jersey năm 1931, bác sĩ đã thu lại hơi thở cuối cùng của ông bằng một ống nghiệm có nút đậy ngay bên cạnh. Charles, con trai Edison, gửi ống nghiệm này đến Henry Ford, đối tác kinh doanh của cha mình, để nhờ bảo quản giúp.

Xem thêm: Sự thật về loài cá bị đồn thích chui vào bộ phận sinh dục người

Lê Hùng

Thứ bảy, 17/9/2016 | 06:00 GMT+7

Thứ bảy, 17/9/2016 | 06:00 GMT+7

Xin hỏi tại sao không chế tạo máy bay hình đĩa như UFO? (Tân Minh)

tai-sao-khong-che-tao-may-bay-hinh-dia-nhu-ufo

Vật thể bay không xác định (UFO) được cho là có dạng hình đĩa. Ảnh minh họa: AGORA

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }
con-nguoi-chua-the-ngan-chan-tieu-hanh-tinh-huy-diet-trai-dat

Trái Đất chưa sẵn sàng cho va chạm với tiểu hành tinh nguy hiểm. Ảnh: Mirror.

Va chạm với tiểu hành tinh có thể gây ra nhiều thiệt hại với Trái Đất, John Holdren, giám đốc Cơ quan Khoa học và Chính sách Công nghệ Mỹ, cố vấn khoa học cấp cao của Tổng thống Barack Obama, cảnh báo trong cuộc thảo luận về Sứ mệnh đổi hướng tiểu hành tinh (ARM) hôm 14/9 tại Trung tâm Bay Vũ trụ Goddard của NASA ở Maryland, Space đưa tin.

Holdren cho rằng vẫn còn nhiều việc cần thực hiện để giảm thiểu nguy cơ dù các nhà khoa học đạt nhiều bước tiến lớn nhằm phát hiện vật thể bay gần Trái Đất có khả năng gây nguy hiểm. "Chúng ta chưa chuẩn bị đầy đủ, nhưng chúng ta đang trên lộ trình hoàn thành nhiều hơn", Holdren nói.

Theo Holdren, sứ mệnh ARM của NASA đã được phê duyệt và có thể cung cấp nền tảng để thử nghiệm những phương pháp chủ chốt để đổi hướng tiểu hành tinh.

Hai sự kiện va chạm với tiểu hành tinh có sức tàn phá lớn gần nhất từng khiến thế giới kinh ngạc, gồm vụ va chạm ở Chelyabinsk năm 2013 và cầu lửa Tunguska năm 1908 trên lãnh thổ Nga. Những sự kiện kiểu này rất hiếm gặp, chỉ xảy ra sau hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn năm.

"Nếu có trình độ văn minh cao, chúng ta cần chuẩn bị cho những sự kiện hiếm hoi đó, bởi chúng có thể gây thiệt hại lớn cho Trái Đất. Đây là mối nguy gây nên cái chết của loài khủng long cách đây 65 triệu năm. Chúng ta cần phải thông minh hơn những con khủng long", Holdren nhấn mạnh.

Xem thêm: Sức mạnh hủy diệt của tiểu hành tinh khi va vào Trái Đất

Phương Hoa

ho-nuoc-soi-sung-suc-quanh-nam-tren-quoc-dao-dominica

Hồ nước sôi trong công viên quốc gia Morne Trois Pitons có nhiệt độ lên tới 90 độ C. Ảnh: Flickr.

Hồ nước sôi Dominica trong công viên Morne Trois Pitons thuộc quốc đảo Dominica trên vùng biển Caribe là lỗ phun khí lớn nứt ra từ lớp vỏ Trái Đất, theo Amusing Planet.

Nước màu có màu xanh xám và luôn sôi sục ở nhiệt độ khoảng 90°C do khí gas thoát ra từ dung nham nóng chảy bên dưới. Mặt hồ luôn được che phủ bởi màn hơi nước bốc lên nghi ngút như một nồi nước sôi khổng lồ. Hồ có đường kính 76 mét, là hồ nước sôi lớn thứ hai trên thế giới sau hồ Frying Pan ở thung lũng Waimagu, gần Rototua, New Zealand.

