Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Hoặc sở hữu cấu hình cực khủng, nhiều tính năng đặc biệt hay mang trên mình thiết kế tinh tế, độc đáo, 10 chiếc máy ảnh với giá thánh cực "chát" sau đây ắt hẳn là niềm mơ ước của bất cứ ai đã trót đam mê môn nghệ thuật này.
10. Alpha A99 (3.300 USD ~ khoảng 75 triệu đồng)
Alpha A99 đánh dấu sự trở lại của Sony sau 4 năm vắng bóng trên thị trường máy ống kính rời cảm biến full-frame. Đây là model đầu tiên của dòng Alpha sử dụng công nghệ lấy nét kép theo pha hoàn toàn mới, sử dụng cảm biến full-frame độ phân giải 24,3 Megapixel công nghệ gương mờ (Translucent Mirror) cùng chip xử lý hình ảnh Bionz mới nhất.


Top 10 chiếc máy ảnh đắt nhất hành tinh
A99 sở hữu hệ thống lấy nét "khủng" lên tới hơn 120 điểm, bao gồm 19 điểm lấy nét theo pha, 11 điểm trợ nét dạng cross-type và 102 điểm lấy nét mở rộng bao quanh. Máy có tốc độ chụp 10 khung hình mỗi giây hoặc 6 với chế độ lấy nét liên tục.
9. Canon 5D Mark III (3.900 USD ~ khoảng 88 triệu đồng)
Ra mắt năm 2012, đến bây giờ Canon 5D Mark III vẫn là chiếc máy ảnh full-frame được giới nhiếp ảnh rất ưa chuộng. Thiết bị này sở hữu cảm biến CMOS full-frame 22,3 Megapixel, chip xử lý hình ảnh Digic 5+, độ nhạy sáng ISO từ 100 đến 25.600 với các mức mở rộng là 50, 51.200 và 102.400. Tốc độ chụp liên tiếp của 5D Mark III là 6 khung hình mỗi giây.

Top 10 chiếc máy ảnh đắt nhất hành tinh
 
Bên cạnh đó, 5D Mark III sở hữu hệ thống lấy nét tự động 61 điểm với 41 điểm crosstype, cảm biến đo sáng iFCL với 63 vùng phát hiện và hai lớp. Kính ngắm viewfinder thông minh với độ phủ 100%. Tuổi thọ của màn trập trên máy là 150.000 lần, tốc độ tối đa là 1/8.000 giây và tốc độ tối thiểu là 30 giây.
8. Nikon D4 (6.000 USD ~ khoảng 136 triệu đồng)
Nikon D4 được xem là đối thủ lớn nhất của Canon 1DX khi cả 2 cùng được ra mắt vào năm 2012. Chiếc máy ảnh DSLR của Nikon sở hữu cảm biến full-frame CMOS độ phân giải 16,2 Megapixel, 51 điểm lấy nét tự động và dải ISO từ 50 - 204.800.

Top 10 chiếc máy ảnh đắt nhất hành tinh
 
Bên cạnh đó, D4 cũng được trang bị bộ cảm biến đo sáng RGB 3D Color Matrix Meter III 91.000 pixel cho phép máy ảnh đánh giá màu sắc, độ sáng tốt và chính xác hơn rất nhiều so với phiên bản tiền nhiệm D3s và D3. Ngoài ra, Nikon D4 có tốc độ hoạt động rất nhanh khi khởi động và sẵn sàng chụp ảnh chỉ sau 0,012 giây. Tốc độ chụp liên tiếp của D4 là 10 khung hình/giây (mỗi kiểu đều được thực hiện đo sáng, lấy nét lại) còn nếu khóa sáng và khóa nét thì con số này lên tới 11 khung hình/giây.
D4 trang bị hai khe cắm thẻ nhớ bao gồm cả định dạng CF truyền thống UDMA-7 CF và chuẩn mới nhất XQD cho phép tốc độ ghi lên đến 125 MB/giây, đủ để chụp 105 hình ảnh RAW liên tiếp ở tốc độ 10 khung hình mỗi giây.
7. PENTAX 645D (6.000 USD ~ khoảng 228 triệu đồng)
PENTAX 645D là chiếc máy ảnh định dạng medium-format ra mắt từ năm 2011. Model này sở hữu bộ cảm biến CCD với độ phân giải cực khủng lên đến 40 Megapixel, vi xử lý ảnh PRIME II do chính hãng phát triển với khả năng xử lý luồng dữ liệu dung lượng lớn và sử dụng giải thuật mới được tối ưu hóa riêng cho định dạng medium format.

