Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

Ếch đá mut-x-man Odorrana mutschmanni Pham, Nguyen, Le, Bonkowski & Ziegler, 2016 được phát hiện ở rừng trên núi đá vôi thuộc huyện Hạ Lang (Cao Bằng), giáp ranh với biên giới Trung Quốc.

Loài này có đặc điểm nhận dạng là kích cỡ khá lớn, chiều dài đầu và thân khoảng 92 mm ở con đực, 110 mm ở con cái. Mặt trên đầu và phần trước lưng nhẵn, phần sau lưng và vùng trên sườn có nhiều nốt sần. Loài có quan hệ di truyền gần gũi với ếch đá ngô xuyên O. wuchuanensis phân bố ở nam Trung Quốc.

Ếch đá mut-x-man. Ảnh: Nguyễn Quảng Trường

Ếch đá mut-x-man. Ảnh: Nguyễn Quảng Trường.

Theo tiến sĩ Nguyễn Quảng Trường, thành viên nghiên cứu, ếch đá Odorrana là nhóm có khá nhiều loài đồng hình, vì vậy nếu tiếp tục nghiên cứu giới khoa học sẽ có thêm những phát hiện mới về chúng ở Việt Nam.

Trên khu vực núi đá vôi tỉnh Cao Bằng đã có 5 loài mới được phát hiện gồm: rắn lục trùng khánh (2009), nhái cây wa-za (2012), tắc kè ad-lơ (2013), thạch sùng dẹp zug (2013) và rắn khiếm na-gao (2012).

Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo, hệ sinh thái trên đang đứng trước nguy cơ bị suy thoái do tác động của hoạt động khai thác đá, xâm lấn đất rừng, khai thác gỗ và săn bắt động vật trái phép. Giới khoa học cho rằng việc thành lập các khu bảo tồn nhằm gìn giữ nguyên vẹn cảnh quan thiên nhiên và các giá trị đa dạng sinh học ở khu vực rừng Đông Bắc của tỉnh Cao Bằng là cần thiết.

Nghiên cứu là kết quả hợp tác của các nhà khoa học của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cùng với đồng nghiệp ở Vườn thú Cologne và Đại học Cologne (Đức).

Minh Khôi

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài viết theo tháng

Tin tức nổi bật trong tuần

Đối tác