Hồ được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1875 bởi hai người Anh làm việc ở Dominica. Cuối năm đó, chính quyền địa phương cử  một nhà thực vật học và một trong hai người phát hiện đến để nghiên cứu về hiện tượng tự nhiên này. Họ đo nhiệt độ nước và nhận thấy nước luôn đạt độ nóng từ 82 đến 92°C ở mọi vị trí nhưng không thể đo chính xác nhiệt độ nước ở giữa hồ do chúng luôn sôi sục. Hồ ước tính sâu ít nhất 60 m.

Nước hồ luôn đầy vì lượng mưa hàng năm ở đây khá cao và có hai dòng suối nhỏ đổ vào khu vực. Nước thấm xuống dung nham và bị đun nóng đến khi đạt nhiệt độ sôi. Do đó, mực nước hồ liên tục biến động. 

Hồ nước này từng biến mất sau một vụ phun trào núi lửa ở khu vực lân cận vào năm 1880, trở thành một vòi phun nước nóng và khí ga. Năm 2004 - 2005, bề mặt khu vực có nhiều biến đổi lớn. Mặt đất bỗng nhiên sụp sâu 10 m và hồ nước tái xuất hiện chỉ sau một ngày.

Các nhà địa chất học cho rằng hồ nằm bên trên mạch nước ngầm trong khu vực nên thường xuyên cạn nước và được đổ đầy nhanh chóng. Luồng hơi hoặc khí gas sinh ra liên tục từ magma dâng lên chậm rãi bên dưới đẩy nước chảy vào hồ. Nguồn cung cấp khí gas bị gián đoạn có thể làm cho hồ cạn nước.

Công viên quốc gia Morne Trois Pitons là khu vực có nhiều núi lửa còn hoạt động. Với diện tích gần 7.000 hecta, công viên có tới 5 ngọn núi lửa, hàng chục suối nước nóng, lỗ phun khí nhưng đáng chú ý nhất vẫn là hồ nước sôi quanh năm.

Xem thêm: Hố nước tuyệt đẹp giữa lòng hồ ở Bồ Đào Nha

Phương Hoa

cap-meo-song-sot-than-ky-sau-khi-bi-tau-hoa-chen-qua

Hai con mèo đen vẫn sống sót sau khi ba tàu hỏa chạy qua đầu. Ảnh: RSPCA.

Các công nhân của Network Rail (Cơ quan quản lý và vận hành đường sắt Anh) tìm thấy hai con mèo đen Sophie và Tiggs mắc kẹt trên đường ray ở thị trấn Deal, tỉnh Kent, Anh hôm 13/3, Express đưa tin. 

"Một con nằm dưới ray dẫn điện, con còn lại được tìm thấy dưới đường ray tàu hỏa. Cả hai bị quấn chặt trong vỏ gối", Deborah Pert, thanh tra của Hiệp hội Ngăn chặn ngược đãi Động vật Hoàng gia Anh (RSPCA), kể lại.

"Các công nhân rất lo lắng khi chứng kiến ba tàu hỏa chạy qua trong khi đợi ngắt điện để cứu hai con mèo. Điều kỳ diệu là cả hai đều sống sót. Có vẻ con tàu chạy qua ngay trên đầu nên chúng không bị thương", Pert giải thích.

Hai con mèo một tuổi đều được gắn chip giúp xác định vị trí vật nuôi. Sophie biến mất 9 ngày trước khi được tìm thấy, trong khi Tiggs đi lạc trước đó một tuần. Chúng đang được chăm sóc ở một phòng khám thú y địa phương. 