Top 10 chiếc máy ảnh đắt nhất hành tinh
 
Pentax 645D có khả năng xử lý các file ảnh, kể cả RAW lớn tới 50 MB một file trong khi vẫn đảm bảo tốc độ cũng như chất lượng màu sắc và độ tương phản động siêu cao. Model này thường được sử dụng trong các studio.
6. Canon EOS 1D Mark III (12.000 USD ~ khoảng 272 triệu đồng)
Được trình làng năm 2007, EOS 1D Mark III là chiếc máy ảnh DSLR đầu tiên áp dụng bộ xử lý hình ảnh kép Digic III, bộ cảm biến CMOS kích thước APS-H 10,1 triệu điểm ảnh. Hai công nghệ này hoạt động đồng bộ với nhau cho số lượng ảnh tối đa 110 ảnh dạng JPEG hoặc 30 ảnh dạng RAW với tốc độ 10 ảnh/giây. Chất lượng của loạt hình ảnh chụp liên tục này đáp ứng được nhu cầu chụp những khoảnh khắc nhanh của các phóng viên thể thao hay của các nhiếp ảnh gia.
Top 10 chiếc máy ảnh đắt nhất hành tinh
 
5. Leica S2-P (30.000 USD ~ khoảng 681 triệu đồng)
S2-P là chiếc máy ảnh DSLR thuộc dòng medium format của Leica. Thiết bị này được trang bị cảm biến 37.5 Megapixel, lớn hơn đến 56% so với cảm biến của các máy fullframe thông thường. Với những bức ảnh siêu sắc nét và màu sắc đẹp ngoài sức tưởng tượng, Leica S2-P được các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay những người làm quảng cáo rất ưa chuộng.
Top 10 chiếc máy ảnh đắt nhất hành tinh
 
4. Panoscan MK-3 Panoramic (40.000 USD ~ khoảng 910 triệu đồng)
Top 10 chiếc máy ảnh đắt nhất hành tinh
MK-3 có khả năng chụp một bức hình toàn cảnh 360 độ chỉ trong vòng 8 giây. Vì thế, thiết bị này được ứng dụng đặc biệt trong hoạt động quân sự, an ninh như lập bản đồ chiến thuật hay chụp ảnh hiện trường vụ án để giám định pháp y.
Dùng MK-3 để chụp ảnh hiện trường giám định pháp y.
3. Phase One P65+ 645DF (43.000 USD ~ khoảng 910 triệu đồng)
Sở hữu độ phân giải lên tới 65 Megapixel, Phase One 645DF đánh dấu sự trở lại của dòng máy ảnh lừng danh thế giới Phase One P65+. Lần đầu tiên được giới thiệu, 645DF có giá bán lên tới 54.860 USD (hơn 1,2 tỷ đồng), tuy nhiên giờ đây đã giảm xuống chỉ còn 40.000 USD. Chiếc máy ảnh này có tính năng phơi sáng rất lâu (lên tới 60 phút), tốc độ màn trập cao (lên đến 1/4000s) và pin cực khủng: 10.000 ảnh cho mỗi lần sạc pin.

Top 10 chiếc máy ảnh đắt nhất hành tinh
 
2. Seitz 6 multiple 17 Panoramic (43.000 USD ~ khoảng 978 triệu đồng)
Top 10 chiếc máy ảnh đắt nhất hành tinh
 
Ra mắt năm 1955. Seitz 6×17″ là chiếc máy ảnh thống trị nghệ thuật panorama trong hơn nửa thế kỷ qua. Với độ phân giải lên tới 160 Megapixel, thiết bị này rất lý tưởng để chụp phong cảnh, chụp ảnh nhóm, mỹ nghệ và nhiếp ảnh kiến trúc. Đây cũng là chiếc máy ảnh duy nhất trên thế giới có thể chụp những bức hình có độ phân giải cao 6x17 inch cùng màu sắc sinh động và rõ nét.
Khả năng chụp paronama bá đạo của Seitz 6 multiple 17
1. Hasselblad H4D 200MS (45.000 USD ~ khoảng 1 tỷ đồng)
Top 10 chiếc máy ảnh đắt nhất hành tinh
 
Với cảm biến 200 Megapixel, máy ảnh medium format Hasseblad H4D-200MS thực sự là báu vật được các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp vô cùng khao khát. Thật ra, độ phân giải gốc của H4D 200MS không phải là 200MP mà hãng đã dùng công nghệ chụp liên tiếp (multishot) để kết hợp 6 tấm ảnh 50MP thành 200MP (trong 30 giây) nhằm đạt độ chi tiết cao nhất.
 Điều này đồng nghĩa Hasselblad H4D chỉ phù hợp chụp ảnh tĩnh vật như đồ trang sức, đồng hồ, điện thoại... hơn là trình diễn thời trang hay thể thao.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài viết theo tháng

Tin tức nổi bật trong tuần

Đối tác