Cảnh sát đã mở cuộc điều tra nguyên nhân Sophie và Tiggs xuất hiện ở đường ray. "Chúng tôi cho rằng có người cố tình trói hai con mèo và vất chúng vào đó. Người làm việc này chắc chắn ý thức được hậu quả đáng sợ đối với Tiggs và Sophie. Chúng tôi hy vọng nhận được liên hệ nếu ai nhìn thấy hoặc có thông tin về kẻ vứt hai con mèo tội nghiệp vào đường ray", Pert cho biết.

Xem thêm: Mèo sợ hãi chứng kiến chuột khổng lồ đánh nhau

Hiền Anh

vien-da-hon-3000-nam-tuoi-co-gia-200-trieu-usd

Viên đá mã não hàng nghìn năm tuổi gắn trên giáp che ngực của thầy tư tế Do Thái. Ảnh: Breaking Israel News.

Viên đá mã não quý giá được phát hiện ở Nam Phi. Người chủ sở hữu khẳng định nó là tặng phẩm mà thầy tư tế trao cho một người họ hàng xa của ông vào năm 1189 và được lưu truyền qua các thế hệ gia đình từ đó, Breaking Israel News hôm 14/9 đưa tin. Viên đá mã não có thể nằm trong cặp đá quý gắn ở mỗi bên vai giáp che ngực của thầy tư tế Do Thái, giúp họ liên lạc với thần linh và nhận biết ý nguyện của Chúa, theo mô tả trong Kinh Thánh.

Điều khiến viên đá mã não trở nên độc đáo là những ký tự cực nhỏ bằng tiếng Do Thái, ra đời vào năm 1.000 trước Công nguyên, được tạo ra bằng cách nung nóng hoặc chạm khắc ở chính giữa viên đá. Những chữ khắc trong viên đá tương tự như mẫu chữ trên những phát hiện khảo cổ từ năm 1300 đến 300 trước Công nguyên.

Theo truyền thuyết, viên đá được tặng cho một hiệp sĩ dòng Đền cách đây 1.000 năm và lưu truyền trong gia đình. Năm 2000, giáo sư Moshe Sharon, chuyên gia về tiếng Do Thái cổ ở Đại học Witwatersrand tại Johannesburg, Nam Phi, lần đầu tiên phát hiện và tìm hiểu về viên đá, đồng thời mô tả ký tự khắc bên trong nó tương ứng với chữ "B" và "K" trong ngôn ngữ hiện đại.

vien-da-hon-3000-nam-tuoi-co-gia-200-trieu-usd-1

Các ký tự khắc chìm bên trong viên đá mã não. Ảnh: Thư viện Quốc hội Mỹ

Khi kiểm tra viên đá, giáo sư Sharon rất bất ngờ khi không tìm thấy vết tích nào trên bề mặt cho thấy nó từng được cắt ra để khắc chữ. "Do những chữ cái rất rõ nét, sẽ thật khó tin nếu chúng hình thành tự nhiên một cách tình cờ bên trong viên đá", giáo sư Sharon nhận xét. "Việc thiếu dấu hiệu can thiệp rõ ràng trên bề mặt khiến sự tồn tại của những chữ cái bên trong trở thành bí ẩn thực sự".

Tiến sĩ James Strange, giáo sư nghiên cứu tôn giáo và khảo cổ học ở Đại học Samford, Alabama, Mỹ, tới Nam Phi năm 2000 để thẩm định viên đá mã não theo thỉnh cầu của một người bạn. Tiến sĩ Strange loại trừ khả năng viên đá được cắt rời. Sau khi kiểm tra, ông kết luận viên đá từng được gắn trên một tấm giáp lớn và chế tác vào thế kỷ 5 trước Công nguyên. Do viên đá vô cùng độc đáo, tiến sĩ Strange nhận định giá trị của nó vào khoảng 175 - 225 triệu USD.

Ian Campbell, giám đốc Phòng thí nghiệm Đá màu ở Johannesburg kiêm nhà giám định đá quý hàng đầu tại Nam Phi, cũng xác nhận viên đá chưa qua cắt xẻ để khắc chữ. Campbell ước tính giá khởi điểm của viên đá là 100 triệu USD.

Chủ sở hữu viên đá ký hợp đồng với một thương gia Nam Phi giấu tên để nhờ tìm nhà đầu tư sẵn sàng mua lại và mang nó trở về Israel.

Xem thêm: Đá quý vân gấu trúc được định giá 23,6 triệu USD

Phương Hoa

cay-mangut-kich-chien-ran-ho-mang-gay-tac-duong

Cầy mangut liên tục tấn công rắn hổ mang. Ảnh: Newslions.

Trận kịch chiến diễn ra hôm 11/9 giữa hai con vật bắt đầu trong bụi rậm, sau đó kéo ra giữa con đường chạy qua làng Ibrahimpur thuộc thành phố Bilari, quận Moradabab phía đông bắc Uttar Pradesh, theo Newscrunch. Trong khi rắn hổ mang luôn ở thế phòng thủ, cầy mangut tỏ ra hung hãn và không ngừng tấn công đối phương.

Cả hai con vật đều tập trung vào trận chiến và không hề để tâm tới dòng xe cộ chạy xung quanh. Cầy mangut dường như quyết tâm lấy mạng đối thủ, còn rắn hổ mang cố gắng bảo toàn mạng sống.

Xem cầy mangut đuổi đánh rắn hổ mang giữa đường:

Nhiều người qua đường dừng chân, đứng tụm lại để theo dõi cảnh tượng hiếm gặp, khiến dòng xe lưu thông trên đường bị ùn tắc. Sự chú ý của con người buộc cầy mangut phải ngừng cuộc săn và bỏ đi. Con rắn hổ mang vẫn ở nguyên vị trí trên mặt đường cho đến khi một số người dân dũng cảm xua nó vào bụi rậm để dọn đường cho xe cộ đi tiếp.

Cầy mangut xám Ấn Độ (Herpestes edwardsii) là đối thủ truyền kiếp của rắn hổ mang, một trong những loài vật có nọc độc mạnh nhất thế giới. Do nhanh hơn và khỏe hơn, cầy mangut chuyên săn rắn hổ mang làm thức ăn. Một số người cho rằng cầy mangut miễn dịch với nọc rắn, nhưng các chuyên gia chưa xác nhận điều này.

Xem thêm: Trận chiến nảy lửa giữa trăn và rắn hổ mang chúa

Phương Hoa

Thứ sáu, 16/9/2016 | 14:30 GMT+7

Thứ sáu, 16/9/2016 | 14:30 GMT+7

Trạm Thiên Cung 2 sẽ được sử dụng để quan sát Trái Đất, thực hiện các thí nghiệm ngoài vũ trụ và nghiên cứu trường hấp dẫn.


 

Như Tâm
Đồ họa: Next Media

chim-tha-ca-tre-trung-mat-nguoi-di-dao

Con cá trê từ trên trời rơi xuống mặt Lobree ở công viên. Ảnh: CBS Philly.

Cô Lisa Lobree cho biết tai nạn xảy ra khi cô đang đi dạo trong công viên Fairmount vào sáng hôm 5/9, theo CBS Philadelphia. "Con cá rơi trúng đầu, mặt và cổ tôi", Lobree chia sẻ.

chim-tha-ca-tre-trung-mat-nguoi-di-dao-1

Tai nạn khiến Lisa Lobree bị thương nhẹ. Ảnh: CBS Philly.

Mặt Lobree bị thương nhẹ và sưng một vài chỗ. Vài người bạn của Lobree nhìn thấy một con chim bay ngang qua ngay sau khi con cá rơi xuống. Nhiều khả năng con chim đánh rơi con cá này trúng mặt Lobree khi bay qua công viên.

Xem thêm: Cá trê lớn bất thường sau khi ăn thịt chuột

Thùy Dương

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

Thứ sáu, 16/9/2016 | 13:45 GMT+7

Thứ sáu, 16/9/2016 | 13:45 GMT+7

Trạm vũ trụ Thiên Cung 2 được phóng thành công lên vũ trụ từ thị trấn Tửu Tuyền, Trung Quốc đúng vào ngày Trung thu.

Sina đưa tin, Trung Quốc phóng thành công trạm vũ trụ Thiên Cung 2 lên không gian lúc 22 giờ 4 phút (giờ địa phương) hôm 15/9.

Trạm vũ trụ Thiên Cung 2 cao 10,4 m, đường kính lớn nhất 3,35 m, nặng 8,6 tấn, được nghiên cứu cải tiến trên cơ sở Thiên Cung 1.

Hình ảnh tên lửa đẩy Trường Chinh-2 tại Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc hôm 9/9.  

Nhiệm vụ chủ yếu của Thiên Cung 2 là tiếp nhận tàu vũ trụ chở người và hàng hóa, thực hiện thí nghiệm khoa học trong không gian, thử nghiệm công nghệ, và vận hành các công nghệ quan trọng liên quan.

Tên lửa đẩy Trường Chinh-2 mang theo trạm vũ trụ Thiên Cung 2 được phóng lên quỹ đạo từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền. Sau khoảng 575 giây, Thiên Cung 2 tách khỏi tên lửa đẩy và đi vào quỹ đạo như kế hoạch.

Thiên Cung 2 được phóng lên vũ trụ đúng vào dịp Trung thu. Cảnh trăng tròn sáng rõ và tên lửa trên bầu trời khiến người xem choáng ngợp.

Hiền Anh (Ảnh: Sina)

500-con-sam-chet-bat-thuong-tren-bo-bien-nhat

Sam chết phủ kín bãi biển Nhật. Ảnh: Takuya Miyano.

Các nhà bảo tồn phát hiện mỗi ngày có tới 10 con sam, hay còn gọi là cua móng ngựa, chết trên bãi biển Nhật Bản, cao gấp 8 lần mức thông thường, Asahi Shimbun hôm 14/9 đưa tin. Hàng năm, loài vật này thường bơi theo thủy triều đến các bãi biển phía tây và nam để đẻ trứng.

Nhiều chuyên gia nhận định hiện tượng sam biển chết tập thể là hệ quả của hiện tượng nóng lên toàn cầu, thiếu nơi đẻ trứng và dịch bệnh. Một số nhà nghiên cứu suy đoán loài sam có thể đẻ ít trứng hơn trong năm sau.

Sam biển không phải là cua. Chúng có họ gần với nhện và bọ cạp. Chúng nằm trong danh sách loài nguy cấp ở Nhật do môi trường sống bị phá hủy.

Sam biển là một trong những sinh vật lâu đời nhất trên thế giới và vô cùng quý giá do có máu màu xanh. Một lít máu sam biển có giá 15.000 USD.

Các nhà khoa học thu thập máu sam biển từ những năm 1970 để kiểm tra tính vô trùng của các thiết bị y tế và thuốc đưa vào tĩnh mạch. Máu sam có tác dụng làm đông tụ lượng vi khuẩn nhỏ và khiến tác nhân gây bệnh bất động.

Xem thêm: Sự thật sau hàng trăm khối cầu bí ẩn mắc cạn trên bãi biển Anh

Phương Hoa

hanh-tinh-khong-lo-hinh-thanh-quanh-ngoi-sao-gan-trai-dat

Hành tinh khổng lồ có thể hình thành trong đám mây bụi xung quanh sao TW Hydrae. Ảnh: NAOJ. 

Nhóm nghiên cứu trường Đại học Ibaraki, Nhật Bản phát hiện dấu hiệu một hành tinh mới hình thành quanh sao TW Hydrae khoảng 10 triệu năm tuổi, một trong những ngôi sao trẻ gần Trái Đất nhất, Independent hôm 15/9 đưa tin. TW Hydrade nằm cách Trái Đất 176 năm ánh sáng và được quan sát qua dãy kính viễn vọng vô tuyến ở Chile.  

Nhóm nghiên cứu sử dụng kính thiên văn Atacama Large Milimeter Array (ALMA), gồm 66 ăng-ten đặt trên đài quan sát Llano de Chajnantor ở sa mạc Atacama, phía bắc Chile, để tìm kiếm dấu hiệu của hành tinh mới. 

Các nghiên cứu trước đây cho thấy ngôi sao TW Hydrae được bao quanh bởi một vòng tròn gồm những hạt bụi li ti. Sau khi quan sát bằng kính thiên văn ALMA, các nhà khoa học phát hiện có nhiều lỗ hổng trong vòng tròn này. Một số nghiên cứu giả định các lỗ hổng là bằng chứng của sự hình thành hành tinh mới.

Theo Đài Thiên văn Quốc gia Nhật Bản (NAOJ), hành tinh mới có thể là một hành tinh băng khổng lồ tương tự sao Thiên Vương hoặc sao Hải Vương. Họ tin đây sẽ là bước tiến lớn giúp tìm hiểu nguồn gốc nhiều hành tinh khác.

Xem thêm: Hành tinh thứ 9 có thể gây thảm họa cho hệ Mặt Trời

Hiền Anh

trung-quoc-phong-tram-vu-tru-thu-hai-vao-quy-dao-trai-dat

Trạm vũ trụ Thiên Cung 2 rời khỏi bệ phóng. Ảnh: BBC.

Trạm Thiên Cung 2 khởi hành từ sa mạc Gobi ở Mông Cổ vào khoảng 22 giờ hôm qua theo giờ địa phương. Trong tháng tới, hai phi hành gia sẽ bay lên trạm để nghiên cứu trong 30 ngày, theo BBC.

Đây là sứ mệnh nối tiếp dự án trạm vũ trụ Thiên Cung 1 bay vào quỹ đạo Trái Đất năm 2011. Thiên Cung 2 sẽ đóng vai trò như một phòng thí nghiệm trong không gian, nhằm chuẩn bị cho trạm vũ trụ thường trực có người ở mà Trung Quốc dự kiến đưa vào hoạt động năm 2020. Thiên Cung 2 dài 15 m và có thể ghép nối với các tàu khác.

Xem trạm vũ trụ Thiên Cung 2 bay vào không gian

Sau khi lên trạm vào tháng tới, hai phi hành gia sẽ thực hiện các dự án nghiên cứu về liên lạc lượng tử, bức xạ tia gamma, thủy động lực học và sự phát triển của thực vật trong không gian.

Trung Quốc xếp khám phá vũ trụ vào ưu tiên hàng đầu của quốc gia, trở thành nước thứ ba trên thế giới đưa người vào không gian sau Liên Xô và Mỹ. Kế hoạch dài hạn của Trung Quốc là đưa người lên Mặt Trăng vào năm 2024 và lên sao Hỏa năm 2050.

Xem thêm: Trạm vũ trụ Trung Quốc có thể rơi tự do xuống Trái Đất

Phương Hoa

chim-danh-roi-ca-tre-trung-mat-nguoi-di-dao

Con cá trê từ rơi xuống mặt Lobree ở công viên. Ảnh: CBS Philly.

Cô Lisa Lobree cho biết tai nạn xảy ra khi cô đang đi dạo trong công viên Fairmount vào sáng hôm 5/9, theo CBS Philadelphia. "Con cá rơi trúng đầu, mặt và cổ tôi", Lobree chia sẻ.

chim-danh-roi-ca-tre-trung-mat-nguoi-di-dao-1

Tai nạn khiến Lisa Lobree bị thương nhẹ. Ảnh: CBS Philly.

Mặt Lobree bị thương nhẹ và sưng một vài chỗ. Vài người bạn của Lobree nhìn thấy một con chim bay ngang qua ngay sau khi con cá rơi xuống. Nhiều khả năng con chim đánh rơi con cá này trúng mặt Lobree khi bay qua công viên.

Xem thêm: Cá trê lớn bất thường sau khi ăn thịt chuột

Thùy Dương

Thứ sáu, 16/9/2016 | 06:00 GMT+7

Thứ sáu, 16/9/2016 | 06:00 GMT+7

Mình lên núi Ba Vì chơi và có tìm thấy mấy cây cỏ này (số lượng rất ít). Xin hỏi đây có phải phải cây cỏ kim tuyến không? (Văn Tân)

xin-hoi-co-phai-co-kim-tuyen-khong

Xin hỏi có phải cây cỏ kim tuyến không? Ảnh: Độc giả cung cấp

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }

Thứ sáu, 16/9/2016 | 00:00 GMT+7

Thứ sáu, 16/9/2016 | 00:00 GMT+7

Các nhà nghiên cứu cho biết cá heo có thể phát ra những "câu, từ" đơn lẻ để giao tiếp với nhau, thậm chí còn biết không ngắt lời đối phương.


 

Như Tâm
Đồ họa: Next Media

tuong-nguoi-phu-nu-map-map-hon-10000-nam-tuoi

Bức tượng người phụ nữ được khai quật ở di chỉ khảo cổ Catalhoyuk, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Anadolu Agency.

Theo Hurriyet Daily News, Bộ Văn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ hôm 13/9 cho biết, một bức tượng phụ nữ nguyên vẹn được tìm thấy trong cuộc khai quật ở di chỉ khảo cổ Catalhoyuk, thành phố Konya, Thổ Nhĩ Kỳ do giáo sư Ian Hadder, trường Đại học Stanford, Mỹ, phụ trách.

Bức tượng khắc họa một người phụ nữ có hình dáng mập mạp khác thường, có nguồn gốc khoảng 8.000–8.500 năm trước Công nguyên, thuộc thời đại đồ đá mới.

Bức tượng dài 17 cm, nặng một kg, được làm từ đá cẩm thạch. Nhóm khai quật tìm thấy nó dưới nền đất cùng với những mẩu đá thủy tinh núi lửa.

Hình dạng đầu, kiểu tóc, bàn tay nằm dưới ngực và bàn chân nhỏ rất độc đáo của bức tượng cho thấy đây là sản phẩm điển hình của người Catalhoyuk. Tuy nhiên, nó thu hút sự chú ý bởi hình dạng nguyên vẹn và các chi tiết được chế tạo khéo léo.

Catalhoyuk là một trong những khu định cư lớn của con người sớm nhất trên thế giới. Tại đây có nhiều bằng chứng quan trọng cho thấy sự chuyển đổi từ làng định cư sang hình thức đại đô thị.

Xem thêm: Công trình 5.400 tuổi vùi dưới bãi rác cổ đại

Hiền Anh

axit-hitler-co-the-ton-tai-tren-thien-vuong-tinh-va-hai-vuong-tinh

Hải Vương tinh có thể chứa hợp chất mang tên axit Hitler. Ảnh: Wikipedia.

Nhóm chuyên gia hóa học từ Viện Vật lý và Công nghệ Moscow (MIPT) và Viện Khoa học và Công nghệ Skolkovo (Skoltech), Nga, nhận thấy các phân tử mới có thể nằm dưới vỏ Thiên Vương tinh, Hải vương tinh, và các vệ tinh của chúng bằng phương pháp mô hình hóa, theo kết quả công bố hôm 6/9 trên tạp chí Scientific Reports.

Thiên vương tinh và Hải vương tinh chứa lượng lớn carbon, hydro và oxy. Bằng cách tái tạo lại điều kiện áp suất khí quyển ở vài triệu atm, các nhà khoa học có thể quan sát và tiên đoán sự hình thành của hợp chất dị thường bên trong các hành tinh này.

Nhóm nghiên cứu của giáo sư Artem R. Oganov ở MIPT phát triển thuật toán mạnh nhất thế giới có tên gọi USPEX để tiên đoán cấu trúc tinh thể và sự tồn tại của các hợp chất. "Lõi của Thiên vương tinh và Hải vương tinh có thể chứa đựng những vật chất kỳ lạ", giáo sư Oganov cho biết.

Oganov và cộng sự Gabriele Saleh đã tìm kiếm tất cả các hợp chất ổn định trong phạm vi lên đến 4 triệu atm và khám phá ra nhiều chất mới không tồn tại ở điều kiện khí quyển Trái Đất. Những chất này có thể là các biến thể chưa được biết của muối, gồm Na3Cl, NaCl3, NaCl7, Na3Cl2 và Na4Cl3, cũng như oxit mới của magie, silic, nhôm. Một số hợp chất cực hiếm như axit carbonic (H2CO3)và axit orthocarbonic (H4CO4) cũng được hình thành.

Ở áp suất trên 10.000 atm, axit carbonic H2CO3 trở nên ổn định. Khi áp suất tăng lên đến 450.000 atm, axit carbonic chuyển đổi thành một polymer ổn định đến áp suất 4 triệu atm. Ngoài ra, tại áp suất ba triệu atm, một phản ứng tỏa nhiệt giữa axit carbonic và nước có thể tạo thành axit orthocarbonic H4CO4. Đây là hợp chất con người chưa thể tổng hợp trong phòng thí nghiệm do chúng rất bất ổn định ở điều kiện thông thường. Cấu trúc phân tử của axit orthocarbonic giống như hình chữ vạn, biểu tượng của Đức Quốc xã, do đó nó được đặt tên là axit Hitler.

Xem thêm: Thiên đường suối nước nóng chứa toàn axit độc

Thanh Tùng

dong-xu-vang-quy-hiem-khac-hinh-hoang-de-la-ma

Đồng xu vàng khắc hình hoàng đế La Mã Nero. Ảnh: UNC Charlotte.

Đồng xu vàng ra đời vào khoảng năm 60 được phát hiện trong quá trình khai quật tại núi Zion ở Jerusalem, nằm giữa tàn tích của biệt thự quý tộc xây vào thế kỷ 1, Live Science hôm qua đưa tin.

Đồng xu có hình hoàng đế Nero, trị vì đế quốc La Mã từ năm 54 đến 68, bao quanh là dòng chữ khắc "Nero Caesar AVG IMP". Phía sau đồng xu là hình vòng cây sồi kèm dòng chữ "EX S C" và "Pontif MAX TR P III". Những chữ khắc này cho thấy đồng xu được sản xuất vào năm 56 hoặc 57.

"Đồng xu vàng rất đặc biệt vì đây là lần đầu tiên đồng xu loại này xuất hiện ở một khu vực khai quật thuộc Jerusalem thay vì trong bộ sưu tập tư nhân", Shimon Gibson, giáo sư tại Đại học North Carolina ở Charlotte, Mỹ, kiêm người đứng đầu nhóm khai quật, cho biết.

dong-xu-vang-quy-hiem-khac-hinh-hoang-de-la-ma-1

Tàn tích của biệt thự quý tộc La Mã cổ đại. Ảnh: UNC Charlotte.

Theo Gibson, biệt thự thuộc sở hữu của tầng lớp quý tộc và tăng lữ nằm giữa khu phố giàu có Upper City của Jerusalem. Khu phố cùng với nhiều nơi khác ở Jerusalem bị phá hủy trong cuộc vây hãm của quân đội La Mã vào năm 70. Nhiều khả năng đồng xu được giấu đi và thất lạc trong giai đoạn này.

Tòa biệt thự được các nhà khảo cổ phát hiện vào năm 2013, lẫn giữa nhiều vỏ ốc sên biển Murex, nguyên liệu để sản xuất một loại thuốc nhuộm màu tía đắt giá phổ biến ở thế kỷ I. Phát hiện này chỉ ra tầng lớp tăng lữ Do Thái có thể đóng vai trò điều hành ngành công nghiệp sản xuất thuốc nhuộm cổ đại, Gibson suy đoán.

Xem thêm: Những đồng xu vàng nằm giữa xương người dưới tro núi lửa

Phương Hoa

Bài viết theo tháng

Tin tức nổi bật trong tuần

Đối tác